Vài Gợi Ý Suy Niệm trong Tuần Cấm Phòng của ÐTC Beneđitô XVI và Giáo Triều tại Vatican (Bài 3).
Những gợi ý suy niệm của Ðức Hồng Y Giacômô Biffi trong ngày thứ Năm mùng 1 tháng 3 năm 2007, được hướng về đề tài sự Thánh Thiện của Giáo Hội, hiền thê của Chúa. Giáo Hội là thánh thiện, là đời đời, mặc cho sự yếu đuối và những tội lỗi của những con cái mình. Trong những gợi ý suy niệm, Ðức Hồng Y Giacomô Biffi đã nhấn mạnh đến nhu cầu hiện nay cần xây dựng một giáo hội học --- mà theo ngôn từ của Ðức Hồng Y --- có tính cách "siêu thăng", nhắm mời gọi con người hướng về hạnh phúc đời đời và nâng linh hồn lên trong chiêm niệm.
Theo Ðức Hồng Y Biffi, một trong những mục tiêu của dấn thân mục vụ là làm sao để dân Chúa --- nhất là những kẻ bé nhỏ --- tái khám phá niềm vui và niềm tự hào vì được thuộc về giáo hội. Ðây là một trong những nhu cầu khẩn thiết, trong giờ phút hiện nay, cũng như vào khởi đầu của Kitô giáo. Giáo Hội, hiền thê của Chúa Kitô, mà các thành phần --- tức Dân Chúa --- bước đi trong lịch sử con người, và chiếu toả ánh sáng, nhờ qua biết bao chứng tá anh hùng, với những giáo huấn sáng suốt và can đảm, với những mẫu gương sống thánh thiện gây ấn tượng, và với những biểu lộ ngoại thường về cái đẹp.
Trong ý định của Thiên Chúa và trong chương trình cứu rỗi, Giáo Hội biết rõ mầu nhiệm thực tại lịch sử của những tội lỗi con người. Giáo Hội cử hành việc tưởng niệm Biến Cố Cứu Chuộc của Chúa Kitô, Ðấng là khởi đầu và trung tâm của ý định Thiên Chúa Cha, và là Ðấng mang lấy trong thân thể đã chịu đóng đinh và đã phục sinh, những dấu vết của cuộc chiến gay go giữa thiện và ác. Và nhờ Chúa Kitô, sự thiện đã chiến thắng, một cách vĩnh viển và đời đời luôn măi.
Trước đó, trong những gợi ý suy niệm cho ngày thứ Tư 28 tháng 2 năm 2007, Ðức Hồng Y Biffi đã nhắc đến tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ trong hồng ân bí tích Thánh Thể, vừa đồng thời cũng nhắc lại đau khổ có giá trị cứu rỗi của Chúa Kitô, và nhắc đến sức mạnh của lời cầu nguyện.
Ðức Hồng Y đã gợi ý suy niệm về tầm quan trọng của hai Ngày quan trọng là Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Thứ Năm Tuần Thánh nhắc nhớ Bí Tích Thánh Thể, giúp con người hiểu được Chúa Giêsu là ai và sống vì mục đích nào. Nếu Chúa Kitô là Ðấng Cứu Thế, thì con người chúng ta không phải là những kẻ tự lập, nhưng là những kẻ được Thiên Chúa cứu chuộc. Ý thức như vậy là điều nghịch lại với tâm thức con người tự lập tự mãn ngày nay.
Thứ Sáu Tuần Thánh nhắc lại mầu Nhiệm Thương Khó của Chúa Giêsu. Trong vườn cây Dầu, nhân tính của Chúa Giêsu được biểu lộ. Trong giờ đau khổ nơi vườn cây Dầu, để chiến thắng thử thách, Chúa Giêsu đã cầu nguyện một cách tha thiết và mạnh mẽ hơn nữa. Và như thế, Chúa chỉ cho chúng ta biết phải đương đầu với thử thách và đau khổ như thế nào. Sự đau khổ cần được đối diện, bằng một thái độ đi tìm Thiên Chúa một cách đầy tin tưởng và hăng say, trong việc cầu nguyện.
Ðức Hồng Y nhấn mạnh rằng để hiểu trọn vẹn Thập Giá Chúa Kitô, thì cần nhìn lên đồi Calvariô với đôi mắt của Mẹ Maria, Ðấng đã can đảm ở lại bên hình khổ giá của Con Mẹ. Mẹ Maria ý thức rõ ràng rằng hy tế của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu rỗi cho con người. Ý thức này, tuy không làm giãm đi nổi đau khổ của Mẹ, nhưng đã biến đổi nỗi đau khổ đó.
