Từ Lộ Đức trở lại Paris
Chị Thanh Vân cùng chị Emilie người Philippine, chị Odile người Pháp lại lái xe đến tận ga tiễn chân chúng tôi lên tầu. Cha Tự vẫn vất vả xách thêm phần hành lý cho tôi để tôi làm “phóng viên” dễ bề xoay sở. Chúng tôi lên tàu chính xác theo giờ in trong vé. Cung cách làm việc của người Pháp khoa học, chính xác hơn hẳn người Ý. Giấc ngủ đến muộn vì niềm vui còn đang lan to, thủ đô Paris còn đang chờ đoàn phía trước.
Một trùng lặp hiếm hoi: chúng tôi vẫn lên toa 20 như vé tàu đi. Tôi và thầy Được ngồi đúng số ghế cũ của mình. Tàu về ga Austerlitz - ga mang tên một trận chiến Pháp - Đức năm xưa. Điểm đến cũng chính xác tới từng phút. Khi đưa hành lý xuống tàu tôi mới phát hiện ra bức tranh lụa Đức Mẹ Việt Nam mà khi đi chúng tôi bỏ quên trên tàu vẫn còn nguyên trên gác hành lý. ý thức nhân bản ở Pháp rất đáng khâm phục!
Sự tôn trọng cá nhân ở các nước châu Âu cũng rất cao, không ai nói chuyện to tiếng. Vào giờ khuya trên tàu, tất cả đều im lặng. Các bạn trẻ Pháp bao giờ cũng có cuốn sách trên tay. Họ không để thời gian chết trên tàu, xe hoặc nhà ga. Khắp nơi vang lời cám ơn hoặc xin lỗi, người ta rất thân thiện đáp lời chào của bất cứ ai. Không bao giờ có chuyện chen ngang khi người khác đã xếp hàng. Khi lên xe bus bạn tự giác mua vé và kiểm soát vé ở máy tự động, nhiều khi suốt nhiều tuyến đường không ai kiểm tra nhưng nếu bất ngờ bị kiểm tra không có vé bạn sẽ bị phạt gấp 50 lần, tức 50/1 Euro. Nếu không có tiền ngay, bạn bị thu giấy tờ, khi về nhà tiền phạt sẽ thành 100 Euro. Ở một số bưu điện mà chúng tôi biết người ta lắp đặt một máy tự động, bạn lấy số theo từng ghi cửa và ngồi ghế chờ đến số của mình. Nhân viên bưu điện giao tiếp với từng người và báo số điện tử trên ghi cửa. Ngay ở nhà Nguyện Foyer Phát Diệm, số trang hoặc số bài cần hát cũng được báo bằng số điện tử trên tường đối diện, mọi việc diễn tiến nhịp nhàng, trật tự.
Chỉ ở châu Âu có ít ngày nên có thể còn phiến diện, chúng tôi cảm thấy rằng, các bạn trẻ châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng ít đến nhà thờ hơn Việt Nam, nhưng dường như chất Kitô giáo đã ăn sâu vào máu thịt của họ. Việc thực hành bác ái và công bằng chứng tỏ điều đó. Họ sống đạo rất lý trí, có ý thức cao.
Tuy nhiên, không có xã hội nào là hoàn hảo. Ở châu Âu cũng tồn tại những tiêu cực, chúng tôi chỉ kịp quan sát một vài tiêu cực đường phố:
* Trước hết là trộm cắp - nỗi đau của khách du lịch, hành hương - điểm tiêu cực này nổi bật ở Ý, từ Đức Cha ở nhà căn dặn cho tới Đức Ông Thiện ở Foyer, thầy Vượng và các Soeur đều dặn đề phòng mất cắp. Suốt những ngày lưu trú tại Italia hay Pháp chúng tôi chỉ đưa hộ chiếu bằng bản phôtô. Mất tiền không lo bằng mất hộ chiếu vì sẽ trở thành người lưu vong vô chính phủ, vô tổ quốc. Hai ông bà người Đức đi cùng Metro với chúng tôi, bà bị móc tút toàn bộ tiền và giấy tờ. Rất may bà kịp túm tay kẻ cắp, khám người và lấy lại được ví, tên kẻ cắp chỉ là một trẻ gái tầm 13 dến 14 tuổi, nhưng đứng sau đó là hai tên to cao mà người ta nói rằng “cùng bọn”.
* Người hành khất ở Ý, họ đóng vai đủ loại: người Aicập, vũ nữ, anh hề... trước mặt đặt một cái giỏ, mỗi khi có ai cho tiền, người ăn xin làm những cử chỉ thân thiện: bắt tay, cúi chào, múa, làm trò, thậm chí có người đóng giả như đạo sĩ giơ tay chúc lành “quyệch quạc” cho người giúp đỡ. ở Pháp họ ăn mặc chững chạc, chúc quý ông, quý bà mọi điều tốt lành rồi mới xin giúp chút tiền để có một bữa ăn ở nhà hàng, nghỉ đêm tại Hotel v.v..
