1. Úc tỏ ra hăng hái tham gia vào liên minh chống Trung Quốc
Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về “hành vi bá quyền” ở Biển Đông và tình trạng vi phạm nhân quyền ở Hương Cảng.
Các bộ trưởng cao cấp cũng cáo buộc Trung Quốc cho các điện tặc do nhà nước bảo trợ tấn công vào các cơ quan chính phủ Úc mà họ cho là đe dọa tự do và chủ quyền của Úc.
Như chúng tôi đã đưa tin, trong một bài phát biểu quan trọng được đưa ra sau một lệnh bất ngờ của Washington đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, ông Pompeo kêu gọi chấm dứt mối quan hệ mù quáng với Trung Quốc và buộc tội Trung Quốc về các hoạt động thương mại không công bằng, vi phạm nhân quyền và các nỗ lực xâm nhập xã hội Mỹ.
Ông nói rằng “quân đội Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn và hung hăng hơn”, và “các quốc gia yêu tự do trên thế giới phải bắt Trung Quốc thay đổi theo những phương thế sáng tạo và quyết đoán hơn, bởi vì những hành động của Bắc Kinh đe dọa người dân và sự thịnh vượng của chúng ta.”
Ông Pompeo đã thúc giục hình thành nên một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng trong một liên minh mới chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh rằng: “Nếu thế giới tự do không thay đổi, Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta.”
Úc đã tỏ ra hăng hái với ý tưởng này. Hôm Chúa Nhật 26 tháng 7, hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên đường sang Mỹ vào để gặp các đối tác Hoa Kỳ của họ là Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper.
Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tổng thống Donald Trump và bọn cầm quyền Trung Quốc.
Source:Sky News AustraliaForeign ministers push back against China's 'coercive conduct'
2. Trung Quốc không ngừng mở rộng Đế chế hàng hải ở Biển Đông
Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Đài Loan, Brunei, Campuchia và Trung Quốc là các nước có biên giới với Biển Đông - tất cả đều yêu sách một phần lãnh hải.
Biển Đông, chiếm khoảng 40 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường toàn cầu, và cũng là nơi có một loạt các sinh vật biển và địa lý phong phú. Ước tính trị giá 3.4 nghìn tỷ đô la trên thị trường, đó là chưa kể tầm quan trọng địa chính trị của nó.
Bắc Kinh tuyên bố quyền sở hữu của hơn 90% Biển Đông, viện dẫn một đường lưỡi bò được cho là đã được vẽ vào năm 1947.
Trong khi thế giới bị phân tâm bởi coronavirus, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự kéo dài năm ngày tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tấn công các lực lượng Phi Luật Tân, Việt Nam và Mã Lai Á.
Vào ngày 14 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) tuyên bố rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ tìm cách thành lập một đế chế hàng hải ở Biển Đông và luôn đối xử bình đẳng với các nước ven biển”.
Tuyên bố này không đúng sự thật.
Kiên nói thêm rằng các yêu sách của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng pháp lý lịch sử đầy đủ và công pháp quốc tế. Tuy nhiên, yêu sách này đang bị tranh cãi: Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.
Tòa án cũng phán quyết rằng một số khu vực của Biển Đông nơi Trung Quốc thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự là một phần trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.
Trung Quốc từ chối tham dự các phiên điều trần của Tòa án và đã tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm 3, 200 hécta đất mới ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng không hợp tác với các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, để giảm xung đột ở Biển Đông. ASEAN, một tổ chức liên chính phủ bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong 12 năm qua đã theo đuổi một bộ quy tắc ứng xử hòa bình cho Biển Đông.
Như các quốc gia thành viên ASEAN đã lưu ý sau cuộc họp ảo vào ngày 26 tháng 6, Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mà họ đã đưa ra vào năm ngoái để thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử.
Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và đồng nghiệp tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, nói với Al Jazeera rằng đại dịch coronavirus đã cho Trung Quốc cơ hội để tiếp tục thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông.
Hoa Kỳ đã có lúc cử nhân viên quân sự đến Biển Đông để hỗ trợ các nước ASEAN khác. Chính quyền Trump đã tăng cường sự phản đối đối với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với Biển Đông, và thề sẽ duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã vu cáo Hoa Kỳ là “kẻ săn mồi”, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và cố gắng quân sự hóa Biển Đông.
Source:Polygraph InfoRepeated Aggression in South China Sea Belies China’s Denials of 'Maritime Empire'
3. Cảnh sát New South Wales họp báo về âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 27 tháng 7, cảnh sát New South Wales đã trình bày các âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Úc.
