CHÚA NHẬT XXXIII TN (B)
Đanien 12: 1-3; T.vịnh 15; Do Thái 10: 11-14, 18; Máccô 13: 24-32

Cách đây ít lâu, trước cơn dịch COVID xãy ra, tôi đang ngồi đọc báo trên một ghế đá trong công viên. Có một cặp vợ chồng trẻ đến gặp tôi, cả hai đều có mang theo Kinh Thánh trong tay. Họ muốn nói chuyện với tôi về ngày tận thế sắp tới. (tôi ước gì Giáo Hội Công Giáo chúng ta có nhiều người như thế) Họ đã thu hút sự chú ý nghe của tôi. Tôi khâm phục sự nhiệt thành truyền giáo và sự chân thành của họ. Trong khi nói chuyện, chúng tôi sử dụng cách trích dẫn tương tự những điều trong bài đọc thứ nhất và thứ ba trong ngày hôm nay. Tôi được biết điểm chính để hiểu khi nào thì những chuyện này sẻ xãy ra. Những ngày trong cơn dịch COVID rồi tiếp là sự nóng lên toàn cầu và sự thay đổi thời tiết đầy bất trắc khiến cho nhiều người nói về ngày tận cùng của thời gian - về ngày giờ và thời điểm. Tôi phải chấp nhận là năm mới sắp đến làm cho tôi tự hỏi và hơi lo lắng về các đám mây mù chờ đợi trên đất nước và trên thế giới chúng ta. Cặp vợ chồng trẻ trong công viên chắc chắn là sẻ đến ngày kết thúc. "Tôi cũng nghĩ thế", trong lúc tôi đọc qua các tiêu đề trong tờ báo đang đọc. Tôi mong cho tất cả những đau khổ của loài người và của trái đất yêu mến của chúng ta sẻ kết thúc, và một hòa bình cuối cùng cũng được loan báo - cho đến muôn đời.

Bài đọc thứ nhất và thứ ba ngày hôm nay là phần các văn chương thời cánh chung. Có một số người tự nhận là mình đã biết được “dấu chỉ trong Kinh Thánh” và có thể biết rõ ngày giờ khi các sự kiện tận cùng được mô tả trong bài sách sẽ xảy ra. Tất cả những bận tâm về những hình ảnh nào sẽ xảy ra thật sự là một điều đáng lo âu khi các bản văn diễn tả về ngày cánh chúng trong Kinh Thánh nhằm mục đích để an ủi, không phải là phương tiện để loan báo các sự kiện, hay làm cho dân chúng lo sợ vì những điều gì sẽ xảy đến.

Nếu có một sự cố tình hiểu sai ý định của lời văn, các thầy thuyết giảng có thể trách cứ chính mình hơn là trách người khác. Thật ra, có khi nào các thầy thuyết giảng trong chúng ta đã giảng lần cuối về các sự kiện cánh chung, giống như chủ đề của các bài đọc hôm nay trong Phụng vụ? Thì tại sao chúng ta lại để các bài giảng như thế cho các thầy thuyết giảng dùng những răn đe của bản văn để làm cho mọi người sợ hãi và lo âu? Nếu chúng ta đã chú ý đến sách Kinh Thánh trong những ngày Chúa Nhật vừa qua, chúng ta có thể để ý đến bao nhiêu hình ảnh về ngày cánh chung đã được nêu lên trong thơ gởi cho tín hữu Do thái và trong các sách Kitô hữu nói về lời Giao ước như: Về "Con Người"; về Phục sinh; về sự Chúa Kitô trở lại; về Triều đại Thiên Chúa; về việc Thiên sứ cầm ấn tín của Thiên Chúa v.v... Vậy chúng ta, các thầy thuyết giảng nên trung thực nói đến đến các hình ảnh trong lời văn Kinh Thánh được dùng như một cách giúp chúng ta và các thính giả hiểu hơn về thế giới chúng ta và củng cố hy vọng của chúng ta?

Tác giả của những lời văn như thế là đang viết về thời kỳ sập đổ, bắt bớ, mất lý tưởng, tuyệt vọng và mất đức tin trong lúc khó khăn, (nghe có vẻ như quen phải không?) Đặc trưng của những dấu chỉ của 200 năm trước và sau Chúa Kitô sinh ra. Tác giả của 2 sách Cựu và Tân ước nghĩ là họ cần phải đưa ra những lời an ủi cho những tín hữu can đảm và sẽ được vinh quang trong chiến thắng của sự thiện hảo; Thiên Chúa sẽ trị vì; sự dữ cuối cùng sẽ bị khuất phục. Thông điệp này cần được khẳng định lại trong suốt thời gian biểu của chúng ta, không nên trì hoản như là một cách để trấn an, tránh không đưa ra cách phải làm những gì có tính nan giải trong thế giới chúng ta, khiến không thấy kết quả từ chính công sức mình. Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta và Ngài sẽ hoàn tất những gì Ngài đã hứa ban cho chúng ta những gì đang thực hiện được xãy ra.