Chợ ở Pháp không phả i là điều gì tiêu cực nhưng là quá chênh lệch với giá ở Việt nam. Để tiếp chúng tôi bữa cơm Việt Nam, Thầy Được đi chợ mua rau, một mớ thìa là tính ra tiền VN là 26.000đ, mỗi một cây Thìa là nhỏ tính thành tiền 1,400đ nếu cả mớ rau này tại Việt Nam chỉ bán được 500đ. Một mớ rau răm đáng giá 100đ Việt Nam thì ở đây mua mất 22.000 đ. Nói theo một nghĩa lạc quan nào đó thì chợ Việt Nam vẫn là rẻ nhất thế giới!Chiều 30 tết ở vùng quê Việt Nam, đi chợ chiều giống như chơi bạc, có thể thực phẩm sẽ đắt nhất trong năm vì nhà nào cũng phải sắm cho 3 ngày tết, ngược lại có thể mua như xin không, vì nếu còn đọng lại nhiều hàng thì người ta cũng bán đổ bán tháo cho hết để về ăn tết với gia đình.
Chúng tôi đi thăm tháp Eiffel trong khung cảnh chiều 31/12 tại Paris để hưởng mùi “Tết tây” lần đầu tiên trong đời.Khác hẳn với trí tưởng tượng và càng khác hơn so với trong nh in, tháp Eiffel khổng lồ không chỉ vắt qua một đường phố mà là cả một quảng trường rộng lớn, cả nhà thờ Chính toà Phát Diệm cũng chỉ nằm gọn trong giữa bốn chân tháp. Ta hãy hình dung chỉ một chân tháp tiếp đất người ta đã xây trong khoảng không ở đó cả một gian nhà để bán vé và làm cổng lên tháp. Có cả hàng chục ngàn người xếp hàng mua vé để lên tháp. Bốn thang máy liên tục hoạt động. Mỗi thang chứa được ba mươi người, mặc dù thế cũng không đủ đáp ứng, số người leo bộ mỗi lúc một đông. Ở tầng một của tháp có hành lang vây quanh bốn bên, mỗi hành lang rộng 1,5m chạy dài hàng trăm mét. Bên trong có sân băng để cho du khách tự do trượt băng. Rất nhiều các cửa hàng souvenir và quán Bar có cửa kính vây quanh, có lò sưởi hơi ấm đủ phục vụ hàng trăm người một lúc. Từ tầng cao này dòng sông Seine trở nên bé nhỏ, mềm mại và du khách có thể nhìn được chiều khá dài của con sông lộng lẫy nhất châu Âu, chảy suốt đô thành Paris diễm lệ này. Từ tầng cao này ta có thể quan sát thấy toà nhà Quốc hội, Dinh thủ tướng Pháp, Viện bảo tàng quân đội nơi mai táng Napoléon đại đế.
Chúng tôi tiếp tục đi lên tầng hai, thủ đô Paris tiếp tục được thu nhỏ. Thành phố đã lên điện mặc dù lúc đó mới chỉ là 5h chiều. Gió ở đây bắt đầu thổi mạnh. ở tầng hai này vẫn còn không gian rộng lớn: hai cửa hàng souvenir bán đủ mọi mặt hàng thương hiệu Eiffel, phía đối diện là 6 thang máy lên xuống, mỗi thang chứa được khoảng 20 người. Ở đây cũng đông chật người xếp hàng mua vé lên tầng 3 bằng thang máy. Tầng ba này là đỉnh cao 300m của tháp Eiffel. Nơi đây gió thổi rất mạnh, giá buốt. Tuy nhiên tất cả được bao bọc bằng kính. Có hai phòng nhỏ đặt sáu tượng lớn bằng người thật và như người thật. Đây là tập thể các nhà kiến trúc sư đã thiết kế nên công trình nổi tiếng thế giới là tháp Eiffel này.
Không chịu ở trong nhà kính, mặc cho gió mạnh và giá buốt, chúng tôi trèo lên đến hết giới hạn. Nhìn từ mặt đất đây chỉ là một điểm chân chóp nhọn Eiffel, thực tế đường kính của nó còn tới hàng chục mét. Nhìn từ độ cao này toàn thủ đô Paris ở dưới chân bạn. Bạn có cảm giác nhìn từ trên máy báy xuống, thành phố là những chùm sáng kế tiếp nhau, sông Seine là một giải lụa mềm mại rực sáng.
