2. Kinh Thánh dạy gì về gia đình?
Trở lại với Kinh Thánh, ta tự hỏi Bộ Sách Thánh này đã nói gì về Gia đình? Ý niệm gia đình là một ý niệm cực kỳ quan trọng trong Kinh Thánh, cả trong ý nghĩa thể lý lẫn trong ý nghĩa thần học. Ý niệm này được dẫn khởi ngay từ thuở ban đầu, như đã nói ở trên, trong Sách Sáng Thế (1:28): Kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa muốn người đàn ông và người đàn bà kết hôn với nhau và sinh sản con cái. Họ trở nên một thân xác qua hôn nhân (St 2:24) và cùng với con cái, họ trở nên một gia đình, viên đá chủ yếu xây dựng nên xã hội con người.
Cũng ngay từ thuở ban đầu, các thành viên của gia đình phải trông coi và chăm sóc lẫn nhau. Chính vì thế, Thiên Chúa đã hỏi Cain: “em trai Aben của ngươi đâu? ”. Câu hỏi ngược lại của Cain “Tôi là kẻ giữ em trai tôi ư? ” hàm nghĩa: đúng, ngươi là kẻ trông coi, chăm sóc em trai ngươi và ngược lại em trai ngươi là kẻ trông coi, chăm sóc ngươi! Tội giết Aben của Cain không những chống lại nhân loại nói chung, mà hết sức tồi tệ ngay trong yếu tính vì đây là tội giết em đầu tiên được ghi chép.
Kinh Thánh có một cảm thức cộng đoàn về người ta và gia đình hơn nền văn hóa Tây Phương hiện nay, một nền văn hóa, trong đó, các công dân bị cá nhân hóa nhiều hơn người ở Trung Đông và dứt khoát nhiều hơn người thuộc Cận Đông xưa. Khi Thiên Chúa cứu Nôê khỏi nạn hồng thủy, thì đó không phải là trường ợp cứu vớt cá nhân, mà là cứu vớt ông, vợ ông, các con trai và con dâu ông. Nói cách khác, cả gia đình ông được cứu thoát (St 6:18). Khi Thiên Chúa kêu gọi Ápraham ra khỏi Haran, Người kêu gọi ông và gia đình ông (St 12:4-5). Dấu chỉ của giao ước Ápraham (cắt da qui đầu) phải được áp dụng cho mọi người nam trong gia hộ, bất kể là con cái của gia hộ hay gia nhân của gia hộ (St 17:12-13). Nói cách khác, giao ước của Thiên Chúa với Ápraham có tính gia đình, không phải cá nhân.
Sự quan trọng của gia đình được chứng tỏ trong các điều khoản của giao ước Môsê. Thí dụ, hai trong mười Giới Răn đề cập tới việc duy trì sự gắn bó của gia đình. Giới răn thứ tư về việc thảo kính cha mẹ là nhằm duy trì quyền bính của cha mẹ trong các vụ việc của gia đình; còn giới răn thứ sáu cấm ngoại tình là để bảo vệ tính thánh thiêng của hôn nhân. Từ hai giới răn này phát sinh mọi qui định khác trong Luật Môsê nhằm bảo vệ hôn nhân và gia đình. Sự lành mạnh của gia đình quan trọng đối với Thiên Chúa đến nỗi đã được hệ thống hóa thành giao ước quốc gia của Israel.
Và không riêng gì Cựu Ước. Tân Ước cũng đưa ra nhiều giới răn và điều nghiêm cấm tương tự. Chúa Giêsu nói tới sự thánh thiêng của hôn nhân và chống lại ly dị bừa bãi trong Tin Mừng Mátthêu chương 19. Thánh Tông Đồ Phaolô nói tới việc các gia đình Kitô hữu phải như thế nào khi ngài đưa ra giới răn song sinh sau đây: “hỡi con cái, hãy vâng lời cha mẹ” và “hỡi cha mẹ, đừng khiêu khích con cái” trong hai thư Êphêsô 6:1-4 và Côlôsê 3:20-21. Mặt khác, trong Sách Tông Đồ Công Vụ, ta còn thấy nhiều ý niệm tương tự như thế liên quan tới tầm quan trọng của gia đình trong diễn trình cưú rỗi, như trong hai dịp khác nhau trong hành trình truyền giáo thứ hai của Thánh Phaolô, trọn các gia hộ đều được rửa tội khi một cá nhân trở lại đạo (Cv 16:11-15, 16:31-33). Thành thử, giống như dấu chỉ của của giao ước cũ là phép cắt da qui đầu đã áp dụng cho cả gia đình như thế nào thì dấu chỉ của giao ước mới là phép rửa tội cũng áp dụng cho cả gia đình như thế.
Ta có thể rút ra kết luận này: khi Thiên Chúa cứu một cá nhân, Người cũng muốn cứu cả gia đình họ. Trong thư thứ nhất gửi Tín Hữu Côrintô, chương 7, ta còn thấy người phối ngẫu không tin được thánh hóa nhờ người phối ngẫu có đức tin.
Xét theo viễn tượng giao ước, tư cách thành viên trong một cộng đoàn giao ước có tính cộng đồng hơn là cá nhân. Trong trường hợp Lydia và viên cai ngục ở Philiphê, cả gai đình/gia hộ họ đề được rửa tội và trở nên thành phần của cộng đồng giáo hội.