Có vẻ như tác giả sách Danien đang viết về tương lai; nhưng hiện tại mới là điều quan trọng đáng chú ý. Sách ngôn sứ Danien nhằm củng cố đức tin của người Do thái trong thế kỷ thứ 2 (trước Công nguyên) và khuyến khích họ trung thành với những điều dạy của các tiền nhân họ, thay vì hướng đến những triết lý và lối sống đương đại đầy quyến rũ vào thời họ sống. Tác giả đang sống trong thời gian lúc người Hy Lạp cai trị đất nước Israel và đang cố gắng thống trị thế giới bằng cách thiết lập một nền văn hóa và hệ thống chính trị Hy lạp cho tất cả các đất nước họ đang cai trị. Ở tại Israel, theo đạo Do thái là một tội, và dân chúng có thể bị giết vì đức tin của họ (xem 1&2 Maccabê). Bởi thế tác giả trong bài đọc hôm nay đang đưa ra một cái nhìn lạc quan cho tương lai. Sự công chính sẽ chiến thắng và ngay cả những ai tưởng như đã khuất phục trước cái chết cũng sẽ được sống lại. (Chổ này chúng ta có lời chú thích trước trong Kinh Thánh về sự sống lại của người chết).

Bài Phúc âm hôm nay cũng là một thí dụ về lời văn cánh chung. Giống như bài đọc thứ nhất, đây không phải là một lời tiên đoán về tương lai, nhưng là một cách giúp các cộng đoàn Kitô hữu đang bị bách hại mà thánh Máccô đã viết về họ trong Phúc âm. Để giúp họ giữ vững đức tin và được an ủi bởi sự cam đoan rằng Thiên Chúa sẽ đem đến toàn thắng trong tương lai. Phúc âm thánh Máccô nhấn mạnh rằng: Với cái chết của Chúa Giêsu, là sự loan báo thời đại cuối cùng đã bắt đầu và sự kết thúc đã gần kề. Khi Đền Thờ bị phá hủy vào năm 70, hình như ngày cánh chung sắp xảy ra. Khi điều đó chưa đến, các sách Phúc âm thánh Mátthêu và Luca sẽ nghĩ lại về ngày cánh chung. Ngày đó không đến sớm như thánh Máccô nghĩ.

Thánh Máccô, cũng như chúng ta, đang chờ đợi Ngày Chúa Kitô đến với "vinh quang và quyền năng lớn lao" để chấm dứt mọi đau khổ và bách hại. Tất cả những gì Chúa Kitô dạy về sự tha thứ cho tội lổi, về quyền thế của Ngài, về lời hứa ban sự sống, về việc chiến thắng sự dữ, và chiến thắng sự chết sẽ được thực hiện cho những Kitô hữu đang còn phải chịu nhiều đau khổ trong đấu tranh, có cái nhìn về tương lai một cách chắc chắn; để có thể trở nên điều an ủi và giúp đỡ rất hữu ích.

Mổi thế hệ sẽ phải để ý đến lời dạy về ngày cánh chung của mọi người, hay tất cả các thế giới mà chúng ta biết. Chúng ta đã được biết nhiều về những kết cục trong đời sống của mình. Chúng ta không cần phải lo lắng và bi quan về những điều đó sẽ chấm dứt ra sao, nhưng hãy thử suy nghĩ về ngày cánh chung của chúng ta, lúc đó có thể giúp chúng ta đưa mọi sự ra sự thật. Tôi nghe có ai đó đang cầu nguyện trong Thánh lể sáng nay "Xin cảm tạ Thiên Chúa cho con ngày hôm nay". Tôi nghĩ người đó nhìn mọi sự theo quan điểm của Phúc âm hôm nay. Hãy đánh giá cao tình huống hiện tại trong ánh sáng của tương lai. Thế giới sẽ kết thúc, nhưng chúng ta hiện đang sống như thế nào trong thế giới đó? Chúng ta được mời gọi đón nhận từng khoảnh khắc, sống trọn vẹn, triễn nở thêm lòng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân. Chúa Giêsu nói rằng: Chúng ta sẽ không biết giờ nào là giờ cuối cùng của mình, vậy chúng ta nên coi giờ nào cũng là giờ quan trọng của mình, Người Hoa Kỳ, thường sống rất nhiều cho tương lai. Họ dự trù mọi sự sẽ như thế nào khi ra trường, khi đi tìm việc làm, kết hôn, nghỉ hưu, cho con cái đi học v.v... Chúng ta cần nghĩ đến và lập các kế hoạch về tương lai, nhưng, chúng ta cũng hãy trân trọng “ngày hôm nay” do sự hiện diện của Thiên Chúa nơi chúng ta trong lúc này với tất cả các cơ hội mà thời điểm này mang đến cho chúng ta.

