<

Ký sự chuyến hành hương Roma và Lộ Đức của phái đoàn Linh Mục Phát Diệm.(5)



Đi thăm đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành.

Đây là Đền thờ được xây từ thế kỷ IV đời Hoàng đế Valentiano, và các Hoàng đế tiếp theo đã cho mở rộng và nâng cấp. Đền thờ bị cháy vào năm 1823, vết tích các phần cột đá vỡ do nạn cháy còn kê dọc tường của khu Đền thờ.

Tám mươi cột đá bằng cẩm thạch quý hiếm từ thời ĐGH Giovanơi VIII đã hình thành một hành lang khép kín sân tháp nhà thờ, vừa uy nghi kiên vững vừa nghệ thuật kiến trúc độc đáo.

Đền thờ dài 120m, cánh Thánh giá Ai Cập rộng 65m cao 23m chỉ đứng sau Đền Thánh Phêrô tại Roma. Trần nhà thờ đắp mầu cẩm thạch trắng và thiếp vàng, giữa có huy hiệu của ĐGH Pio IX, trên tường giữa các cửa sổ có các bức tranh diễn tả cuộc đời thánh Phaolô do rất nhiều họa sĩ vẽ. Bên dưới là hình chân dung các ĐGH từ thánh cả Phêrô tới ĐGH đương kim Benedicto XVI.

Trong Nhà thờ còn lưu giữ nhiều tặng vật quý hiếm: Bàn thờ bằng đá khổng tước và ngọc lưu ly do Nga hoàng Nicolai I tặng.

Bốn cột đá cẩm thạch đỏ do Phó Vương Aicập tặng. Nền cung thánh còn đặt một chân nến phục sinh bằng đá cao vút tuyệt đẹp do Nicola di Angelo và pietro Vassaletto tạc.

Chúng tôi luôn bị choáng ngợp bởi những không gian nghệ thuật cao lớn hoành tráng, bị chinh phục bởi những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá hoàn hảo và dầy tính lịch sử của các đại hoàng đài này.

Trên đường tới hí trường Colosseum nổi tiếng, chúng tôi ghé vào thăm đền Pantheon. Đây là đên thờ dâng kính mọi thần linh của Đế quốc Roma cổ đại, di tích lịch sử này được giữ nguyên vẹn nhất ở Roma, Đền do M. Agrippa, con trai của Hoàng đế Augusto xây năm 21 trước Giáng Sinh. Thời trung cổ nó trở thành biểu tượng của thành Roma, nhiều đời ĐGH góp phần tu bổ gìn giữ. Đền thờ hình nón có mái tròn, phía trước là hành lang tiền đường trang hoàng 16 cây cột bằng nham thạch đỏ xám cao 12,5m. Mặt tiền dài 33m rộng 13m.

Đền có 7 bàn thờ xưa để dâng kính 7 thần tinh tú, vươn lên thành mái tròn cao 43m đường kính 43,4m lớn hơn mái tròn Đền thờ thánh Phêrô 1,4m, ánh sáng tự nhiên lọt vào qua lỗ hổng tròn trên chóp, chỉ nguyên lỗ hổng này đã có đường kính 9m. Nền lát bằng nhiều thứ cẩm thạch mầu sắc sặc sỡ.

Dừng chân tại hí trường Colosseum chúng tôi ai cũng trầm trồ thán phục, công trình đã nổi tiếng khắp thế giới nhưng hôm nay chúng tôi mới được thực mắt chứng kiến. Quả là công trình kiến trúc vĩ đại tượng trưng cho sự kiêu hùng và trường tồn của Roma cổ đại, nó được xây dựng năm 72 trên một cái hồ rộng lớn thuộc vườn thượng uyển của Hoàng đế Nero, khánh thành năm 80 đời Hoàng đế Titô. Đã có rất nhiều kitô hữu chịu tử đạo tại hí trường này. Đời ĐGH Benditto XIV cho sửa chữa và dâng hí trường kính máu các vị tử đạo, Năm 1957 người ta đặt một cây Thánh giá tại hí trường và bắt đầu từ thời ĐGH Phaolô VI hàng năm, cứ tối thứ sáu tuần thánh, ĐGH đã đích thân hướng dẫn chặng đường Thánh giá với hàng ngàn tín hữu và khách hành hương tại đây tham dự.

