CÀNG TỰ DO, CÀNG PHẢN CHIẾU
“Ở đâu có Thần Linh Chúa, ở đó có tự do!”.
Ngày kia, Charles H. Spurgeon, người được mệnh danh là “Ông hoàng của các nhà thuyết giáo”, nói với sinh viên của mình rằng, “Khi nói về thiên đàng, bạn hãy để khuôn mặt mình sáng lên, để nó phản chiếu ánh quang mặt trời; hãy để đôi mắt bạn long lanh, phản chiếu vinh quang Thiên Chúa. Còn khi nói về địa ngục, bạn không cần làm gì cả; khuôn mặt bạn đã tự làm được điều đó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ có khuôn mặt và ánh mắt vốn phải gượng ép để làm ra vẻ sáng ngời như Charles H. Spurgeon đề nghị các sinh viên của ông; với người Kitô hữu, đó không chỉ là một khuôn mặt, ánh mắt, nhưng là cả cuộc sống. Trong Chúa Giêsu, Kitô hữu ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang Thiên Chúa. Đó cũng là điều chúng ta dừng lại trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Như một tấm gương, chúng ta phản chiếu Thiên Chúa; khi phản chiếu sự vẻ anh minh của Thiên Chúa, bản thân chúng ta ngày càng sáng hơn; để cuối cùng, trở nên Đấng mà chúng ta phản chiếu. Tiến trình này được thánh Phaolô gọi là ‘công việc của Chúa Thánh Thần’. Đó là một hình ảnh rất mạnh mẽ nói đến vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu. Công việc này sẽ không bao giờ được hoàn thành trong cuộc đời này; chỉ sau cuộc sống trần thế, chúng ta mới hoàn tất nó. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động để chúng ta hướng tới sự thành toàn; Phaolô nói, “Chính Ngài chiếu sáng trong lòng chúng ta, hầu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Ngài trên tôn nhan của Đức Giêsu Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng nói đến vinh quang chúng ta hướng đến, “Vinh quang của Chúa hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu lên ý nghĩa việc phản chiếu sự tươi sáng của Thiên Chúa, sự phản chiếu ấy biến người Kitô hữu thành hình ảnh của chính Ngài khi họ dám sống các mối phúc Ngài dạy; cụ thể, đó là việc yêu thương, tha thứ. Điều này không chỉ thể hiện ở những cố gắng bên ngoài nhưng là một nhân đức nội tại, sâu sắc, chạm đến cốt lõi bên trong; Chúa Thánh Thần là người hình thành sự sâu sắc ở cấp độ cao hơn này. Vì thế, không chỉ cấm giết người, Chúa Giêsu còn nghiêm khắc với những cảm xúc tức giận khi chúng ta nộp rủa anh em “đồ khùng”, “đồ ngốc” vốn có thể dẫn đến việc giết người. Hiểu được như thế, câu nói, “Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!” không còn là một cảnh báo đáng sợ, nhưng đó là một hành động tuyệt vời của tình yêu; đó là hoa trái của tự do. Mỗi “đồng xu” được trả có nghĩa là chúng ta nhìn nhận từng lỗi lầm đã phạm và hết lòng ăn năn, xin lỗi về điều đó; nó có nghĩa là đã giải quyết các mối bất hoà. Và điều đó đưa đến tự do; đây là một hành động xót thương của Thiên Chúa, để chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang của Ngài.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét xem điều gì đang kìm hãm trái tim chúng ta, khiến chúng ta mất tự do để không có khả năng sống theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; điều gì đang làm chúng ta cay đắng, bất an bên trong khiến chúng ta không toả rạng được sự hồn nhiên của một niềm vui sống đời làm con Chúa; và như thế, không thể nên giống Chúa Giêsu. Bởi lẽ, chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ được vinh quang của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã phản chiếu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin Thánh Thần Chúa uốn nắn con, cho con nên giống Chúa hơn mỗi ngày. Nhờ đó, con được giải thoát để có thể yêu thương, tha thứ; và như thế, con được tự do, và càng có cơ may phản chiếu tình yêu và vinh quang của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ở đâu có Thần Linh Chúa, ở đó có tự do!”.
