CN II THƯỜNG NIÊN B
1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
GẶP GỠ VÀ GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,35-42
(35) Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. (36) Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông liền lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. (37) Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. (38) Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?”. (39) Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. (40) Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. (41) Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). (42) Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).
2. Ý CHÍNH:
Sau khi được thày giới thiệu Đức Giê-su, hai môn đệ của Gio-an Tẩy giả là An-rê và Gio-an đã đi theo Người đến nơi Người sống và đã ở lại với Người hôm ấy. Sau khi đã gặp gỡ và tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê đã giới thiệu Người với em mình là Si-mon. Ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su để đi theo làm môn đệ Người và tích cực cộng tác với Người trong sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 35-37:: +“Đây là Chiên Thiên Chúa”: Đức Giê-su là “Con chiên bị đem đi làm thịt” (x. Is 53,7), trở thành lễ vật “bị sát tế” trong cuộc khổ nạn (x. Lv 4,32). Máu Người đổ ra sẽ tẩy xóa tội lỗi và ban cho muôn người được ơn tha tội (x. Mt 26,28). Đức Giê-su cũng là người “Tôi Trung Đau Khổ” được Đức Chúa tuyển chọn và yêu mến mà ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm (x. Is 42,1). +Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Giê-su: Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả được đề cập trong Tin Mừng hôm nay là An-rê và Gio-an. Hai ông đã vâng lời thầy để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su.
- C 38-39: +Giờ thứ 10: Người Do Thái chia ngày thành 12 giờ, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Giờ thứ 10 tức là 4 giờ chiều.
- C 40-42: +“Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô): Nhờ gặp gỡ Đức Giê-su một thời gian mà hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã xác tín Người chính là Đấng Mê-si-a như Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu. An-rê lập tức về nhà rủ em là Si-mon: “Chúng tôi đã gặp thấy Đấng Mê-si-a rồi!”. Rồi ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su. +“Anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô): Vị tôn sư có quyền thay tên của người xin theo học bằng một tên gọi mới. Tên mới này mang ý nghĩa tượng trưng mà vị tôn sư muốn cho học trò đạt được. “Kê-pha” là tiếng A-ram mà người Do Thái thời Đức Giê-su xử dụng, nghĩa là “Tảng đá”, tiếng Việt là “Phê-rô”. Đặt tên Phê-rô cho Si-mon, Đức Giê-su muốn ông sau này sẽ nên đá tảng, trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người (x Mt 16,18).
4. CÂU HỎI:
1) Khi giới thiệu Đức Giê-su là con chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả muốn nói gì về sứ mạng cứu thế của Người?
2) Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả vâng lời Thầy để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su là hai ông nào?
3) Giờ của người Do thái so với giờ hiện nay được tính ra sao?
4) Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã làm gì sau khi tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai? 5) Đức Giê-su đã đặt tên Kê-pha cho ai và tên đó có nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su (Ga 1,40-42a).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẦY CẢ HÊ-LI GIỚI THIỆU ĐỨC CHÚA CHO NGÔN SỨ SA-MU-EN:
Theo truyền thống Do thái, khi được thày chấp nhận học trò sẽ được ở chung nhà với thầy để vừa được thầy dạy về kiến thức văn hóa lại vừa được thầy uốn nắn dạy dỗ về cách sống. Sa-mu-en ngay từ khi còn ấu thơ đã được mẹ mang đến xin theo học với thầy cả Hê-li để sau này em sẽ trở thành tư tế phụng sự Đức Chúa trong đền thờ. Hằng ngày Samuen ngủ trong đền thờ, gần hòm bia. Một hôm giữa đêm khuya thanh vắng Sa-mu-en nghe thấy tiếng người gọi mình. Tưởng thầy cả gọi nên em đến bên thầy nói: “Thưa thầy vừa gọi con”. Mấy lần thầy cả Hêli đều trả lời: “Ta đâu có gọi, con hãy về ngủ đi”. Đến lần thứ ba, thầy cả Hêli hiểu rằng chính Đức Chúa đã gọi Sa-mu-en, nên đã dạy em thưa lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”. Và Chúa đã nói với Sa-mu-en nhiều điều. Về sau Samuen ngày càng lớn lên, có Chúa luôn ở cùng em và em đã không để rơi mất lời nào của Chúa (x. 1 Sm 3,3b-10.19).
2) NỮ TỲ ÍT-RA-EN MAU MẮN GIỚI THIỆU Ê-LI-SA VỚI VIÊN QUAN NGOẠI ĐẠO.
