CHÚA NHẬT HIỂN LINH
Những dạng thức tỏ mình của Thiên Chúa
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “Lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” Trong tiếng Hy Lạp lễ Hiển Linh được gọi là Epifania, có nghĩa là Thiên Chúa tỏ mình, hay bày tỏ vinh quang cho loài người. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về những con đường hay những hình thức Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta:
1- Thiên Chúa tỏ mình qua công trình tạo thành
Thiên Chúa tỏ mình ra qua công trình của Người, đó là công trình tạo thành. Chúng ta có thể nhận biết quyền năng và vinh quang Thiên Chúa qua công trình tạo dựng. Quả thế, thiên nhiên là cuốn sách không ngừng nói về Thiên Chúa: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới. Đêm này kể lại với đêm kia” (Tv 19,2-3). Vũ trụ này là kiệt tác của Thiên Chúa. Nhìn ngắm công trình Tạo Hóa, khiến phàm nhân phải tác lưỡi:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu.
Mặt trời sáng chói trăng sao.
Ai khôn đem dán nơi cao chín tầng.
Bò dê và các thú rừng.
Chim bay cá lội vẫy vùng đó đây.
Cỏ cây bông trái tùy thời.
Ai là kẻ có biệt tài dựng nên?
Thưa rằng ấy chính Hoàng Thiên,
Gọi là Tạo Hóa, chính tên Chúa Trời.”
Bởi thế, Newton, một nhà thiên văn vĩ đại, khi nghiên cứu các hành tinh đã quả quyết: “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ống kính viễn vọng của tôi.”
Hơn nữa, thiên nhiên là cuốn sách sống động không ngừng nói về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mọi loài. Mỗi tạo vật dù là nhỏ bé đều là đối tượng được Thiên Chúa quan phòng che chở. Văn hào Dante cho rằng: “Tình yêu Thiên Chúa làm chuyển động mặt trời và các ngôi sao.”
Thế giới này là món quà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta để giúp chúng ta sống tốt và sống hạnh phúc. Đồng thời, Thiên Chúa trao phó cho con người có trách nhiểm bảo vệ, gìn giữ và phát triển công trình tạo thành. Môi trường là ngôi nhà chung của mỗi người. Mẹ trái đất bao bọc và nuôi dưỡng chúng ta. Nếu hủy hoại môi trường là hủy hoại con người. Môi trường sống, con người sống, môi trường chết, con người sẽ chết.
Gần đây, chúng ta chứng kiến thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, đã làm cho người dân Miền Trung phải điêu đứng. Đó là hậu quả của tội phá hoại môi trường và cái giá quá đắt của chủ trương phát triển kinh tế bằng mọi giá!
Trước vấn đề ô nhiễm môi trường, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quả quyết trong Thông Điệp Laudato Sí rằng: “Tội chống lại tự nhiên cũng là tội chống lại chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa.”
Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát triển môi trường thiên nhiên luôn xanh sạch đẹp theo chương trình của Thiên Chúa.
Như thế, Qua cuốn sách này, Thiên Chúa bày tỏ vẻ đẹp, quyền năng và sự khôn ngoan của Người. Nhờ đó, chúng ta nhận biết có Thiên Chúa hiện hữu, quan phòng và tài tình xếp đặt mọi thứ được trật tự và ổn định hài hòa.
2- Thiên Chúa tỏ mình qua Lời
Thiên Chúa còn bày tỏ chính mình cho chúng ta biết qua Lời Chúa, tức là qua Kinh Thánh. Lời Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh, được các tác giả Kinh Thánh chép lại bằng ngôn ngữ loài người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là Lời Thiên Chúa nói với con người qua các tiên tri và các tác giả Sách Thánh. Tác giả thư Hípri quả quyết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Hr 1,1).
Cũng như đối với con người, qua lời nói ta biết được ý muốn, suy nghĩ, tâm tình của người nói. Cũng thế, Kinh Thánh là cuốn sách mạc khải cho chúng ta biết về chính Thiên Chúa là ai, về ý muốn và tư tưởng của Người. Lời Chúa mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa, về con người và thế giới. Lời Chúa còn có vai trò hướng dẫn đời sống mỗi người chúng ta, như Thánh Vịnh nói: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105). Bởi thế, khi cử hành phụng vụ, chúng ta đọc Lời Chúa, suy gẫm Lời Chúa. Lời Chúa là lương thực tâm linh nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Lời Chúa mang lại sự sống đời đời. Nên chúng ta cần phải học hỏi Kinh Thánh để hiểu biết về Thiên Chúa. Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô như thánh Giêrônimô quả quyết.