Việc đi xuống lại đơn gin hơn bao giờ hết, chỉ cần ba chặng cầu thang máy là xuống tới mặt đất. Cố gắng nhất mà cũng yếu nhất trong đoàn là Cha Vũ, dù thế ngài cũng đã trèo lên tới tầng một, tầng lớn nhất của tháp, chúng tôi sắp xếp để cha ngồi dùng ly café trong phòng sưởi chờ đợi. Khi thang máy của chúng tôi xuống đến tầng hai thì xẩy ra một chuyện rất thú vị : ba cha tham gia cuộc khẩu chiến là cha Điện, cha Hi và cha Tư. Các ngài tranh luận thang máy đang ở tầng một hay tầng hai. Cha Điện căn cứ chữ ghi tầng một (premier) cho rằng đây là tầng cha Vũ ngồi chờ, cha Hi, cha Tư ( hai bố con) cho rằng đây là tầng hai vì Tây không tính tầng trệt, do không có trọng tài nên khẩu chiến kéo dài tới khi thang máy dừng lại ở tầng một, cha Điện tin là xuống tới đất nên đi ra kéo theo cha Hi, cha Tư, cha Văn. Khi thầy Được gọi lại thì chỉ có cha Văn kịp vào trước khi cửa thang máy tự động đóng, ba cha trong cuộc khẩu chiến được Chúa quan phòng cho ra “thực mục sở thị” tầng một hay mặt đất! Chính vì vậy khi thang máy vừa xuống tiếp, đoàn chúng tôi không nín được cười và “dịch cười” lây lan ra cả toa, chưa bao giờ chúng tôi được nghe “tây” cười hỷ hả như vậy,và cười suốt cho tới khi cầu thang chạm đất !
Chúng tôi tập trung ở trung điểm tháp Eiffel theo thoả thuận để dễ tìm nhau khi bị tách đoàn, cho đến khi ba cha đi bộ xuống vẫn chưa hết cười, còn hai cha con cha cố Hi tạ ơn Chúa vì xuống như vậy mới rõ là cha Điện sai, cha Điện thì vẫn còn thanh minh là tại bảng đề !
Trời đổ mưa to và chỉ kịp cho chúng tôi chụp vội một kiểu hình kỷ niệm trước tháp Eiffel rồi lên xe bus, mới hay từ 18h ngày 31/12/2005 đến 12h ngày 01/01/2006 chính phủ Pháp đài thọ miễn phí các lộ trình xe bus và metro. Điều này chứng tỏ sinh hoạt của Pháp rất cao và Chính phủ kiểm soát được toàn bộ hệ thống phương tiện giao thông.
Thầy Được chiêu đãi mười anh em linh mục chúng tôi tại căn phòng sinh viên của ký túc xá, tết tây nhưng “ăn tết” phong cách Việt Nam: thịt quay, gà phay tẩm dấm, lòng lợn rán, canh hến Việt nam. Thầy Được vất vả chạy lên chạy xuống. Mọi sinh hoạt dành cho một sinh viên nay ra mười một sinh viên, quá tải đến nỗi điện cũng bị ngắt r-le. Bữa cơm ăn muộn nhưng ngon miệng. Khi thầy Được đưa sáu cha về nhà MEP và quay về ký túc xá thì đã 23h30, thầy còn phải cắm điện cho nồi cơm nếp chuẩn bị bữa ăn trưa picnic ngày mai vì sáng 01/01 chắc chắn không có cửa hàng hay nhà hàng nào mở cửa cả. Không hiểu tại sao thầy Được nấu cơm nếp đến ba lần mà cơm vẫn bị sống. Cha Năng dí dỏm an ủi thầy: “Cơm sống vào ngày Tết là điềm lành đấy!” Không có hướng đạo, chúng tôi không đến được đại lộ Champs Elisée đón Giao thừa theo dự định, tuy nhiên chúng tôi không bị bỏ lỡ cơ hội, vì sẽ đến đây vào chiều mai 01/01/2006.
Lời chào và chúc mừng năm mới vang lên khắp nơi, thời gian vô cùng quý báu. Pháp là nước tận dụng triệt để thời gian trong tất cả phương tiện đi xe, đi bộ, đọc sách báo, không để thời gian chết... dù thế 9h sáng người ta mới bắt đầu làm việc. Chúng tôi lên đường tới Giáo xứ Việt Nam – Paris để đồng tế với Đức ông Vinh quê gốc Thanh Hoá vào Thánh lễ 11h30. Giáo xứ Việt Nam phục vụ cho khoảng 14.000 giáo dân, 1/2 giáo dân ở tại trung tâm đây, phần còn lại ở rải rác tại 5 khu khác, các cha Việt Nam tại Giáo xứ chia nhau đi dâng lễ. Các tác giả quen thuộc như Linh mục Trần Anh Dũng, thầy sáu Phạm Bá Nha đều tập trung ở đây.
