NHA TRANG, Việt Nam (UCAN) -- Một nhóm do giáo dân đứng đầu tại miền trung Việt Nam đang thu lượm và chôn cất các thai nhi bị phá bỏ tại các trung tâm y tế để nêu cao phẩm giá nhân sinh.
"Sau một năm chúng tôi đã thu lượm được 2.200 thai nhi bị phá và chôn cất tại một nghĩa trang," bà Maria Nguyễn Thị Kim Liên nói với UCA News ở Nha Trang, một thành phố biển và du lịch cách Hà Nội 1.278 kilômét về hướng nam.
Người phụ nữ 60 tuổi cho biết nhóm của bà đã chôn cất những thai nhi đầu tiên ngày 13-7-2004. Họ đã dùng tiền của mình và những đóng góp của các ân nhân để mua một mảnh đất rộng 4.000 mét vuông bên sườn một ngọn núi để làm nghĩa trang, gần giáo xứ Phù Sa, cách trung tâm thành phố khoảng 5 kilômét về hướng tây bắc.
Bà Liên nói các thành viên phải vất vả dọn đá và san bằng đất mới có chỗ chôn cất được. Họ còn xây một bàn thờ để tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Lúc đầu họ được gợi hứng từ nghĩa trang cho thai nhi mà linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông thành lập năm 1992 ở thành phố Pleiku. Đến nay có khoảng 4.000 ngôi mộ đồng nhi tại nghĩa trang này thuộc giáo phận Kon Tum, nằm về hướng tây bắc của Nha Trang.
Theo bà Liên, các nhóm viên đều thuộc giáo xứ Chính tòa nhận thấy công việc của họ "mang tính nhân đạo và phù hợp với giáo huấn Công giáo."
Ông Giuse Nguyễn Đình Chi, 62 tuổi, một thành viên của nhóm, cho UCA News biết công việc mục vụ đặc biệt này của họ là cơ hội để nâng cao ý thức cho mọi người cần biết tôn trọng sự sống và chống lại nạn phá thai đang gia tăng. "Chúng tôi làm điều này vì muốn nói rằng sự sống là do Chúa ban. Thai nhi cũng là con người, vì thế cần được bảo vệ và đối xử đúng với phẩm giá một con người."
Bà Liên giải thích, họ đến bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế trong thành phố để xin những thai nhi bị phá từ các sọt rác và đem về nhà. Họ đặt những thai nhi dưới 5 tháng tuổi vào những cái hũ nhỏ bằng đất nung, gọi là quách. Đối với những thai nhi từ 5 đến 7 tháng tuổi, họ đặt tên và bỏ trong cái hòm gỗ nhỏ.
Trưa ngày hôm sau, họ đem các quách và hòm này đến nghĩa trang để chôn cất. "Chúng tôi phải làm việc lúc giữa trưa, thời gian các nhà chức trách nghỉ trưa, để chúng tôi khỏi bị quấy rầy," bà Liên giải thích. Trước khi chôn, họ đọc kinh và cầu nguyện cho các thai nhi.
Họ đặt các quách và hòm san sát với nhau theo từng luống thẳng và tráng ximăng trên bề mặt. Mỗi luống có chừng 80-100 mộ, và mỗi mộ được cắm một bông hoa.
Một nhóm viên khác cho biết họ đã chi hết 40 triệu đồng (2.520 Mỹ kim) cho nghĩa trang và việc chôn cất, chưa kể tiền chi cho nhân viên tại các trung tâm y tế để họ cho thai nhi. Ông nói, người dân địa phương gồm Công giáo, Phật giáo và những người khác cũng giúp nhóm chôn cất thai nhi. Họ cũng cầu nguyện và thắp nhang trên các ngôi mộ nhỏ này mỗi ngày. Vài nhà sư nữ thường đến nghĩa trang cầu siêu hàng giờ cho các thai nhi.
UCA News đã nói chuyện với một số người đến nghĩa trang cầu nguyện.
Một người Công giáo nói rằng "các thai nhi là những người vô tội. Các em là thánh. Tôi cầu nguyện cho người ta ý thức bớt phá thai." Một chị ngoài Công giáo tin các thai nhi sẽ "phù hộ cho chúng tôi."
Một số linh mục cũng lên nghĩa trang để dâng Thánh lễ với sự tham dự của các tu sĩ và giáo dân. Họ cầu nguyện cho giới trẻ và nhân viên y tế tôn trọng và bảo vệ sự sống con người.
