CHÚA NHẬT III VỌNG –B-
Isaia 61:1-2a, 10-11; I Thêsalônica. 5: 16-24; Gioan 1: 6-8, 19-28

Hôm nay chúng ta nghe phần đầu của phúc âm thánh Gioan. Cũng như thánh Máccô thánh Gioan không có phần viết về ngày sinh của Chúa Giêsu, ngoại trừ trong một câu trong phần mở đầu "Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ ở giũa chúng ta. Chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật" (Ga 1: 14) Ở đây không có mấy điều để dùng trong dịp trình bày lễ Chúa Giáng Sinh phải không?

Nhân vật chính trong Mùa Vọng là ông Gioan Tẩy Giả. Ông ta là ngôn sứ cuối cùng trong các ngôn sứ Do thái, ông ta đã được Thiên Chúa sai đến để sửa soạn đường và điềm chỉ Chúa Giêsu (Ml 3:1) Trong phúc âm thứ 4, địa vị của Gioan Tẩy Giả là làm chứng nhân. Phúc âm nỏi rõ: Gioan Tẩy Giả không phải là ánh sáng nhưng đến để làm chứng cho ánh sáng. Với sự nhấn mạnh đó, ông Gioan Tẩy Giả khẳng định địa vị thấp hèn của ông đối với Chúa Kitô. Ông ta chỉ la tiếng vang trong sa mạc để dọn đường cho ánh sáng xuất hiện (Lúc đó có người cho rằng có sự cạnh tranh giữa những người theo ông Gioan Tẩy Giả và những người theo Chúa Giêsu. Nên ông Gioan Tẩy Giả xác nhận ông không phải là ánh sáng).

Chúa Giêsu chưa tỏ mình ra trong phúc âm này. Trái lại, chúng ta chỉ nghe tiếng của người "Thiên Chúa đã sai đến". Chúng ta có thể xem lại 3 phúc âm kia diển tả ông Gioan Tẩy Giả như thế nào. Trong phúc âm thánh Gioan, khi các lãnh đạo tôn giáo hỏi ông Gioan Tẩy Giả là ai, và ông ta có quyền gì làm phép rửa tội. Ông đã trả lời bằng nhiều từ thoái thác: "tôi không phải là...” Ông thậm chí cũng không muốn diển tả bản thân bằng chính lời nói của mình, nhưng bàng lời mô tả của ngôn sứ Isaia: Ông không phải là nhân vật chính trong kịch bản do Thiên Chúa sáng tác. Ông chỉ là một nhân chứng cho người sẽ đến sau ông và người đó là Đấng sẽ thi hành lời hứa của Thiên Chúa: "Có Người ở giữa anh em, mà anh em không nhận biết".

Ông Gioan Tẩy Giả đang làm nhân chứng cho ánh sáng là Chúa Giêsu. Khi Chúa Kitô đến, Ngài sẽ chiếu rọi ánh sáng vào thế gian. Nhờ ánh sáng đó chúng ta sẽ có thể nhìn thấy được những giá trị của chúng ta đã đặt sai chỗ, nên đã đưa chúng ta vào trong vùng bóng tối âm u. Chúng ta có thể dừng ở đây và tự hỏi bản thân: "Tôi đã chọn ánh sáng nào và đã thất vọng với ngọn đèn nào?" Dưới ánh sáng của Chúa Giêsu, chúng ta có thể trông thấy một lối sống mới là hiệp nhất với Thiên Chúa, một đờii sống vui vẻ, bình an và cảm tạ. Chúng ta cũng sẽ được chỉ dẩn qua gương mẫu của đời sống của Ngài.

Ông Gioan Tẩy Giả nói với người Pharisêu rằng họ không biết Đấng sẽ đến. Và quả thật, Đấng đó đang ở giữa họ. Vậy thì làm thế nào để suy gẫm về Mùa Vọng? Làm thế nào mà Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta mà chúng ta lại không nhận biết Ngài? Nếu chúng ta tin rằng Ngài đã đến và đang ở giữa chúng ta thì liệu chúng ta có đang hướng trông chờ Ngài sai hướng chăng? Chúng ta biết chắc là Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng ta một cách chắc chắn và lâu dài, không giống như những dây kim tuyến và đồ trang trí giáng sinh trong những tuần này sẽ bị vứt bỏ hay vào họp để dành cho đến sang năm.