Đức ông Vinh vui vẻ tiếp chúng tôi trước giờ lễ và đồng tế với chúng tôi trong thánh lễ, có hai Thầy Sáu vĩnh viễn giúp lễ, số giáo dân khoảng vài trăm người lớn tham dự, lễ giới trẻ xếp sau lễ này và ở gian bên. Đầu lễ, Đức ông giới thiệu “phái đoàn mười cha thuộc Giáo phận Phát Diệm, sau mấy chục năm vất vả làm việc nay được đi hành hương ghé thăm xứ Việt Nam hải ngoại của chúng ta.” Mọi người vỗ tay chào mừng.
Sau Thánh lễ chúng tôi chụp hình với Đức Ông Vinh, bầu khí trở nên thân thiết. Nhiều người tới gặp các cha hỏi thăm về Việt Nam và tự giới thiệu quê của họ, trong đó có một bà quê ở Bình Hải, một bà quê Phúc Nhạc, một bà quê Thượng Kiệm con cháu cụ Phán Hóa.
Ra khỏi Giáo xứ Việt Nam, chúng tôi đến với Đền thờ Thánh Tâm được xây dựng trên đồi Montmartre. Phải nói ngay rằng, về phương diện đạo đức, ta thấy ngay một sự tương phản nơi đây mà ai ở Paris cũng nói tới : Dưới chân đồi là những nơi ăn chơi, đàng điếm nổi tiếng của Paris, nhưng trên ngọn đồi, nơi có Đền thờ Trái Tim Chúa, người ta tổ chức chầu Thánh Thể 24/24.
Chúng tôi vượt qua những khu ăn chơi này, để leo ngay lên Đền thờ Thánh Tâm ở đỉnh đồi. Sườn đồi thoai thoải nên khách hành hương leo lên không thấy mệt. Có ba chặng nghỉ bằng phẳng rộng rãi, chặng nào cũng có khách chụp hình lấy nền là Đền thờ mà cũng có khi quay lưng lại lấy nền là thành phố dưới chân đồi. Càng lên cao, Đền thánh càng hiện ra to lớn đồ sộ. Các ngọn tháp kiến trúc kiểu Roman tạo nên những góc độ kỳ thú. Nhìn từ ba mặt của ngọn đồi, ta thấy những góc độ kiến trúc mang đậm mô-tip Roma.
Bước vào Đền thánh, một bầu khí thánh thiện bao trùm: cả ngàn người im lặng cầu nguyện, lúc nào cũng có người quì gối chầu Mình Thánh Chúa, nến rực sáng trước các bàn thờ. Chị thánh Thérèse H. cũng đã từng đến đây chầu Mình Thánh Chúa. Tượng và hình chị thánh Maria Magarita được tôn kính. Ta xác định rõ hơn hai hình ảnh trái ngược nhau giữa hai đời sống. Đời sống tâm linh sốt sắng thánh thiện trên đồi tương phản với lối sống xa hoa hưởng thụ dưới chân đồi. Đoàn chúng tôi cũng cảm nghiệm được bầu khí thiêng thánh khi được cùng nhau làm giờ thánh bằng tiếng Việt Nam tại đây.
Trở về trong thanh thoát nhẹ nhàng, chúng tôi đi dọc đại lộ Champs Elysée tràn ngập ánh sáng điện, hai hàng cây dọc đại lộ trở thành hai hàng ánh sáng đến tận khi hoàn môn - một vinh danh của Paris. Trên hè phố có có những ô vườn trong đó cấy nhiều cây thông vừa tầm mắt, quanh năm tuyết phủ, dĩ nhiên đó là tuyết nhân tạo, nhưng là một nhân tạo tuyệt vời, để dù giữa mùa hè, bạn vẫn thấy được cảnh tuyết phủ mùa đông. Nơi đây đêm Giao thừa người ta bắn pháo hoa mừng năm mới 2006. Khi trời đã về chiều, cũng là lúc cả đoàn chúng tôi bắt đầu cảm thấy thấm mệt sau một ngày thăm viếng Paris. Thầy Được gợi ý chúng tôi vào một quán Cà-phê trên đại lộ Champs Elysée để đoàn nghỉ ngơi sau một ngày đi bộ. Vào đây mới thấy sinh hoạt ở Paris thật đắt đỏ : một tách cà-phê rẻ nhất là 3,5 euros, tưng đương với 70.000đ VN.
