186. MỘT CẢM NGHĨ
TRONG MÙA GIÁNG SINH
Xin chân thành cám ơn bạn Tam_Vu@ncci.com đã cho phép đăng lại bài này.
Từ những giây phút bắt đầu của ba ngày học cho khoá CANH -TÂN- GIÁO -XỨ, tôi đã để ý đến một bà cụ già. Trông bề ngoài bà cụ khoảng 65 tuổi với một chân đi khập khiễng, có lẽ do tật bẩm sinh hay do một tai nạn nào đó mà tôi không rõ. Bà cụ rất ít nói và có vẻ rụt rè trong các giờ chia sẻ giữa các tham dự viên. Chỉ có một điều đặc biệt là bà cụ rất chăm chú lắng nghe lời thuyết giảng của Cha hướng dẫn trong các buổi học. Tôi không thấy bà cụ ghi chép gì cả, nhưng cặp mắt vẫn còn tinh anh của bà cụ là một dấu chỉ sự thâu nhận biết bao ý tưởng của Cha hướng dẫn.
Khóa học này qui tụ khoảng 30 người, đại đa số là giới trẻ, nên sự có mặt của bà cụ đã đập vào mắt tôi ngay từ phút đầu. Trong ba ngày liền, bà cụ vẫn tiếp tục theo các buổi học như các người trẻ khác, không chút phàn nàn, khiến tôi ngạc nhiên cho sức khỏe cũng như sự chịu đựng dẻo dai của bà cụ.
Ngày cuối của khóa học, trong phần chia xẻ cảm nghĩ... bà cụ là người cuối cùng giơ tay xin đóng góp. Với giọng run run, bà cụ đã vắn tắt kể lại cuộc đời của bà cụ từ khi còn là một đứa bé duy nhất còn sống sót trong một gia đình 5 người. Cha mẹ và anh chị em của cụ đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc. Bà cụ sống sót nhờ cố gắng vét nhặt những cọng rau cỏ còn sót trên vệ đường ăn qua loa để đủ sức sống cho đến khi gặp được một người đàn bà Công Giáo khá giả nhận nuôi với lời hứa cho theo đạo Công Giáo.
Bà cụ rất mừng và hy vọng sẽ được trở thành người Công Giáo, vì bà cụ đã thấy tận mắt lòng hảo tâm của các người Công Giáo giúp đỡ những người đói khát trong nạn đói năm Ất Dậu. Lòng khao khát của bà cụ tàn dần theo năm tháng vì bà cụ suốt ngày phải làm việc dưới hình thức của một người làm công hơn là một người con nuôi trong gia đình của bà Công Giáo khá giả nọ.
Thời gian tiếp tục trôi qua trong nỗi nhọc nhằn của bà cụ với công việc lao động hằng ngày. Niềm mơ ước thành người Công Giáo của bà cụ dù chỉ còn leo lét như ánh đèn dầu nhưng nó vẫn còn đó chứ không mất đi.
Sau này bà cụ mới biết lý do bà nhà giàu nọ nhận nuôi cụ chỉ vì lòng tin là nếu nuôi bà cụ thì các người con của bà nhà giàu đó mới không bị chết yểu... Quả thực sau đó bà nhà giàu nọ có được hai người con gái khỏe mạnh.
Cuộc đời đưa đẩy khiến khi lớn lên bà cụ gặp được một người đàn ông thương cụ, và lấy cụ làm vợ. Đến lúc này thì bà Công Giáo khá giả nọ lại viện cớ là phải lo đám cưới cho con gái nuôi và đòi sính lễ 100 giạ lúa là cả vốn liếng của người đàn ông nọ, cùng với điều kiện là người này phải ở rể. Vì thương nhau nên cả hai chấp nhận điều kiện này và kết quả là bà Công Giáo khá giả nọ đã tước đoạt cả cái vốn liếng duy nhất mà cả bà cụ lẫn người chồng đáng thương kia hy vọng vào đó mà làm lại cuộc đời. Còn hơn thế nữa, bà nhà giàu Công Giáo nọ còn có thêm một người làm công mà không phải trả lương.
Cả một quãng đời dài dằng dặc trong sự đầy đoạ tàn nhẫn của người đàn bà Công Giáo nọ vẫn không làm dập tắt đi lòng mơ ước trở thành người Công Giáo chân chính trong lòng bà cụ. Hai vợ chồng cụ đã được rửa tội để trở thành người Công Giáo sau khi thoát ly gia đình bà nhà giàu nọ, nhưng nỗi đau đớn vẫn in sâu trong tâm khảm bà cụ qua mấy chục năm dài qua.
Cả một khúc phim nhọc nhằn cho cuộc đời hẩm hiu của bà cụ được chiếu lên với những giọt nước mắt buồn tủi của bà cụ làm tôi xúc động... Nhưng tôi xúc động không hoàn toàn vì sự tội nghiệp cho một kiếp người mà sự xúc động vì tấm lòng của bà cụ.