Video do cảnh sát Úc công bố cho thấy một cảnh tượng đáng lo ngại - một nam sinh viên dường như đang bị trói tay và trói chân. Nhưng cảnh sát cho biết đó chỉ là một trò lừa đảo ‘làm bộ bị bắt cóc’ để tống tiền cha mẹ bên Tầu.
Cảnh sát nói rằng các vụ lừa đảo cho đến nay đã thu được ít nhất là 3.6 triệu Úc Kim trong các khoản thanh toán từ các nạn nhân bên Tầu không biết mình bị lừa.
Phát ngôn viên Darren Bennett của cảnh sát New South giải thích với các phóng viên như sau:
“Các hành vi phạm tội này rất đa dạng, nhưng cuối cùng là tạo ra một vụ bắt cóc giả trong đó các sinh viên này giao tiếp với gia đình của họ ở nước ngoài và giả vờ như họ đã bị bắt cóc.”
Trong một số trường hợp các sinh viên này là những kẻ chủ động tạo ra toàn bộ vụ dàn cảnh để moi tiền của cha mẹ.
Người nữ sinh viên trong đoạn video này là một ví dụ. Sau khi tòa đại sứ Trung Quốc phàn nàn về trường hợp của cô, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra cô đang sống trong một khách sạn sang trọng và đang vui vẻ mua sắm thời trang.
Tuy nhiên, theo ông Darren Bennett, một số sinh viên khai với cảnh sát là có ai đó tự xưng là từ một giới chức có thẩm quyền của Trung Quốc như cảnh sát, tòa đại sứ hoặc sở thuế gọi điện thoại đến đe dọa chúng. Theo chỉ thị của những kẻ này, các sinh viên sẽ cắt đứt liên lạc với gia đình trong một thời gian, sau đó đến một khách sạn và nhờ bạn trói tay chân, chụp hình và sẽ có người gởi về cho gia đình để tống tiền.
Ông Bennett gọi là tội ác này là “nghiêm trọng”, “rất độc ác” và làm ảnh hưởng đến thanh danh của Úc Đại Lợi; và cảnh sát Úc sẽ không dung thứ cho trò này.
Source:ReutersChinese students targeted in kidnapping scam: police
Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về “hành vi bá quyền” ở Biển Đông và tình trạng vi phạm nhân quyền ở Hương Cảng.
Các bộ trưởng cao cấp cũng cáo buộc Trung Quốc cho các điện tặc do nhà nước bảo trợ tấn công vào các cơ quan chính phủ Úc mà họ cho là đe dọa tự do và chủ quyền của Úc.
Như chúng tôi đã đưa tin, trong một bài phát biểu quan trọng được đưa ra sau một lệnh bất ngờ của Washington đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas, ông Pompeo kêu gọi chấm dứt mối quan hệ mù quáng với Trung Quốc và buộc tội Trung Quốc về các hoạt động thương mại không công bằng, vi phạm nhân quyền và các nỗ lực xâm nhập xã hội Mỹ.
Ông nói rằng “quân đội Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn và hung hăng hơn”, và “các quốc gia yêu tự do trên thế giới phải bắt Trung Quốc thay đổi theo những phương thế sáng tạo và quyết đoán hơn, bởi vì những hành động của Bắc Kinh đe dọa người dân và sự thịnh vượng của chúng ta.”
Ông Pompeo đã thúc giục hình thành nên một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng trong một liên minh mới chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh rằng: “Nếu thế giới tự do không thay đổi, Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta.”
Úc đã tỏ ra hăng hái với ý tưởng này. Hôm Chúa Nhật 26 tháng 7, hai vị Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Úc đã lên đường sang Mỹ vào để gặp các đối tác Hoa Kỳ của họ là Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Phòng Mark Esper.
Cuộc hội đàm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tổng thống Donald Trump và bọn cầm quyền Trung Quốc.
Source:Sky News Australia
2. Trung Quốc không ngừng mở rộng Đế chế hàng hải ở Biển Đông
Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Đài Loan, Brunei, Campuchia và Trung Quốc là các nước có biên giới với Biển Đông - tất cả đều yêu sách một phần lãnh hải.
Biển Đông, chiếm khoảng 40 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường toàn cầu, và cũng là nơi có một loạt các sinh vật biển và địa lý phong phú. Ước tính trị giá 3.4 nghìn tỷ đô la trên thị trường, đó là chưa kể tầm quan trọng địa chính trị của nó.
