Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Người Tổ Chức Đại Hội FIAMC
BARCELONA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Một cuộc quy tụ quốc tế của các Bác Sĩ Công Giáo sẽ tập trung vào chủ đề: “Các Bác Sĩ Công Giáo và Thách Đố của Sự Khó Nghèo trong Kỷ Nguyên Toàn Cầu Hóa,” (Catholic Doctors and the Challenge of Poverty in the Era of Globalization) và thảo luận việc truyền giáo y học.
Đây sẽ là chủ đề của kỳ Đại Hội lần thứ 22 của Liên Hiệp Quốc Tế của các Tổ Chức Y Học Công Giáo (International Federation of Catholic Medical Associations hay FIAMC), vốn được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 5 năm 2006 tại Barcelona, Tây Ban Nha vừa qua.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Bác Sĩ José Simón, chủ tịch của hội đồng tổ chức địa phương, đã có dịp bàn về kỳ đại hội vừa qua của FIAMC.
Hỏi (H): Thưa Bác Sĩ, đâu là những mục tiêu của FIAMC?
Bác Sĩ Simón (T): Thưa, các mục tiêu của FIAMC chính là điều phối các hoạt động của tất cả mọi tổ chức tại nhiều nước khác nhau trên thế giới - một số nước rất lớn và mạnh - để cổ võ về sự hiện diện của những tổ chức đó, nhất là tại những nơi nào chưa có, để cùng nhau hợp tác và phát triển trong ngành y học theo khía cạnh nhân loại học Kitô Giáo, để kích thích (foment) sự hiểu biết về đạo đức y học, và để phát triển những dự án hợp tác quốc tế theo đường hướng được chỉ định ra bởi Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong thông điệp vừa mới đây của Ngài.
“Caritas” chính là sứ vụ thích hợp của Giáo Hội, cùng với các phép bí tích và lời Chúa.
Một trong những dạng y học thuần túy của việc làm theo nhóm chính là sự phát triển ra các kỳ đại hội. Trong kỳ đại hội quốc tế lần thứ 22 này, sẽ có 7 hội nghị chuyên đề (symposium) cùng song song hổ trợ cho kỳ đại hội, cùng với sự triển lãm rất quy mô về việc truyền giáo y học, do đó chúng tôi hy vọng tất cả các tham dự viện sẽ được liên kết, thắt chặt thêm các mối quan hệ, cùng nhau cầu nguyện, và trở về các quốc gia nguyên quán của họ với sức lực mới hòng đáp ứng với những thách đố đời thường. Tính cho đến này, đã có hơn 500 bác sĩ đã đăng ký tham dự, nhưng chúng tôi kỳ vọng là sẽ có thêm nhiều nữa.
Lần này sẽ là lần đầu tiên có cuộc triển lãm rất lớn và qui mô về việc truyền giáo y học. Tại bất kỳ đại hội nào, bao giờ cũng có triển lãm, thế nhưng lần này chúng tôi có tới 50 gian triển lãm, một số gian trông rất đẹp và bổ ích. Chúng tôi sẽ cho thế giới thấy được rằng Giáo Hội đã làm được rất nhiều điều cho những người bệnh.
Vì suy cho cùng, ngành y không phải là một ngành thương mại, kiếm tiền để làm giàu cho riêng cho cá nhân mình, như tại Châu Phi, mà là vì Giáo Hội và cho tất cả các anh chị em của chúng ta thuộc các Giáo Hội khác - những người chăm sóc cho bệnh nhân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp của bệnh AIDS.
(H): Thưa Bác Sĩ, kỳ đại hội quốc tế lần thứ 22 này của FIAMC được tổ chức để “vinh danh và tỏ lòng biết ơn” đến cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, có đúng vậy không?
(T): Thưa, đúng vậy. Kỳ đại hội lần này là để vinh danh và tỏ lòng biết ơn đến cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị vì mối giây liên kết đặc biệt mà triều đại giáo hoàng của Ngài đã có với ngành khoa học y, và vì sự bảo vệ mạnh mẽ và can trường của Ngài cho tất cả mọi mạng sống, thậm chí mới chỉ bắt đầu phôi thai, chớm nở (incipient).
FIAMC đã chọn lọc và hiệu chỉnh một đĩa CD với tất cả những giảng dạy của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về sự sống và y học. Ngài luôn đón tiếp chúng tôi bất cứ khi nào mà chúng tôi yêu cầu. Tôi nhớ rất rõ trong lần tiếp kiến suốt kỳ đại hội, Ngài mãi luôn nhấn mạnh đến đề tài có liên quan đến tình trạng lay lắt của đời sống con người (vegetative state), mà FIAMC đã cùng đứng ra tổ chức với Học Viện Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống (Pontifical Academy for Life).