Cụ đã chia xẻ với tất cả tham dự viên là nhờ thành quả của khóa học cùng với sự cảm nghiệm và ơn CHÚA... đã đem đến cho cụ sự can đảm để tha thứ cho người đàn bà Công Giáo khá giả kia, người đã làm cụ đau khổ suốt mấy mươi năm dài.
*****
Tấm lòng cao cả của bà cụ cũng làm tôi nghĩ đến hình ảnh của một ly nước đã vơi quá nửa được nêu lên trong khóa học. Ai cũng chỉ nghĩ đến phân nửa ly nước đã mất đi mà quên đi phân nửa ly nước còn lại. Phần còn lại này là sự hy vọng, là sự tha thứ và cảm thông mà chúng ta cần có trong đời sống hằng ngày trong mối liên hệ với người khác.
Tại sao ta phải cứ nghĩ đến hận thù, những quá khứ đau khổ đã dày vò chúng ta, đã làm khổ chúng ta... Sự tha thứ làm tâm hồn chúng ta thấy nhẹ nhõm và vơi bớt đi những bứt rứt đau khổ trong đời sống hàng ngày...
Tấm lòng của người Cha trong chuyện Người Con Hoang Đàng (Lu-ca 15: 11-31) đã sẵn lòng tha thứ cho người con ngỗ nghịch để rồi người Cha đầy thương yêu nọ vẫn còn được phân nửa ly nước còn lại thay vì mất tất cả.
Giáng-Sinh đang đến trong nỗi vui mừng chào đón CHÚA sinh ra là luồng gió mát thổi vào tâm hồn chúng ta để lòng chúng ta mở rộng cho những người đã làm chúng ta buồn lòng đau khổ bấy lâu nay...
Xin đừng dập tắt Thần Khí (1Thê-xa-lô-ni-ca 5: 19).
Lạy Chúa, xin tôn vinh Ngài là Đấng đã dùng quyền năng đang hoạt động trong bà cụ, trong mỗi người chúng con, mà làm gấp ngàn lần điều chúng con dám cầu xin hay nghĩ tới. Xin tôn vinh Chúa trong Hội Thánh và nơi Đức Giê-su đến muôn thuở muôn đời. A-men (Ê-phê-xô 3: 20-21).
- Cầu nguyện
- Quyết tâm
- Dấn thân
TRONG MÙA GIÁNG SINH
Xin chân thành cám ơn bạn Tam_Vu@ncci.com đã cho phép đăng lại bài này.
Từ những giây phút bắt đầu của ba ngày học cho khoá CANH -TÂN- GIÁO -XỨ, tôi đã để ý đến một bà cụ già. Trông bề ngoài bà cụ khoảng 65 tuổi với một chân đi khập khiễng, có lẽ do tật bẩm sinh hay do một tai nạn nào đó mà tôi không rõ. Bà cụ rất ít nói và có vẻ rụt rè trong các giờ chia sẻ giữa các tham dự viên. Chỉ có một điều đặc biệt là bà cụ rất chăm chú lắng nghe lời thuyết giảng của Cha hướng dẫn trong các buổi học. Tôi không thấy bà cụ ghi chép gì cả, nhưng cặp mắt vẫn còn tinh anh của bà cụ là một dấu chỉ sự thâu nhận biết bao ý tưởng của Cha hướng dẫn.
Khóa học này qui tụ khoảng 30 người, đại đa số là giới trẻ, nên sự có mặt của bà cụ đã đập vào mắt tôi ngay từ phút đầu. Trong ba ngày liền, bà cụ vẫn tiếp tục theo các buổi học như các người trẻ khác, không chút phàn nàn, khiến tôi ngạc nhiên cho sức khỏe cũng như sự chịu đựng dẻo dai của bà cụ.
Ngày cuối của khóa học, trong phần chia xẻ cảm nghĩ... bà cụ là người cuối cùng giơ tay xin đóng góp. Với giọng run run, bà cụ đã vắn tắt kể lại cuộc đời của bà cụ từ khi còn là một đứa bé duy nhất còn sống sót trong một gia đình 5 người. Cha mẹ và anh chị em của cụ đã chết trong nạn đói năm Ất Dậu ở miền Bắc. Bà cụ sống sót nhờ cố gắng vét nhặt những cọng rau cỏ còn sót trên vệ đường ăn qua loa để đủ sức sống cho đến khi gặp được một người đàn bà Công Giáo khá giả nhận nuôi với lời hứa cho theo đạo Công Giáo.
Bà cụ rất mừng và hy vọng sẽ được trở thành người Công Giáo, vì bà cụ đã thấy tận mắt lòng hảo tâm của các người Công Giáo giúp đỡ những người đói khát trong nạn đói năm Ất Dậu. Lòng khao khát của bà cụ tàn dần theo năm tháng vì bà cụ suốt ngày phải làm việc dưới hình thức của một người làm công hơn là một người con nuôi trong gia đình của bà Công Giáo khá giả nọ.