3- Thiên Chúa tỏ mình qua Ngôi Lời
Con đường thứ ba, Thiên Chúa tỏ mình qua Người Con là Ngôi Lời nhập thể. Đây là sự tỏ mình, sự mạc khải lớn nhất!
Thư gửi tín hữu Hípri đã có những lời đầy ý nghĩa về mạc khải này: “Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Hr 1,2-3). Theo đó, Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa vô hình trở thành hữu hình. Ngôi Lời tiền hữu đã đi vào lịch sử.Biến cố này gây ngạc nhiên, làm “xôn xao” vũ trụ và khắp nơi. Thiên Chúa bày tỏ mình qua Người Con là Đức Giêsu. Việc Con Chúa sinh ra là sự hiển linh vĩ đại cho loài người. Thánh Phaolô nói: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo” (Cl 1,15). Sau này, chính Chúa Giêsu quả quyết: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9), “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Người là ánh sáng huy hoàng bừng lên chiếu rọi những ai ngồi trong bóng tối (x. Is 60,1-6). Cho nên, biến cố Nhập Thể hay Giáng Sinh là biến cố Thiên Chúa hiển linh, nơi đó Thiên Chúa tỏ mình cho hết mọi người, cho người Do Thái cũng như dân ngoại, cho người cao trọng cũng như người mọn hèn.
Vì thế, mừng biến cố Con Chúa giáng sinh và hiển linh, chúng ta được mời luôn biết tìm kiếm Thiên Chúa qua ba con đường mà Người đã mở ra cho chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Những dạng thức tỏ mình của Thiên Chúa
Is 60,1-6; Ep 3,2-3a.5-6; Mt 2,1-12
Hôm nay, chúng ta long trọng cử hành lễ Hiển Linh. Từ cổ xưa, lễ này được gọi là “Lễ Ánh Sáng” hay “Lễ Ba Vua;” Trong tiếng Hy Lạp lễ Hiển Linh được gọi là Epifania, có nghĩa là Thiên Chúa tỏ mình, hay bày tỏ vinh quang cho loài người. Trong thánh lễ này, chúng ta tìm hiểu về những con đường hay những hình thức Thiên Chúa tỏ mình ra cho chúng ta:
1- Thiên Chúa tỏ mình qua công trình tạo thành
Thiên Chúa tỏ mình ra qua công trình của Người, đó là công trình tạo thành. Chúng ta có thể nhận biết quyền năng và vinh quang Thiên Chúa qua công trình tạo dựng. Quả thế, thiên nhiên là cuốn sách không ngừng nói về Thiên Chúa: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa. Không trung loan báo việc tay Người làm. Ngày qua mách bảo cho ngày tới. Đêm này kể lại với đêm kia” (Tv 19,2-3). Vũ trụ này là kiệt tác của Thiên Chúa. Nhìn ngắm công trình Tạo Hóa, khiến phàm nhân phải tác lưỡi:
“Non kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu.
Mặt trời sáng chói trăng sao.
Ai khôn đem dán nơi cao chín tầng.
Bò dê và các thú rừng.
Chim bay cá lội vẫy vùng đó đây.
Cỏ cây bông trái tùy thời.
Ai là kẻ có biệt tài dựng nên?
Thưa rằng ấy chính Hoàng Thiên,
Gọi là Tạo Hóa, chính tên Chúa Trời.”
Bởi thế, Newton, một nhà thiên văn vĩ đại, khi nghiên cứu các hành tinh đã quả quyết: “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua ống kính viễn vọng của tôi.”
Hơn nữa, thiên nhiên là cuốn sách sống động không ngừng nói về tình yêu quan phòng của Thiên Chúa đối với mọi loài. Mỗi tạo vật dù là nhỏ bé đều là đối tượng được Thiên Chúa quan phòng che chở. Văn hào Dante cho rằng: “Tình yêu Thiên Chúa làm chuyển động mặt trời và các ngôi sao.”