(H): Thưa Bác Sĩ, tại sao kỳ đại hội vừa qua lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “việc thách đố về sự khó nghèo trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” xét từ quan điểm của các Bác Sĩ Công Giáo? Bác Sĩ có nghĩ rằng họ có thể hành động trên những nguyên nhân gây ra vấn nạn, mà không hề nghĩ gì đến các hậu quả chăng?
(T): Thưa, sự khó nghèo chính là một trong những sự đau khổ trừng phạt (scourges) của nhân loại con người. Chúng tôi, với tư cách là những tổ chức của các Bác Sĩ Công Giáo có thể và phải, cũng như đã và đang làm trong các lãnh vực này để vật lộn chống lại sự nghèo khổ trong y tế qua các cách như: Telemedicine (y học qua điện thoại), e-learning (học hỏi trực tiếp trên mạng), microcredits trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe; việc truyền giáo y học (missionary medicine), mà Giáo Hội đã và đang tiến hành kể từ lúc khởi đầu và giáo dục về các giá trị nhân bản, giá trị đạo đức y học của người thầy thuốc.
Giáo Hội luôn giáo dực về những giá trị bổ ích (salutary) nhất qua những phương cách sống lành mạnh nhất.
(H): Thưa Bác Sĩ, đâu là những sự nghèo khó ở cấp toàn cầu mà ngành y học nhắm tới? Có phải phôi thai hay bào thai chính là những người nghèo khổ nhất trên hành tinh này và vào thời đại ngày nay không?
(T): Thưa, ngành y học sẽ nhắm tới việc thiếu dinh dưỡng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh AIDS, và những bà mẹ sinh con mà không nhận được sự chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, một sự chọn lựa ưu tiên hàng đầu của FIAMC chính là dành cho các bà mẹ, và kế đến là những người nghèo nhất trong số những người nghèo, đó là phôi thai người mà không có gia đình nào chấp nhận chúng.
(H): Thưa Bác Sĩ, Tây Ban Nha, là nước chủ nhà của kỳ đại hội vừa qua, vốn mở cửa đón chào với nhũng sự lạ thường như: Luật Lệ về Các Kỷ Thuật Hổ Trợ Việc Tái Sinh Sản Con Người (Law of Techniques of Assisted Human Reproduction), vốn thiếu đi tính cách đạo đức, đã gây ra không ít nhiều tranh cãi. Hệ quả (repercussion) này đã có ảnh hưởng như thế nào trong cuộc gặp gỡ vừa qua của các bác sĩ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới?
(T): Thưa, Tây Ban Nha đang ở trong một tình huống rất khó có liên quan đến các chủ đề về đời sống và gia đình. Tôi hy vọng rằng kỳ đại hội vừa qua đã giúp những người Tây Ban Nha nhìn thấy được đâu là điều đúng, và đâu là điều sai trái, để sửa đổi những gì là sai trái.
Barcelona đã nhìn thấy và chứng kiến được tất cả rằng đây là một sự kiện thành công. Nữ Hoàng Sofia của Tây Ban Nha đã chủ tọa Ủy Ban Danh Dự của kỳ đại hội.
Thêm vào đó còn có sự hiện diện của Đức Hồng Y Lozano Barragán, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Chăm Sóc Mục Vụ cho các Nhân Viên Y Tế; Đức Giám Mục Elio Sgreccia, chủ tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống; Tiến Sĩ Joaquín Navarro Valls, phát ngôn viên của Vaticăn; Đức Hồng Y Julián Herranz, người vốn cũng là một vị Bác Sĩ; Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Công Lý và Hòa Bình, và Những Người Di Dân và Du Mục, là người sẽ đọc diễn văn khai mạc.
(H): Thưa Bác Sĩ, trong thông điệp gởi ngày 1 tháng 3 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục César Ortega của Tổng Giáo Phận Barcelona đã chúc mừng FIAMC vì ý tưởng phục vụ xã hội và Kitô Giáo cao vời, trong việc thổi hơi vào kỳ đại hội này. Thì Bác Sĩ nghĩ sao về nhận xét này?
(T): Thưa, Đức Tổng Giám Mục luôn nhiệt liệt ủng hộ đại hội và mong muốn rất nhiều điều từ đại hội. Ngài sẽ đưa ra bài diễn từ cho chúng tôi và sẽ chăm chú theo dõi mọi phiên hội họp của kỳ đại hội.
Hơn nữa, phần phụng vụ rất là đẹp và thánh thiện. Một trong những Thánh Lễ cũng đã được cử hành theo nghi lễ Công Giáo Byzantine, như là một dấu chỉ của sự phổ quát và tôn kính 50 vị Bác Sĩ đã đến tham dự kỳ đại hội từ nước Ukrain.