Những gợi ý suy niệm của Ðức Hồng Y Giacômô Biffi trong ngày thứ Năm mùng 1 tháng 3 năm 2007, được hướng về đề tài sự Thánh Thiện của Giáo Hội, hiền thê của Chúa. Giáo Hội là thánh thiện, là đời đời, mặc cho sự yếu đuối và những tội lỗi của những con cái mình. Trong những gợi ý suy niệm, Ðức Hồng Y Giacomô Biffi đã nhấn mạnh đến nhu cầu hiện nay cần xây dựng một giáo hội học --- mà theo ngôn từ của Ðức Hồng Y --- có tính cách "siêu thăng", nhắm mời gọi con người hướng về hạnh phúc đời đời và nâng linh hồn lên trong chiêm niệm.
Theo Ðức Hồng Y Biffi, một trong những mục tiêu của dấn thân mục vụ là làm sao để dân Chúa --- nhất là những kẻ bé nhỏ --- tái khám phá niềm vui và niềm tự hào vì được thuộc về giáo hội. Ðây là một trong những nhu cầu khẩn thiết, trong giờ phút hiện nay, cũng như vào khởi đầu của Kitô giáo. Giáo Hội, hiền thê của Chúa Kitô, mà các thành phần --- tức Dân Chúa --- bước đi trong lịch sử con người, và chiếu toả ánh sáng, nhờ qua biết bao chứng tá anh hùng, với những giáo huấn sáng suốt và can đảm, với những mẫu gương sống thánh thiện gây ấn tượng, và với những biểu lộ ngoại thường về cái đẹp.
Trong ý định của Thiên Chúa và trong chương trình cứu rỗi, Giáo Hội biết rõ mầu nhiệm thực tại lịch sử của những tội lỗi con người. Giáo Hội cử hành việc tưởng niệm Biến Cố Cứu Chuộc của Chúa Kitô, Ðấng là khởi đầu và trung tâm của ý định Thiên Chúa Cha, và là Ðấng mang lấy trong thân thể đã chịu đóng đinh và đã phục sinh, những dấu vết của cuộc chiến gay go giữa thiện và ác. Và nhờ Chúa Kitô, sự thiện đã chiến thắng, một cách vĩnh viển và đời đời luôn măi.
Trước đó, trong những gợi ý suy niệm cho ngày thứ Tư 28 tháng 2 năm 2007, Ðức Hồng Y Biffi đã nhắc đến tình yêu Thiên Chúa được biểu lộ trong hồng ân bí tích Thánh Thể, vừa đồng thời cũng nhắc lại đau khổ có giá trị cứu rỗi của Chúa Kitô, và nhắc đến sức mạnh của lời cầu nguyện.
Ðức Hồng Y đã gợi ý suy niệm về tầm quan trọng của hai Ngày quan trọng là Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh. Thứ Năm Tuần Thánh nhắc nhớ Bí Tích Thánh Thể, giúp con người hiểu được Chúa Giêsu là ai và sống vì mục đích nào. Nếu Chúa Kitô là Ðấng Cứu Thế, thì con người chúng ta không phải là những kẻ tự lập, nhưng là những kẻ được Thiên Chúa cứu chuộc. Ý thức như vậy là điều nghịch lại với tâm thức con người tự lập tự mãn ngày nay.
Thứ Sáu Tuần Thánh nhắc lại mầu Nhiệm Thương Khó của Chúa Giêsu. Trong vườn cây Dầu, nhân tính của Chúa Giêsu được biểu lộ. Trong giờ đau khổ nơi vườn cây Dầu, để chiến thắng thử thách, Chúa Giêsu đã cầu nguyện một cách tha thiết và mạnh mẽ hơn nữa. Và như thế, Chúa chỉ cho chúng ta biết phải đương đầu với thử thách và đau khổ như thế nào. Sự đau khổ cần được đối diện, bằng một thái độ đi tìm Thiên Chúa một cách đầy tin tưởng và hăng say, trong việc cầu nguyện.
Ðức Hồng Y nhấn mạnh rằng để hiểu trọn vẹn Thập Giá Chúa Kitô, thì cần nhìn lên đồi Calvariô với đôi mắt của Mẹ Maria, Ðấng đã can đảm ở lại bên hình khổ giá của Con Mẹ. Mẹ Maria ý thức rõ ràng rằng hy tế của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu rỗi cho con người. Ý thức này, tuy không làm giãm đi nổi đau khổ của Mẹ, nhưng đã biến đổi nỗi đau khổ đó.