Hôm 13-7, linh mục Giuse Maria Trần Thanh Phong, tổng đại diện giáo phận Nha Trang, cùng với 7 linh mục khác dâng Thánh lễ mừng kỷ niệm một năm công việc của nhóm này tại nhà thờ Chính tòa. Hàng trăm người kể cả hai sư bà Phật giáo tham dự buổi lễ.
Cha Phong nói: "Các thai nhi chưa chào đời nhưng chắc chắn các em nhìn thấy được ánh sáng tình yêu của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người."
Bà Liên kể những tháng cuối năm 2004, mỗi ngày nhóm của bà có thể nhận được nhiều đến 20 thai nhi bị phá bỏ tại Trung tâm Bảo vệ và Chăm sóc Bà mẹ Trẻ em. Tuy nhiên, gần đây giám đốc trung tâm này quyết định không cho phép đưa thai nhi ra ngoài để chôn cất. Nhân viên tại trung tâm này cho bà biết đa số phụ nữ đến phá thai đều rất trẻ, một số là sinh viên.
Các nhóm viên cho UCA News biết từ đầu năm nay, chính quyền địa phương ra lệnh cho họ đình chỉ việc chôn thai nhi. Họ cũng yêu cầu nhóm đóng cửa nghĩa trang và phạt nhóm 1,5 triệu đồng vì "xây dựng nghĩa trang trái phép."
Nữ tu Mélanie Nguyễn Thị Loan, thành viên nhóm này, đã thay mặt nhóm nộp đơn lên chính quyền địa phương để xin được phép tiếp tục làm công việc này vì lòng tôn trọng sự sống và phẩm giá con người. Nữ tu Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, thành viên hội phụ nữ địa phương, là trưởng ban xã hội của dòng.
Ngoài việc chôn cất thai nhi, nhóm giáo dân này cũng hỗ trợ thức ăn, thuốc men và tiền sinh nở cho những phụ nữ không muốn phá thai. Nhóm tiếp tục hỗ trợ các phụ nữ này sau sinh bằng cách cung cấp sữa và thuốc men cho con họ.
"Sau một năm chúng tôi đã thu lượm được 2.200 thai nhi bị phá và chôn cất tại một nghĩa trang," bà Maria Nguyễn Thị Kim Liên nói với UCA News ở Nha Trang, một thành phố biển và du lịch cách Hà Nội 1.278 kilômét về hướng nam.
Người phụ nữ 60 tuổi cho biết nhóm của bà đã chôn cất những thai nhi đầu tiên ngày 13-7-2004. Họ đã dùng tiền của mình và những đóng góp của các ân nhân để mua một mảnh đất rộng 4.000 mét vuông bên sườn một ngọn núi để làm nghĩa trang, gần giáo xứ Phù Sa, cách trung tâm thành phố khoảng 5 kilômét về hướng tây bắc.
Bà Liên nói các thành viên phải vất vả dọn đá và san bằng đất mới có chỗ chôn cất được. Họ còn xây một bàn thờ để tổ chức các nghi lễ tôn giáo. Lúc đầu họ được gợi hứng từ nghĩa trang cho thai nhi mà linh mục Phêrô Nguyễn Vân Đông thành lập năm 1992 ở thành phố Pleiku. Đến nay có khoảng 4.000 ngôi mộ đồng nhi tại nghĩa trang này thuộc giáo phận Kon Tum, nằm về hướng tây bắc của Nha Trang.
Theo bà Liên, các nhóm viên đều thuộc giáo xứ Chính tòa nhận thấy công việc của họ "mang tính nhân đạo và phù hợp với giáo huấn Công giáo."
Ông Giuse Nguyễn Đình Chi, 62 tuổi, một thành viên của nhóm, cho UCA News biết công việc mục vụ đặc biệt này của họ là cơ hội để nâng cao ý thức cho mọi người cần biết tôn trọng sự sống và chống lại nạn phá thai đang gia tăng. "Chúng tôi làm điều này vì muốn nói rằng sự sống là do Chúa ban. Thai nhi cũng là con người, vì thế cần được bảo vệ và đối xử đúng với phẩm giá một con người."
