Cuộc phỏng vấn Cha Eduardo Camino, nguyên là một người mua bán cổ phần
ROME 15/11/2002 (Zenit. org). - Cha Eduardo Camino, trước kia là nguời mua bán cổ phần và bây giờ là linh mục và giáo sư khoa Đạo đức Thương mại tại Đại học Giáo hoàng Thánh giá ở Rome, vừa rồi xuất bản quyển sách "Thiên Chúa và người Giàu" (Rialp Publishers), trong đó Cha đề cập tới tương quan giữa Thiên Chúa và tiền của.
Trong cuộc phỏng vấn sau đây, Cha Camino nhấn mạnh giá trị Kitô hữu của sự khắc khổ, và kêu gọi rao giảng tin mừng, không loại trừ người giàu.
Chúa và của cải có tương hợp không ?
Cha Camino: Tôi tưởng của cải, tự nó, không phải là cái gì xấu và những người có nhiều tài sản, do đó, không thể tiên thiên bị coi là người ở ngoài tình yêu của Chúa hay chương trình cứu rổi của Người.
Có lẽ diều này sẽ được thấy rõ hơn với việc phân biệt sau đây: sự nghèo như là thiếu những phương tiện vật chất là một chuyện; là một chuyện hoàn toàn khác nếu sự nghèo được thực thi như một nhân đức. Đang khi loại nghèo thứ nhất thường được xem như là một cái gì "cần phải chữa trị, " trong trường hợp thứ hai nó xem ra như một cái gì" phải được sống để sống, "và chúng ta có thể lớn lên mãi trong sự nghèo đó.
Bằng cách nào của cải có thể là một điểm găp cho ơn gọi của cha?
Cha Camino: Thiên Chúa có thể dùng mọi hoàn cảnh, mọi tình huống để làm cho con người ý thức được tiếng gọi mình, ơn gọi mình
Người gọi Phêrô từ những lưới đánh cá, Matthêô khi ông "ngồi" tại bàn thâu thế, Phaolô khi ông ra sức đánh phá Kitô giáo. Theo nghĩa này, của cải không tốt hơn hay xấu hơn bất cứ hoàn cảnh nào khác.
Trong quyển sách, vấn để của cải được diễn đạt bằng họa tiết bên trong vấn đề ơn gọi, vì tôi nghỉ rằng những đòi hỏi của nhân đức khó nghèo xuất hiện cách sáng sủa lớn hơn và, do đó, dễ sống hơn, khi người ta có khả năng đưa chúng vào bên trong "cái" ban ý nghĩa cho toàn bộ sự sống của mình.
Cha gợi ý của cải không phải là một trở ngại cho việc tìm kiếm Chúa. Cha không nghỉ rằng đoạn tin mừng nói về ơn gọi thánh Matthêô củng cố quyển sách đi ngược lại không?
Cha Camino: Không. Việc "bỏ mọi sự" của Matthêô khi Chúa Giêsu gọi ông cũng là một điều chúng ta thấy trong Phêrô, Anrê, Gioan, v. v.
Trong trường hợp Matthêô, của cải không phải là một ngăn trở để găp Chúa, cũng không, những thuyền và lưới đối với các Tông đồ làm nghề đánh cá trước khi theo Thầy
Dầu vậy, điều này đòi hỏi một sự phân biệt tinh tế hơn được giải thích trong quyển sách, khi người ta chiêm ngắm khả năng Matthêô, cũng như các Tông đồ còn lại, có thể trở lại với những nghề nghiệp mình.
Trong một ghi chú trong quyển sách của cha, cha nói rằng " nhân đức khó nghèo phải luôn chói sáng trong Giáo hội. "Cha có nghỉ rằng thực tế có y như cha muốn không?
Cha Camino: Đối với Chúa, tất cả của cải vật chất dưới thế này là không quan trọng. Điều hợp lý là, như một sự biểu lộ đức tin chúng ta và cách riêng tình yêu chúng ta, chúng ta cố gắng, theo như chúng ta có thể, để cho và giữ phần nhất cho Người. Những kẻ yêu không cho nhau những bông hoa úng hay những mảnh giây.
Và thái độ này là phù hợp với nhu cầu, trên bình diện cá nhân, thực sự sống giải thoát khỏi những của cải vật chất, vì ý thức rằng những yêu sách cụ thể của nhân đức này tùy thuộc vào vị trí xã hội và hoàn cảnh của mỗi người.
Sự khó nghèo, sự không dính bén, và sự khắc khổ có phải là thiết yếu cho Kitô giáo không?