Trên đường trở về chúng tôi ghé vào viếng Nhà thờ thánh Fr. X. bé nhỏ, nhưng toát lên ý chí thánh thiện của vị thánh quan thầy truyền giáo phương Đông. Nước Pháp không tràn ngập nghệ thuật thánh như Roma nhưng kết tinh trong những nơi thánh do những vị thánh lớn tạo nên. Một Lộ Đức do thánh Bernadette, một Montmartre do M. Magarita, một Lisieux do thánh Thérèse H... Chúng tôi không đủ thời gian đi viếng hết các ni thánh, nhưng chúng tôi quyết tâm đi viếng Lisieux.
Ngay mai: Viếng thăm Lisieux
Chị Thanh Vân cùng chị Emilie người Philippine, chị Odile người Pháp lại lái xe đến tận ga tiễn chân chúng tôi lên tầu. Cha Tự vẫn vất vả xách thêm phần hành lý cho tôi để tôi làm “phóng viên” dễ bề xoay sở. Chúng tôi lên tàu chính xác theo giờ in trong vé. Cung cách làm việc của người Pháp khoa học, chính xác hơn hẳn người Ý. Giấc ngủ đến muộn vì niềm vui còn đang lan to, thủ đô Paris còn đang chờ đoàn phía trước.
Một trùng lặp hiếm hoi: chúng tôi vẫn lên toa 20 như vé tàu đi. Tôi và thầy Được ngồi đúng số ghế cũ của mình. Tàu về ga Austerlitz - ga mang tên một trận chiến Pháp - Đức năm xưa. Điểm đến cũng chính xác tới từng phút. Khi đưa hành lý xuống tàu tôi mới phát hiện ra bức tranh lụa Đức Mẹ Việt Nam mà khi đi chúng tôi bỏ quên trên tàu vẫn còn nguyên trên gác hành lý. ý thức nhân bản ở Pháp rất đáng khâm phục!
Sự tôn trọng cá nhân ở các nước châu Âu cũng rất cao, không ai nói chuyện to tiếng. Vào giờ khuya trên tàu, tất cả đều im lặng. Các bạn trẻ Pháp bao giờ cũng có cuốn sách trên tay. Họ không để thời gian chết trên tàu, xe hoặc nhà ga. Khắp nơi vang lời cám ơn hoặc xin lỗi, người ta rất thân thiện đáp lời chào của bất cứ ai. Không bao giờ có chuyện chen ngang khi người khác đã xếp hàng. Khi lên xe bus bạn tự giác mua vé và kiểm soát vé ở máy tự động, nhiều khi suốt nhiều tuyến đường không ai kiểm tra nhưng nếu bất ngờ bị kiểm tra không có vé bạn sẽ bị phạt gấp 50 lần, tức 50/1 Euro. Nếu không có tiền ngay, bạn bị thu giấy tờ, khi về nhà tiền phạt sẽ thành 100 Euro. Ở một số bưu điện mà chúng tôi biết người ta lắp đặt một máy tự động, bạn lấy số theo từng ghi cửa và ngồi ghế chờ đến số của mình. Nhân viên bưu điện giao tiếp với từng người và báo số điện tử trên ghi cửa. Ngay ở nhà Nguyện Foyer Phát Diệm, số trang hoặc số bài cần hát cũng được báo bằng số điện tử trên tường đối diện, mọi việc diễn tiến nhịp nhàng, trật tự.
Chỉ ở châu Âu có ít ngày nên có thể còn phiến diện, chúng tôi cảm thấy rằng, các bạn trẻ châu Âu nói chung và ở Pháp nói riêng ít đến nhà thờ hơn Việt Nam, nhưng dường như chất Kitô giáo đã ăn sâu vào máu thịt của họ. Việc thực hành bác ái và công bằng chứng tỏ điều đó. Họ sống đạo rất lý trí, có ý thức cao.
Tuy nhiên, không có xã hội nào là hoàn hảo. Ở châu Âu cũng tồn tại những tiêu cực, chúng tôi chỉ kịp quan sát một vài tiêu cực đường phố:
* Trước hết là trộm cắp - nỗi đau của khách du lịch, hành hương - điểm tiêu cực này nổi bật ở Ý, từ Đức Cha ở nhà căn dặn cho tới Đức Ông Thiện ở Foyer, thầy Vượng và các Soeur đều dặn đề phòng mất cắp. Suốt những ngày lưu trú tại Italia hay Pháp chúng tôi chỉ đưa hộ chiếu bằng bản phôtô. Mất tiền không lo bằng mất hộ chiếu vì sẽ trở thành người lưu vong vô chính phủ, vô tổ quốc. Hai ông bà người Đức đi cùng Metro với chúng tôi, bà bị móc tút toàn bộ tiền và giấy tờ. Rất may bà kịp túm tay kẻ cắp, khám người và lấy lại được ví, tên kẻ cắp chỉ là một trẻ gái tầm 13 dến 14 tuổi, nhưng đứng sau đó là hai tên to cao mà người ta nói rằng “cùng bọn”.