Bắc Kinh tuyên bố quyền sở hữu của hơn 90% Biển Đông, viện dẫn một đường lưỡi bò được cho là đã được vẽ vào năm 1947.
Trong khi thế giới bị phân tâm bởi coronavirus, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự kéo dài năm ngày tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tấn công các lực lượng Phi Luật Tân, Việt Nam và Mã Lai Á.
Vào ngày 14 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) tuyên bố rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ tìm cách thành lập một đế chế hàng hải ở Biển Đông và luôn đối xử bình đẳng với các nước ven biển”.
Tuyên bố này không đúng sự thật.
Kiên nói thêm rằng các yêu sách của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng pháp lý lịch sử đầy đủ và công pháp quốc tế. Tuy nhiên, yêu sách này đang bị tranh cãi: Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.
Tòa án cũng phán quyết rằng một số khu vực của Biển Đông nơi Trung Quốc thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự là một phần trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.
Trung Quốc từ chối tham dự các phiên điều trần của Tòa án và đã tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm 3, 200 hécta đất mới ở Biển Đông.
Trung Quốc cũng không hợp tác với các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, để giảm xung đột ở Biển Đông. ASEAN, một tổ chức liên chính phủ bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong 12 năm qua đã theo đuổi một bộ quy tắc ứng xử hòa bình cho Biển Đông.
Như các quốc gia thành viên ASEAN đã lưu ý sau cuộc họp ảo vào ngày 26 tháng 6, Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mà họ đã đưa ra vào năm ngoái để thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử.
Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và đồng nghiệp tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, nói với Al Jazeera rằng đại dịch coronavirus đã cho Trung Quốc cơ hội để tiếp tục thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông.
Hoa Kỳ đã có lúc cử nhân viên quân sự đến Biển Đông để hỗ trợ các nước ASEAN khác. Chính quyền Trump đã tăng cường sự phản đối đối với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với Biển Đông, và thề sẽ duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã vu cáo Hoa Kỳ là “kẻ săn mồi”, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và cố gắng quân sự hóa Biển Đông.
Source:Polygraph Info
3. Cảnh sát New South Wales họp báo về âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 27 tháng 7, cảnh sát New South Wales đã trình bày các âm mưu tống tiền cha mẹ giầu có bên Tầu của các sinh viên Trung Quốc đang theo học tại Úc.
Video do cảnh sát Úc công bố cho thấy một cảnh tượng đáng lo ngại - một nam sinh viên dường như đang bị trói tay và trói chân. Nhưng cảnh sát cho biết đó chỉ là một trò lừa đảo ‘làm bộ bị bắt cóc’ để tống tiền cha mẹ bên Tầu.
Cảnh sát nói rằng các vụ lừa đảo cho đến nay đã thu được ít nhất là 3.6 triệu Úc Kim trong các khoản thanh toán từ các nạn nhân bên Tầu không biết mình bị lừa.
Phát ngôn viên Darren Bennett của cảnh sát New South giải thích với các phóng viên như sau:
“Các hành vi phạm tội này rất đa dạng, nhưng cuối cùng là tạo ra một vụ bắt cóc giả trong đó các sinh viên này giao tiếp với gia đình của họ ở nước ngoài và giả vờ như họ đã bị bắt cóc.”
Trong một số trường hợp các sinh viên này là những kẻ chủ động tạo ra toàn bộ vụ dàn cảnh để moi tiền của cha mẹ.
Người nữ sinh viên trong đoạn video này là một ví dụ. Sau khi tòa đại sứ Trung Quốc phàn nàn về trường hợp của cô, cảnh sát đã nhanh chóng tìm ra cô đang sống trong một khách sạn sang trọng và đang vui vẻ mua sắm thời trang.
Tuy nhiên, theo ông Darren Bennett, một số sinh viên khai với cảnh sát là có ai đó tự xưng là từ một giới chức có thẩm quyền của Trung Quốc như cảnh sát, tòa đại sứ hoặc sở thuế gọi điện thoại đến đe dọa chúng. Theo chỉ thị của những kẻ này, các sinh viên sẽ cắt đứt liên lạc với gia đình trong một thời gian, sau đó đến một khách sạn và nhờ bạn trói tay chân, chụp hình và sẽ có người gởi về cho gia đình để tống tiền.
Ông Bennett gọi là tội ác này là “nghiêm trọng”, “rất độc ác” và làm ảnh hưởng đến thanh danh của Úc Đại Lợi; và cảnh sát Úc sẽ không dung thứ cho trò này.
Source:Reuters