Cha Camino: Có. Hơn nữa, trong một xã hội theo chủ nghĩa vật chất như xã hội chúng ta đương sống, có lẽ đó là một nhân đức đáng nhấn mạnh. Về việc này, cho tôi nói thêm.
Tôi luôn luôn nhìn xem các Điều Răn như là những trợ giúp Chúa ban cho con người, vì sau tội nguyên tổ con người bị "xáo trộn" trong sự hiểu biết của mình và "bị yếu kém" trong ý chí của mình. Đó là lý do tại sao tôi kinh ngạc bởi sự trợ giúp thần linh kép cho hai trong những chiều kích sống của chúng ta: chiều kích tình duc và sự liên quan của chúng ta với những của cải vật chất.
Muốn làm vậy, trong mỗi trường hợp Chúa đã sử dụng không phải một nhưng hai Điều Răn: điều rân thứ sáu và thứ chín, thứ bảy và thứ mười. Nói cách khác, cấp độ lệch hướng chúng ta có thể có trong những chiều kích này có thể là như vậy nên Người muốn giúp chúng ta trong cả hai mức độ bên ngoài cũng như bên trong của ý nghỉ , sự ham muốn, v. v. Anh có nghĩ tới sự giúp đỡ kép này là "hoàn toàn thích hợp" với xã hội thổi phồng tình dục và tiền tài?
Những người giàu có thể rao giảng tin mừng không?
Cha Camino: Họ không những có thể mà còn phải rao giảng nữa. Về việc này, những người có số lương của cải lớn hơn thì cũng có trách nhiệm lớn hơn.
Như trong rất nhiều lãnh vực khác, ở đây cũng vậy, gương lành đáng giá hơn một ngàn lời nói. Gương lành là một phần thiết yếu của việc rao giảng tin mừng này. Một thái độ "uy quyền, " thái dộ "ở trên" những của cãi vật chất này, lôi kéo và có năng lực lớn hơn nhiều những lời nói và lý luận hợp lý.
Tôi nói về một sự khó nghèo được sống không như một nhân đức khắc kỷ, nhưng sống thế nào mà nó có thể lây lan, nó phản chiếu và truyền thông vẻ đẹp và sự tự do ẩn giáu trong sự bỏ mình.
Trước sự an ninh giả tạo thường được tìm kiếm trong sự chiếm hữu cải vật chất nhiều hơn, sự khó nghèo sống được như vậy thật là nổi bật, và được mạc khải như một sức mạnh giải phóng to lớn.
ROME 15/11/2002 (Zenit. org). - Cha Eduardo Camino, trước kia là nguời mua bán cổ phần và bây giờ là linh mục và giáo sư khoa Đạo đức Thương mại tại Đại học Giáo hoàng Thánh giá ở Rome, vừa rồi xuất bản quyển sách "Thiên Chúa và người Giàu" (Rialp Publishers), trong đó Cha đề cập tới tương quan giữa Thiên Chúa và tiền của.
Trong cuộc phỏng vấn sau đây, Cha Camino nhấn mạnh giá trị Kitô hữu của sự khắc khổ, và kêu gọi rao giảng tin mừng, không loại trừ người giàu.
Chúa và của cải có tương hợp không ?
Cha Camino: Tôi tưởng của cải, tự nó, không phải là cái gì xấu và những người có nhiều tài sản, do đó, không thể tiên thiên bị coi là người ở ngoài tình yêu của Chúa hay chương trình cứu rổi của Người.
Có lẽ diều này sẽ được thấy rõ hơn với việc phân biệt sau đây: sự nghèo như là thiếu những phương tiện vật chất là một chuyện; là một chuyện hoàn toàn khác nếu sự nghèo được thực thi như một nhân đức. Đang khi loại nghèo thứ nhất thường được xem như là một cái gì "cần phải chữa trị, " trong trường hợp thứ hai nó xem ra như một cái gì" phải được sống để sống, "và chúng ta có thể lớn lên mãi trong sự nghèo đó.
Bằng cách nào của cải có thể là một điểm găp cho ơn gọi của cha?
Cha Camino: Thiên Chúa có thể dùng mọi hoàn cảnh, mọi tình huống để làm cho con người ý thức được tiếng gọi mình, ơn gọi mình
Người gọi Phêrô từ những lưới đánh cá, Matthêô khi ông "ngồi" tại bàn thâu thế, Phaolô khi ông ra sức đánh phá Kitô giáo. Theo nghĩa này, của cải không tốt hơn hay xấu hơn bất cứ hoàn cảnh nào khác.
Trong quyển sách, vấn để của cải được diễn đạt bằng họa tiết bên trong vấn đề ơn gọi, vì tôi nghỉ rằng những đòi hỏi của nhân đức khó nghèo xuất hiện cách sáng sủa lớn hơn và, do đó, dễ sống hơn, khi người ta có khả năng đưa chúng vào bên trong "cái" ban ý nghĩa cho toàn bộ sự sống của mình.