Nhiều nhóm binh sĩ có vũ trang từ xứ Sy-ri xâm chiếm nước Ít-ra-en. Sau khi tàn phá nhiều thành phố và làng mạc tại biên giới hai nước, chúng bắt nhiều người dân vô tội làm tù nhân trước khi quay về Sy-ri. Trong số những người bị bắt, có một cô gái. Cô bị bắt làm đầy tớ phục vụ trong nhà viên sĩ quan nổi tiếng tên là Na-a-man. Vua Sy-ri rất thích quan Na-a-man, vì ông là một viên sĩ quan rất gan dạ, nhưng không may là ông lại bị bệnh phong cùi. Ngày nọ, cô tớ gái người Ít-ra-en thưa với bà chủ: "Giá mà ông chủ Na-a-man gặp được tiên tri Ê-li-sa ở vùng Sa-ma-ri-a bên Ít-ra-en, thì chắc ông chủ sẽ được ngài chữa khỏi bệnh" Nghe vậy, quan Na-a-man liền xin vua Sy-ri viết thư giới thiệu sang gặp vua Ít-ra-en. Ông cũng mang theo nhiều vải vóc, vàng bạc làm quà tặng. Khi vua Ít-ra-en đọc được bức thư của vua Sy-ri thì rất lo, vì cho rằng vua Sy-ri muốn tìm cớ gây chiến. Bấy giờ tiên tri Ê-li-sa nghe biết sự thể liền yêu cầu nhà vua đồng ý để mình chữa bệnh cùi cho quan Na-a-man. Khi quan Na-a-man đến nhà Ê-li-sa, vị tiên tri không ra tiếp mà chỉ sai một người đầy tớ ra nói với quan Na-a-man rằng: "Hãy đi tắm trong dòng sông Gio-dan 7 lần thì sẽ được khỏi bệnh".
Quan Na-a-man cảm thấy bất mãn do bị chạm tự ái, nên lúc đầu ông không muốn làm theo lời tiên tri xuống sông Gio-đan tắm. Nhưng sau khi nghe các hầu cận khuyên thì ông đã làm theo lời nhà tiên tri. Và quả nhiên, Na-a-man đã được chữa lành sau đó, da của ông trở nên mịn màng như da trẻ thơ. Sau đó quan Na-a-man đã quay lại biếu tiên tri Ê-li-sa nhiều quà tặng, nhưng người của Thiên Chúa đã không nhận mà chỉ chúc ông "về bình an".
Chính cô đầy tớ người Ít-ra-en đã giới thiệu tiên tri Ê-li-sa cho quan Na-a-man. Ông đã đi tìm vị tiên tri và cuối cùng đã được chữa lành.
3) GIỚI THIỆU CHÚA CHO THỜI NAY BẰNG PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN:
Nhiều người đã từng xem cuốn phim BEN HUR hoành tráng. Nội dung câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết Ben Hur của đại tướng LEW WALLACE.
Cuốn sách thành hình có lẽ do ngẫu nhiên. Hai sĩ quan cao cấp, là bạn thân với nhau tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe lửa. Hai ông này cùng chung quan điểm vô thần. Đó là đại tướng Lew Wallace và đại tá Robert Ingersoll, một người vô thần nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Câu chuyện của hai người đề cập đến vấn đề đức tin vào Chúa Giê-su trong tôn giáo. Một người nói: “Tôi rất bất bình khi người ta thần thánh hóa ông Giê-su lịch sử, để coi ông này là con của Thiên Chúa”.
Rốt cuộc, vị đại tướng đề nghị: “Tôi thấy nên có một ai đó sáng tác ra một cuốn tiểu thuyết trình bày về con người Giê-su bằng xương bằng thịt”. Viên đại tá nói: “Thưa đại tướng, tôi rất tán thành ý kiến ấy và đại tướng nên đảm nhận công việc này”. Viên đại tướng đồng ý và từ ngày đó ông bắt đầu nghiên cứu tài liệu. Ông đã bỏ nhiều thời giờ và công sức để tìm hiểu tường tận về cuộc sống của Đức Giê-su. Ông cố gắng chứng minh ông Giê-su chỉ là một người phàm chứ không phải là con của Thiên Chúa.
Sau cùng, cuốn tiểu thuyết Ben-hur đã được phát hành rộng rãi và bán chạy như tôm tươi, được liệt vào loại sách bán chạy nhất thời bấy giờ. Sau đó cuốn tiểu thuyết này còn được dựng thành phim và cuốn phim đã thu hút được rất đông khán giả đến xem.
Nhưng có điều đáng nói là trong khi lao động vất vả đi tìm kiếm sự thật về con người Đức Giê-su lịch sử, thì tác giả là đại tướng Wallace lại cũng khám phá ra chân lý đức tin. Chính chân lý đó đã biến đổi cuộc đời của vị đại tướng. Chân lý đó là: Đức Giê-su không những là một con người mà còn là Con Thiên Chúa nữa. Viên đại tướng Wallace đã từ một người vô tín biến thành người môn đệ của Chúa Giê-su và làm tông đồ giới thiệu Chúa bằng phương tiện nghe nhìn cho hàng triệu khán giả trên khắp thế giới.
