Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 25-February-2021 theo giờ Việt Nam
1. Trung Quốc giật sập hàng loạt nhà thờ ở Tân Cương
Nhà thờ Thánh Tâm ở thành phố Nghi Ninh, Trung Quốc đang bị bọn cầm quyền triệt hạ để lấy đất xây khu thương mại. Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, có bài tường trình sau.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Vương Chí Thành (Wang Zhicheng, 王志成)
Nhà thờ Thánh Tâm ở thành phố Nghi Ninh sắp bị triệt hạ
Kể từ hôm 19 tháng Hai, người Công Giáo ở Nghi Ninh (Yining, 义宁), Tân Cương (Xinjiang, 新疆) phải dọn sạch mọi thứ của nhà thờ Thánh Tâm. Theo lệnh của bọn cầm quyền địa phương, nhà thờ phải bị phá hủy. Một nguồn tin của Asia-News cho biết “có lẽ từ tuần tới, nhà thờ Công Giáo ở biên giới phía Tây Trung Quốc này sẽ tan thành cát bụi”.
Cộng đồng Công Giáo Nghi Ninh, ở huyện Y Lợi (Yili, 伊利) 700 km về phía tây của Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi, 乌鲁木齐), thủ phủ của Tân Cương, có khoảng 2 nghìn người - gồm những cựu tù bị phát vãng từ thời Đế chế nhà Thanh, và những tù nhân chính trị sau năm 1949 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với những người nhập cư khác và những người bị giam giữ trong các trại lao động cưỡng bức trong khu vực.
Sự thật kỳ lạ là nhà thờ đang sở hữu tất cả các giấy phép cần thiết từ Cục Quản lý Tôn giáo mà vẫn bị triệt hạ. Được xây dựng vào năm 2000, các quan chức huyện Y Lợi và bọn cầm quyền ở Nghi Linh thậm chí đã tham dự lễ khánh thành và ca ngợi công trình này.
Bọn cầm quyền địa phương không tiết lộ lý do triệt hạ. Nhưng hầu hết người dân nghi ngờ rằng nhà thờ bị phá hủy để lấy đất xây dựng khu thương mại ở vị trí này. Trên thực tế, nhà thờ đứng dọc con đường dẫn đến sân bay và trong quy hoạch đô thị, con đường này sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
Vấn đề là nơi đặt nhà thờ đã được bọn cầm quyền thành phố chọn vào năm 1993 vì nó cách xa trung tâm sinh sống và họ không muốn nhà thờ “quá lộ liễu”. Nhưng tất nhiên, theo thời gian, thành phố đã phát triển và khu đất đó giờ đây đã làm dấy lên sự thèm muốn của giới đầu cơ và bọn cầm quyền địa phương.
Vào năm 2018, nhà thờ đã vô cùng lo sợ: nhân danh chiến dịch “Trung Hoa hóa”, Văn phòng các vấn đề tôn giáo đã xóa bốn bức phù điêu trang trí mặt tiền, dỡ bỏ hai bức tượng của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô ở hai bên của tòa nhà, giật sập cây thánh giá trang trí đỉnh của nhà thờ, hai mái vòm và tháp chuông bị phá hủy vì quá “nổi bật”.
“Quá nổi bật” là cụm từ đã ám ảnh nhà thờ này ngay từ đầu. Dự án được trình lên bọn cầm quyền vào năm 1993 đã phải sửa đổi lại và kích thước của nhà thờ giảm đi 5 mét vì nó “quá cao”. Trong quá trình xây dựng vào năm 2000, các mái vòm được sơn màu sáng bị cho là “quá lòe loẹt” và bị buộc phải sơn lại bằng màu xám.
Các tín hữu tin rằng các Quy định đang bị lợi dụng với mục đích bóp nghẹt cuộc sống của các tín hữu Kitô. “Điều này - một người nói - xác nhận thêm rằng đất nước không tôn trọng tự do thờ phượng và lợi ích hợp pháp của các tín hữu”
Tình hình đối với Giáo hội tại Tân Cương đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013 và kể từ khi Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo, 陈全国) được đưa về làm bí thư tỉnh này. Y là người đã thề thi hành một chính sách “nhổ sạch” người Hồi giáo và tín hữu các tôn giáo khác.