BARCELONA, Tây Ban Nha (Zenit.org).- Một cuộc quy tụ quốc tế của các Bác Sĩ Công Giáo sẽ tập trung vào chủ đề: “Các Bác Sĩ Công Giáo và Thách Đố của Sự Khó Nghèo trong Kỷ Nguyên Toàn Cầu Hóa,” (Catholic Doctors and the Challenge of Poverty in the Era of Globalization) và thảo luận việc truyền giáo y học.
Đây sẽ là chủ đề của kỳ Đại Hội lần thứ 22 của Liên Hiệp Quốc Tế của các Tổ Chức Y Học Công Giáo (International Federation of Catholic Medical Associations hay FIAMC), vốn được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 5 năm 2006 tại Barcelona, Tây Ban Nha vừa qua.
Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Bác Sĩ José Simón, chủ tịch của hội đồng tổ chức địa phương, đã có dịp bàn về kỳ đại hội vừa qua của FIAMC.
Hỏi (H): Thưa Bác Sĩ, đâu là những mục tiêu của FIAMC?
Bác Sĩ Simón (T): Thưa, các mục tiêu của FIAMC chính là điều phối các hoạt động của tất cả mọi tổ chức tại nhiều nước khác nhau trên thế giới - một số nước rất lớn và mạnh - để cổ võ về sự hiện diện của những tổ chức đó, nhất là tại những nơi nào chưa có, để cùng nhau hợp tác và phát triển trong ngành y học theo khía cạnh nhân loại học Kitô Giáo, để kích thích (foment) sự hiểu biết về đạo đức y học, và để phát triển những dự án hợp tác quốc tế theo đường hướng được chỉ định ra bởi Đức Thánh Cha Biển Đức 16 trong thông điệp vừa mới đây của Ngài.
“Caritas” chính là sứ vụ thích hợp của Giáo Hội, cùng với các phép bí tích và lời Chúa.
Một trong những dạng y học thuần túy của việc làm theo nhóm chính là sự phát triển ra các kỳ đại hội. Trong kỳ đại hội quốc tế lần thứ 22 này, sẽ có 7 hội nghị chuyên đề (symposium) cùng song song hổ trợ cho kỳ đại hội, cùng với sự triển lãm rất quy mô về việc truyền giáo y học, do đó chúng tôi hy vọng tất cả các tham dự viện sẽ được liên kết, thắt chặt thêm các mối quan hệ, cùng nhau cầu nguyện, và trở về các quốc gia nguyên quán của họ với sức lực mới hòng đáp ứng với những thách đố đời thường. Tính cho đến này, đã có hơn 500 bác sĩ đã đăng ký tham dự, nhưng chúng tôi kỳ vọng là sẽ có thêm nhiều nữa.
Lần này sẽ là lần đầu tiên có cuộc triển lãm rất lớn và qui mô về việc truyền giáo y học. Tại bất kỳ đại hội nào, bao giờ cũng có triển lãm, thế nhưng lần này chúng tôi có tới 50 gian triển lãm, một số gian trông rất đẹp và bổ ích. Chúng tôi sẽ cho thế giới thấy được rằng Giáo Hội đã làm được rất nhiều điều cho những người bệnh.
Vì suy cho cùng, ngành y không phải là một ngành thương mại, kiếm tiền để làm giàu cho riêng cho cá nhân mình, như tại Châu Phi, mà là vì Giáo Hội và cho tất cả các anh chị em của chúng ta thuộc các Giáo Hội khác - những người chăm sóc cho bệnh nhân. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp của bệnh AIDS.
(H): Thưa Bác Sĩ, kỳ đại hội quốc tế lần thứ 22 này của FIAMC được tổ chức để “vinh danh và tỏ lòng biết ơn” đến cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, có đúng vậy không?
(T): Thưa, đúng vậy. Kỳ đại hội lần này là để vinh danh và tỏ lòng biết ơn đến cho Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị vì mối giây liên kết đặc biệt mà triều đại giáo hoàng của Ngài đã có với ngành khoa học y, và vì sự bảo vệ mạnh mẽ và can trường của Ngài cho tất cả mọi mạng sống, thậm chí mới chỉ bắt đầu phôi thai, chớm nở (incipient).
FIAMC đã chọn lọc và hiệu chỉnh một đĩa CD với tất cả những giảng dạy của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về sự sống và y học. Ngài luôn đón tiếp chúng tôi bất cứ khi nào mà chúng tôi yêu cầu. Tôi nhớ rất rõ trong lần tiếp kiến suốt kỳ đại hội, Ngài mãi luôn nhấn mạnh đến đề tài có liên quan đến tình trạng lay lắt của đời sống con người (vegetative state), mà FIAMC đã cùng đứng ra tổ chức với Học Viện Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống (Pontifical Academy for Life).
