Bài giải thích của cha Giảng Phủ Giáo Hoàng
ROME (Zenit.org).- Trong bài giải thích về các bài đọc Chúa Nhật, Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, người Giảng Phủ Giáo hoàng nói phải đối mặt một cách Kitô hữu với con người
.
* * *
Matthêu 21:28-32
Những kẻ đĩ diếm trong Nước Chúa
Trong dụ ngôn, người con trai nói vâng và không vâng lời, biểu hiện những kẻ đã biết về Thiên Chúa và đã theo luật của Người, nhưng sau đó trên thực tế, khi phải chấp nhận Chúa Kitô là Đấng "cùng đích của Luật," thì họ từ chối.
Còn người con trai nói không và sau đó đã vâng lời, biểu hiện những người một thời đã sống ngoài lề luật và ý muốn của Thiên Chúa, nhưng sau đó, trước mặt Chúa Giêsu, họ đã sám hối và đã chấp nhận Tin Mừng. Dụ ngôn hai người con trai nói rằng những lời nói và những lời hứa ít có giá trị với Thiên Chúa nếu lời nói không đi đôi với việc làm.
Dầu sao khi giải thích nội dung chính của dụ ngôn, dầu sao cần phải làm sáng tỏ câu kết kỳ dị Chúa Giêsu rút ra từ đó: "Những người thu thuế và những cô gái điếm đi vào Nước Thiên Chúa trước các ông."
Không có lời nói nào của Chúa Kitô bị lạm dụng hơn lời nói này. Đến nỗi thỉnh thoảng một ánh hào quang tin mừng đã được xây dựng chung quanh hạng nguời đĩ điếm, lý tưởng hoá họ và đối nghịch họ với những kẻ được gọi là công chính, một cách không phân biệt là tất cả những người, những kinh sư và Biệt Phái giả hình.
Văn chương đầy dẩy những người đĩ điếm "tốt"--hãy nghĩ tới "La Traviata" của Verdi, hay là cô Sonia hiền lành trong quyển "Tội Ác và Trừng Phạt! " (Crime and Punishment) của Dostoevsky's. Nhưng có một sự hiểu lầm kinh khủng. Chúa Giêsu nêu lên một trường hợp quá khích, như thể nói: "Cả những người đĩ điếm"--điều đó nói tất cả mọi sự-- sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông."
Hơn nữa, chúng ta không nhận thức rằng khi lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, chúng ta cũng lý tưởng hóa hạng người thu thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, tức là những kẻ cho vay nặng lãi.
Có lẽ là một bi kịch nếu dụ ngôn này của Tin Mừng làm cho những Kitô hữu ít ý thức hơn trong việc bài trừ hiện tượng thoái hóa đĩ điếm. Chúa Giêsu đã có quá nhiều sự tôn trọng đối với người nữ nên không muốn thấy họ biến thành một người đĩ điếm. Nếu người tôn trọng người đĩ điếm, không phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng của họ thay đổi và đặt khả năng đó trong tình yêu để phục vụ sự thiện.
Tin Mừng không thúc đẩy thực hiện những chiến dịch đạo dức cố chấp, nhưng chúng ta cũng không thể đùa giỡn với hiện tượng đó, duờng như nó không được đáng chú ý chút nào.
Giữa những sự khác, ngày nay nạn đĩ điếm hiện hữu dưới một hình thức mới cho phép người nữ làm tiền nhiều hơn mà ít gặp rủi ro hơn. Đó là khi một người nữ tặng thân xác mình cho kẻ khác qua phim ảnh. Điều một người nữ làm, hay bị bắt buộc phải làm, khi họ hiến mình cho sự khiêu dâm, và cho những hành vi quảng cáo quá trớn, là bán thân xác của mình. Có thể nói đó là một hình thức đĩ điếm xấu hơn là hình thức truyền thống, bởi vì nó không tôn trọng sự tự do và cảm giác của người ta, bằng cách áp đặt thân xác cách công khai, làm người ta không thể bảo vệ mình khỏi nó.
Những hiện tương như thế có lẽ làm nảy sinh trong Chúa Kitô ngày nay cũng một sự tức giận Người đã bày tỏ cho những kẻ giả hình trong thời đại Người. Trên thực tế, đó là một vấn đề giả hình. Giả vờ rằng mọi sự đều ở trong vị trí của nó, rằng điều đó không độc hại, rằng không hề có sự lỗi phạm nào, hay nguy hại cho ai, khi những người làm mẫu, bằng cách lấy một vẻ vô tội và ngây thơ, quăng thân xác mình làm thừc ăn cho tình dục của những kẻ khác một cách có nghiên cứu.
Nhưng tôi có lẽ phản bội tinh thần Tin Mừng nếu tôi không đưa ra ánh sáng niềm hy vọng dụ ngôn của Chúa Kitô cống hiến cho những người nữ vì những hoàn cảnh khác biệt nhất (thường vì tuyệt vọng) đi lang thang ngoài đường, trong trường hợp đa phần là nạn nhân của những tay bóc lột vô lương tâm
Tin Mừng là "phúc âm," tức là tin mừng, là việc công bố sự cứu rỗi, niềm hy vọng cả cho những người đĩ điếm. Hơn thế nữa, có lẽ điều trước tiên đối với họ là Chúa Giêsu muốn sự đó xảy ra cách này.