Hí trường Colosseum
Thoáng nhìn, tưởng hí trường hình tròn nhưng thực ra là hình bầu dục bên ngoài bằng đá vôi, bên trong bằng gạch nung và đá ong. Chu vi hí trường là 527m, dài 188m, cao 50m gồm bốn tầng. Ba tầng dưới có các cửa vòng cung. Hí trường có bốn cửa dẫn thẳng vào võ đài. Cửa lớn nhất dành cho Hoàng đế và quần thần, dân chúng vào hí trường qua 80 cửa vòng cung có đánh dấu thứ tự. Hí trường này có thể chứa tới 50.000 người

Kết quả năm 1870 đào bới dưới lòng hí trường còn phát hiện thêm các phòng nhốt thú dữ, các cột trụ dùng để kéo cho các cuộc đấu khác nhau từ đua ngựa đấu kiếm, đấu bò tót...

Những cư dân mặc quân phục lính Roma cổ xưa cầm gươm mời chào chụp hình, những xe ngựa chở khách, càng làm chúng tôi nhớ về một quá khứ oai hùng nhưng đẫm máu của đế quốc Roma cổ đại xưa.

Rời Colosseum, chúng tôi dừng chân tại piazza Navona Đây là công trường Barôc điển hình đẹp nhất Roma được xây trên trường đua ngựa của Hoàng đế Domiziano dài 240m rộng 65m, các cuộc hội hè trong các dịp Giáng Sinh, Ba vua và Phục sinh được tổ chức tại đây.

Giữa công trường là cây cột tháp bút kiểu Aicập cao 16 m đặt trên khối đá cẩm thạch cao 13,5m, khối đá này được biến thành núi non bộ, bốn góc có bốn bức tượng khổng lồ với bốn dòng nước chả y tượng trưng cho bốn con sông Âu Châu, á châu, Mỹ châu và Phi Châu.

Bóng chiều buông xuống, mới 17h mà khắp nơi đã lên đèn, cảm giác như 8h tối ở Việt Nam. Bầu khí Noel thật sôi động từ quảng trường này, những ban nhạc, những trò chơi độc đáo, kể cả xiếc đã được diễn ra, chúng tôi lấy cảm hứng từ đây để đi len qua các hẻm phố đi bộ, tiến về Đền Thánh Phêrô. Những cây điện đã bắt đầu thắp sáng, các ông già Noel đã được dựng lên bên hè phố, bầu khí Noel thật ấm áp giữa đêm đông Roma.

Quảng trường Roma đây rồi! Đèn vừa rực sáng tại Máng cỏ dưới chân cột đá cổ Aicập giữa quảng trường, những pho tượng lớn như người thật được bài trí trong một mái nhà tưởng nhớ hang chiên lừa năm xưa, nơi đây các mục đồng cũng đã được đặt xa xa hang đá Belem, nơi có thánh Giuse và Đức Mẹ hiện diện. Một gian bên diễn tả cung cách sinh hoạt của người Do thái xưa.

Đoàn chúng tôi sang Roma muộn nên mặc dù Thầy Vượng đăng ký vé nhưng ban tổ chức đã hết vé vào nhà thờ dự lễ. Đức Ông Khả, Đức Ông Phương hết sức quan tâm cho đoàn nhưng cũng không thể làm được hơn. Tây là như thế !

Chúng tôi trở về Foyer Phát Diệm, thật hạnh phúc khi ở chính giáo đô này lại có “Nhà của mình”, chúng tôi sẽ được dâng lễ đồng tế cùng Đức Ông giám đốc Daminh Vũ Văn Thiện vào 21h, nếu không có Foyer thì chúng tôi không biết được dâng lễ ở đâu.

Trước thánh lễ, Đức Ông đã cho quà Giáng sinh, mỗi cha 200 Euro đủ để mua quà cho giáo dân. Sau thánh lễ các Soeur trong Foyer tổ chức mừng Giáng Sinh rất vui vẻ Ý nghĩa. Mỗi người được rút thăm hái quà Noel theo số. Mỗi số có ghi một câu ngắn mang tính tu đức rất hay với chữ tiếng Ý: Auguri - chúc mừng

Các Soeur ở đây rất đa năng, nấu ăn giỏi, ngoại giao tiếng Ý, tiếng Đức, hát hay, đàn giỏi, phụng vụ rất nghiêm trang và sâu lắng, ứng xử tế nhị, đa diện.