Cây vả đã được dùng như một thí dụ, và cây vả đó khơi gợi cho tôi nhiều kỷ niệm. Tôi nhớ đến 2 cây vả trong vườn ông nội tôi đằng sau nhà ở Bkooklyn, New York. Sau khi cây vả có trái, lá sẻ rụng xuống và cây trông như đã chết. Ông tôi cắt nhiều cành cây, rối lấy giấy dầu đen bọc những vết cắt lại để bảo vệ chúng qua mùa đông lạnh giá. Cây trông như bị chết rồi và được bọc trong tấm giấy liệm đen. Phép lạ xãy ra khi mùa xuân đến. Lúc đó, ông tôi tháo giấy dầu đen ra và các vết cắt được bọc giấy sẽ đâm chồi mới, sinh lá và đến tháng 8 nó sẽ có mùa trái mới. Chúng tôi sẽ có mùa thu hoạch trái vả ngon sung đầy một lần nữa.

Có thể vì thế Chúa Giêsu dùng cây vả như một thí dụ về sự sống lại của Con Người. Các nền văn minh cổ đại xem cây vả là biểu tượng của hòa bình và sự đơm hoa kết trái. Ở những nơi khí hậu nóng, cây vả cho nhiều bóng mát, và cây cung cấp nguồn thức ăn dồi dào. Cây vả phát triễn trong mùa xuân đâm hoa kết trái trong mùa hè và hứa hẹn một mùa thu hoạch bội thu. Thánh Máccô trông thấy sự tranh cải về đức tin trong cộng đoàn Kitô hữu của ông, và những cuộc bách hại liên tục làm cho các tín hữu chịu nhiều đau khổ, như là một dấu chỉ thật sự của vụ mùa hái trái sẽ đến khi Chúa Kitô trở lại.

Hình như Chúa Giêsu muốn nói là không cần lo toan về thời điểm nào mọi người sẽ chấm dứt cuộc sống. Đoạn văn kêu gọi cộng đoàn tín hữu hãy tỉnh thức. Đó có thể là một niềm an ủi cho những ai đang bị đau khổ vì đức tin. Họ đã có những vấn nạn mà các tín hữu thường nghĩ đến như: Vì sao dân chúng bị đau khổ?; Vì sao họ bị bệnh?; Vì sao em bé chết?; Tại sao thế giới có quá nhiều bạo lực? Vì sao một Thiên Chúa đầy quyền năng mà không làm gì để thay đổi mọi sự đang xãy ra?; Nếu Thiên Chúa thương yêu chúng ta, tại sao chúng ta lại phải đau khổ như thế?; Đức tin của chúng ta vào Chúa Giêsu chẳng lẽ không có ý nghĩa gì trước mắt Thiên Chúa hay sao?; Cả hai, ngôn sứ Daniel và Thánh Máccô là những người nhắc chúng ta về đức tin của chúng ta là Thiên Chúa đã hứa sẽ luôn ở với chúng ta, cho dù chúng ta phải chịu đau khổ và sẽ đưa chúng ta đến toàn thắng trong sự vinh quang hôm nay.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


33rd SUNDAY (B)
Daniel 12: 1-3; Psalm 16; Hebrews 10: 11-14, 18; Mark 13: 24-32

I was reading a newspaper on a park bench a while back, before the pandemic, and was approached by a young couple who both carried bibles and wanted to talk to me about the coming end of the world. They got my attention! I admired their missionary zeal (wish our church had more of it) and their sincerity, so we talked. Using quotes similar to today’s first and third readings, I was given the "key" to understanding when all this was going to happen. These pandemic days, accompanied by global warming and violent weather incidents have had a lot of people talking about the end times – dates, times and portents. I must admit the approaching new year has me wondering and a bit anxious about what dark clouds await our country and our world. The young couple in the park were sure it was all about to end – everything. "Me too," I thought as I glanced at the headlines of the newspaper I was reading. I longed for all the suffering of humans and our lovely planet to end, and a final peace be declared – forever.

Today's first and third readings are pieces of apocalyptical literature. There are people who claim to have a "bible code" and an ability to determine dates and times when the cataclysmic events portrayed in the readings will occur. All this preoccupation with figuring when all these things will happen is really a distraction because apocalyptical readings in the scriptures are meant to be a consolation, not a means to predict events, or scare people about what lies ahead.

