Nhân dịp phái đoàn các linh mục Việt Nam thăm viếng Trung quốc, chúng tôi xin ghi lại đây một vài con số thống kê và nhận định về tình hình Giáo Hội Công giáo tại Trung Quốc như sau:
Tình hình Giáo phận Bắc Kinh hiện nay như sau:
Giáo phận Bắc Kinh có:
Tình hình Giáo phận Thượng Hải :
Giáo phận Thượng Hải chia thành:
Trung Quốc tuyên bố hiện nay có khoảng 4 triệu Kitô hữu nhận Đức Giáo Hoàng là vị lãnh tụ tinh thần, nhưng Trung Quốc không cho rằng ĐTC Bênêđitô XVI là lãnh tụ của Giáo hội Công Giáo Trung Quốc. Được biết : Ở Trung Quốc có trên 10 triệu Kitô hữu thầm lặng nhận ĐGH là lãnh tụ giáo hội của mình.
Những năm gần đây, Toà Thánh đã tiến hành gặp gỡ Bắc Kinh trong việc thiết lập mối quan hệ thì tình trạng Giáo hội Công Giáo trong nước có cải thiện, đôi bên đã có cơ chế bổ nhiệm giám mục, ứng viên giám mục do ĐGH chọn, rồi nhà nước cũng cho ý kiến, hai bên đi tới thống nhất cho một ứng viên. Nhưng tình trạng này được duy trì không bao lâu thì bị Hội Yêu Nước lật lọng, bằng chứng là trong năm vừa qua, Hội Yêu Nước đã tiến hành 3 vụ truyền chức không thông qua sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng. Những vụ truyền chức này đều do Phó chủ tịch Lưu Bách Niên và Diệp Tiểu Văn, Cục trưởng Cục Tôn Giáo đích thân giám sát.
Theo tin : Chúng đã tận dụng hết mọi cách cùng tột để đạt đến cuộc truyền chức này. Thông tấn xã Á Châu loan tin : Hội Yêu Nước đã bắt cóc 2 vị giám mục, buộc các ngài tham dự nghi lễ, đồng thời uy hiếp ứng viên và các giám mục đồng tế, thậm chí phát tiền đáp lễ cho những giáo dân đi dự lễ, lại còn lường gạt bảo việc truyền chức đã được Toà Thánh chấp nhận.
Được biết : Trong 97 Giáo Phận của Giáo hội Nhà nước toàn quốc, ít nhứt có 45 Giáo Phận không có giám mục hoặc các ngài đã già yếu, trong đó có Fu Tieshan (tức Phó Thiết Sơn, Đức Giám mục này là vị giám mục đầu tiên được truyền chức bởi Hội Yêu Nước sau Cách Mạng Văn Hoá, ngài chưa được Toà Thánh nhìn nhận), Đức Giám mục nổi tiếng của Bắc Kinh, Toà Thánh lo ngại Hội Yêu Nước tiếp tục truyền chức giám mục bất hợp pháp, để từng bước đưa người theo ý mình vào các nơi trống toà. Trong khi đó, Hội Yêu Nước càng tăng cường đả kích Giáo hội Thầm Lặng, điềm chỉ các nơi của đoàn thể thầm lặng, dẫn công an bắt bớ giáo dân. Ngày 27/12 năm rồi, 9 linh mục Giáo hội Thầm Lặng của tỉnh Hà Bắc bị bắt, 5 vị đến nay vẫn còn bị giam, 4 vị được thả. Theo tin Thông tấn xã Á Châu : Hiện nay ít nhứt có 17 giám mục của Giáo hội Thầm Lặng mất tích, bị bắt hoặc bị cách ly và 20 linh mục bị giam cầm.