ROME (Zenit.org).- Trong bài giải thích về các bài đọc Chúa Nhật, Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, người Giảng Phủ Giáo hoàng nói phải đối mặt một cách Kitô hữu với con người
.
* * *
Matthêu 21:28-32
Những kẻ đĩ diếm trong Nước Chúa
Trong dụ ngôn, người con trai nói vâng và không vâng lời, biểu hiện những kẻ đã biết về Thiên Chúa và đã theo luật của Người, nhưng sau đó trên thực tế, khi phải chấp nhận Chúa Kitô là Đấng "cùng đích của Luật," thì họ từ chối.
Còn người con trai nói không và sau đó đã vâng lời, biểu hiện những người một thời đã sống ngoài lề luật và ý muốn của Thiên Chúa, nhưng sau đó, trước mặt Chúa Giêsu, họ đã sám hối và đã chấp nhận Tin Mừng. Dụ ngôn hai người con trai nói rằng những lời nói và những lời hứa ít có giá trị với Thiên Chúa nếu lời nói không đi đôi với việc làm.
Dầu sao khi giải thích nội dung chính của dụ ngôn, dầu sao cần phải làm sáng tỏ câu kết kỳ dị Chúa Giêsu rút ra từ đó: "Những người thu thuế và những cô gái điếm đi vào Nước Thiên Chúa trước các ông."
Không có lời nói nào của Chúa Kitô bị lạm dụng hơn lời nói này. Đến nỗi thỉnh thoảng một ánh hào quang tin mừng đã được xây dựng chung quanh hạng nguời đĩ điếm, lý tưởng hoá họ và đối nghịch họ với những kẻ được gọi là công chính, một cách không phân biệt là tất cả những người, những kinh sư và Biệt Phái giả hình.
Văn chương đầy dẩy những người đĩ điếm "tốt"--hãy nghĩ tới "La Traviata" của Verdi, hay là cô Sonia hiền lành trong quyển "Tội Ác và Trừng Phạt! " (Crime and Punishment) của Dostoevsky's. Nhưng có một sự hiểu lầm kinh khủng. Chúa Giêsu nêu lên một trường hợp quá khích, như thể nói: "Cả những người đĩ điếm"--điều đó nói tất cả mọi sự-- sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông."
Hơn nữa, chúng ta không nhận thức rằng khi lý tưởng hoá hạng đĩ điếm, chúng ta cũng lý tưởng hóa hạng người thu thuế, luôn đi kèm hạng đi điếm, tức là những kẻ cho vay nặng lãi.
Có lẽ là một bi kịch nếu dụ ngôn này của Tin Mừng làm cho những Kitô hữu ít ý thức hơn trong việc bài trừ hiện tượng thoái hóa đĩ điếm. Chúa Giêsu đã có quá nhiều sự tôn trọng đối với người nữ nên không muốn thấy họ biến thành một người đĩ điếm. Nếu người tôn trọng người đĩ điếm, không phải do kiểu sống của họ, nhưng vì khả năng của họ thay đổi và đặt khả năng đó trong tình yêu để phục vụ sự thiện.
Tin Mừng không thúc đẩy thực hiện những chiến dịch đạo dức cố chấp, nhưng chúng ta cũng không thể đùa giỡn với hiện tượng đó, duờng như nó không được đáng chú ý chút nào.
Giữa những sự khác, ngày nay nạn đĩ điếm hiện hữu dưới một hình thức mới cho phép người nữ làm tiền nhiều hơn mà ít gặp rủi ro hơn. Đó là khi một người nữ tặng thân xác mình cho kẻ khác qua phim ảnh. Điều một người nữ làm, hay bị bắt buộc phải làm, khi họ hiến mình cho sự khiêu dâm, và cho những hành vi quảng cáo quá trớn, là bán thân xác của mình. Có thể nói đó là một hình thức đĩ điếm xấu hơn là hình thức truyền thống, bởi vì nó không tôn trọng sự tự do và cảm giác của người ta, bằng cách áp đặt thân xác cách công khai, làm người ta không thể bảo vệ mình khỏi nó.
Những hiện tương như thế có lẽ làm nảy sinh trong Chúa Kitô ngày nay cũng một sự tức giận Người đã bày tỏ cho những kẻ giả hình trong thời đại Người. Trên thực tế, đó là một vấn đề giả hình. Giả vờ rằng mọi sự đều ở trong vị trí của nó, rằng điều đó không độc hại, rằng không hề có sự lỗi phạm nào, hay nguy hại cho ai, khi những người làm mẫu, bằng cách lấy một vẻ vô tội và ngây thơ, quăng thân xác mình làm thừc ăn cho tình dục của những kẻ khác một cách có nghiên cứu.
Nhưng tôi có lẽ phản bội tinh thần Tin Mừng nếu tôi không đưa ra ánh sáng niềm hy vọng dụ ngôn của Chúa Kitô cống hiến cho những người nữ vì những hoàn cảnh khác biệt nhất (thường vì tuyệt vọng) đi lang thang ngoài đường, trong trường hợp đa phần là nạn nhân của những tay bóc lột vô lương tâm
Tin Mừng là "phúc âm," tức là tin mừng, là việc công bố sự cứu rỗi, niềm hy vọng cả cho những người đĩ điếm. Hơn thế nữa, có lẽ điều trước tiên đối với họ là Chúa Giêsu muốn sự đó xảy ra cách này.