Sau tiệc ngọt đón mừng lễ Chúa Giáng Sinh, chúng tôi ngồi trước màn hình của Foyer để dự lễ đêm ĐTC phát trực tiếp qua đài truyền hình của Giáo phận Roma. Giáo hội Ý cũng có một kênh truyền hình nữa.

Thật cảm động khi ĐTC xuất hiện dâng thánh lễ và thật đáng yêu khi ĐTC nhận lễ vật của 10 em thiếu nhi từ các nước về hiệp dâng lên, ĐTC đặt tay lên đầu, chúc lành cho từng em, nhất là các em Hàn quốc đại diện cho châu á!

Ca đoàn cũng gồm các em trong ca đoàn Sixtin ca đoàn nhà nguyện của ĐTC.

Cuối thánh lễ ĐTC đi theo đoàn kiệu rước Chúa Hài đồng tới hang đá đặt dưới cuối Đền thờ thánh Phêrô, suốt dọc lòng nhà thờ, ĐTC đi chậm lại để tu sĩ giáo dân hôn nhẫn, bên ngoài quảng trường trời mưa rét, giáo dân vẫn đến đông để dự thánh lễ Giáng Sinh đầu tiên của ĐTC Benedicto XVI.

Sáng 25/12 chúng tôi có mặt tại đền thờ thánh Phêrô để dự lễ ĐTC, nhưng đến đây mới biết ĐTC không dâng lễ 10h như chúng tôi tưởng, trời mưa rét nhưng lượng người vẫn tập trung về đông, tiếng quả chuông nặng 9 tấn của Đền thờ vang lên, bầu khí Giáng Sinh vui tươi, đầm ấm bào trùm khắp Roma, chúng tôi chụp hình, quay camera trước toà nhà 4 tầng của ĐGH, điểm ngắm là chính ô cửa sổ mà 12 giờ trưa nay ĐTC sẽ từ đây ban phép lành cho Roma và toàn thế giới. Phép lành hôm nay trọng thể vì mỗi năm chỉ có 2 lần Phục Sinh và Giáng Sinh, vì là cho toàn thế giới nên trước các phương tiện thông tin đại chúng vào giờ trực tiếp, mọi người có Ý đều được lĩnh phép lành của ĐTC kể cả ảnh tượng, tràng hạt làm phép. Một ngày lễ Giáng Sinh lịch sử và đầy Ý nghĩa đã trôi qua nhưng là chỉ trôi qua về thời gian, niềm vui còn kéo dài suốt tuần bát nhật Giáng Sinh và lắng đọng suốt đời người kitô hữu.

Thật vậy sáng nay ngày lễ thánh Stephano tử đạo, chúng tôi được cha giáo Duyệt ưu ái chở xe đi chi thăm hang đá Giáng Sinh đầu tiên, hang đá này do chính thánh Phanxicô khó khăn và các thầy Dòng tạo dựng nằm ở vùng GRECCIO cách Roma 100 km về miền bắc Ý, đường đi xuyên qua các đoạn đường hầm từ 4-5 km, ngược lên vùng cao vòng vo, gấp khúc, tay lái của cha giáo khiến chúng tôi rất yên tâm. Dịp lễ Giáng Sinh mọi người còn nghỉ ngơi tại gia đình, đường phố vắng nên đi được nhanh hơn.

Hang đá hiện ra trước mắt chúng tôi giản dị và ở độ cao vừa phải. Một bảng đá ghi lại chứng tích lịch sử đặt trước hang, chúng tôi được cha giáo dịch đọc cho đoàn, phía bên trong chật hẹp có lẽ chỉ đủ cho 10 anh em chúng tôi đứng, nhưng không ai vào vì có dây ngăn cách, một thầy Dòng âm thầm đọc Kinh Nguyện vụ trước hang đá lịch sử này. Trên vách đá có hình vẽ cảnh sinh hoạt đạm bạc của dòng, một bàn thờ đơn sơ nhỏ nhắn, dưới Bàn thờ là Đức Mẹ, Thánh Giuse và Chúa Hài Nhi trong máng cỏ.