Chúa Giêsu đang ở giữa chúng ta, ngay cả khi các dấu chỉ cho thấy có vẻ như Ngài không có ở đó. Ngài ở đâu khi chúng ta nhìn qua tấm kính vách ngăn; có một bệnh nhân đang dùng máy thở trong phòng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện? Ngài ở đâu trên quảng đường dài đầy người đứng chờ lãnh thực phẩm? Ngài ở đâu khi chúng ta nóng lòng chờ đợi kết quả xét nghiệm về bệnh covid? Tôi hy vọng đây không phải câu điều tra của cảnh sát, nhưng tôi mong các bạn tự trả lời những câu hỏi đó, và những câu hỏi tuyệt vọng khác mà chúng ta đã đã có trong những ngày này. Đây là một gợi ý cho chúng ta biết Chúa Kitô đang ở giữa chúng ta qua thi sỉ Gerard Manley Hopkins:
"Vì Chúa Kitô ở nhiều nơi. Ngài đang yêu không bằng chân và mắt của Ngài. Và Ngài đang kết nối đến những ai đến với Chúa Cha qua hình ảnh có những nét mặt con người" (trích trong sách Ás Kingfishers Catch Fires)

Cũng như ông Gioan Tẩy Giả là nhân chứng cho việc Chúa Giêsu đến, trong Mùa Vọng năm nay chúng ta cần phải trở nên là nhân chứng cho Chúa Kitô đang hiện diện giữa thế gian. Có thể dịch covid đã làm cho chúng ta tĩnh ngộ để chú trọng lại và đã để ý đến Chúa Kitô trong vương quốc của sự sống mà Ngài loan báo. Dịch covid có vẽ như không làm chậm đi nét văn hóa tiêu dùng của chúng ta, và thật ra có lẽ đã làm cho chúng ta tăng trưởng việc mua bán. Ngay từ những tuần trước lễ Tạ Ơn đã có sức hút mãnh liệt đối với việc mua bán này. Thật là lạ, khi chúng ta gọi những vật phẩm đó là "quà Giáng Sinh". Nhưng những quà đó là gì? Chúng có phản ảnh đời sống và các giá trị của Đấng mà chúng ta kỷ niệm ngày sinh nhật của Ngài trong vài tuần tới không?

Bài đọc thứ nhất trích từ sách của ngôn sứ Isaia là bài chính, vì bài đó giúp chúng ta diển tả được Chúa Giêsu là ai. Trong phúc âm thánh Luca (Lc 4: 18-19) Chúa Giêsu trích dẫn đoạn văn trong sách Kinh Thánh ở hội đường, rồi loan báo "Hôm nay lời Kinh Thánh này đã được thực hiện” (Lc 4:21), Khi Chúa Giêsu so sánh sứ vụ của Ngài vói sứ vụ của ngôn sứ Isaia, Chúa Giêsu đã chọn không thực hiện những điều mà dân chúng mong đợi đó là một vị Vua Mêsia. Nhưng Ngài từ chối xử dụng bạo lực và uy quyền trên dân chúng và chọn cho mình vai trò của một tôi tớ, và một nô lệ vô quyền. Như thế Ngài chấp nhận Ngài là người bé mọn nhất để loan báo tin mừng cho người nghèo và tự do cho người đang bị giam cầm dưới mọi hình thức.