Thế giới này là món quà Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta để giúp chúng ta sống tốt và sống hạnh phúc. Đồng thời, Thiên Chúa trao phó cho con người có trách nhiểm bảo vệ, gìn giữ và phát triển công trình tạo thành. Môi trường là ngôi nhà chung của mỗi người. Mẹ trái đất bao bọc và nuôi dưỡng chúng ta. Nếu hủy hoại môi trường là hủy hoại con người. Môi trường sống, con người sống, môi trường chết, con người sẽ chết.
Gần đây, chúng ta chứng kiến thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra, đã làm cho người dân Miền Trung phải điêu đứng. Đó là hậu quả của tội phá hoại môi trường và cái giá quá đắt của chủ trương phát triển kinh tế bằng mọi giá!
Trước vấn đề ô nhiễm môi trường, Đức Giáo Hoàng Phanxicô quả quyết trong Thông Điệp Laudato Sí rằng: “Tội chống lại tự nhiên cũng là tội chống lại chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa.”
Với tư cách là Kitô hữu, chúng ta có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và phát triển môi trường thiên nhiên luôn xanh sạch đẹp theo chương trình của Thiên Chúa.
Như thế, Qua cuốn sách này, Thiên Chúa bày tỏ vẻ đẹp, quyền năng và sự khôn ngoan của Người. Nhờ đó, chúng ta nhận biết có Thiên Chúa hiện hữu, quan phòng và tài tình xếp đặt mọi thứ được trật tự và ổn định hài hòa.
2- Thiên Chúa tỏ mình qua Lời
Thiên Chúa còn bày tỏ chính mình cho chúng ta biết qua Lời Chúa, tức là qua Kinh Thánh. Lời Chúa chứa đựng trong Kinh Thánh, được các tác giả Kinh Thánh chép lại bằng ngôn ngữ loài người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Đó là Lời Thiên Chúa nói với con người qua các tiên tri và các tác giả Sách Thánh. Tác giả thư Hípri quả quyết: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Hr 1,1).
Cũng như đối với con người, qua lời nói ta biết được ý muốn, suy nghĩ, tâm tình của người nói. Cũng thế, Kinh Thánh là cuốn sách mạc khải cho chúng ta biết về chính Thiên Chúa là ai, về ý muốn và tư tưởng của Người. Lời Chúa mạc khải cho chúng ta biết về Thiên Chúa, về con người và thế giới. Lời Chúa còn có vai trò hướng dẫn đời sống mỗi người chúng ta, như Thánh Vịnh nói: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi” (Tv 119,105). Bởi thế, khi cử hành phụng vụ, chúng ta đọc Lời Chúa, suy gẫm Lời Chúa. Lời Chúa là lương thực tâm linh nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Lời Chúa mang lại sự sống đời đời. Nên chúng ta cần phải học hỏi Kinh Thánh để hiểu biết về Thiên Chúa. Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô như thánh Giêrônimô quả quyết.
3- Thiên Chúa tỏ mình qua Ngôi Lời
Con đường thứ ba, Thiên Chúa tỏ mình qua Người Con là Ngôi Lời nhập thể. Đây là sự tỏ mình, sự mạc khải lớn nhất!
Thư gửi tín hữu Hípri đã có những lời đầy ý nghĩa về mạc khải này: “Nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài. Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” (Hr 1,2-3). Theo đó, Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa chúng ta. Thiên Chúa vô hình trở thành hữu hình. Ngôi Lời tiền hữu đã đi vào lịch sử.Biến cố này gây ngạc nhiên, làm “xôn xao” vũ trụ và khắp nơi. Thiên Chúa bày tỏ mình qua Người Con là Đức Giêsu. Việc Con Chúa sinh ra là sự hiển linh vĩ đại cho loài người. Thánh Phaolô nói: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo” (Cl 1,15). Sau này, chính Chúa Giêsu quả quyết: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9), “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30). Người là ánh sáng huy hoàng bừng lên chiếu rọi những ai ngồi trong bóng tối (x. Is 60,1-6). Cho nên, biến cố Nhập Thể hay Giáng Sinh là biến cố Thiên Chúa hiển linh, nơi đó Thiên Chúa tỏ mình cho hết mọi người, cho người Do Thái cũng như dân ngoại, cho người cao trọng cũng như người mọn hèn.
Vì thế, mừng biến cố Con Chúa giáng sinh và hiển linh, chúng ta được mời luôn biết tìm kiếm Thiên Chúa qua ba con đường mà Người đã mở ra cho chúng ta. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/