Sách lược của Giáo Hội trong việc giúp đỡ những người phụ nữ đường phố (Phần Cuối)
Đây là sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Những Người Di Dân và Lữ Hành
17. Giáo dục và nghiên cứu
Với sự chú ý nhắm vào đối tượng chính là những người phụ nữ đường phố, do đó, điều quan trọng là làm sao tiếp cận những khó khăn của vấn đề mại dâm mà không bỏ qua viễn ảnh Kitô Giáo về sự sống, với các nhóm bạn trẻ tại các trường học, các giáo xứ và gia đình để tìm ra những ý tưởng phù hợp với tình người, giới tính, sự kính trọng, phẩm giá, nhân quyền và tình dục giới tính. Dĩ nhiên là những nhà giáo dục và đào tạo nên chú trọng đến môi trường văn hóa mà họ đang làm việc. Tuy nhiên, họ không nên để cho sự bối rối, e dè cản ngăn họ tham gia vào cuộc đối thoại về các chủ đề kể trên, để gây ra sự chú ý và mối quan tâm về việc lạm dụng tình dục và tình yêu.
Mối liên kết giữa sự cưỡng bách, “chế độ gia trưởng” và ảnh hưởng của chúng nơi những người nam và nữ cũng cần phải được nghiên cứu đào sâu và phản ánh trên mọi bình diện của xã hội, đặc biệt là những ảnh hưởng của chúng đối với đời sống gia đình. Những dấu chỉ hiện thực về sự cưỡng bách chủ quan cũng cần phải được nêu ra một cách rõ ràng trong trường hợp của những người phụ nữ lẫn nam giới.
Khía cạnh nữ tính của việc di cư của hiện tượng phức tạp này cũng cần phải được nghiên cứu theo cách tôn trọng phẩm giá và những quyền của người phụ nữ.
Giáo dục và sự nâng cao nhận thức rất cần để giúp giải quyết sự bất công về giới tính và tạo ra sự cần bằng giới tính. Cả người nam và nữ cần phải nhận thức về việc làm thế nào mà những người phụ nữ bị khai thác và lợi dụng, để biết đâu là những quyền và trách nhiệm của họ.
Đặc biệt là những người đàn ông cần hiểu biết những phương cách để tránh việc cưỡng bức những người phụ nữ, việc lạm dụng tình dục, căn bệnh HIV/AIDS, cương vị làm cha và gia đình, sự tôn trọng và chăm sóc những người phụ nữ và các em gái, sự hiểu biết trong các mối quan hệ, việc nghiên cứu và phê bình về những quy phạm truyền thống của người nam.
Giáo Hội cần phải giảng dạy và rao truyền về tính luân lý và học thuyết xã hội, nhằm đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về cách cử xử, và mời gọi mọi tín hữu cam kết vào việc thực hành công lý. Làm việc trên mọi cấp độ để giải phóng những người phụ nữ trên đường phố, ở cấp địa phương, cấp quốc gia và quốc tế chính là một hành động tông đồ Kitô Giáo thật sự, theo đúng với một tình yêu Kitô Giáo thật sự. Việc đề ra những sáng kiến để phát triển luơng tâm Kitô Giáo và xã hội của mọi người tín hữu thông qua việc rao giảng Tin Mừng cứu chuộc, giảng dạy và đào tạo là điều cần thiết.
Việc đào tạo các chủng sinh, các tu sĩ nam/nữ trẻ của các Dòng và linh mục là điều cần thiết để họ có đủ các kỷ năng và nhận thức cần thiết để biết thông cảm khi làm việc với những người phụ nữ bị vướng vào chuyện mại dâm và với các “khách hàng” của họ.
18. Những điều khoản có liên quan đến các dịch vụ
(a) Giáo Hội cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau cho các nạn nhân của hiện trạng mãi dâm như: các nơi ẩn náu, việc giới thiệu, việc chăm sóc sức khỏe, những đường dây điện thoại tư vấn, trợ giúp về pháp lý, tư vấn, đào tạo huấn nghệ, giáo dục, việc giúp cai nghiện, các phong trào thông tin lẫn biện hộ, bảo vệ họ khỏi những đe dọa, sự liên lạc của họ với gia đình, trợ giúp cho việc tự nguyện quay trở về hay tái hội nhập vào quốc gia nguyên quán của họ, trợ giúp họ trong việc nhận được thị thực nhập cảnh để ở lại và trở về khi có thể. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Người Samarita Nhân Hậu và Đấng Cứu Chuộc, là một yếu tố quan trọng trong việc giúp giải phóng cũng như cứu chuộc cho những nạn nhân của tình trạng mại dâm.
