177. PARIS HÈ 97
- Paris có gì lạ không em?
- Mai anh về, anh mãi còn tiếc thương!
Paris Hè 97 đã để lại trong lòng 96 bạn trẻ Việt Nam chúng tôi thật nhiều luyến nhớ, mà lời văn hay ngôn từ không có đủ để diễn tả, để chia sẻ hết được. Hôm nay, xin được mượn đôi giòng chữ giới hạn để chia sẻ với các bạn một chút kỷ vật thật nhỏ trong chiếc va-li đầy ắp kỷ niệm.
Ngày 18-8-1997, nhóm chúng tôi đặt chân đến Paris, thành phố mệnh danh là kinh đô ánh sáng, để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ thứ XII. Vừa từ Fatima, linh địa hành hương thánh thiện, đến Paris, một số bạn trẻ chúng tôi đã ngỡ ngàng trước những bích chương to lớn dán ngay các cổng métro với hình Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong lễ phục giáo hoàng tay cầm gậy thánh giá đang nhìn một người phụ nữ khỏa thân tay sờ bụng mình đang mang thai, với những hàng chữ chống đối ngài!
Tờ báo Le Monde nổi tiếng của Paris chạy những hàng chữ lớn tiên đoán một Đại Hội Giới Trẻ tầm thường, theo cách nói lễ phép của giới truyền thông Pháp, mình có thể hiểu họ muốn ám chỉ Đại Hội sẽ thất bại ê chề.
Giới trẻ thế giới chúng tôi đã không một ai xé, hay bôi nhọ graffiti các bích chương này. Chúng tôi chỉ biết vừa đi vừa nhoẻn miệng cười trên hè phố Paris, trên ngực lủng lẳng cây thánh giá, trên đầu đội chiếc nón đơn sơ với hàng chữ I LOVE JESUS.
Cứ mỗi lần các nhóm trẻ gặp nhau trên vĩa hè hay trong trạm métro, là mỗi lần tiếng reo hò lại rộn lên, hàng loạt hàng loạt cánh tay giơ lên trao cho nhau tình người, tình Chúa, cho dầu ngôn ngữ khác biệt. Thật vậy, giới trẻ chúng tôi đâu cần hiểu tiếng nói của nhau mới hiểu nhau đâu, vì tình người, tình Chúa vượt trên cái giới hạn của ngôn từ.
Giới trẻ chúng tôi đã đến Paris
reo mừng Gia-vê,
hoan hô Tảng Đá cứu độ (Thánh Vịnh 95: 1).
Phố phường Paris trong 5 ngày ấy đâu đâu cũng thấy những người trẻ nét mặt vui tươi, đầy hy vọng, tuôn đổ, tụ về rồi lại tản ra để ăn mừng, cử mừng (celebrate) đức tin công giáo của mình ngay giữa lòng thế giới.
Các người trẻ đã không xuống đường biểu tình chống đối. Họ không ném bom xăng hay xé bích chương biểu ngữ. Nhưng, họ đã đồng tâm nhất trí, ngày ngày lo đến các nhà thờ cầu nguyện, nghe giảng và tham dự Thánh Lễ. Đến giờ ăn, họ tụ lại bên nhau từng nhóm sáu người một, không phân biệt ngôn ngữ chủng tộc, ngay ngoài công viên hay bãi đậu xe, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được người dân thương mến. Và Chúa đã cho con số vỏn vẹn 300,000 người trẻ tham dự Thánh Lễ khai mạc tại công trường Tour Eiffel, năm ngày sau đó biến thành hơn 1,000,000 người trong đêm canh thức tại trường đua Longchamp.
Báo Le Monde trong số ra ngày 24-8-97 đã không ngớt lời ca ngợi Đại Hội và giới trẻ công giáo thế giới.
Người trẻ công giáo thế giới đã thật sự đóng góp vào công cuộc Tân Phúc Âm Hóa (New Evangelization) của Giáo Hội. Họ đã đóng góp bằng chính lối sống đức tin một cách vui tươi và hứng khởi ngay trên đường phố Paris. Họ đã đóng góp vào việc thức tỉnh giới trẻ công giáo Pháp bằng chính bước chân của họ, những bước chân rao giảng Tin Mừng, không bằng lời nói, nhưng bằng chứng tá của cuộc sống đầy tin yêu.
Và các vị lãnh đạo Giáo Hội đã thấy một Lễ Hiện Xuống mới nơi các người trẻ. Hình ảnh của Giáo Hội những tháng ngày sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống như sống lại ngay trước mắt các ngài.
Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ (Công Vụ Tông Đồ 2: 46).
Chúng ta cũng có thể đóng góp vào nỗ lực hiệp nhất các Giáo Hội Ki-tô bằng chính lối sống vui tươi và hứng khởi (enthusiastically) đức tin công giáo của chúng ta, hơn là chỉ trích, chê bai các Giáo Hội khác.
Hãy hoan hô Gia-vê, toàn thể cõi đất,
Hãy phụng thờ Người trong niềm hoan vui.
Hãy đến trước nhan Người trong tiếng hò reo! (Thánh Vịnh 100: 1-2).
- Cầu nguyện
- Quyết tâm
- Dấn thân
- Paris có gì lạ không em?