Ngoài ra, có tin quan hệ giữa Giáo hội Công Giáo, Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo đã lâm vào rạn nứt, nguyên nhân là vì họ đã chiếm đoạt khá nhiều tài sản của giáo hội. Theo luật Trung Quốc, tài sản của giáo hội bị quốc hữu hoá trong thời gian Cách Mạng Văn Hoá, thì phải trả về Giáo hội Công Giáo. Nhưng các quan chức của Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo đã chiếm đoạt không ít tài sản nói trên, rồi đem bán hoặc xây lại thành khách sạn, số tiền thu nhập chiếm làm của riêng. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên Cứu Thánh Thần Hongkong, tổng giá trị tài sản của giáo hội bị Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo chiếm đoạt phi pháp khoảng 130 tỷ nhân dân tệ.
Hội Yêu Nước được thành lập vào năm 1957, có nhiệm vụ điều hoà giữa lý tưởng của Đảng Cộng Sản và sự tín ngưỡng của Công Giáo. Nhưng bấy lâu nay, Hội Yêu Nước đã lộng quyền, luôn luôn bằng thủ đoạn tàn bạo thống trị và át chế cuộc sống của người Kitô hữu.
Những năm gần đây, một số Giáo hội Công Khai đã đến lúc không thể chịu đựng được nữa đối với Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo, từng bỏ qua Hội Yêu Nước mà trực tiếp đến với Toà Thánh xây dựng mối quan hệ “hiệp thông”, do đó, Toà Thánh nhận định điều kiện xoá bỏ Hội Yêu Nước đã đến lúc chín muồi rồi.
Hơn nữa, Toà Thánh xét thấy Bắc Kinh có thành ý lập mối quan hệ với Vatican, chính phủ Trung Quốc, nhứt là Bộ Ngoại Giao đã nhận định Hội Yêu Nước là một phương thức lỗi thời, trở nên gánh nặng cho việc Trung Quốc bày tỏ với thế giới sự nghiệp hiện đại hoá và chính sách mở cửa của mình, Toà Thánh cũng nhận thấy Bắc Kinh rất mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican trước khi mở Thế Vận Hội Olympic năm 2008, hầu tiến thêm một bước đẩy mạnh hình ảnh Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế.
Mặc dù có thể cách nghĩ của hệ thống ngoại giao Trung Quốc là thế, nhưng các bộ ngành nắm giữ ý thức tình huống thì không có cùng cách nghĩ, nếu không có những nhân vật cao cấp chở che, thiết nghĩ bọn Lưu Bách Niên và Diệp Tiểu Văn nào dám tung hoành, ngang nhiên đi ngược chống lại hiệp thương giữa chính phủ với Toà Thánh ?
Sau khi trải qua trên 20 năm cải cách, Trung Quốc quả thật đã cởi mở nhiều rồi, song Trung Quốc vẫn chẳng phải là một quốc gia tự do, các bộ ngành về ý thức tình huống vẫn là guồng máy quan trọng của nhà nước, có sức ảnh hưởng quan trọng.
Trong lúc các tôn giáo có tổ chức như Pháp Luân Công và Hương Công vẫn bị đàn áp gay gắt, thì chúng ta chớ nên vội đặt hy vọng Trung Quốc sẽ an tâm đưa13 triệu Kitô hữu của Giáo hội Nhà Nước và Giáo hội Thầm Lặng đặt dưới sự quản lý của Toà Thánh La Mã xa xôi mà có địa vị của một quốc gia đâu.
Vatican cương quyết phát động tín hữu chống Hội Ai Quốc, nhằm gạt nó ra rìa, nghe nói : Thậm chí có rất nhiều người trong phiên họp mong muốn mục tiêu tối hậu củaToà Thánh nên là hy vọng “Bắc Kinh sẽ xoá bỏ Hội Yêu Nước”. Liệu Toà Thánh có đạt được điều mình mong muốn không ? Chúng ta hãy chờ xem, nhưng trước khi bụi bặm nằm im, chắc chắn đôi bên phải trải qua những cú ác đấu.