4) PHẢI NHIỆT THÀNH GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN:
Vào một ngày nọ, một ông cụ khoảng 70 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu tại một bệnh viện tư trong thành phố. Ông đang trong tình trạng suy tim và khó thở do bệnh thấp khớp thời kỳ cuối. Sau khi đã được bác sĩ chích thuốc trợ tim và cho uống thuốc giảm đau, ông cụ đã tỉnh táo hơn. Bấy giờ một y tá đến bên hỏi ông mấy câu để điền vào tờ phiếu nhập viện. Khi cô y tá hỏi: “Ông quý trọng tôn giáo nào nhất?” thì vẻ mặt ông rạng rỡ hẳn lên. Ông đã tâm sự với cô y tá như sau:
“Từ trước đến nay tôi cứ ước mong có ai hỏi tôi về tôn giáo, và mãi đến hôm nay cô là người đầu tiên hỏi tôi câu ấy. Thực ra từ nhỏ tới lớn tôi chưa theo đạo nào. Còn bây giờ thì tôi muốn theo đạo Công Giáo. Lý do là vì cách đây mười năm, khi tôi còn đi lại bình thường, mỗi sáng sớm tôi đều chạy đến công viên gần nhà tập dưỡng sinh. Tại đó tôi đã làm quen với một ông bạn công giáo. Chúng tôi thường ngồi trao đổi hàng giờ về các vấn đề thời sự quốc tế trên đài truyền hình hay báo chí, trong đó có vấn đề tôn giáo. Nhờ vậy tôi đã hiểu về đạo công giáo và tự nhiên tôi muốn theo đạo này. Tuy nhiên, do gặp cản trở từ phía gia đình nên tôi chưa làm theo ý nguyện được. Đàng khác tôi cũng ngại bày tỏ ý muốn trực tiếp với ông bạn của tôi. Rồi khi ông ta đi xuất cảnh, thì tôi mất liên lạc do không biết địa chỉ của ông. Từ đó, tôi ước mong có một người Công Giáo nào khác giúp tôi theo đạo. Tuy nhiên, dù đã gặp nhiều người công giáo, nhưng tôi chẳng thấy có ai sẵn sàng trao đổi về đạo giống như ông bạn cũ của tôi. Gần đây, bệnh thấp khớp ngày một nặng hơn. Tôi nghĩ mình sẽ chẳng còn sống được bao lâu và càng mong sớm hoàn thành tâm nguyện là được theo đạo công giáo. Hôm nay tôi rất vui khi nghe cô hỏi về tôn giáo. Bây giờ, ước nguyện duy nhất của tôi là gặp một linh mục để xin gia nhập đạo Công Giáo”.
Sau đó, cô y tá người công giáo này đã mời một linh mục đến dạy những chân lý đức tin căn bản và kịp thời ban phép Rửa Tội trước khi ông nhắm mắt lìa đời trong bình an. Ông đã ra đi với tâm trạng an vui thanh thản, vì giờ đây cái chết đối với ông không còn là hành trình đi vào cõi vô định, nhưng là được về trời gặp gỡ Thiên Chúa là Cha của ông.
5) GƯƠNG SÁNG LÀ PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ GIỚI THIỆU CHÚA:
Chuyện kể rằng: một hôm, trên đường trở về nhà xứ, một linh mục kia vừa đi vừa cầm trí đọc kinh. Có hai thanh niên cùng về chung đường. Khi đã đi cách linh mục kia một đoạn khá xa, họ gặp một người hành khất ngồi bên lề đường giơ tay xin họ. Một anh cho ông ấy mấy đồng lẻ trong khi anh kia nảy ra một ý tưởng, anh nói với bạn:
- Ông cha hồi nãy thế nào cũng đi qua đây. Tôi cá với anh là ông ta chẳng bố thí cho người ăn mày này đâu, chúng ta thử rình xem.
Cả hai trốn vào bụi cây gần đó. Ít phút sau, vị linh mục kia đi tới. Ngài đứng lại nhìn người ăn mày, đưa tay lục hết túi trên túi dưới, rồi nói với người ăn mày:
- Ông bạn đáng thương ơi, rất tiếc tôi chẳng có đồng nào giúp ông.
Hai thanh niên nghe thấy thế thì khúc khích cười nói:
- Anh thấy chưa, tôi nói có sai đâu.
Lúc ấy người ăn mày lại tiếp tục nài xin. Vị linh mục nhìn người ăn mày rồi bảo ông ta:
- Vậy ông đợi tôi một lát nhé.
Ngài nhìn trước nhìn sau, rồi chui vào bụi cây ven đường, loay hoay một lúc rồi bước ra, tay cầm một chiếc quần dài đã xếp gọn lại. Ngài ân cần đưa cho người ăn mày và nói:
- Đây, ông bạn cầm đỡ lấy chiếc quần này. Tuy nó có hơi cũ lại đang được xử dụng, nhưng có lẽ nó cũng giúp phần nào cho ông bạn. Nhớ đừng kể cho ai nghe là tôi cho ông đấy. Thôi tôi đi nhé.
Hôm sau, có hai người khách lạ đến bấm chuông cổng nhà xứ rất sớm xin gặp mặt cha sở. Rồi hai thanh niên đã thuật lại lý do của buổi gặp mặt là để thành thật xin lỗi cha và xin xưng tội với cha sau mấy chục năm xa rời nhà thờ. Bấy giờ vị linh mục liền cảm động thốt lên:
- Con xin tạ ơn Chúa. Vì con chỉ cho đi có một chiếc quần cũ mà Chúa lại thương ban cho con những hai linh hồn !
3. SUY NIỆM:
1) An-rê sau khi gặp Đức Giê-su đã giới thiệu Người cho em là Si-mon:
An-rê là anh của Si-mon, một hôm được Gio-an Tẩy giả giới thiệu Đức Giê-su là “Chiên Thiên Chúa”. An-rê và Gio-an đã đi theo Đức Giê-su đến nơi Người ở và ở lại với Người ngày hôm đó. Sau khi đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê liền đi gặp em và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (Ga 1,41), rồi dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là “Kê-pha” nghĩa là Đá (Ga 1,42).
Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn chúng ta đi tìm Chúa, lắng nghe lời Người và sống kết hiệp với Người. Một khi đã tin yêu Chúa, chúng ta chắc chắn sẽ nhiệt thành giới thiệu Người với tha nhân chưa nhận biết Chúa, để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng ta.