- Mai anh về, anh mãi còn tiếc thương!
Paris Hè 97 đã để lại trong lòng 96 bạn trẻ Việt Nam chúng tôi thật nhiều luyến nhớ, mà lời văn hay ngôn từ không có đủ để diễn tả, để chia sẻ hết được. Hôm nay, xin được mượn đôi giòng chữ giới hạn để chia sẻ với các bạn một chút kỷ vật thật nhỏ trong chiếc va-li đầy ắp kỷ niệm.
Ngày 18-8-1997, nhóm chúng tôi đặt chân đến Paris, thành phố mệnh danh là kinh đô ánh sáng, để tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới kỳ thứ XII. Vừa từ Fatima, linh địa hành hương thánh thiện, đến Paris, một số bạn trẻ chúng tôi đã ngỡ ngàng trước những bích chương to lớn dán ngay các cổng métro với hình Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong lễ phục giáo hoàng tay cầm gậy thánh giá đang nhìn một người phụ nữ khỏa thân tay sờ bụng mình đang mang thai, với những hàng chữ chống đối ngài!
Tờ báo Le Monde nổi tiếng của Paris chạy những hàng chữ lớn tiên đoán một Đại Hội Giới Trẻ tầm thường, theo cách nói lễ phép của giới truyền thông Pháp, mình có thể hiểu họ muốn ám chỉ Đại Hội sẽ thất bại ê chề.
Giới trẻ thế giới chúng tôi đã không một ai xé, hay bôi nhọ graffiti các bích chương này. Chúng tôi chỉ biết vừa đi vừa nhoẻn miệng cười trên hè phố Paris, trên ngực lủng lẳng cây thánh giá, trên đầu đội chiếc nón đơn sơ với hàng chữ I LOVE JESUS.
Cứ mỗi lần các nhóm trẻ gặp nhau trên vĩa hè hay trong trạm métro, là mỗi lần tiếng reo hò lại rộn lên, hàng loạt hàng loạt cánh tay giơ lên trao cho nhau tình người, tình Chúa, cho dầu ngôn ngữ khác biệt. Thật vậy, giới trẻ chúng tôi đâu cần hiểu tiếng nói của nhau mới hiểu nhau đâu, vì tình người, tình Chúa vượt trên cái giới hạn của ngôn từ.
Giới trẻ chúng tôi đã đến Paris
reo mừng Gia-vê,
hoan hô Tảng Đá cứu độ (Thánh Vịnh 95: 1).
Phố phường Paris trong 5 ngày ấy đâu đâu cũng thấy những người trẻ nét mặt vui tươi, đầy hy vọng, tuôn đổ, tụ về rồi lại tản ra để ăn mừng, cử mừng (celebrate) đức tin công giáo của mình ngay giữa lòng thế giới.
Các người trẻ đã không xuống đường biểu tình chống đối. Họ không ném bom xăng hay xé bích chương biểu ngữ. Nhưng, họ đã đồng tâm nhất trí, ngày ngày lo đến các nhà thờ cầu nguyện, nghe giảng và tham dự Thánh Lễ. Đến giờ ăn, họ tụ lại bên nhau từng nhóm sáu người một, không phân biệt ngôn ngữ chủng tộc, ngay ngoài công viên hay bãi đậu xe, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa và được người dân thương mến. Và Chúa đã cho con số vỏn vẹn 300,000 người trẻ tham dự Thánh Lễ khai mạc tại công trường Tour Eiffel, năm ngày sau đó biến thành hơn 1,000,000 người trong đêm canh thức tại trường đua Longchamp.
Báo Le Monde trong số ra ngày 24-8-97 đã không ngớt lời ca ngợi Đại Hội và giới trẻ công giáo thế giới.
Người trẻ công giáo thế giới đã thật sự đóng góp vào công cuộc Tân Phúc Âm Hóa (New Evangelization) của Giáo Hội. Họ đã đóng góp bằng chính lối sống đức tin một cách vui tươi và hứng khởi ngay trên đường phố Paris. Họ đã đóng góp vào việc thức tỉnh giới trẻ công giáo Pháp bằng chính bước chân của họ, những bước chân rao giảng Tin Mừng, không bằng lời nói, nhưng bằng chứng tá của cuộc sống đầy tin yêu.
Và các vị lãnh đạo Giáo Hội đã thấy một Lễ Hiện Xuống mới nơi các người trẻ. Hình ảnh của Giáo Hội những tháng ngày sau khi Chúa Thánh Thần hiện xuống như sống lại ngay trước mắt các ngài.
Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ (Công Vụ Tông Đồ 2: 46).
Chúng ta cũng có thể đóng góp vào nỗ lực hiệp nhất các Giáo Hội Ki-tô bằng chính lối sống vui tươi và hứng khởi (enthusiastically) đức tin công giáo của chúng ta, hơn là chỉ trích, chê bai các Giáo Hội khác.
Hãy hoan hô Gia-vê, toàn thể cõi đất,
Hãy phụng thờ Người trong niềm hoan vui.
Hãy đến trước nhan Người trong tiếng hò reo! (Thánh Vịnh 100: 1-2).
- Cầu nguyện
- Quyết tâm
- Dấn thân