Ngày 25/7-1979, Cha Phó Thiết Sơn đắc cử làm giám mục Giáo Phận Bắc Kinh, ngày 21/12, Thánh Lễ truyền chức được cử hành long trọng tại Nam Đường, do Đức Cha Dương Cao Kiên, Giám mục Giáo Phận Thường Đức chủ lễ, các Đức Cha Trương Gia Thụ, Vương Học Minh phụ tế. Đức Cha Phó Thiết Sơn là vị giám mục đầu tiên được truyền chức sau cuộc “Cách mạng văn hoá”, cũng là vị giám mục được truyền chức có quyền chính đầu tiên của Giáo Phận Bắc Kinh sau cuộc “Cách mạng văn hoá”. Việc truyền chức cho ngài là do Giáo hội Công Giáo Trung Quốc, kể từ thập niên 50, tự chọn tự truyền chức trong thời kỳ mở cửa.
Sau khi đảm nhiệm giám mục Bắc Kinh, điều Đức Cha Phó Thiết Sơn quan tâm nhứt là thành lập chủng viện. Ngày 02/11-1982, chủng viện của Giáo Phận Bắc Kinh chính thức khai giảng tại Tây Bắc Vượng, phía tây Bắc Kinh, quy chế học là 6 năm. Năm 1989 dời đến Bắc Đường. Tháng 9 năm 1992 dời về số 87 đường chính Bình Phòng, khu Triều Dương. Năm 1999, dưới sự nâng đỡ hết mình của chính quyền Bắc Kinh, tài trợ 15 triệu đồng, được 15 mẫu đất tại hương Đông Thăng, khu Hải Điện, xây cất được Đại Chủng Viện với phong cách kiến trúc hiện đại, gồm toà nhà dạy học, ký túc xá, trung học huấn giáo và thư viện, tổng diện tích xây cất là 6700 m2. Bảng thiết kế kiến trúc này đoạt giải nhì của giải “Mười thiết kế kiến trúc của Bắc Kinh năm 1999”. Tháng 9 năm 2001, toàn bộ công trình xây cất chủng viện hoàn tất, nay đã đưa vào sử dụng. Chủng viện của Giáo Phận Bắc Kinh, từ ngôi nhà đơn giản, từng 3 lần di dời, giờ đây đã phát triển thành một chủng viện quy mô hiện đại hoá, nói lên sự nỗ lực hết sức mình của các giáo sĩ và giáo dân trong Giáo Phận Bắc Kinh. Tính đến tháng 9 năm 2000, Chủng viện của Giáo Phận Bắc Kinh trước sau đã đào tạo được trên 70 linh mục trẻ.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 11, nối gót giải toả nhà thờ Nam Đường, đến các nhà thờ Đông Đường, Bắc Đường và Đông Giao cũng lần lượt được mở cửa. Phần mộ của 3 vị giáo sĩ Matteo Ricci, Johann Adam Schall Von Bell và Ferdinand Verbiest cũng được tu bổ vào năm 1980. Năm 1984, đất thánh này cùng với Bắc Đường và địa chỉ cũ của Trường Đại học Phụ Nhơn được kể vào danh sách đợt 3 thuộc đơn vị văn hoá được bảo hộ của thành phố Bắc Kinh.
Căn cứ tài liệu lịch sử, thế kỷ thứ X đã có giáo dân cư ngụ tại Bắc Kinh. Sau năm 1949, là một thử thách lớn cho giáo hội, đa số nhà thờ đều bị đóng cửa. Năm 1966 thì toàn bộ bị niêm phong. Năm 1971, nhà thờ Nam Đường được mở cửa đầu tiên cho người hải ngoại, và bắt đầu năm 1978, giáo dân có thể bày tỏ niềm tin của mình công khai, nhà thờ tại Bắc Kinh cũng dần dà được bãi bỏ lịnh cấm, cho mở cửa lại. Ngày nay, tổng số giáo dân của Giáo Phận Bắc Kinh khoảng 40 ngàn, đã mở cửa 5 nhà thờ trong thành phố và ít nhứt 6 nhà thờ ở ngoại ô. Trong khu phận có một Đại Chủng Viện với tính cách toàn quốc và một với tính cách Giáo Phận.
Tình hình Giáo phận Bắc Kinh hiện nay như sau:
Giáo phận Bắc Kinh có:
- 40.000 giáo dân.
- 70 linh mục
- 5 nhà thờ tại trung tâm thành phố,
- 6 nhà thờ ở ngoại ô.