Nhân danh thương mại hóa đất đai, ít nhất bốn nhà thờ khác đã bị phá hủy ở Tân Cương trong những năm gần đây: một nhà thờ ở Hà Mễ (Hami, 哈米), một nhà thờ ở Khuê Đốn (Kuitun, 奎顿) và hai nhà thờ ở Tháp Thành (Tacheng, 塔城). Tất cả đều có giấy phép, nhưng tất cả đã bị san thành bình địa mà không hề được bồi thường.
Cha sở của Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Tháp Thành đã bị bắt và biến mất gần hai năm qua. Giờ đây, mặc dù đã được trả tự do, nhưng ngài không được phép tham gia vào bất kỳ hoạt động tôn giáo nào.
Trong những năm gần đây, nhiều đền thờ Hồi Giáo cũng đã bị phá hủy dưới danh nghĩa “Trung Hoa hóa”. Người ta ước tính rằng ít nhất 16,000 đền thờ Hồi Giáo đã bị phá hủy hoặc hư hại.
Phương pháp phá hủy các nhà thờ và thánh giá, dưới chiêu bài xóa bỏ “vẻ nổi bật”, đã được Hạ Bảo Long (Xia Baolong, 夏宝龙) bí thư tỉnh ủy và là một người bạn lớn của Tập Cận Bình, khai trương vào năm 2014 tại Chiết Giang (Zhejiang, 浙江). Kể từ tháng 2 năm 2020, Long là người đứng đầu Văn phòng các vấn đề Hương Cảng và Macao.
Một linh mục thở dài với AsiaNews: “Chúng tôi tự hỏi chúng tôi còn phải chịu đựng thêm bao nhiêu nữa để Đức Giáo Hoàng và Vatican nhận ra sự ngược đãi chúng tôi phải chịu và sự vô ích của Thỏa thuận giữa Tòa thánh và Trung Quốc?”.
Source:Asia News
2. Phủ Thống Đốc Vatican nhẹ giọng hơn với các nhân viên từ chối không chích vắc xin COVID-19
Trong một sắc lệnh ban hành hồi đầu tháng này, vị Hồng Y đứng đầu Quốc Gia Thành Vatican nói rằng những nhân viên từ chối tiêm vắc-xin COVID-19 khi được cho là cần thiết cho công việc của họ có thể phải đối mặt với hình phạt là mất việc làm.
Sắc lệnh ngày 8 tháng 2 từ Hồng Y Giuseppe Bertello, chủ tịch Phủ Thống Đốc Quốc Gia Thành phố Vatican, đã ban hành cho các nhân viên, công dân và quan chức của Vatican các quy định của Giáo triều Rôma nhằm kiểm soát sự lây lan của coronavirus trên lãnh thổ Vatican, chẳng hạn như đeo khẩu trang y tế và duy trì khoảng cách xã hội.
Một trong những biện pháp bao gồm trong sắc lệnh này là quy trình chích vắc xin COVID của Vatican. Vào tháng Giêng, Tòa Thánh đã bắt đầu cung cấp vắc-xin Pfizer-BioNtech cho các nhân viên, người dân và các quan chức Tòa Thánh.
Theo sắc lệnh của Đức Hồng Y Bertello, cơ quan quyền lực tối cao cùng với văn phòng sức khỏe và vệ sinh đã “đánh giá nguy cơ lây nhiễm” COVID-19, khả năng lây lan của nó cho các nhân viên khi thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ và “có thể thấy cần thiết để đưa ra biện pháp phòng ngừa như việc sử dụng vắc xin để bảo vệ sức khỏe của công dân, cư dân, người lao động và cộng đồng lao động”.
Sắc lệnh nêu rõ rằng những nhân viên không thể nhận vắc-xin vì “lý do sức khỏe đã được chứng minh” có thể tạm thời được giao “nhiệm vụ khác, tương đương hoặc thấp hơn” để ít nguy cơ lây nhiễm hơn, trong khi vẫn duy trì mức lương hiện tại của họ.