2) Tại sao hiện nay nhiều tín hữu vẫn còn thờ ơ, chưa nhiệt thành giới thiệu Chúa cho tha nhân?
- Có thể do họ nghĩ việc loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của các linh mục, mà chưa ý thức đó cũng chính là nhiệm vụ của mọi tín hữu nữa. Thực vậy, khi chịu phép rửa tội và Thêm Sức, chúng ta trở nên con Thiên Chúa và môn đệ Đức Giê-su, nên chúng ta có sứ mệnh làm chứng cho Người như Người đã lệnh cho các môn đệ trước khi lên trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b).
- Có thể do họ chưa ý thức về giá trị của Lời Chúa nuôi dưỡng đức tin, nên chỉ lo tìm kiếm cơm ăn áo mặc vật chất, đang khi Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
- Có thể do họ mang mặc cảm tự ti về vốn liếng giáo lý Thánh kinh ít oi của mình, nên họ không dám mạnh dạn nói về Chúa, sợ không đáp lại được các vấn nạn do người lương đặt ra.
- Nhưng có lẽ lý do chính yếu là vì thiếu lòng tin yêu Chúa, do mới chỉ được lãnh nhận phép rửa bằng nước mà chưa được ơn tái sinh bằng Thánh Thần, nên không thiết tha với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nếu một người thực sự gặp Chúa và tin yêu Người, thì đương nhiên sẽ nhiệt tâm giới thiệu Chúa cho tha nhân, như An-rê đã làm với anh mình là Si-mon. Thánh Phao-lô sau khi gặp Chúa Phục Sinh tại thành Đa-mát, đã tin yêu Chúa nên hăng say loan báo Tin mừng như Ngài đã nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi” (2 Cr 5,14); Từ nay “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20); “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16)…
3) Lạy Chúa, con phải làm gì?:
- Gặp gỡ Chúa: Là Ki-tô hữu, chúng ta cần năng tham dự thánh lễ mỗi ngày để được gặp Chúa Giê-su là “Chiên Thiên Chúa” (x Ga 1,35-36). Trong thánh lễ, chúng ta sẽ được nghe Lời Chúa phán, được kết hiệp với Chúa qua việc rước lễ. Mỗi ngày không quên đọc một chục kinh Mân Côi kết thúc bằng kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô để cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng.
- Trong ngày, cần hiệp thông với Chúa bằng các lời nguyện tắt. Chẳng hạn: “Lạy Chúa, xin cứ phán dạy, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1 Sm 3,9); “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” (Lc 18,13); "Lạy Chúa, con tin. Xin Chúa hãy trợ giúp lòng tin yếu kém của con" (Mc 9,24); “Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự. Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17); “Lạy Chúa, con phải làm gì?” (Cv 22,10)...
- Cần kèm theo lời cầu bằng một việc bác ái cụ thể như: chia sẻ cơm áo tiền bạc cho một người nghèo khó; đi thăm viếng một bệnh nhân liệt giường tại tư gia hay bệnh viện; phúng viếng một người trong khu xóm mới qua đời… Năng thành thật khen ngợi ưu điểm của người trong gia đình hay nhân viên dưới quyền để động viên họ làm việc tốt hơn.
- Ngoài ra, hãy nói về Chúa cho một người chưa nhận biết Chúa bằng cách giới thiệu một cuốn phim hay về đạo; Tặng một quyển sách truyện tích các thánh hoặc sách giáo lý đức tin; Mời bạn bè lương cùng tham gia chuyến đi công tác bác ái giúp cho đồng bào dân tộc vùng xa…
4. THẢO LUẬN:
Trong những ngày này, noi gương An-rê trong Tin Mừng, mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để củng cố đức tin cậy mến nơi bản thân và chu toàn nhiệm vụ giới thiệu Chúa cho tha nhân?
5. LỜI NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊ-SU, xin dạy chúng con hiểu rằng: Chúa luôn muốn nhờ đôi tay chúng con để chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói và động viên an ủi những người bất hạnh; Chúa đang nhờ trái tim của chúng con để yêu thương những người đang lạc xa Chúa; Chúa đang nhờ miệng lưỡi của chúng con để an ủi động viên những kẻ tội lỗi, để trình bày về Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa và rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho những kẻ nghèo đói bệnh tật và bất hạnh.
Lạy Chúa, xin hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa, để lau khô những giọt nước mắt của người đau khổ và góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, giúp mọi người có niềm vui và hy vọng về cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
1 Sm 3,3b-10.19; 1 Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
GẶP GỠ VÀ GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 1,35-42
(35) Hôm sau, ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông. (36) Thấy Đức Giê-su đi ngang qua, ông liền lên tiếng nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. (37) Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su. (38) Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo mình, thì hỏi: “Các anh tìm gì thế?”. Họ đáp: “Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu?”. (39) Người bảo họ: “Đến mà xem”. Họ đã xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười. (40) Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. (41) Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). (42) Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô).
2. Ý CHÍNH:
Sau khi được thày giới thiệu Đức Giê-su, hai môn đệ của Gio-an Tẩy giả là An-rê và Gio-an đã đi theo Người đến nơi Người sống và đã ở lại với Người hôm ấy. Sau khi đã gặp gỡ và tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê đã giới thiệu Người với em mình là Si-mon. Ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su để đi theo làm môn đệ Người và tích cực cộng tác với Người trong sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời.