* Người hành khất ở Ý, họ đóng vai đủ loại: người Aicập, vũ nữ, anh hề... trước mặt đặt một cái giỏ, mỗi khi có ai cho tiền, người ăn xin làm những cử chỉ thân thiện: bắt tay, cúi chào, múa, làm trò, thậm chí có người đóng giả như đạo sĩ giơ tay chúc lành “quyệch quạc” cho người giúp đỡ. ở Pháp họ ăn mặc chững chạc, chúc quý ông, quý bà mọi điều tốt lành rồi mới xin giúp chút tiền để có một bữa ăn ở nhà hàng, nghỉ đêm tại Hotel v.v..
Chợ ở Pháp không phả i là điều gì tiêu cực nhưng là quá chênh lệch với giá ở Việt nam. Để tiếp chúng tôi bữa cơm Việt Nam, Thầy Được đi chợ mua rau, một mớ thìa là tính ra tiền VN là 26.000đ, mỗi một cây Thìa là nhỏ tính thành tiền 1,400đ nếu cả mớ rau này tại Việt Nam chỉ bán được 500đ. Một mớ rau răm đáng giá 100đ Việt Nam thì ở đây mua mất 22.000 đ. Nói theo một nghĩa lạc quan nào đó thì chợ Việt Nam vẫn là rẻ nhất thế giới!Chiều 30 tết ở vùng quê Việt Nam, đi chợ chiều giống như chơi bạc, có thể thực phẩm sẽ đắt nhất trong năm vì nhà nào cũng phải sắm cho 3 ngày tết, ngược lại có thể mua như xin không, vì nếu còn đọng lại nhiều hàng thì người ta cũng bán đổ bán tháo cho hết để về ăn tết với gia đình.
Chúng tôi đi thăm tháp Eiffel trong khung cảnh chiều 31/12 tại Paris để hưởng mùi “Tết tây” lần đầu tiên trong đời.Khác hẳn với trí tưởng tượng và càng khác hơn so với trong nh in, tháp Eiffel khổng lồ không chỉ vắt qua một đường phố mà là cả một quảng trường rộng lớn, cả nhà thờ Chính toà Phát Diệm cũng chỉ nằm gọn trong giữa bốn chân tháp. Ta hãy hình dung chỉ một chân tháp tiếp đất người ta đã xây trong khoảng không ở đó cả một gian nhà để bán vé và làm cổng lên tháp. Có cả hàng chục ngàn người xếp hàng mua vé để lên tháp. Bốn thang máy liên tục hoạt động. Mỗi thang chứa được ba mươi người, mặc dù thế cũng không đủ đáp ứng, số người leo bộ mỗi lúc một đông. Ở tầng một của tháp có hành lang vây quanh bốn bên, mỗi hành lang rộng 1,5m chạy dài hàng trăm mét. Bên trong có sân băng để cho du khách tự do trượt băng. Rất nhiều các cửa hàng souvenir và quán Bar có cửa kính vây quanh, có lò sưởi hơi ấm đủ phục vụ hàng trăm người một lúc. Từ tầng cao này dòng sông Seine trở nên bé nhỏ, mềm mại và du khách có thể nhìn được chiều khá dài của con sông lộng lẫy nhất châu Âu, chảy suốt đô thành Paris diễm lệ này. Từ tầng cao này ta có thể quan sát thấy toà nhà Quốc hội, Dinh thủ tướng Pháp, Viện bảo tàng quân đội nơi mai táng Napoléon đại đế.
Tháp Eiffel |
Không chịu ở trong nhà kính, mặc cho gió mạnh và giá buốt, chúng tôi trèo lên đến hết giới hạn. Nhìn từ mặt đất đây chỉ là một điểm chân chóp nhọn Eiffel, thực tế đường kính của nó còn tới hàng chục mét. Nhìn từ độ cao này toàn thủ đô Paris ở dưới chân bạn. Bạn có cảm giác nhìn từ trên máy báy xuống, thành phố là những chùm sáng kế tiếp nhau, sông Seine là một giải lụa mềm mại rực sáng.