- 1 đại chủng viện cho toàn quốc.
- 1 đại chủng viện cấp giáo phận.
- 48 nữ tu của Dòng Thánh Giuse
Tình hình Giáo phận Thượng Hải :
Giáo phận Thượng Hải chia thành:
- 6 Giáo hạt,
- 67 linh mục
- 140.000 giáo dân.
- 100 nhà thờ hoặc giáo điểm được mở cửa.
- Mỗi khu phố trong trung tâm thành phố có ít nhất 1-2 nhà thờ.
- Tại các huyện ngoại thành, mỗi huyện đều có trên 10 nhà thờ.
Trung Quốc tuyên bố hiện nay có khoảng 4 triệu Kitô hữu nhận Đức Giáo Hoàng là vị lãnh tụ tinh thần, nhưng Trung Quốc không cho rằng ĐTC Bênêđitô XVI là lãnh tụ của Giáo hội Công Giáo Trung Quốc. Được biết : Ở Trung Quốc có trên 10 triệu Kitô hữu thầm lặng nhận ĐGH là lãnh tụ giáo hội của mình.
Những năm gần đây, Toà Thánh đã tiến hành gặp gỡ Bắc Kinh trong việc thiết lập mối quan hệ thì tình trạng Giáo hội Công Giáo trong nước có cải thiện, đôi bên đã có cơ chế bổ nhiệm giám mục, ứng viên giám mục do ĐGH chọn, rồi nhà nước cũng cho ý kiến, hai bên đi tới thống nhất cho một ứng viên. Nhưng tình trạng này được duy trì không bao lâu thì bị Hội Yêu Nước lật lọng, bằng chứng là trong năm vừa qua, Hội Yêu Nước đã tiến hành 3 vụ truyền chức không thông qua sự đồng ý của Đức Giáo Hoàng. Những vụ truyền chức này đều do Phó chủ tịch Lưu Bách Niên và Diệp Tiểu Văn, Cục trưởng Cục Tôn Giáo đích thân giám sát.
Theo tin : Chúng đã tận dụng hết mọi cách cùng tột để đạt đến cuộc truyền chức này. Thông tấn xã Á Châu loan tin : Hội Yêu Nước đã bắt cóc 2 vị giám mục, buộc các ngài tham dự nghi lễ, đồng thời uy hiếp ứng viên và các giám mục đồng tế, thậm chí phát tiền đáp lễ cho những giáo dân đi dự lễ, lại còn lường gạt bảo việc truyền chức đã được Toà Thánh chấp nhận.
Được biết : Trong 97 Giáo Phận của Giáo hội Nhà nước toàn quốc, ít nhứt có 45 Giáo Phận không có giám mục hoặc các ngài đã già yếu, trong đó có Fu Tieshan (tức Phó Thiết Sơn, Đức Giám mục này là vị giám mục đầu tiên được truyền chức bởi Hội Yêu Nước sau Cách Mạng Văn Hoá, ngài chưa được Toà Thánh nhìn nhận), Đức Giám mục nổi tiếng của Bắc Kinh, Toà Thánh lo ngại Hội Yêu Nước tiếp tục truyền chức giám mục bất hợp pháp, để từng bước đưa người theo ý mình vào các nơi trống toà. Trong khi đó, Hội Yêu Nước càng tăng cường đả kích Giáo hội Thầm Lặng, điềm chỉ các nơi của đoàn thể thầm lặng, dẫn công an bắt bớ giáo dân. Ngày 27/12 năm rồi, 9 linh mục Giáo hội Thầm Lặng của tỉnh Hà Bắc bị bắt, 5 vị đến nay vẫn còn bị giam, 4 vị được thả. Theo tin Thông tấn xã Á Châu : Hiện nay ít nhứt có 17 giám mục của Giáo hội Thầm Lặng mất tích, bị bắt hoặc bị cách ly và 20 linh mục bị giam cầm.