3. CHÚ THÍCH:
- C 35-37:: +“Đây là Chiên Thiên Chúa”: Đức Giê-su là “Con chiên bị đem đi làm thịt” (x. Is 53,7), trở thành lễ vật “bị sát tế” trong cuộc khổ nạn (x. Lv 4,32). Máu Người đổ ra sẽ tẩy xóa tội lỗi và ban cho muôn người được ơn tha tội (x. Mt 26,28). Đức Giê-su cũng là người “Tôi Trung Đau Khổ” được Đức Chúa tuyển chọn và yêu mến mà ngôn sứ I-sai-a đã tuyên sấm (x. Is 42,1). +Hai môn đệ nghe ông nói liền đi theo Đức Giê-su: Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả được đề cập trong Tin Mừng hôm nay là An-rê và Gio-an. Hai ông đã vâng lời thầy để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su.
- C 38-39: +Giờ thứ 10: Người Do Thái chia ngày thành 12 giờ, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Giờ thứ 10 tức là 4 giờ chiều.
- C 40-42: +“Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô): Nhờ gặp gỡ Đức Giê-su một thời gian mà hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã xác tín Người chính là Đấng Mê-si-a như Gio-an Tẩy Giả đã giới thiệu. An-rê lập tức về nhà rủ em là Si-mon: “Chúng tôi đã gặp thấy Đấng Mê-si-a rồi!”. Rồi ông dẫn em đến gặp Đức Giê-su. +“Anh sẽ được gọi là Kê-pha” (tức là Phê-rô): Vị tôn sư có quyền thay tên của người xin theo học bằng một tên gọi mới. Tên mới này mang ý nghĩa tượng trưng mà vị tôn sư muốn cho học trò đạt được. “Kê-pha” là tiếng A-ram mà người Do Thái thời Đức Giê-su xử dụng, nghĩa là “Tảng đá”, tiếng Việt là “Phê-rô”. Đặt tên Phê-rô cho Si-mon, Đức Giê-su muốn ông sau này sẽ nên đá tảng, trên đó Người xây dựng Hội Thánh của Người (x Mt 16,18).
4. CÂU HỎI:
1) Khi giới thiệu Đức Giê-su là con chiên Thiên Chúa, Gio-an Tẩy Giả muốn nói gì về sứ mạng cứu thế của Người?
2) Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả vâng lời Thầy để đi theo làm môn đệ Đức Giê-su là hai ông nào?
3) Giờ của người Do thái so với giờ hiện nay được tính ra sao?
4) Hai môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã làm gì sau khi tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai? 5) Đức Giê-su đã đặt tên Kê-pha cho ai và tên đó có nghĩa là gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Ông An-rê, anh ông Si-mon Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức Giê-su. Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-mon và nói: “Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a” (nghĩa là Đấng Ki-tô). Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su (Ga 1,40-42a).
2. CÂU CHUYỆN:
1) THẦY CẢ HÊ-LI GIỚI THIỆU ĐỨC CHÚA CHO NGÔN SỨ SA-MU-EN:
Theo truyền thống Do thái, khi được thày chấp nhận học trò sẽ được ở chung nhà với thầy để vừa được thầy dạy về kiến thức văn hóa lại vừa được thầy uốn nắn dạy dỗ về cách sống. Sa-mu-en ngay từ khi còn ấu thơ đã được mẹ mang đến xin theo học với thầy cả Hê-li để sau này em sẽ trở thành tư tế phụng sự Đức Chúa trong đền thờ. Hằng ngày Samuen ngủ trong đền thờ, gần hòm bia. Một hôm giữa đêm khuya thanh vắng Sa-mu-en nghe thấy tiếng người gọi mình. Tưởng thầy cả gọi nên em đến bên thầy nói: “Thưa thầy vừa gọi con”. Mấy lần thầy cả Hêli đều trả lời: “Ta đâu có gọi, con hãy về ngủ đi”. Đến lần thứ ba, thầy cả Hêli hiểu rằng chính Đức Chúa đã gọi Sa-mu-en, nên đã dạy em thưa lại: “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang nghe”. Và Chúa đã nói với Sa-mu-en nhiều điều. Về sau Samuen ngày càng lớn lên, có Chúa luôn ở cùng em và em đã không để rơi mất lời nào của Chúa (x. 1 Sm 3,3b-10.19).
2) NỮ TỲ ÍT-RA-EN MAU MẮN GIỚI THIỆU Ê-LI-SA VỚI VIÊN QUAN NGOẠI ĐẠO.
Nhiều nhóm binh sĩ có vũ trang từ xứ Sy-ri xâm chiếm nước Ít-ra-en. Sau khi tàn phá nhiều thành phố và làng mạc tại biên giới hai nước, chúng bắt nhiều người dân vô tội làm tù nhân trước khi quay về Sy-ri. Trong số những người bị bắt, có một cô gái. Cô bị bắt làm đầy tớ phục vụ trong nhà viên sĩ quan nổi tiếng tên là Na-a-man. Vua Sy-ri rất thích quan Na-a-man, vì ông là một viên sĩ quan rất gan dạ, nhưng không may là ông lại bị bệnh phong cùi. Ngày nọ, cô tớ gái người Ít-ra-en thưa với bà chủ: "Giá mà ông chủ Na-a-man gặp được tiên tri Ê-li-sa ở vùng Sa-ma-ri-a bên Ít-ra-en, thì chắc ông chủ sẽ được ngài chữa khỏi bệnh" Nghe vậy, quan Na-a-man liền xin vua Sy-ri viết thư giới thiệu sang gặp vua Ít-ra-en. Ông cũng mang theo nhiều vải vóc, vàng bạc làm quà tặng. Khi vua Ít-ra-en đọc được bức thư của vua Sy-ri thì rất lo, vì cho rằng vua Sy-ri muốn tìm cớ gây chiến. Bấy giờ tiên tri Ê-li-sa nghe biết sự thể liền yêu cầu nhà vua đồng ý để mình chữa bệnh cùi cho quan Na-a-man. Khi quan Na-a-man đến nhà Ê-li-sa, vị tiên tri không ra tiếp mà chỉ sai một người đầy tớ ra nói với quan Na-a-man rằng: "Hãy đi tắm trong dòng sông Gio-dan 7 lần thì sẽ được khỏi bệnh".