(b) Những ai làm việc trực tiếp với những người phụ nữ đã bị buôn bán để làm chuyện mại dâm phải cần có những kỷ năng đặc biệt để làm việc với họ, để tránh đặt những người phụ nữ lầm lỡ đó trong tình trạng nguy hiểm.
(c) Việc giang tay mở rộng ra với những người phụ nữ và các em gái đường phố là một công việc rất phức tạp và đòi hỏi. Những hoạt động ngăn ngừa và gây ra sự chú ý về việc buôn lậu những người phụ nữ cần phải được nêu ra tại các nước nguyên quán, các nước bị vận chuyển qua trung gian và các nước đến. Những sáng kiến về việc hội nhập cũng rất quan trọng ở các nước nguyên quán, nếu như những người phụ nữ này quyết định quay trở về. Việc biện hộ và liên lạc cũng rất quan trọng.
(d) Những khía cạnh pháp lý của việc mại dâm và buôn người như sự cấm đoán, các quy định và sự huỷ bỏ-cần phải được chú trọng đến ở từng quốc gia. Những ví dụ về việc thực hành đúng đắn này cũng cần phải được chia sẽ (ví dụ như từ Thụy Điển).
(e) Những dự án đa dạng của Giáo Hội cũng nên phản ánh những cam kết và mối quan tâm ở cấp giáo phận hay giáo xứ.
* Những Đề Nghị Cuối Cùng
Đối với các Đức Giám Mục:
19. Nên đề cập tới các vấn đề như: khai thác tình dục, vận chuyển và buôn lậu người, trong những lần các Ngài đến viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô cứ mỗi 5 năm một lần.
20. Các Đức Giám Mục nên khuyến khích việc cổ võ và bảo vệ nhân phẩm của những người phụ nữ và các trẻ em trong các thư mục vụ.
Đối với các Cộng Đồng địa phương:
21. Các trường học và các giáo xứ nên có các chương trình giáo dục về giới tính, sự tôn trọng và những mối quan hệ hổ tương lành mạnh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa người nam và người nữ, theo ánh sáng của Lời Chúa và những giảng dạy về đạo đức luân lý học của Giáo Hội.
22. Những chương trình giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp cho những người thi hành công tác mục vụ này phải được coi như là một phần chính yếu trong việc chuẩn bị cho sứ vụ mục tử này.
23. Việc liên lạc, cộng tác cần phải được cũng cố bền vững giữa tất cả các nhóm có liên quan đến việc chăm sóc mục vụ cho những người phụ nữ sa cơ, bước lỡ như: các thỉnh nguyện viên, các hội đoàn, các Dòng tu, các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đối thoại liên tôn và đại kết.
Đối với các Dòng tu / các Tu Sĩ Triều / các Hội Đoàn Tôn Giáo Quốc Gia:
24. Những chương trình về giáo dục và gây ra sự nhận thức có liên quan đến việc khai thác tính dục của những người phụ nữ và các trẻ em, cần phải được giảng dạy trong các chủng viện, và trở thành các chương trình giáo dục liên tục trong các Dòng tu nam lẫn nữ.
25. Các hội đoàn tôn giáo quốc gia được khuyến khích để chỉ định ra một người nào đó là đầu mối liên lạc bên trong lẫn bên ngoài phạm vi quốc gia của nước đó theo từng khu mục vụ cụ thể.
Đối với Xã Hội nói chung:
26. Việc khai thác tình dục của những người phụ nữ và các trẻ em là một vấn đề bức xúc cho toàn thể xã hội, chứ không chỉ cho riêng gì những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
27. Cần phải chú trọng đến các đối tượng là “khách hàng” vì đây chính là đầu mối cho việc trao đổi mua/bán tình dục, và những tội lổi khác.
28. Việc dùng đúng ngôn ngữ và thuật ngữ khi đề cập đến hiện trạng khai thác tình dục và mãi dâm, là điều rất quan trọng.
29. Xã hội phải có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho những người phụ nữ đường phố khi họ quyết định hoàn lương.
(Hết.)