Ngoài ra, có tin quan hệ giữa Giáo hội Công Giáo, Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo đã lâm vào rạn nứt, nguyên nhân là vì họ đã chiếm đoạt khá nhiều tài sản của giáo hội. Theo luật Trung Quốc, tài sản của giáo hội bị quốc hữu hoá trong thời gian Cách Mạng Văn Hoá, thì phải trả về Giáo hội Công Giáo. Nhưng các quan chức của Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo đã chiếm đoạt không ít tài sản nói trên, rồi đem bán hoặc xây lại thành khách sạn, số tiền thu nhập chiếm làm của riêng. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên Cứu Thánh Thần Hongkong, tổng giá trị tài sản của giáo hội bị Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo chiếm đoạt phi pháp khoảng 130 tỷ nhân dân tệ.
Hội Yêu Nước được thành lập vào năm 1957, có nhiệm vụ điều hoà giữa lý tưởng của Đảng Cộng Sản và sự tín ngưỡng của Công Giáo. Nhưng bấy lâu nay, Hội Yêu Nước đã lộng quyền, luôn luôn bằng thủ đoạn tàn bạo thống trị và át chế cuộc sống của người Kitô hữu.
Những năm gần đây, một số Giáo hội Công Khai đã đến lúc không thể chịu đựng được nữa đối với Hội Yêu Nước và Cục Tôn Giáo, từng bỏ qua Hội Yêu Nước mà trực tiếp đến với Toà Thánh xây dựng mối quan hệ “hiệp thông”, do đó, Toà Thánh nhận định điều kiện xoá bỏ Hội Yêu Nước đã đến lúc chín muồi rồi.
Hơn nữa, Toà Thánh xét thấy Bắc Kinh có thành ý lập mối quan hệ với Vatican, chính phủ Trung Quốc, nhứt là Bộ Ngoại Giao đã nhận định Hội Yêu Nước là một phương thức lỗi thời, trở nên gánh nặng cho việc Trung Quốc bày tỏ với thế giới sự nghiệp hiện đại hoá và chính sách mở cửa của mình, Toà Thánh cũng nhận thấy Bắc Kinh rất mong muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican trước khi mở Thế Vận Hội Olympic năm 2008, hầu tiến thêm một bước đẩy mạnh hình ảnh Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế.
Mặc dù có thể cách nghĩ của hệ thống ngoại giao Trung Quốc là thế, nhưng các bộ ngành nắm giữ ý thức tình huống thì không có cùng cách nghĩ, nếu không có những nhân vật cao cấp chở che, thiết nghĩ bọn Lưu Bách Niên và Diệp Tiểu Văn nào dám tung hoành, ngang nhiên đi ngược chống lại hiệp thương giữa chính phủ với Toà Thánh ?
Sau khi trải qua trên 20 năm cải cách, Trung Quốc quả thật đã cởi mở nhiều rồi, song Trung Quốc vẫn chẳng phải là một quốc gia tự do, các bộ ngành về ý thức tình huống vẫn là guồng máy quan trọng của nhà nước, có sức ảnh hưởng quan trọng.
Trong lúc các tôn giáo có tổ chức như Pháp Luân Công và Hương Công vẫn bị đàn áp gay gắt, thì chúng ta chớ nên vội đặt hy vọng Trung Quốc sẽ an tâm đưa13 triệu Kitô hữu của Giáo hội Nhà Nước và Giáo hội Thầm Lặng đặt dưới sự quản lý của Toà Thánh La Mã xa xôi mà có địa vị của một quốc gia đâu.
Vatican cương quyết phát động tín hữu chống Hội Ai Quốc, nhằm gạt nó ra rìa, nghe nói : Thậm chí có rất nhiều người trong phiên họp mong muốn mục tiêu tối hậu củaToà Thánh nên là hy vọng “Bắc Kinh sẽ xoá bỏ Hội Yêu Nước”. Liệu Toà Thánh có đạt được điều mình mong muốn không ? Chúng ta hãy chờ xem, nhưng trước khi bụi bặm nằm im, chắc chắn đôi bên phải trải qua những cú ác đấu.