Quan Na-a-man cảm thấy bất mãn do bị chạm tự ái, nên lúc đầu ông không muốn làm theo lời tiên tri xuống sông Gio-đan tắm. Nhưng sau khi nghe các hầu cận khuyên thì ông đã làm theo lời nhà tiên tri. Và quả nhiên, Na-a-man đã được chữa lành sau đó, da của ông trở nên mịn màng như da trẻ thơ. Sau đó quan Na-a-man đã quay lại biếu tiên tri Ê-li-sa nhiều quà tặng, nhưng người của Thiên Chúa đã không nhận mà chỉ chúc ông "về bình an".
Chính cô đầy tớ người Ít-ra-en đã giới thiệu tiên tri Ê-li-sa cho quan Na-a-man. Ông đã đi tìm vị tiên tri và cuối cùng đã được chữa lành.
3) GIỚI THIỆU CHÚA CHO THỜI NAY BẰNG PHƯƠNG TIỆN NGHE NHÌN:
Nhiều người đã từng xem cuốn phim BEN HUR hoành tráng. Nội dung câu chuyện trong cuốn tiểu thuyết Ben Hur của đại tướng LEW WALLACE.
Cuốn sách thành hình có lẽ do ngẫu nhiên. Hai sĩ quan cao cấp, là bạn thân với nhau tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe lửa. Hai ông này cùng chung quan điểm vô thần. Đó là đại tướng Lew Wallace và đại tá Robert Ingersoll, một người vô thần nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Câu chuyện của hai người đề cập đến vấn đề đức tin vào Chúa Giê-su trong tôn giáo. Một người nói: “Tôi rất bất bình khi người ta thần thánh hóa ông Giê-su lịch sử, để coi ông này là con của Thiên Chúa”.
Rốt cuộc, vị đại tướng đề nghị: “Tôi thấy nên có một ai đó sáng tác ra một cuốn tiểu thuyết trình bày về con người Giê-su bằng xương bằng thịt”. Viên đại tá nói: “Thưa đại tướng, tôi rất tán thành ý kiến ấy và đại tướng nên đảm nhận công việc này”. Viên đại tướng đồng ý và từ ngày đó ông bắt đầu nghiên cứu tài liệu. Ông đã bỏ nhiều thời giờ và công sức để tìm hiểu tường tận về cuộc sống của Đức Giê-su. Ông cố gắng chứng minh ông Giê-su chỉ là một người phàm chứ không phải là con của Thiên Chúa.
Sau cùng, cuốn tiểu thuyết Ben-hur đã được phát hành rộng rãi và bán chạy như tôm tươi, được liệt vào loại sách bán chạy nhất thời bấy giờ. Sau đó cuốn tiểu thuyết này còn được dựng thành phim và cuốn phim đã thu hút được rất đông khán giả đến xem.
Nhưng có điều đáng nói là trong khi lao động vất vả đi tìm kiếm sự thật về con người Đức Giê-su lịch sử, thì tác giả là đại tướng Wallace lại cũng khám phá ra chân lý đức tin. Chính chân lý đó đã biến đổi cuộc đời của vị đại tướng. Chân lý đó là: Đức Giê-su không những là một con người mà còn là Con Thiên Chúa nữa. Viên đại tướng Wallace đã từ một người vô tín biến thành người môn đệ của Chúa Giê-su và làm tông đồ giới thiệu Chúa bằng phương tiện nghe nhìn cho hàng triệu khán giả trên khắp thế giới.