Thời gian tiếp tục trôi qua trong nỗi nhọc nhằn của bà cụ với công việc lao động hằng ngày. Niềm mơ ước thành người Công Giáo của bà cụ dù chỉ còn leo lét như ánh đèn dầu nhưng nó vẫn còn đó chứ không mất đi.
Sau này bà cụ mới biết lý do bà nhà giàu nọ nhận nuôi cụ chỉ vì lòng tin là nếu nuôi bà cụ thì các người con của bà nhà giàu đó mới không bị chết yểu... Quả thực sau đó bà nhà giàu nọ có được hai người con gái khỏe mạnh.
Cuộc đời đưa đẩy khiến khi lớn lên bà cụ gặp được một người đàn ông thương cụ, và lấy cụ làm vợ. Đến lúc này thì bà Công Giáo khá giả nọ lại viện cớ là phải lo đám cưới cho con gái nuôi và đòi sính lễ 100 giạ lúa là cả vốn liếng của người đàn ông nọ, cùng với điều kiện là người này phải ở rể. Vì thương nhau nên cả hai chấp nhận điều kiện này và kết quả là bà Công Giáo khá giả nọ đã tước đoạt cả cái vốn liếng duy nhất mà cả bà cụ lẫn người chồng đáng thương kia hy vọng vào đó mà làm lại cuộc đời. Còn hơn thế nữa, bà nhà giàu Công Giáo nọ còn có thêm một người làm công mà không phải trả lương.
Cả một quãng đời dài dằng dặc trong sự đầy đoạ tàn nhẫn của người đàn bà Công Giáo nọ vẫn không làm dập tắt đi lòng mơ ước trở thành người Công Giáo chân chính trong lòng bà cụ. Hai vợ chồng cụ đã được rửa tội để trở thành người Công Giáo sau khi thoát ly gia đình bà nhà giàu nọ, nhưng nỗi đau đớn vẫn in sâu trong tâm khảm bà cụ qua mấy chục năm dài qua.
Cả một khúc phim nhọc nhằn cho cuộc đời hẩm hiu của bà cụ được chiếu lên với những giọt nước mắt buồn tủi của bà cụ làm tôi xúc động... Nhưng tôi xúc động không hoàn toàn vì sự tội nghiệp cho một kiếp người mà sự xúc động vì tấm lòng của bà cụ.
Cụ đã chia xẻ với tất cả tham dự viên là nhờ thành quả của khóa học cùng với sự cảm nghiệm và ơn CHÚA... đã đem đến cho cụ sự can đảm để tha thứ cho người đàn bà Công Giáo khá giả kia, người đã làm cụ đau khổ suốt mấy mươi năm dài.
*****
Tấm lòng cao cả của bà cụ cũng làm tôi nghĩ đến hình ảnh của một ly nước đã vơi quá nửa được nêu lên trong khóa học. Ai cũng chỉ nghĩ đến phân nửa ly nước đã mất đi mà quên đi phân nửa ly nước còn lại. Phần còn lại này là sự hy vọng, là sự tha thứ và cảm thông mà chúng ta cần có trong đời sống hằng ngày trong mối liên hệ với người khác.
Tại sao ta phải cứ nghĩ đến hận thù, những quá khứ đau khổ đã dày vò chúng ta, đã làm khổ chúng ta... Sự tha thứ làm tâm hồn chúng ta thấy nhẹ nhõm và vơi bớt đi những bứt rứt đau khổ trong đời sống hàng ngày...
Tấm lòng của người Cha trong chuyện Người Con Hoang Đàng (Lu-ca 15: 11-31) đã sẵn lòng tha thứ cho người con ngỗ nghịch để rồi người Cha đầy thương yêu nọ vẫn còn được phân nửa ly nước còn lại thay vì mất tất cả.
Giáng-Sinh đang đến trong nỗi vui mừng chào đón CHÚA sinh ra là luồng gió mát thổi vào tâm hồn chúng ta để lòng chúng ta mở rộng cho những người đã làm chúng ta buồn lòng đau khổ bấy lâu nay...
Xin đừng dập tắt Thần Khí (1Thê-xa-lô-ni-ca 5: 19).
Lạy Chúa, xin tôn vinh Ngài là Đấng đã dùng quyền năng đang hoạt động trong bà cụ, trong mỗi người chúng con, mà làm gấp ngàn lần điều chúng con dám cầu xin hay nghĩ tới. Xin tôn vinh Chúa trong Hội Thánh và nơi Đức Giê-su đến muôn thuở muôn đời. A-men (Ê-phê-xô 3: 20-21).
- Cầu nguyện
- Quyết tâm
- Dấn thân