Ngày kia, Charles H. Spurgeon, người được mệnh danh là “Ông hoàng của các nhà thuyết giáo”, nói với sinh viên của mình rằng, “Khi nói về thiên đàng, bạn hãy để khuôn mặt mình sáng lên, để nó phản chiếu ánh quang mặt trời; hãy để đôi mắt bạn long lanh, phản chiếu vinh quang Thiên Chúa. Còn khi nói về địa ngục, bạn không cần làm gì cả; khuôn mặt bạn đã tự làm được điều đó!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ có khuôn mặt và ánh mắt vốn phải gượng ép để làm ra vẻ sáng ngời như Charles H. Spurgeon đề nghị các sinh viên của ông; với người Kitô hữu, đó không chỉ là một khuôn mặt, ánh mắt, nhưng là cả cuộc sống. Trong Chúa Giêsu, Kitô hữu ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang Thiên Chúa. Đó cũng là điều chúng ta dừng lại trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Thư Côrintô hôm nay tiết lộ, thánh Phaolô có một sự hiểu biết rất đặc biệt về sự phản chiếu này; sự phản chiếu ấy phát xuất từ một sự tự do bên trong, sự tự do của con cái Thiên Chúa. Ngài nói, “Ở đâu có Thần Linh Chúa, ở đó có tự do!”. Với Phaolô, người tự do thực sự là người sống sự sống của Chúa Thánh Thần; qua cuộc sống này, họ được Thánh Thần uốn nắn, hướng dẫn; để từ đó, trổ sinh hoa trái. Đó là một cuộc sống yêu thương vốn đã được sống nơi Chúa Giêsu; trong Ngài, một tình yêu tự hiến toả rạng vinh quang Chúa Cha và tình yêu đối với các linh hồn. Với Phaolô, người tự do thực sự là người biết yêu theo cách Thiên Chúa yêu. Vì thế, ai càng giống Chúa Giêsu trong yêu thương, người ấy ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang Cha của Ngài.
Như một tấm gương, chúng ta phản chiếu Thiên Chúa; khi phản chiếu sự vẻ anh minh của Thiên Chúa, bản thân chúng ta ngày càng sáng hơn; để cuối cùng, trở nên Đấng mà chúng ta phản chiếu. Tiến trình này được thánh Phaolô gọi là ‘công việc của Chúa Thánh Thần’. Đó là một hình ảnh rất mạnh mẽ nói đến vai trò Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu. Công việc này sẽ không bao giờ được hoàn thành trong cuộc đời này; chỉ sau cuộc sống trần thế, chúng ta mới hoàn tất nó. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần không ngừng hoạt động để chúng ta hướng tới sự thành toàn; Phaolô nói, “Chính Ngài chiếu sáng trong lòng chúng ta, hầu làm sáng tỏ sự hiểu biết về vinh quang của Ngài trên tôn nhan của Đức Giêsu Kitô”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng nói đến vinh quang chúng ta hướng đến, “Vinh quang của Chúa hằng chiếu toả trên đất nước chúng ta!”.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nêu lên ý nghĩa việc phản chiếu sự tươi sáng của Thiên Chúa, sự phản chiếu ấy biến người Kitô hữu thành hình ảnh của chính Ngài khi họ dám sống các mối phúc Ngài dạy; cụ thể, đó là việc yêu thương, tha thứ. Điều này không chỉ thể hiện ở những cố gắng bên ngoài nhưng là một nhân đức nội tại, sâu sắc, chạm đến cốt lõi bên trong; Chúa Thánh Thần là người hình thành sự sâu sắc ở cấp độ cao hơn này. Vì thế, không chỉ cấm giết người, Chúa Giêsu còn nghiêm khắc với những cảm xúc tức giận khi chúng ta nộp rủa anh em “đồ khùng”, “đồ ngốc” vốn có thể dẫn đến việc giết người. Hiểu được như thế, câu nói, “Con sẽ không thoát khỏi nơi ấy cho đến khi trả hết đồng xu cuối cùng!” không còn là một cảnh báo đáng sợ, nhưng đó là một hành động tuyệt vời của tình yêu; đó là hoa trái của tự do. Mỗi “đồng xu” được trả có nghĩa là chúng ta nhìn nhận từng lỗi lầm đã phạm và hết lòng ăn năn, xin lỗi về điều đó; nó có nghĩa là đã giải quyết các mối bất hoà. Và điều đó đưa đến tự do; đây là một hành động xót thương của Thiên Chúa, để chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ vinh quang của Ngài.
Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta xét xem điều gì đang kìm hãm trái tim chúng ta, khiến chúng ta mất tự do để không có khả năng sống theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần; điều gì đang làm chúng ta cay đắng, bất an bên trong khiến chúng ta không toả rạng được sự hồn nhiên của một niềm vui sống đời làm con Chúa; và như thế, không thể nên giống Chúa Giêsu. Bởi lẽ, chúng ta ‘càng tự do, càng phản chiếu’ được vinh quang của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã phản chiếu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin Thánh Thần Chúa uốn nắn con, cho con nên giống Chúa hơn mỗi ngày. Nhờ đó, con được giải thoát để có thể yêu thương, tha thứ; và như thế, con được tự do, và càng có cơ may phản chiếu tình yêu và vinh quang của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)