Ngôn sứ Isaia đã đưa ra một tiên đoán cho dân Israel và người nghèo đang bị áp bức nơi lưu đày, và ông Gioan Tẩy Giả cũng chỉ ra sự ứng nghiệm lời đó nơi Chúa Kitô là ánh sáng. Ngày lễ Giáng Sinh là ngày chúng ta mừng Chúa Giêsu đến. Trong suốt mùa vọng, chúng ta được mời gọi chờ đợi ngày Chúa đến. Nhưng trong khi chờ đợi, chúng ta đã có ánh sáng chiếu rọi ở giữa chúng ta để chỉ cho chúng ta cách sống hiệp thông mỗi ngày với Thiên Chúa. Đấng đã dẩn dắt chúng ta đến với Chúa Kitô. Ngài đã ở giữa chúng ta trong những người nghèo, và trong những người láng giềng cần được giúp đở.

Lưu ý: Chúng ta cần phải tỉnh thức về những giọng điệu bài người Do thái hình như được các bài phúc âm chỉ dẩn. Thí dụ như: Thánh Gioan nói với chúng ta về "Những người Do-Thái ở Giêrusalem" đang thăm dò xem ông Gioan Tẩy Giả là ai. Trong suốt phúc âm của mình, thánh Gioan, đã dùng dùng từ "Do thái" hơn 60 lần. Từ này nói về các lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem, chứ không nói về các cộng đoàn Do thái.

Một vài chữ về Mùa Vọng từ lao tù:
Tôi được điện thoại gọi hằng tuần từ một tù nhân sắp bị xử tử ở nhà lao San Quentin. Tôi được biết ông ta từ giữa những năm 80. Biết bao nhiêu năm sống trong nhà tù chật chội và bây giờ trong trại tù có 2/3 trong số 3,200 tù nhân nam bị nhiễm bệnh covid. 28 người đã chết, Ông ta luôn ở trong phòng giam của ông suốt ngày, ngay cả khi khói từ đám cháy rừng ở California làm ông ta khó thở. Ông ta bị ung thư và mỗi tuần vào ngày thứ năm ông ta uống một liều thuốc hoá trị để chống ung thư. Tôi hỏi ông ta: "Anh làm sao sống được chừng ấy ngày qua gần ấy năm? Ông ta trả lời “bạn phải có hy vọng, và bạn biết không, tôi là một người Công Giáo và tôi cầu nguyện hằng ngày".

Đây, kết thúc bài giảng mùa Vọng nói về niềm hy vọng, từ một tử tù sắp bị xử tử. Và chúng ta chẳng phải hiện là những tù nhân bằng cách này hay cách khác hay sao? Mùa Vọng có là niềm hy vọng của chúng ta không? Trong những ngày chúng ta đang sống, chúng ta có cầu nguyện không? Đây là chỉ thị của thánh Phaolô hôm nay. Trước đây dành cho giáo hữu ở Thessalonica và bây giờ cho chúng ta "Hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd ADVENT (B)
Isaiah 61:1-2a, 10-11; I Thess. 5: 16-24; John 1: 6-8, 19-28

Today we are at the beginning of John’s Gospel. Like Mark John has no birth story, except the single line from his opening Prologue: "The Word became flesh and made his dwelling among us and we have seen his glory: the glory of an only Son coming from the Father, filled with enduring love." Not much here to enact in a Christmas pageant, is there?

John the Baptist is a major person in Advent. He climaxes the Hebrew prophets and is sent by God to prepare and point to Jesus (Malachi 3:1). In the fourth Gospel John’s main role is that of witness. This gospel is clear: John is not the light, but a witness to the light. With emphasis the Baptist asserts his lesser role to that of Christ. He is only a voice crying out in the wilderness to prepare for the coming of the light. (It is thought that there was a rivalry between the followers of John the Baptist and those of Jesus, hence the Baptist’s emphasis on not being the light.)

Jesus has not yet appeared in this gospel. Instead, what we have is the voice of one "sent from God." It might interest us to check how the other three Gospels portray the Baptist. In John’s gospel, when asked by the religious authorities who he is and what authority he has to baptize, the Baptist answers with a series of disclaimers: "I am not…." He does not even describe himself in his own words, but by the words of the prophet Isaiah. He is not the featured player in this God-composed drama. He is just a witness to the one coming after him who will fulfill God’s promises. "There is one among you whom you do not recognize."