If there is a misreading of the intention of the literature, maybe we preachers have no one else to blame but ourselves. After all, when was the last time any of us dared preach on apocalyptical themes, like the ones we have today in our liturgy? Why do we leave such preaching to fundamentalist preachers who use these texts to frighten and confound? If we have been paying attention to the scriptures these past Sundays, we might have noticed how many apocalyptical images pervade both Hebrew and Christian testaments, e.g., "Son of Man," resurrection, the return of Christ, the reign of God, the angel holding the seal of God, etc. Shouldn't we serious preachers face this particular form of biblical literature and use it as a way of helping ourselves and our hearers interpret our world and strengthen our hope?

The writers of this genre of literature are writing in a time of collapse, persecutions, loss of ideals, despair and faith under duress (sound familiar?) that characterized the 200 years prior to and after the birth of Christ. Writers from both testaments found it necessary to offer assurances and comfort to the faithful: good will triumph, God will reign, evil will be finally overcome. This message needs to be reaffirmed for out time, not as a way of putting off doing anything about the problems in our world, but as a way of reassuring us when we don't see a lot of results from our labors. God has not abandoned us and will bring to completion what God has promised and what we are working so hard to bring about.

It sounds like the author of Daniel is writing about the future; but the present is the main concern. The Book of Daniel is intended to strengthen the faith of Jews in the 2nd century (B.C.E.) and encourage them to stay faithful to the teachings of their ancestors, rather than turn to the attractive "modern" philosophies and lifestyles of their day. The author lived in a time when Greeks ruled over Israel and were attempting to unify the world of their conquests by establishing their culture and political system everywhere they ruled. In Israel, it was a crime to practice Judaism and people were killed for their faith (cf. 1 &2 Maccabees). Thus, the author in today's selection, is offering an optimistic view of the future. Justice will triumph, and even those seemingly overcome by death will rise. (We have here the earliest reference in the Bible to the resurrection of the dead.)

The Gospel selection is also an example of apocalyptical writing. Like the first reading, this is not a prediction of the future, but an attempt to help the suffering Christian community, for whom Mark was writing, keep faith and be comforted by the assurance that God will bring victory in the future. Mark's Gospel stresses that with Jesus' death, a final age had started and the end was near. When the Temple was destroyed in the year 70, it looked like the end was about to happen. When it didn't, the next Gospels (Matthew and Luke) had to rethink the parousia; it wasn't to happen as soon as Mark expected.

Mark, like us, was waiting for Christ to come "with great power and glory" to bring an end to suffering and oppression. All that Christ taught about the forgiveness of sins, his authority, the promise of life, the victory over evil, and the triumph over death, would be accomplished. For Christians still engaged in the struggle, this glimpse into the assured future must have been very helpful and encouraging.

Each generation must deal with this teaching about the end of the world, or worlds, we have known. We already have known many endings in our lifetime. We don't have to be morbid or pessimistic about how things will end, but reflecting on the end of our world may help put things in perspective. I heard someone pray at mass this morning, "Thank you God for this day." I think that person sees things in the perspective of this Gospel, appreciating the present in the light of the future. The world will end, but how are we now living in it? We are invited to welcome each moment, live it fully, grow in love for God and others. Jesus says that we don't know what hour will be our last – so let this hour be important. We Americans live so much in the future, we plan how things will be when we get out of school, settle into a job, marry, retire, get the kids through school, etc. We need to look and plan for the future, but we cherish "this day" and God's presence to us at this moment with all the opportunities this moment offers us.

The fig tree is used as an example and it stirs us memories for me. I remember my grandfather's two fig trees in his backyard in Brooklyn. After they bore fruit, their leaves would fall off and the trees would look dead. He would cut back the branches, tie up the trimmed trees and wrap them in black tar paper to protect them from the winter cold. They looked dead, wrapped in black tar paper, as if in shrouds. Miracle of miracles, each spring, once they were unwrapped, they would sprout new branches, grow leaves and by August we would have another harvest of dark succulent figs again.

Maybe that's why Jesus uses the fig tree as an example of the coming of the Son of Man. Ancient civilizations considered the fig tree a symbol of peace and fruitfulness. In hot climates it provided abundant shade from the heat and was a rich source of food. It's growth in Spring was seen as a sign of the coming of summer and a promise of fruit at harvest time. Mark sees the struggles in faith of his community and the accompanying persecutions they suffered, as a sure sign of the harvest that was coming when Christ would return.

Jesus seems to be saying it is useless to wonder about when all will be finalized. The passage calls for the community to stay alert. It must have been a comfort to those who were suffering for their faith. They had the kinds of questions believers have always pondered – why must good people suffer? Why do they get sick? Why does a child die? Why is the world so violent towards the innocent? Why doesn't an all-powerful God do something to change the way things are? If God loves us, why must we suffer so? Doesn't our faith in Jesus mean anything in God's eyes? Both Daniel and Mark are reminders to our faith that God has promised to be with us no matter what we must suffer and to bring to completion the victory promised us today.