Việc đi xuống lại đơn gin hơn bao giờ hết, chỉ cần ba chặng cầu thang máy là xuống tới mặt đất. Cố gắng nhất mà cũng yếu nhất trong đoàn là Cha Vũ, dù thế ngài cũng đã trèo lên tới tầng một, tầng lớn nhất của tháp, chúng tôi sắp xếp để cha ngồi dùng ly café trong phòng sưởi chờ đợi. Khi thang máy của chúng tôi xuống đến tầng hai thì xẩy ra một chuyện rất thú vị : ba cha tham gia cuộc khẩu chiến là cha Điện, cha Hi và cha Tư. Các ngài tranh luận thang máy đang ở tầng một hay tầng hai. Cha Điện căn cứ chữ ghi tầng một (premier) cho rằng đây là tầng cha Vũ ngồi chờ, cha Hi, cha Tư ( hai bố con) cho rằng đây là tầng hai vì Tây không tính tầng trệt, do không có trọng tài nên khẩu chiến kéo dài tới khi thang máy dừng lại ở tầng một, cha Điện tin là xuống tới đất nên đi ra kéo theo cha Hi, cha Tư, cha Văn. Khi thầy Được gọi lại thì chỉ có cha Văn kịp vào trước khi cửa thang máy tự động đóng, ba cha trong cuộc khẩu chiến được Chúa quan phòng cho ra “thực mục sở thị” tầng một hay mặt đất! Chính vì vậy khi thang máy vừa xuống tiếp, đoàn chúng tôi không nín được cười và “dịch cười” lây lan ra cả toa, chưa bao giờ chúng tôi được nghe “tây” cười hỷ hả như vậy,và cười suốt cho tới khi cầu thang chạm đất !
Chúng tôi tập trung ở trung điểm tháp Eiffel theo thoả thuận để dễ tìm nhau khi bị tách đoàn, cho đến khi ba cha đi bộ xuống vẫn chưa hết cười, còn hai cha con cha cố Hi tạ ơn Chúa vì xuống như vậy mới rõ là cha Điện sai, cha Điện thì vẫn còn thanh minh là tại bảng đề !
Trời đổ mưa to và chỉ kịp cho chúng tôi chụp vội một kiểu hình kỷ niệm trước tháp Eiffel rồi lên xe bus, mới hay từ 18h ngày 31/12/2005 đến 12h ngày 01/01/2006 chính phủ Pháp đài thọ miễn phí các lộ trình xe bus và metro. Điều này chứng tỏ sinh hoạt của Pháp rất cao và Chính phủ kiểm soát được toàn bộ hệ thống phương tiện giao thông.
Thầy Được chiêu đãi mười anh em linh mục chúng tôi tại căn phòng sinh viên của ký túc xá, tết tây nhưng “ăn tết” phong cách Việt Nam: thịt quay, gà phay tẩm dấm, lòng lợn rán, canh hến Việt nam. Thầy Được vất vả chạy lên chạy xuống. Mọi sinh hoạt dành cho một sinh viên nay ra mười một sinh viên, quá tải đến nỗi điện cũng bị ngắt r-le. Bữa cơm ăn muộn nhưng ngon miệng. Khi thầy Được đưa sáu cha về nhà MEP và quay về ký túc xá thì đã 23h30, thầy còn phải cắm điện cho nồi cơm nếp chuẩn bị bữa ăn trưa picnic ngày mai vì sáng 01/01 chắc chắn không có cửa hàng hay nhà hàng nào mở cửa cả. Không hiểu tại sao thầy Được nấu cơm nếp đến ba lần mà cơm vẫn bị sống. Cha Năng dí dỏm an ủi thầy: “Cơm sống vào ngày Tết là điềm lành đấy!” Không có hướng đạo, chúng tôi không đến được đại lộ Champs Elisée đón Giao thừa theo dự định, tuy nhiên chúng tôi không bị bỏ lỡ cơ hội, vì sẽ đến đây vào chiều mai 01/01/2006.
Lời chào và chúc mừng năm mới vang lên khắp nơi, thời gian vô cùng quý báu. Pháp là nước tận dụng triệt để thời gian trong tất cả phương tiện đi xe, đi bộ, đọc sách báo, không để thời gian chết... dù thế 9h sáng người ta mới bắt đầu làm việc. Chúng tôi lên đường tới Giáo xứ Việt Nam – Paris để đồng tế với Đức ông Vinh quê gốc Thanh Hoá vào Thánh lễ 11h30. Giáo xứ Việt Nam phục vụ cho khoảng 14.000 giáo dân, 1/2 giáo dân ở tại trung tâm đây, phần còn lại ở rải rác tại 5 khu khác, các cha Việt Nam tại Giáo xứ chia nhau đi dâng lễ. Các tác giả quen thuộc như Linh mục Trần Anh Dũng, thầy sáu Phạm Bá Nha đều tập trung ở đây.
Đức ông Vinh vui vẻ tiếp chúng tôi trước giờ lễ và đồng tế với chúng tôi trong thánh lễ, có hai Thầy Sáu vĩnh viễn giúp lễ, số giáo dân khoảng vài trăm người lớn tham dự, lễ giới trẻ xếp sau lễ này và ở gian bên. Đầu lễ, Đức ông giới thiệu “phái đoàn mười cha thuộc Giáo phận Phát Diệm, sau mấy chục năm vất vả làm việc nay được đi hành hương ghé thăm xứ Việt Nam hải ngoại của chúng ta.” Mọi người vỗ tay chào mừng.