John was giving witness to the light, Jesus. When Christ comes he will shine a light on our world. By that light we will be able to see our misplaced priorities that have taken us into shadows and darkness. We can pause here and ask ourselves: To what "lights" have I turned and been disappointed? By the light of Jesus we can see a new way of living in union with God – a life of joy, peace and thanksgiving. We are also shown how to respond to the least by the light Jesus gives us in the example of his life.

John tells the Pharisees that they do not know the one who is coming, and indeed, who is already among them. How’s that for an Advent reflection? How is Jesus among us already and we don’t recognize him? If we believe he has already come and is among us, then are we missing him by looking in the wrong places? We know his presence is sure and permanent, not like the tinsel and decorations of these weeks that will be tossed out, or boxed until next year.

Jesus is already with us, even when the signs seem to indicate he is absent. Where is he when we look through a glass partition at a loved one on a ventilator in an intensive care unit? Where is he at the mile-long lines waiting for food? Where is he when we have to wait anxious days for testing? I hope this is not a cop out, but I’ll leave you to answer those and other desperate questions we have had recently. Here is a hint where to look for Christ among us from the poet Gerard Manley Hopkins:
" – for Christ plays in ten thousand places
Lovely in limbs and lovely in eyes not his
To the Father through the features of men’s faces."
– "As Kingfishers Catch Fire"

Just as John was a witness to Jesus’ coming, this Advent we ought to be witnesses to Christ already present in the world. Perhaps the pandemic has shaken us enough to refocus and to shift our attention to Christ and the kingdom of life he proclaimed. The pandemic does not seem to have slowed our consumption-driven culture very much and, in fact, may have intensified it. From weeks prior to Thanksgiving there has been an intense appeal to buying. Isn’t it strange how we name all the things we give "Christmas gifts?" But what kind of gifts are they? Do they reflect the life and values of the One whose birth we celebrate in a couple of weeks?

The first reading from Isaiah is a central one because it helps us interpret who Jesus is. In Luke’s Gospel (4:18-19) Jesus quotes from the passage in the synagogue and then announces, "Today this scripture has been fulfilled in your hearing" (Luke 4:21). By identifying his mission with that of Isaiah, Jesus chooses not to fulfill the people’s expectation of a Messiah-king, but to renounce force and power over people and to choose for himself the role of servant, and the powerlessness of the slave. Thus, he identified with the least, to announce good news to the poor and liberty to those held captive in any way.

Isaiah made a prophecy to the poor and oppressed Israelites in exile and John points to its fulfillment in Christ, the Light. At Christmas we will celebrate Jesus’ first coming. During Advent we are called to wait for his Second Coming. But in the meantime, we already have the Light shining in our midst to show us how to live each day in communion with God, who directs us to Christ, already close to us in the poor and the needs of our neighbor.

Caution: We need to be alert to a tone of anti-Semitism that seems to be supported by these gospel stories. For example, John tells us about, "the Jews from Jerusalem" who probe the Baptist about his identity. Throughout his gospel John uses the term "the Jews" the most, over 60 times. The term refers to the religious leaders in Jerusalem, not to the whole Jewish community.

An Advent word from prison
I receive weekly phone calls from a man on death row at San Quentin. I have known him since the mid-eighties. So many years in a dilapidated prison! Now in the prison 2/3 of the 3200 men are infected with the virus, 28 have died. He is in his cell almost all the time, even when smoke from the California fires made it difficult to breathe in his cellblock. He has cancer and takes a strong dose of chemo drugs each Thursday. I asked him, "How do you get through the days, and for so many years?" He answered, "You have to have hope. And, you know, I am a Christian and every day I pray."

That ends the Advent homily about hope, from a prisoner on death row! And aren’t we all prisoners in some ways? Does Advent find us hopeful? Are our days also punctuated by prayer? Here is Paul’s directive today, first given to the anxious Thessalonians and now to us: "Rejoice always. Pray without ceasing. In all circumstances give thanks."