Đây là sáng kiến của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách Những Người Di Dân và Lữ Hành
17. Giáo dục và nghiên cứu
Với sự chú ý nhắm vào đối tượng chính là những người phụ nữ đường phố, do đó, điều quan trọng là làm sao tiếp cận những khó khăn của vấn đề mại dâm mà không bỏ qua viễn ảnh Kitô Giáo về sự sống, với các nhóm bạn trẻ tại các trường học, các giáo xứ và gia đình để tìm ra những ý tưởng phù hợp với tình người, giới tính, sự kính trọng, phẩm giá, nhân quyền và tình dục giới tính. Dĩ nhiên là những nhà giáo dục và đào tạo nên chú trọng đến môi trường văn hóa mà họ đang làm việc. Tuy nhiên, họ không nên để cho sự bối rối, e dè cản ngăn họ tham gia vào cuộc đối thoại về các chủ đề kể trên, để gây ra sự chú ý và mối quan tâm về việc lạm dụng tình dục và tình yêu.
Mối liên kết giữa sự cưỡng bách, “chế độ gia trưởng” và ảnh hưởng của chúng nơi những người nam và nữ cũng cần phải được nghiên cứu đào sâu và phản ánh trên mọi bình diện của xã hội, đặc biệt là những ảnh hưởng của chúng đối với đời sống gia đình. Những dấu chỉ hiện thực về sự cưỡng bách chủ quan cũng cần phải được nêu ra một cách rõ ràng trong trường hợp của những người phụ nữ lẫn nam giới.
Khía cạnh nữ tính của việc di cư của hiện tượng phức tạp này cũng cần phải được nghiên cứu theo cách tôn trọng phẩm giá và những quyền của người phụ nữ.
Giáo dục và sự nâng cao nhận thức rất cần để giúp giải quyết sự bất công về giới tính và tạo ra sự cần bằng giới tính. Cả người nam và nữ cần phải nhận thức về việc làm thế nào mà những người phụ nữ bị khai thác và lợi dụng, để biết đâu là những quyền và trách nhiệm của họ.
Đặc biệt là những người đàn ông cần hiểu biết những phương cách để tránh việc cưỡng bức những người phụ nữ, việc lạm dụng tình dục, căn bệnh HIV/AIDS, cương vị làm cha và gia đình, sự tôn trọng và chăm sóc những người phụ nữ và các em gái, sự hiểu biết trong các mối quan hệ, việc nghiên cứu và phê bình về những quy phạm truyền thống của người nam.
Giáo Hội cần phải giảng dạy và rao truyền về tính luân lý và học thuyết xã hội, nhằm đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về cách cử xử, và mời gọi mọi tín hữu cam kết vào việc thực hành công lý. Làm việc trên mọi cấp độ để giải phóng những người phụ nữ trên đường phố, ở cấp địa phương, cấp quốc gia và quốc tế chính là một hành động tông đồ Kitô Giáo thật sự, theo đúng với một tình yêu Kitô Giáo thật sự. Việc đề ra những sáng kiến để phát triển luơng tâm Kitô Giáo và xã hội của mọi người tín hữu thông qua việc rao giảng Tin Mừng cứu chuộc, giảng dạy và đào tạo là điều cần thiết.
Việc đào tạo các chủng sinh, các tu sĩ nam/nữ trẻ của các Dòng và linh mục là điều cần thiết để họ có đủ các kỷ năng và nhận thức cần thiết để biết thông cảm khi làm việc với những người phụ nữ bị vướng vào chuyện mại dâm và với các “khách hàng” của họ.
18. Những điều khoản có liên quan đến các dịch vụ
(a) Giáo Hội cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau cho các nạn nhân của hiện trạng mãi dâm như: các nơi ẩn náu, việc giới thiệu, việc chăm sóc sức khỏe, những đường dây điện thoại tư vấn, trợ giúp về pháp lý, tư vấn, đào tạo huấn nghệ, giáo dục, việc giúp cai nghiện, các phong trào thông tin lẫn biện hộ, bảo vệ họ khỏi những đe dọa, sự liên lạc của họ với gia đình, trợ giúp cho việc tự nguyện quay trở về hay tái hội nhập vào quốc gia nguyên quán của họ, trợ giúp họ trong việc nhận được thị thực nhập cảnh để ở lại và trở về khi có thể. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Người Samarita Nhân Hậu và Đấng Cứu Chuộc, là một yếu tố quan trọng trong việc giúp giải phóng cũng như cứu chuộc cho những nạn nhân của tình trạng mại dâm.