Cha gợi ý của cải không phải là một trở ngại cho việc tìm kiếm Chúa. Cha không nghỉ rằng đoạn tin mừng nói về ơn gọi thánh Matthêô củng cố quyển sách đi ngược lại không?
Cha Camino: Không. Việc "bỏ mọi sự" của Matthêô khi Chúa Giêsu gọi ông cũng là một điều chúng ta thấy trong Phêrô, Anrê, Gioan, v. v.
Trong trường hợp Matthêô, của cải không phải là một ngăn trở để găp Chúa, cũng không, những thuyền và lưới đối với các Tông đồ làm nghề đánh cá trước khi theo Thầy
Dầu vậy, điều này đòi hỏi một sự phân biệt tinh tế hơn được giải thích trong quyển sách, khi người ta chiêm ngắm khả năng Matthêô, cũng như các Tông đồ còn lại, có thể trở lại với những nghề nghiệp mình.
Trong một ghi chú trong quyển sách của cha, cha nói rằng " nhân đức khó nghèo phải luôn chói sáng trong Giáo hội. "Cha có nghỉ rằng thực tế có y như cha muốn không?
Cha Camino: Đối với Chúa, tất cả của cải vật chất dưới thế này là không quan trọng. Điều hợp lý là, như một sự biểu lộ đức tin chúng ta và cách riêng tình yêu chúng ta, chúng ta cố gắng, theo như chúng ta có thể, để cho và giữ phần nhất cho Người. Những kẻ yêu không cho nhau những bông hoa úng hay những mảnh giây.
Và thái độ này là phù hợp với nhu cầu, trên bình diện cá nhân, thực sự sống giải thoát khỏi những của cải vật chất, vì ý thức rằng những yêu sách cụ thể của nhân đức này tùy thuộc vào vị trí xã hội và hoàn cảnh của mỗi người.
Sự khó nghèo, sự không dính bén, và sự khắc khổ có phải là thiết yếu cho Kitô giáo không?
Cha Camino: Có. Hơn nữa, trong một xã hội theo chủ nghĩa vật chất như xã hội chúng ta đương sống, có lẽ đó là một nhân đức đáng nhấn mạnh. Về việc này, cho tôi nói thêm.
Tôi luôn luôn nhìn xem các Điều Răn như là những trợ giúp Chúa ban cho con người, vì sau tội nguyên tổ con người bị "xáo trộn" trong sự hiểu biết của mình và "bị yếu kém" trong ý chí của mình. Đó là lý do tại sao tôi kinh ngạc bởi sự trợ giúp thần linh kép cho hai trong những chiều kích sống của chúng ta: chiều kích tình duc và sự liên quan của chúng ta với những của cải vật chất.
Muốn làm vậy, trong mỗi trường hợp Chúa đã sử dụng không phải một nhưng hai Điều Răn: điều rân thứ sáu và thứ chín, thứ bảy và thứ mười. Nói cách khác, cấp độ lệch hướng chúng ta có thể có trong những chiều kích này có thể là như vậy nên Người muốn giúp chúng ta trong cả hai mức độ bên ngoài cũng như bên trong của ý nghỉ , sự ham muốn, v. v. Anh có nghĩ tới sự giúp đỡ kép này là "hoàn toàn thích hợp" với xã hội thổi phồng tình dục và tiền tài?
Những người giàu có thể rao giảng tin mừng không?
Cha Camino: Họ không những có thể mà còn phải rao giảng nữa. Về việc này, những người có số lương của cải lớn hơn thì cũng có trách nhiệm lớn hơn.
Như trong rất nhiều lãnh vực khác, ở đây cũng vậy, gương lành đáng giá hơn một ngàn lời nói. Gương lành là một phần thiết yếu của việc rao giảng tin mừng này. Một thái độ "uy quyền, " thái dộ "ở trên" những của cãi vật chất này, lôi kéo và có năng lực lớn hơn nhiều những lời nói và lý luận hợp lý.
Tôi nói về một sự khó nghèo được sống không như một nhân đức khắc kỷ, nhưng sống thế nào mà nó có thể lây lan, nó phản chiếu và truyền thông vẻ đẹp và sự tự do ẩn giáu trong sự bỏ mình.
Trước sự an ninh giả tạo thường được tìm kiếm trong sự chiếm hữu cải vật chất nhiều hơn, sự khó nghèo sống được như vậy thật là nổi bật, và được mạc khải như một sức mạnh giải phóng to lớn.