Sau kinh nghiệm bị Trung Quốc bắt nạt ngưng xuất cảng qua Nhật những kim loại thuộc loại đất hiếm (rare earth) để làm tê liệt nền kỹ nghệ điện tử ở đây, Nhật Bản đã thiết lập một chương trình gọi là “Trung Hoa cộng một” (China plus one) nghĩa là Nhật Bản đặt ưu tiên hàng đầu để bảo vệ 518 công ty thuộc danh mục công nghiệp cốt lõi, với những quy tắc nghiêm ngặt, và ưu tiên trợ giúp mỗi khi họ có những dự án đầu tư vào những nguồn tiếp liệu khác ở ngoài Trung Hoa.
Những thủ đoạn lấn lướt lân bang cuả Trung Quốc trong vụ đại dịch này đã làm cho Nhật Bản phải tăng tốc thi hành những chương trình tháo gỡ kinh tế với Trung Hoa. Tuần qua, 536 triệu euro đã được cấp cho 57 công ty để chuyển sản xuất về lại Nhật Bản và 30 công ty khác cũng nhận được tài khoản để đầu tư vào các quốc gia Đông Nam Á.
Trong 57 công ty nói trên là hai nhà sản xuất khẩu trang Iris Ohyama và Sharp, sẽ nhận được hơn 57 tỷ yên (468 triệu euro).
Hơn 30 công ty khác đang hoạt động tại Trung Quốc sẽ được hưởng một số tiền chưa được công bố để chuyển các hoạt động của họ sang Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác.
Hãng Hoya, sản xuất các bộ phận ổ cứng, sẽ chuyển qua Việt Nam và Lào.
Sumitomo Rubber Industries sẽ đưa việc sản xuất găng tay cao su nitrile qua Malaysia, trong khi Shin-Etsu Chemical sẽ chuyển sản xuất đất hiếm sang Việt Nam.
Tổng cộng, Nhật Bản sẽ chi ra 1, 9 tỷ đô la qua một ngân sách bổ sung cuả tài khóa 2020 để giúp các doanh nghiệp của họ rời Trung Quốc, trong đó thie có thể một phần (192 triệu đô la) là để khuyến khích các công ty đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc và chuyển chúng sang các quốc gia Asean (Hiệp hội các nước Đông Nam Á).
Như vậy thì sau Đài Loan, Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng chính sách rút tiền đầu tư khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang nghiên cứu một biện pháp tương tự để thực hiện điều mà chính quyền Trump và một số thành phần trong Quốc hội gọi là "sự cách ly thực sự” khỏi anh hàng xóm khổng lồ ở châu Á.