4) PHẢI NHIỆT THÀNH GIỚI THIỆU CHÚA CHO THA NHÂN:
Vào một ngày nọ, một ông cụ khoảng 70 tuổi được đưa vào phòng cấp cứu tại một bệnh viện tư trong thành phố. Ông đang trong tình trạng suy tim và khó thở do bệnh thấp khớp thời kỳ cuối. Sau khi đã được bác sĩ chích thuốc trợ tim và cho uống thuốc giảm đau, ông cụ đã tỉnh táo hơn. Bấy giờ một y tá đến bên hỏi ông mấy câu để điền vào tờ phiếu nhập viện. Khi cô y tá hỏi: “Ông quý trọng tôn giáo nào nhất?” thì vẻ mặt ông rạng rỡ hẳn lên. Ông đã tâm sự với cô y tá như sau:
“Từ trước đến nay tôi cứ ước mong có ai hỏi tôi về tôn giáo, và mãi đến hôm nay cô là người đầu tiên hỏi tôi câu ấy. Thực ra từ nhỏ tới lớn tôi chưa theo đạo nào. Còn bây giờ thì tôi muốn theo đạo Công Giáo. Lý do là vì cách đây mười năm, khi tôi còn đi lại bình thường, mỗi sáng sớm tôi đều chạy đến công viên gần nhà tập dưỡng sinh. Tại đó tôi đã làm quen với một ông bạn công giáo. Chúng tôi thường ngồi trao đổi hàng giờ về các vấn đề thời sự quốc tế trên đài truyền hình hay báo chí, trong đó có vấn đề tôn giáo. Nhờ vậy tôi đã hiểu về đạo công giáo và tự nhiên tôi muốn theo đạo này. Tuy nhiên, do gặp cản trở từ phía gia đình nên tôi chưa làm theo ý nguyện được. Đàng khác tôi cũng ngại bày tỏ ý muốn trực tiếp với ông bạn của tôi. Rồi khi ông ta đi xuất cảnh, thì tôi mất liên lạc do không biết địa chỉ của ông. Từ đó, tôi ước mong có một người Công Giáo nào khác giúp tôi theo đạo. Tuy nhiên, dù đã gặp nhiều người công giáo, nhưng tôi chẳng thấy có ai sẵn sàng trao đổi về đạo giống như ông bạn cũ của tôi. Gần đây, bệnh thấp khớp ngày một nặng hơn. Tôi nghĩ mình sẽ chẳng còn sống được bao lâu và càng mong sớm hoàn thành tâm nguyện là được theo đạo công giáo. Hôm nay tôi rất vui khi nghe cô hỏi về tôn giáo. Bây giờ, ước nguyện duy nhất của tôi là gặp một linh mục để xin gia nhập đạo Công Giáo”.
Sau đó, cô y tá người công giáo này đã mời một linh mục đến dạy những chân lý đức tin căn bản và kịp thời ban phép Rửa Tội trước khi ông nhắm mắt lìa đời trong bình an. Ông đã ra đi với tâm trạng an vui thanh thản, vì giờ đây cái chết đối với ông không còn là hành trình đi vào cõi vô định, nhưng là được về trời gặp gỡ Thiên Chúa là Cha của ông.
5) GƯƠNG SÁNG LÀ PHƯƠNG CÁCH HỮU HIỆU NHẤT ĐỂ GIỚI THIỆU CHÚA:
Chuyện kể rằng: một hôm, trên đường trở về nhà xứ, một linh mục kia vừa đi vừa cầm trí đọc kinh. Có hai thanh niên cùng về chung đường. Khi đã đi cách linh mục kia một đoạn khá xa, họ gặp một người hành khất ngồi bên lề đường giơ tay xin họ. Một anh cho ông ấy mấy đồng lẻ trong khi anh kia nảy ra một ý tưởng, anh nói với bạn:
- Ông cha hồi nãy thế nào cũng đi qua đây. Tôi cá với anh là ông ta chẳng bố thí cho người ăn mày này đâu, chúng ta thử rình xem.
Cả hai trốn vào bụi cây gần đó. Ít phút sau, vị linh mục kia đi tới. Ngài đứng lại nhìn người ăn mày, đưa tay lục hết túi trên túi dưới, rồi nói với người ăn mày:
- Ông bạn đáng thương ơi, rất tiếc tôi chẳng có đồng nào giúp ông.
Hai thanh niên nghe thấy thế thì khúc khích cười nói:
- Anh thấy chưa, tôi nói có sai đâu.
Lúc ấy người ăn mày lại tiếp tục nài xin. Vị linh mục nhìn người ăn mày rồi bảo ông ta:
- Vậy ông đợi tôi một lát nhé.
Ngài nhìn trước nhìn sau, rồi chui vào bụi cây ven đường, loay hoay một lúc rồi bước ra, tay cầm một chiếc quần dài đã xếp gọn lại. Ngài ân cần đưa cho người ăn mày và nói:
- Đây, ông bạn cầm đỡ lấy chiếc quần này. Tuy nó có hơi cũ lại đang được xử dụng, nhưng có lẽ nó cũng giúp phần nào cho ông bạn. Nhớ đừng kể cho ai nghe là tôi cho ông đấy. Thôi tôi đi nhé.
Hôm sau, có hai người khách lạ đến bấm chuông cổng nhà xứ rất sớm xin gặp mặt cha sở. Rồi hai thanh niên đã thuật lại lý do của buổi gặp mặt là để thành thật xin lỗi cha và xin xưng tội với cha sau mấy chục năm xa rời nhà thờ. Bấy giờ vị linh mục liền cảm động thốt lên:
- Con xin tạ ơn Chúa. Vì con chỉ cho đi có một chiếc quần cũ mà Chúa lại thương ban cho con những hai linh hồn !
3. SUY NIỆM:
1) An-rê sau khi gặp Đức Giê-su đã giới thiệu Người cho em là Si-mon:
An-rê là anh của Si-mon, một hôm được Gio-an Tẩy giả giới thiệu Đức Giê-su là “Chiên Thiên Chúa”. An-rê và Gio-an đã đi theo Đức Giê-su đến nơi Người ở và ở lại với Người ngày hôm đó. Sau khi đã tin Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, An-rê liền đi gặp em và nói: "Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (Ga 1,41), rồi dẫn em đến giới thiệu với Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn Si-mon và nói: “Anh là Si-mon, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là “Kê-pha” nghĩa là Đá (Ga 1,42).