Sau Thánh lễ chúng tôi chụp hình với Đức Ông Vinh, bầu khí trở nên thân thiết. Nhiều người tới gặp các cha hỏi thăm về Việt Nam và tự giới thiệu quê của họ, trong đó có một bà quê ở Bình Hải, một bà quê Phúc Nhạc, một bà quê Thượng Kiệm con cháu cụ Phán Hóa.
Ra khỏi Giáo xứ Việt Nam, chúng tôi đến với Đền thờ Thánh Tâm được xây dựng trên đồi Montmartre. Phải nói ngay rằng, về phương diện đạo đức, ta thấy ngay một sự tương phản nơi đây mà ai ở Paris cũng nói tới : Dưới chân đồi là những nơi ăn chơi, đàng điếm nổi tiếng của Paris, nhưng trên ngọn đồi, nơi có Đền thờ Trái Tim Chúa, người ta tổ chức chầu Thánh Thể 24/24.
Chúng tôi vượt qua những khu ăn chơi này, để leo ngay lên Đền thờ Thánh Tâm ở đỉnh đồi. Sườn đồi thoai thoải nên khách hành hương leo lên không thấy mệt. Có ba chặng nghỉ bằng phẳng rộng rãi, chặng nào cũng có khách chụp hình lấy nền là Đền thờ mà cũng có khi quay lưng lại lấy nền là thành phố dưới chân đồi. Càng lên cao, Đền thánh càng hiện ra to lớn đồ sộ. Các ngọn tháp kiến trúc kiểu Roman tạo nên những góc độ kỳ thú. Nhìn từ ba mặt của ngọn đồi, ta thấy những góc độ kiến trúc mang đậm mô-tip Roma.
Bước vào Đền thánh, một bầu khí thánh thiện bao trùm: cả ngàn người im lặng cầu nguyện, lúc nào cũng có người quì gối chầu Mình Thánh Chúa, nến rực sáng trước các bàn thờ. Chị thánh Thérèse H. cũng đã từng đến đây chầu Mình Thánh Chúa. Tượng và hình chị thánh Maria Magarita được tôn kính. Ta xác định rõ hơn hai hình ảnh trái ngược nhau giữa hai đời sống. Đời sống tâm linh sốt sắng thánh thiện trên đồi tương phản với lối sống xa hoa hưởng thụ dưới chân đồi. Đoàn chúng tôi cũng cảm nghiệm được bầu khí thiêng thánh khi được cùng nhau làm giờ thánh bằng tiếng Việt Nam tại đây.
Trở về trong thanh thoát nhẹ nhàng, chúng tôi đi dọc đại lộ Champs Elysée tràn ngập ánh sáng điện, hai hàng cây dọc đại lộ trở thành hai hàng ánh sáng đến tận khi hoàn môn - một vinh danh của Paris. Trên hè phố có có những ô vườn trong đó cấy nhiều cây thông vừa tầm mắt, quanh năm tuyết phủ, dĩ nhiên đó là tuyết nhân tạo, nhưng là một nhân tạo tuyệt vời, để dù giữa mùa hè, bạn vẫn thấy được cảnh tuyết phủ mùa đông. Nơi đây đêm Giao thừa người ta bắn pháo hoa mừng năm mới 2006. Khi trời đã về chiều, cũng là lúc cả đoàn chúng tôi bắt đầu cảm thấy thấm mệt sau một ngày thăm viếng Paris. Thầy Được gợi ý chúng tôi vào một quán Cà-phê trên đại lộ Champs Elysée để đoàn nghỉ ngơi sau một ngày đi bộ. Vào đây mới thấy sinh hoạt ở Paris thật đắt đỏ : một tách cà-phê rẻ nhất là 3,5 euros, tưng đương với 70.000đ VN.
Trên đường trở về chúng tôi ghé vào viếng Nhà thờ thánh Fr. X. bé nhỏ, nhưng toát lên ý chí thánh thiện của vị thánh quan thầy truyền giáo phương Đông. Nước Pháp không tràn ngập nghệ thuật thánh như Roma nhưng kết tinh trong những nơi thánh do những vị thánh lớn tạo nên. Một Lộ Đức do thánh Bernadette, một Montmartre do M. Magarita, một Lisieux do thánh Thérèse H... Chúng tôi không đủ thời gian đi viếng hết các ni thánh, nhưng chúng tôi quyết tâm đi viếng Lisieux.
Ngay mai: Viếng thăm Lisieux