(H): Thưa Bác Sĩ, tại sao kỳ đại hội vừa qua lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “việc thách đố về sự khó nghèo trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” xét từ quan điểm của các Bác Sĩ Công Giáo? Bác Sĩ có nghĩ rằng họ có thể hành động trên những nguyên nhân gây ra vấn nạn, mà không hề nghĩ gì đến các hậu quả chăng?
(T): Thưa, sự khó nghèo chính là một trong những sự đau khổ trừng phạt (scourges) của nhân loại con người. Chúng tôi, với tư cách là những tổ chức của các Bác Sĩ Công Giáo có thể và phải, cũng như đã và đang làm trong các lãnh vực này để vật lộn chống lại sự nghèo khổ trong y tế qua các cách như: Telemedicine (y học qua điện thoại), e-learning (học hỏi trực tiếp trên mạng), microcredits trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe; việc truyền giáo y học (missionary medicine), mà Giáo Hội đã và đang tiến hành kể từ lúc khởi đầu và giáo dục về các giá trị nhân bản, giá trị đạo đức y học của người thầy thuốc.
Giáo Hội luôn giáo dực về những giá trị bổ ích (salutary) nhất qua những phương cách sống lành mạnh nhất.
(H): Thưa Bác Sĩ, đâu là những sự nghèo khó ở cấp toàn cầu mà ngành y học nhắm tới? Có phải phôi thai hay bào thai chính là những người nghèo khổ nhất trên hành tinh này và vào thời đại ngày nay không?
(T): Thưa, ngành y học sẽ nhắm tới việc thiếu dinh dưỡng, bệnh sốt xuất huyết, bệnh AIDS, và những bà mẹ sinh con mà không nhận được sự chăm sóc y tế.
Tuy nhiên, một sự chọn lựa ưu tiên hàng đầu của FIAMC chính là dành cho các bà mẹ, và kế đến là những người nghèo nhất trong số những người nghèo, đó là phôi thai người mà không có gia đình nào chấp nhận chúng.
(H): Thưa Bác Sĩ, Tây Ban Nha, là nước chủ nhà của kỳ đại hội vừa qua, vốn mở cửa đón chào với nhũng sự lạ thường như: Luật Lệ về Các Kỷ Thuật Hổ Trợ Việc Tái Sinh Sản Con Người (Law of Techniques of Assisted Human Reproduction), vốn thiếu đi tính cách đạo đức, đã gây ra không ít nhiều tranh cãi. Hệ quả (repercussion) này đã có ảnh hưởng như thế nào trong cuộc gặp gỡ vừa qua của các bác sĩ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới?
(T): Thưa, Tây Ban Nha đang ở trong một tình huống rất khó có liên quan đến các chủ đề về đời sống và gia đình. Tôi hy vọng rằng kỳ đại hội vừa qua đã giúp những người Tây Ban Nha nhìn thấy được đâu là điều đúng, và đâu là điều sai trái, để sửa đổi những gì là sai trái.
Barcelona đã nhìn thấy và chứng kiến được tất cả rằng đây là một sự kiện thành công. Nữ Hoàng Sofia của Tây Ban Nha đã chủ tọa Ủy Ban Danh Dự của kỳ đại hội.
Thêm vào đó còn có sự hiện diện của Đức Hồng Y Lozano Barragán, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Chăm Sóc Mục Vụ cho các Nhân Viên Y Tế; Đức Giám Mục Elio Sgreccia, chủ tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng đặc trách về Sự Sống; Tiến Sĩ Joaquín Navarro Valls, phát ngôn viên của Vaticăn; Đức Hồng Y Julián Herranz, người vốn cũng là một vị Bác Sĩ; Đức Hồng Y Renato Martino, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Công Lý và Hòa Bình, và Những Người Di Dân và Du Mục, là người sẽ đọc diễn văn khai mạc.
(H): Thưa Bác Sĩ, trong thông điệp gởi ngày 1 tháng 3 vừa qua, Đức Tổng Giám Mục César Ortega của Tổng Giáo Phận Barcelona đã chúc mừng FIAMC vì ý tưởng phục vụ xã hội và Kitô Giáo cao vời, trong việc thổi hơi vào kỳ đại hội này. Thì Bác Sĩ nghĩ sao về nhận xét này?
(T): Thưa, Đức Tổng Giám Mục luôn nhiệt liệt ủng hộ đại hội và mong muốn rất nhiều điều từ đại hội. Ngài sẽ đưa ra bài diễn từ cho chúng tôi và sẽ chăm chú theo dõi mọi phiên hội họp của kỳ đại hội.
Hơn nữa, phần phụng vụ rất là đẹp và thánh thiện. Một trong những Thánh Lễ cũng đã được cử hành theo nghi lễ Công Giáo Byzantine, như là một dấu chỉ của sự phổ quát và tôn kính 50 vị Bác Sĩ đã đến tham dự kỳ đại hội từ nước Ukrain.