Ngày 25/7-1979, Cha Phó Thiết Sơn đắc cử làm giám mục Giáo Phận Bắc Kinh, ngày 21/12, Thánh Lễ truyền chức được cử hành long trọng tại Nam Đường, do Đức Cha Dương Cao Kiên, Giám mục Giáo Phận Thường Đức chủ lễ, các Đức Cha Trương Gia Thụ, Vương Học Minh phụ tế. Đức Cha Phó Thiết Sơn là vị giám mục đầu tiên được truyền chức sau cuộc “Cách mạng văn hoá”, cũng là vị giám mục được truyền chức có quyền chính đầu tiên của Giáo Phận Bắc Kinh sau cuộc “Cách mạng văn hoá”. Việc truyền chức cho ngài là do Giáo hội Công Giáo Trung Quốc, kể từ thập niên 50, tự chọn tự truyền chức trong thời kỳ mở cửa.
Sau khi đảm nhiệm giám mục Bắc Kinh, điều Đức Cha Phó Thiết Sơn quan tâm nhứt là thành lập chủng viện. Ngày 02/11-1982, chủng viện của Giáo Phận Bắc Kinh chính thức khai giảng tại Tây Bắc Vượng, phía tây Bắc Kinh, quy chế học là 6 năm. Năm 1989 dời đến Bắc Đường. Tháng 9 năm 1992 dời về số 87 đường chính Bình Phòng, khu Triều Dương. Năm 1999, dưới sự nâng đỡ hết mình của chính quyền Bắc Kinh, tài trợ 15 triệu đồng, được 15 mẫu đất tại hương Đông Thăng, khu Hải Điện, xây cất được Đại Chủng Viện với phong cách kiến trúc hiện đại, gồm toà nhà dạy học, ký túc xá, trung học huấn giáo và thư viện, tổng diện tích xây cất là 6700 m2. Bảng thiết kế kiến trúc này đoạt giải nhì của giải “Mười thiết kế kiến trúc của Bắc Kinh năm 1999”. Tháng 9 năm 2001, toàn bộ công trình xây cất chủng viện hoàn tất, nay đã đưa vào sử dụng. Chủng viện của Giáo Phận Bắc Kinh, từ ngôi nhà đơn giản, từng 3 lần di dời, giờ đây đã phát triển thành một chủng viện quy mô hiện đại hoá, nói lên sự nỗ lực hết sức mình của các giáo sĩ và giáo dân trong Giáo Phận Bắc Kinh. Tính đến tháng 9 năm 2000, Chủng viện của Giáo Phận Bắc Kinh trước sau đã đào tạo được trên 70 linh mục trẻ.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 11, nối gót giải toả nhà thờ Nam Đường, đến các nhà thờ Đông Đường, Bắc Đường và Đông Giao cũng lần lượt được mở cửa. Phần mộ của 3 vị giáo sĩ Matteo Ricci, Johann Adam Schall Von Bell và Ferdinand Verbiest cũng được tu bổ vào năm 1980. Năm 1984, đất thánh này cùng với Bắc Đường và địa chỉ cũ của Trường Đại học Phụ Nhơn được kể vào danh sách đợt 3 thuộc đơn vị văn hoá được bảo hộ của thành phố Bắc Kinh.
Căn cứ tài liệu lịch sử, thế kỷ thứ X đã có giáo dân cư ngụ tại Bắc Kinh. Sau năm 1949, là một thử thách lớn cho giáo hội, đa số nhà thờ đều bị đóng cửa. Năm 1966 thì toàn bộ bị niêm phong. Năm 1971, nhà thờ Nam Đường được mở cửa đầu tiên cho người hải ngoại, và bắt đầu năm 1978, giáo dân có thể bày tỏ niềm tin của mình công khai, nhà thờ tại Bắc Kinh cũng dần dà được bãi bỏ lịnh cấm, cho mở cửa lại. Ngày nay, tổng số giáo dân của Giáo Phận Bắc Kinh khoảng 40 ngàn, đã mở cửa 5 nhà thờ trong thành phố và ít nhứt 6 nhà thờ ở ngoại ô. Trong khu phận có một Đại Chủng Viện với tính cách toàn quốc và một với tính cách Giáo Phận.