(b) Những ai làm việc trực tiếp với những người phụ nữ đã bị buôn bán để làm chuyện mại dâm phải cần có những kỷ năng đặc biệt để làm việc với họ, để tránh đặt những người phụ nữ lầm lỡ đó trong tình trạng nguy hiểm.
(c) Việc giang tay mở rộng ra với những người phụ nữ và các em gái đường phố là một công việc rất phức tạp và đòi hỏi. Những hoạt động ngăn ngừa và gây ra sự chú ý về việc buôn lậu những người phụ nữ cần phải được nêu ra tại các nước nguyên quán, các nước bị vận chuyển qua trung gian và các nước đến. Những sáng kiến về việc hội nhập cũng rất quan trọng ở các nước nguyên quán, nếu như những người phụ nữ này quyết định quay trở về. Việc biện hộ và liên lạc cũng rất quan trọng.
(d) Những khía cạnh pháp lý của việc mại dâm và buôn người như sự cấm đoán, các quy định và sự huỷ bỏ-cần phải được chú trọng đến ở từng quốc gia. Những ví dụ về việc thực hành đúng đắn này cũng cần phải được chia sẽ (ví dụ như từ Thụy Điển).
(e) Những dự án đa dạng của Giáo Hội cũng nên phản ánh những cam kết và mối quan tâm ở cấp giáo phận hay giáo xứ.
* Những Đề Nghị Cuối Cùng
Đối với các Đức Giám Mục:
19. Nên đề cập tới các vấn đề như: khai thác tình dục, vận chuyển và buôn lậu người, trong những lần các Ngài đến viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô cứ mỗi 5 năm một lần.
20. Các Đức Giám Mục nên khuyến khích việc cổ võ và bảo vệ nhân phẩm của những người phụ nữ và các trẻ em trong các thư mục vụ.
Đối với các Cộng Đồng địa phương:
21. Các trường học và các giáo xứ nên có các chương trình giáo dục về giới tính, sự tôn trọng và những mối quan hệ hổ tương lành mạnh, đặc biệt là những mối quan hệ giữa người nam và người nữ, theo ánh sáng của Lời Chúa và những giảng dạy về đạo đức luân lý học của Giáo Hội.
22. Những chương trình giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp cho những người thi hành công tác mục vụ này phải được coi như là một phần chính yếu trong việc chuẩn bị cho sứ vụ mục tử này.
23. Việc liên lạc, cộng tác cần phải được cũng cố bền vững giữa tất cả các nhóm có liên quan đến việc chăm sóc mục vụ cho những người phụ nữ sa cơ, bước lỡ như: các thỉnh nguyện viên, các hội đoàn, các Dòng tu, các tổ chức phi chính phủ, các nhóm đối thoại liên tôn và đại kết.
Đối với các Dòng tu / các Tu Sĩ Triều / các Hội Đoàn Tôn Giáo Quốc Gia:
24. Những chương trình về giáo dục và gây ra sự nhận thức có liên quan đến việc khai thác tính dục của những người phụ nữ và các trẻ em, cần phải được giảng dạy trong các chủng viện, và trở thành các chương trình giáo dục liên tục trong các Dòng tu nam lẫn nữ.
25. Các hội đoàn tôn giáo quốc gia được khuyến khích để chỉ định ra một người nào đó là đầu mối liên lạc bên trong lẫn bên ngoài phạm vi quốc gia của nước đó theo từng khu mục vụ cụ thể.
Đối với Xã Hội nói chung:
26. Việc khai thác tình dục của những người phụ nữ và các trẻ em là một vấn đề bức xúc cho toàn thể xã hội, chứ không chỉ cho riêng gì những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
27. Cần phải chú trọng đến các đối tượng là “khách hàng” vì đây chính là đầu mối cho việc trao đổi mua/bán tình dục, và những tội lổi khác.
28. Việc dùng đúng ngôn ngữ và thuật ngữ khi đề cập đến hiện trạng khai thác tình dục và mãi dâm, là điều rất quan trọng.
29. Xã hội phải có trách nhiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho những người phụ nữ đường phố khi họ quyết định hoàn lương.
(Hết.)