Sắc lệnh này cũng nói rằng “người lao động từ chối chích ngừa, mà không có lý do sức khỏe đã được chứng minh”, “phải tuân theo các quy định” được nêu trong điều 6 của các quy định của Thành phố Vatican năm 2011 về phẩm giá của con người và các quyền cơ bản của họ liên quan đến kiểm tra sức khỏe trong mối quan hệ lao động.
Điều 6 của tiêu chuẩn nói rằng việc từ chối có thể dẫn đến “hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau có thể kéo dài đến mức gián đoạn quan hệ việc làm”.
Thống đốc của Nhà nước Thành phố Vatican đã đưa ra một lưu ý vào thứ Năm liên quan đến sắc lệnh ngày 8 tháng 2, nêu rõ rằng việc đề cập đến những hậu quả có thể xảy ra khi từ chối tiêm vắc-xin “trong mọi trường hợp không có tính chất thúc bách hoặc trừng phạt”.
Bản lưu ý cho biết “quy định này chỉ nhằm mục đích cho phép một phản ứng linh hoạt và tương xứng với sự cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và quyền tự do lựa chọn của cá nhân mà không đưa ra bất kỳ hình thức đàn áp nào đối với người lao động”.
Source:Catholic News AgencyCardinal says Vatican employees could lose jobs for refusing COVID-19 vaccine
Sắc lệnh ngày 8 tháng 2 từ Hồng Y Giuseppe Bertello, chủ tịch Phủ Thống Đốc Quốc Gia Thành phố Vatican, đã ban hành cho các nhân viên, công dân và quan chức của Vatican các quy định của Giáo triều Rôma nhằm kiểm soát sự lây lan của coronavirus trên lãnh thổ Vatican, chẳng hạn như đeo khẩu trang y tế và duy trì khoảng cách xã hội.
Một trong những biện pháp bao gồm trong sắc lệnh này là quy trình chích vắc xin COVID của Vatican. Vào tháng Giêng, Tòa Thánh đã bắt đầu cung cấp vắc-xin Pfizer-BioNtech cho các nhân viên, người dân và các quan chức Tòa Thánh.
Theo sắc lệnh của Đức Hồng Y Bertello, cơ quan quyền lực tối cao cùng với văn phòng sức khỏe và vệ sinh đã “đánh giá nguy cơ lây nhiễm” COVID-19, khả năng lây lan của nó cho các nhân viên khi thực hiện các hoạt động hàng ngày của họ và “có thể thấy cần thiết để đưa ra biện pháp phòng ngừa như việc sử dụng vắc xin để bảo vệ sức khỏe của công dân, cư dân, người lao động và cộng đồng lao động”.
Sắc lệnh nêu rõ rằng những nhân viên không thể nhận vắc-xin vì “lý do sức khỏe đã được chứng minh” có thể tạm thời được giao “nhiệm vụ khác, tương đương hoặc thấp hơn” để ít nguy cơ lây nhiễm hơn, trong khi vẫn duy trì mức lương hiện tại của họ.
Sắc lệnh này cũng nói rằng “người lao động từ chối chích ngừa, mà không có lý do sức khỏe đã được chứng minh”, “phải tuân theo các quy định” được nêu trong điều 6 của các quy định của Thành phố Vatican năm 2011 về phẩm giá của con người và các quyền cơ bản của họ liên quan đến kiểm tra sức khỏe trong mối quan hệ lao động.
Điều 6 của tiêu chuẩn nói rằng việc từ chối có thể dẫn đến “hậu quả ở nhiều mức độ khác nhau có thể kéo dài đến mức gián đoạn quan hệ việc làm”.
Thống đốc của Nhà nước Thành phố Vatican đã đưa ra một lưu ý vào thứ Năm liên quan đến sắc lệnh ngày 8 tháng 2, nêu rõ rằng việc đề cập đến những hậu quả có thể xảy ra khi từ chối tiêm vắc-xin “trong mọi trường hợp không có tính chất thúc bách hoặc trừng phạt”.
Bản lưu ý cho biết “quy định này chỉ nhằm mục đích cho phép một phản ứng linh hoạt và tương xứng với sự cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và quyền tự do lựa chọn của cá nhân mà không đưa ra bất kỳ hình thức đàn áp nào đối với người lao động”.
Source:Catholic News Agency