Rời hang đá chúng tôi đi theo hành lang hẹp dẫn đến phòng ngủ của thánh Phanxico khó khăn. Gọi là phòng, thực chất là một hốc nhỏ không có một vật gì dù là tre gỗ làm giường hoặc rơm cỏ làm gối, tất cả chỉ là một hốc đá có một hòn đá xoai xoi nhẵn nhụi dấu tích của vị thánh khó nghèo nằm nghỉ nơi đây.

Phía trên một vách hang là một dãy nhà gỗ hẹp lòng, có một hành lang chỉ đủ đi hàng một, đó là phòng của Thánh Bonaventura ở vào thời kỳ sau thánh Phanxicô Assisi khoảng vài chục năm, theo những bậc thang đá chúng tôi đi vào những hành lang hẹp, cả một bộ sưu tập khổng lồ số một thế giới hiện ra. Có hàng trăm hang đá dưới hàng trăm hình thức diễn tả và đặc trưng cho các nước trên thế giới, có cả hang đá Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... chỉ chưa thấy kiểu hang đá Việt Nam. Lối diễn tả phong phú, đa dạng: Trên đỉnh núi, trong hang đá, ngoài thành phố, trên thân cây... nhưng nhìn chung đều có khoảng không gian hợp lý cho các mục đồng và một mái nhà nhắc nhở chuồng chiên bò năm xưa.

Hang đá nào cũng nhỏ, lồng trong khung kính, nhưng nghệ thuật và biểu tượng sắc tộc của nó thì vượt không gian tới tầm mức thế giới. Cuối cùng chúng tôi gặp nhau trong nhà nguyện. Nơi đây có bàn thờ dâng lễ và có đủ ghế cho một cộng đoàn từ trăm người trở xuống, cuối nhà thờ cũng là c một hang đá lớn. Không gian đủ để đặt thêm những pho tượng khác có liên quan tới Dòng Phanxicô Assisi.

Trước khi ra về chúng tôi vui mừng được gặp cha Fr Giuseppe Noto tổng quản lý bộ truyền bá Tin mừng các dân tộc của Toà Thánh, Ngài mới sang Việt Nam tháp tùng ĐHY Crescenzio Sepe về. Cha rất vui được về Việt Nam mà theo Ngài là một Giáo Hội sống động, cha mở cho chúng tôi xem 3 cuốn Album của 3 miền Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh, những tấm nh chụp rất đẹp chủ đề về cuộc viếng thăm của ĐHY Crescenzio Sepe và một số cảnh chụp mang đặc thù của từng miền. Những em bé ngây th đáng yêu, những áo dài và nón Huế thanh lịch... Ngài vui vẻ chụp nh với chúng tôi trước khi kết thúc cuộc viếng thăm.

Xe trở về khoảng 20 km, cha giáo rẽ vào một tu viện Forteclombo để viếng thăm một di tích thánh. Đó là nơi Thánh Phanxicô Assisi đã lưu tại đây chữa mắt và ăn chay 40 đêm ngày, sau đó Ngài ghi tiếng Chúa đọc cho Ngài viết luật cho anh em dòng giữ luật yêu thương, khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh theo Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô. Khắp nơi toát lên một khung cảnh khó nghèo, thầm lặng, hoà nhập thiên nhiên và chứng tích của đời sống đức tin thật mãnh liệt.

Chúng tôi trở về thanh thoát nhẹ nhàng và rất vui vì vừa khám phá mối liên hệ sâu xa giữa nếp sống khó nghèo của thánh Phaxicô khó khăn với hang đá máng cỏ nghèo hèn của Chúa Hài Đồng Giêsu. Roma hôm nay có được đỉnh cao của nghệ thuật và nắm giữ kho tàng vô giá nền văn hoá nghệ thuật, tôn giáo thế giới, thì điểm xuất phát lại chính từ hang đá máng cỏ năm xưa mà Thánh Phanxicô Assisi là bn sao của hang đá ấy. Bỗng nhiên chúng tôi càng thêm yêu kính, tôn thờ cảnh khó nghèo của hang đá Belem.

Ngày mai: Đi thăm Venezia