Cùng đi với Đức Kitô có ông Gicacôbe and Gioan, thăm gia đình mẹ vợ ông Simon. Bà bị bệnh sốt liệt giường. Đức Kitô cầm tay bà nâng bà dậy và bệnh sốt liền biết mất, và bà phục vụ Đức Kitô và phái đoàn. Việc bà phục vụ các ngài cho biết tình trạnh bệnh tật của bà biến mất, bà khỏi hẳn, mạnh khoẻ như trước. Bà không cần phải nghỉ, tỉnh dưỡng, cho lại sức, nhưng có thể làm việc ngay. Có lẽ bà là người nấu ăn ngon nhất nhà, và bà đã làm công việc chuẩn bị bữa ăn cho toàn gia đình. Đức Kitô coi trọng việc phục vụ tha nhân, Ngài coi đây là một trong những công việc mục vụ chính trong cuộc đời Ngài công khai rao giảng. Chính Ngài xác nhận, 'Ta đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ' Mk 10,45. Phục vụ trở thành 'biểu tượng' môn đệ Đức Kitô. Biểu tượng này giúp người ta nhận biết các ngài môn đệ Đức Kitô. Các ngài tự nguyện phục vụ tha nhân.

Từ 'nâng dậy, đỡ dậy' đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử cứu độ. Nhân loại sa ngã do tội bất phục tòng gây nên thời tổ phụ Adong. Đức Kitô xuống thế, giải thoát, nâng con người lên, trở về tình trạng nguyên thủy, thời khởi đầu Chúa tạo dựng con người. Những ai tin theo, Đức Kitô ban cho cuộc sống mới, biến họ trở thành Kitô hữu. Ngài nâng đỡ từng người một và cuối cùng cứu độ, nâng toàn thể nhân loại đứng dậy, làm hoà cùng Thiên Chúa.

Một hôm có viên sĩ quan tên Jairus đến xin Đức Kitô chữa bệnh cho con gái ông đang hấp hối tại nhà. Khi ông còn đang nài van thì người nhà đến báo tin buồn là. Đừng làm phiền Đức Kitô nữa, con gái ông đã chết. Đức Kitô an ủi ông, 'Đừng sợ, vững lòng tin thì sẽ được' Mk 5,36. Ngài vào nhà ông, 'Người cầm lấy tay nó và nói. Này bé, Thầy truyền cho con trỗi dậy' Mk 5,41. Cháu bé đứng dậy đi lại bình thường như chưa hề mắc bệnh. Đức Kitô ban cho cháu bé cuộc sống mới, bởi lòng tin vững chắc của cha cô. Chính Đức Kitô cũng chỗi dậy từ cõi chết sau ba ngày chôn cất trong mồ. Đức Kitô đỡ con người dậy, còn chính Ngài thì Ngài chỗi dậy, không cần ai nâng dậy.

Đoạn Phúc Âm hôm nay cho biết Đức Kitô nâng bà mẹ vợ ông Simon dậy mang í nghĩa thể chất, và í nghĩa tâm linh. Về phương diện thể chất, bà hoàn toàn bình phục. Về phương diện tâm linh, bà trở thành môn đệ Đức Kitô. Có lẽ bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành môn đệ Đức Kitô. Điều này thể hiện qua việc bà hãnh diện được phục vụ Đức Kitô và phái đoàn. Tâm hồn bà hân hoan, tràn ngập niềm vui vì được hạnh phúc đón Đức Kitô vào trong gia đình bà. Đây là một thiên ân Đức Kitô dành riêng cho gia đình mẹ vợ ông Simon. Từ một bệnh nhân thành người mạnh khoẻ, từ kẻ xa lạ trở thành thân hữu trong nhóm của Đức Kitô, từ một người ít ai biết đến bà trở thành người toàn thế giới biết đến về hành động bác ái. Về cuối đời bà còn được Đức Kitô đón nhận vào nước Thiên Chúa hằng sống. Đức kitô có hai nhóm môn đệ. Nhóm thứ nhất cùng Ngài đi nơi này, nơi khác, nghe Ngài giảng dậy và chữa bệnh. Nhóm thứ hai là các môn đệ không cùng đi đây đó với Đức Kitô nhưng ở tại nơi họ đang sống. Đại đa số chúng ta thuộc nhóm thứ hai.

Bệnh tật gây khổ đau cho con người, nhất là những gia đình nghèo khó. Khi có người nhà mắc bệnh, tình trạng kinh tế gia đình khủng hoảng, chạy tiền, mang công, mượn nợ có tiền chạy thuốc. Người đó đã không tiếp tục sinh hoạt bình thường, còn cần người mạnh khoẻ chăm sóc. Mọi sinh hoạt từ gia đình, đến xóm làng, đến cộng đoàn đều đình trệ. Đôi khi bệnh nguy hiểm còn tạo nên mối lo cho toàn làng.