Ngày nay Đức Giê-su cũng muốn chúng ta đi tìm Chúa, lắng nghe lời Người và sống kết hiệp với Người. Một khi đã tin yêu Chúa, chúng ta chắc chắn sẽ nhiệt thành giới thiệu Người với tha nhân chưa nhận biết Chúa, để họ cũng được chia sẻ niềm vui ơn cứu độ với chúng ta.
2) Tại sao hiện nay nhiều tín hữu vẫn còn thờ ơ, chưa nhiệt thành giới thiệu Chúa cho tha nhân?
- Có thể do họ nghĩ việc loan báo Tin Mừng là nhiệm vụ của các linh mục, mà chưa ý thức đó cũng chính là nhiệm vụ của mọi tín hữu nữa. Thực vậy, khi chịu phép rửa tội và Thêm Sức, chúng ta trở nên con Thiên Chúa và môn đệ Đức Giê-su, nên chúng ta có sứ mệnh làm chứng cho Người như Người đã lệnh cho các môn đệ trước khi lên trời: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8b).
- Có thể do họ chưa ý thức về giá trị của Lời Chúa nuôi dưỡng đức tin, nên chỉ lo tìm kiếm cơm ăn áo mặc vật chất, đang khi Chúa dạy: “Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6,33).
- Có thể do họ mang mặc cảm tự ti về vốn liếng giáo lý Thánh kinh ít oi của mình, nên họ không dám mạnh dạn nói về Chúa, sợ không đáp lại được các vấn nạn do người lương đặt ra.
- Nhưng có lẽ lý do chính yếu là vì thiếu lòng tin yêu Chúa, do mới chỉ được lãnh nhận phép rửa bằng nước mà chưa được ơn tái sinh bằng Thánh Thần, nên không thiết tha với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Nếu một người thực sự gặp Chúa và tin yêu Người, thì đương nhiên sẽ nhiệt tâm giới thiệu Chúa cho tha nhân, như An-rê đã làm với anh mình là Si-mon. Thánh Phao-lô sau khi gặp Chúa Phục Sinh tại thành Đa-mát, đã tin yêu Chúa nên hăng say loan báo Tin mừng như Ngài đã nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi” (2 Cr 5,14); Từ nay “Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20); “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16)…
3) Lạy Chúa, con phải làm gì?:
- Gặp gỡ Chúa: Là Ki-tô hữu, chúng ta cần năng tham dự thánh lễ mỗi ngày để được gặp Chúa Giê-su là “Chiên Thiên Chúa” (x Ga 1,35-36). Trong thánh lễ, chúng ta sẽ được nghe Lời Chúa phán, được kết hiệp với Chúa qua việc rước lễ. Mỗi ngày không quên đọc một chục kinh Mân Côi kết thúc bằng kinh Hòa Bình của thánh Phan-xi-cô để cầu nguyện cho việc loan báo Tin Mừng.
- Trong ngày, cần hiệp thông với Chúa bằng các lời nguyện tắt. Chẳng hạn: “Lạy Chúa, xin cứ phán dạy, vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe” (1 Sm 3,9); “Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội” (Lc 18,13); "Lạy Chúa, con tin. Xin Chúa hãy trợ giúp lòng tin yếu kém của con" (Mc 9,24); “Lạy Chúa, Chúa thông biết mọi sự. Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,17); “Lạy Chúa, con phải làm gì?” (Cv 22,10)...
- Cần kèm theo lời cầu bằng một việc bác ái cụ thể như: chia sẻ cơm áo tiền bạc cho một người nghèo khó; đi thăm viếng một bệnh nhân liệt giường tại tư gia hay bệnh viện; phúng viếng một người trong khu xóm mới qua đời… Năng thành thật khen ngợi ưu điểm của người trong gia đình hay nhân viên dưới quyền để động viên họ làm việc tốt hơn.
- Ngoài ra, hãy nói về Chúa cho một người chưa nhận biết Chúa bằng cách giới thiệu một cuốn phim hay về đạo; Tặng một quyển sách truyện tích các thánh hoặc sách giáo lý đức tin; Mời bạn bè lương cùng tham gia chuyến đi công tác bác ái giúp cho đồng bào dân tộc vùng xa…
4. THẢO LUẬN:
Trong những ngày này, noi gương An-rê trong Tin Mừng, mỗi người chúng ta sẽ làm gì cụ thể để củng cố đức tin cậy mến nơi bản thân và chu toàn nhiệm vụ giới thiệu Chúa cho tha nhân?
5. LỜI NGUYỆN:
LẠY CHÚA GIÊ-SU, xin dạy chúng con hiểu rằng: Chúa luôn muốn nhờ đôi tay chúng con để chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói và động viên an ủi những người bất hạnh; Chúa đang nhờ trái tim của chúng con để yêu thương những người đang lạc xa Chúa; Chúa đang nhờ miệng lưỡi của chúng con để an ủi động viên những kẻ tội lỗi, để trình bày về Chúa cho những người chưa nhận biết Chúa và rao giảng Tin Mừng Nước Trời cho những kẻ nghèo đói bệnh tật và bất hạnh.
Lạy Chúa, xin hãy dùng chúng con như khí cụ bình an của Chúa, để lau khô những giọt nước mắt của người đau khổ và góp phần kiến tạo một Trời Mới Đất Mới, giúp mọi người có niềm vui và hy vọng về cuộc sống hạnh phúc vĩnh hằng đời sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.