Bà Liên giải thích, họ đến bệnh viện tỉnh và các trung tâm y tế trong thành phố để xin những thai nhi bị phá từ các sọt rác và đem về nhà. Họ đặt những thai nhi dưới 5 tháng tuổi vào những cái hũ nhỏ bằng đất nung, gọi là quách. Đối với những thai nhi từ 5 đến 7 tháng tuổi, họ đặt tên và bỏ trong cái hòm gỗ nhỏ.
Trưa ngày hôm sau, họ đem các quách và hòm này đến nghĩa trang để chôn cất. "Chúng tôi phải làm việc lúc giữa trưa, thời gian các nhà chức trách nghỉ trưa, để chúng tôi khỏi bị quấy rầy," bà Liên giải thích. Trước khi chôn, họ đọc kinh và cầu nguyện cho các thai nhi.
Họ đặt các quách và hòm san sát với nhau theo từng luống thẳng và tráng ximăng trên bề mặt. Mỗi luống có chừng 80-100 mộ, và mỗi mộ được cắm một bông hoa.
Một nhóm viên khác cho biết họ đã chi hết 40 triệu đồng (2.520 Mỹ kim) cho nghĩa trang và việc chôn cất, chưa kể tiền chi cho nhân viên tại các trung tâm y tế để họ cho thai nhi. Ông nói, người dân địa phương gồm Công giáo, Phật giáo và những người khác cũng giúp nhóm chôn cất thai nhi. Họ cũng cầu nguyện và thắp nhang trên các ngôi mộ nhỏ này mỗi ngày. Vài nhà sư nữ thường đến nghĩa trang cầu siêu hàng giờ cho các thai nhi.
UCA News đã nói chuyện với một số người đến nghĩa trang cầu nguyện.
Một người Công giáo nói rằng "các thai nhi là những người vô tội. Các em là thánh. Tôi cầu nguyện cho người ta ý thức bớt phá thai." Một chị ngoài Công giáo tin các thai nhi sẽ "phù hộ cho chúng tôi."
Một số linh mục cũng lên nghĩa trang để dâng Thánh lễ với sự tham dự của các tu sĩ và giáo dân. Họ cầu nguyện cho giới trẻ và nhân viên y tế tôn trọng và bảo vệ sự sống con người.
Hôm 13-7, linh mục Giuse Maria Trần Thanh Phong, tổng đại diện giáo phận Nha Trang, cùng với 7 linh mục khác dâng Thánh lễ mừng kỷ niệm một năm công việc của nhóm này tại nhà thờ Chính tòa. Hàng trăm người kể cả hai sư bà Phật giáo tham dự buổi lễ.
Cha Phong nói: "Các thai nhi chưa chào đời nhưng chắc chắn các em nhìn thấy được ánh sáng tình yêu của Chúa. Chúng ta hãy cầu nguyện cho việc tôn trọng sự sống và phẩm giá con người."
Bà Liên kể những tháng cuối năm 2004, mỗi ngày nhóm của bà có thể nhận được nhiều đến 20 thai nhi bị phá bỏ tại Trung tâm Bảo vệ và Chăm sóc Bà mẹ Trẻ em. Tuy nhiên, gần đây giám đốc trung tâm này quyết định không cho phép đưa thai nhi ra ngoài để chôn cất. Nhân viên tại trung tâm này cho bà biết đa số phụ nữ đến phá thai đều rất trẻ, một số là sinh viên.
Các nhóm viên cho UCA News biết từ đầu năm nay, chính quyền địa phương ra lệnh cho họ đình chỉ việc chôn thai nhi. Họ cũng yêu cầu nhóm đóng cửa nghĩa trang và phạt nhóm 1,5 triệu đồng vì "xây dựng nghĩa trang trái phép."
Nữ tu Mélanie Nguyễn Thị Loan, thành viên nhóm này, đã thay mặt nhóm nộp đơn lên chính quyền địa phương để xin được phép tiếp tục làm công việc này vì lòng tôn trọng sự sống và phẩm giá con người. Nữ tu Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, thành viên hội phụ nữ địa phương, là trưởng ban xã hội của dòng.
Ngoài việc chôn cất thai nhi, nhóm giáo dân này cũng hỗ trợ thức ăn, thuốc men và tiền sinh nở cho những phụ nữ không muốn phá thai. Nhóm tiếp tục hỗ trợ các phụ nữ này sau sinh bằng cách cung cấp sữa và thuốc men cho con họ.