Chữa bệnh và khai trừ ma quỷ là hai công việc Đức Kitô thực hiện trong lúc rao giảng. Khi chữa bệnh cho ai, Đức Kitô đụng chạm vào người đó. Tuy nhiên khi trừ ma quỉ, Đức Kitô không đụng chạm đến, nhưng ra lệnh cho ma quỉ xuất khỏi người và chúng vâng phục Ngài. Dù Ngài không đụng chạm đến ma quỉ mà kẻ chống đối Ngài cũng có lần khoác lác, ma quỉ vâng phục Đức Kitô vì Ngài là tướng quỉ. Điều vu khống, bịa đặt trên hoàn toàn do tưởng tượng mà ra, không hề có một chút sự thật nào. Đức Kitô đã không đụng chạm đến ma quỉ và Ngài còn ngăn cấm chúng không được mở miệng. Xua đuổi ma quỉ chỉ là bước đầu trong chương trình cứu độ. Bước cuối cùng là tiêu diệt sức mạnh đen tối của chúng. Chính ma qủi nhận biết điều này nên chúng than khóc, kêu la,

'Ông Giesu Nazareth, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi' Mk 1,24.

Đức Kitô loan báo 'Nước Trời đã đến gần'. Nước trời đến gần là tin vui, tin khải hoàn, chiến thắng cho môn đệ Đức Kitô, và những ai yêu mến Ngài. Nước trời đến gần lại là tin buồn, tin chết, cho ma quỉ, chúng sắp bị tiêu diệt. Nước trời đến gần lại gây khủng hoảng, thất vọng cho những kẻ chống đối Đức Kitô.

Là môn đệ Đức Kitô chúng ta chung lời cảm tạ ơn trường sinh Ngài ban, và cùng giúp nhau tiến về nhà Cha khi cuộc đời trần thế hoàn tất.

TiengChuong.org

Raise Up

Jesus went with James and John to visit the house of Simon's mother -in -law. She was in bed with fever. Jesus took her hand to raise her up. The fever left her, and she began to wait on them. Her service confirmed that she was fully recovered. She was well enough to cook for the whole household. Probably she was the best cook in the house! Jesus' healing touch required her to have neither convales nor recuperating period. Serving others was one of the major themes in Jesus' public ministry. Jesus himself claimed 'I come to serve, not to be served' Mk 10,45. Serving became the 'trade mark' of Jesus' disciples.

The word 'raise up' plays a significant role in the salvation history. It means Jesus raised up each individual to a level of the creation's original state, and His final goal was to raise up the whole human race. It means Jesus gives each one of His disciples a new life in Him, a life of faith. For Simon's mother in law, it was a life of faith. Jairus came to Jesus pleading Him to save his daughter; she was seriously sick. While they were talking, Jairus' servant arrived with the bad news, that his daughter had died. Hearing that Jesus told Jairus, 'Do not be afraid; only have faith' Mk 5,36. Jesus raised her up from dead. He gave her a new life, because of her father's faith. Jesus himself was raised up from His own death. The word 'raise her up' in today's passage meant Jesus elevated Simon's mother-in-law to different levels: from a bed-ridden situation to fully recovered, from an unknown person to befriend, the inner circle of Jesus, and finally Jesus will raise her up on the last day. Simon's mother in law probably was the very first female who became Jesus' disciple. There were two kinds of disciples: the ones who with Him travelled from place to place, and the other ones who travelled not with Him, but encamped at homes.

Sickness stopped Simon's mother-in-law from doing her daily chores; it prevented her showing hospitality to others; it prevented her from taking part in her community's activities. For Jesus, healing was not simply about getting well again; it was more about restoration a person's vocation. It meant regaining a life of value; it meant engaging in social interactions, and it meant engaging in community activities. Sickness often put enormous pressure on a family's budget. It caused grave concern for the loved ones, and sometimes it created fear for the whole community.

Healing the sick, and casting out devils were the two themes of Jesus' public ministry. Healing a sick person, Jesus touched that person. Casting out devils, Jesus refused to touch devils. His opponents claimed, devils obeyed Jesus because He was the Prince of devils. Such a claim was a baseless allegation, a sheer fantasy. Jesus prohibited devils to speak. He gave a command, and devils obeyed Him. Casting out devils was a first step in Jesus' ministry. His final act was triumph over the power of darkness. Devils lamented 'Have you come to destroy us? Mk 1,24. The coming of God's kingdom became the Good News for those who loved Jesus and became His disciples. It was terror for devils and a threat for His opponents.

Simon's mother in law was honoured to be the first female who welcomed Jesus, and His company in her own home. It was her great joy, and privilege to show hospitality toward the distinguished guests. Her generosity became well known worldwide, and Jesus will raise her up on the last day.