Người Thệ Phản, vì quá cứng ngắc trong nguyên tắc sola fides (chỉ có đức tin mới cứu rỗi ta, chứ không phải phép rửa), nên đã cho rằng dù các thành viên kia của gia đình không nhất thiết được cứu rỗi, nhưng họ đã trở nên thành phần của cộng đồng Kitô hữu. Phép rửa không phá vỡ gia đình họ. Họ cho rằng ơn cứu rỗi có thể gây nên căng thẳng trong gia đình, nhưng ý định của Thiên Chúa là không vì nó mà phá vỡ các gia đình. Lydia và viên cai ngục không được lệnh phải tách khỏi gia đình không có đức tin của họ; thay vào đó, dấu hiệu của giao ước (phép rửa) được áp dụng cho mọi thành viên của gia đình. Gia đình được thánh hóa và mời gọi gia nhập cộng đồng tín hữu.
Về phương diện thần học, Chúa Giêsu đã áp dụng ý niệm gia đình thể lý vào ý niệm gia đình thiêng liêng. Tin Mừng Mátthêu thuật lại có lần, khi Chúa Giêsu đang nói với đám đông, thì mẹ và “anh em” của Người xuất hiện ở bên ngoài, muốn nói chuyện với Người. Có người vào thưa “Mẹ và anh em của ngài đang đứng ở bên ngoài, muốn nói chuyện với ngài”, Người trả lời: “ai là mẹ tôi, và ai là anh em tôi? ”. Rồi chỉ vào các môn đệ, Người nói: “đây là mẹ tôi và anh em tôi. Vì bất cứ ai thi hành ý Cha tôi ở trên trời đều là anh chị em và mẹ tôi” (Mt 12:46-50).
Điều chắc chắn là Chúa Giêsu không chối bỏ gia đình của Người, gia đình mà Người từng sống và vun sới tới tận năm 30 tuổi. Điều Người muốn nói ở đây là trong Nước Trời, dây nối kết gia đình quan trọng nhất là dây nối kết thiêng liêng (thực hành thánh ý Thiên Chúa) chứ không phải dây nối kết thể lý. Điều này càng minh nhiên hơn với Tin Mừng Gioan, khi Thánh Sử viết rằng: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1:12-13).
Sự song hành rất rõ ở đây. Khi chúng ta sinh ra về phần xác, chúng ta sinh vào một gia đình thể lý, nhưng khi “tái sinh”, chúng ta sinh vào một gia đình thiêng liêng. Nói theo Thánh Phaolô, chúng ta được nhận vào gia đình Thiên Chúa (Rm 8:15). Khi chúng ta được nhận vào gia đình thiêng liêng của Thiên Chúa, tức Giáo Hội, Thiên Chúa trở thành Cha chúng ta và Chúa Giêsu là anh của chúng ta. Gia đình thiêng liêng này khôgn bị giới hạn bởi sắc tộc, phái tính và hay địa vị xã hội. Như Thánh Phaolô vốn nói, “Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3:26-29).
Gia đình thiêng liêng trên gồm các thành viên “từ mọi quốc gia, bộ lạc, sắc dân và ngôn ngữ” (Kh 7:9) và đặc điểm của gia đình này là yêu thương nhau: “Thầy ban cho chúng con một giới răn mới: các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau. Nhờ việc yêu thương này, mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).
3. Thế nào là một gia đình Kitô hữu tốt?
Đơn vị gia đình căn bản trong Kinh Thánh bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà (vợ ông ta) và con cái do họ sinh ra hay nhận nuôi. Và gia đình mở rộng có thể bao gồm thân nhân máu mủ hay do hôn nhân đem tới như ông bà, cháu gái, cháu trai, anh em họ, cô dì, chú bác. Một trong các nguyên tắc hàng đầu của đơn vị gia đình là nó xây dựng trên một cam kết suốt đời do Thiên Chúa sắp xếp. Người chồng và người vợ có trách nhiệm giữ cho đơn vị này lại với nhau, bất chấp thái độ hiện thời của nền văn hóa Tây Phương. Mặc dù ly dị là chuyện thông thường trong xã hội hiện nay, nhưng Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa ghét ly dị (Mlk 2:16).
Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Êphêsô đã cung cấp cho các thành phần trong gia đình Kitô hữu các chỉ dẫn sau đây:
Người chồng phải yêu thương người vợ như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội: “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5:25); còn người vợ thì nên tôn trọng chồng và sẵn lòng vâng theo sự lãnh đạo của chồng trong gia đình (Ep 5: 22-24). Tuy nhiên, việc cHồng Yêu vợ không tùy thuộc điều kiện vợ phải phục tùng mình. Ông phải yêu vợ bất cứ nàng có tùng phục hay không. Điều hợp lý là nàng sẽ tùng phục ông nếu ông yêu nàng như lời khuyên.
Vai trò lãnh đạo của người chồng bắt đầu bằng liên hệ thiêng liêng của ông với Thiên Chúa và từ đó tràn qua việc dạy dỗ vợ con các giá trị của Kinh Thánh, hướng dẫn gia đình vào chân lý của Sách Thánh. Các người cha được khuyên dạy phải dưỡng dục con cái bằng phương cách “huấn luyện và giáo huấn của Chúa” (Ep 6:4). Người cha cũng phải chu cấp cho gia đình. Vì “Ai không chăm sóc người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn người không có đức tin” (1Tm 5:8).
Như thế, người nào không cố gắng chu cấp cho gia đình, người ấy không thể gọi mình là một Kitô hữu được. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa người vợ không nên giúp một tay vào việc cấp dưỡng gia đình. Sách Châm Ngôn chương 31 cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên cấp dưỡng cho gia đình là trách nhiệm hàng đầu của người chồng.
Người đàn bà được ban cho người đàn ông làm trợ thủ (St 2:18-20) và sinh con cái. Người chồng và người vợ trong cuộc hôn nhân Kitô Giáo phải trung thành với nhau suốt đời. Thiên Chúa công bố sự bình đẳng về giá trị khi khẳng định rằng cả người đàn ông và người đàn bà đều đã được dựng nên theo hình ảnh của Người và do đó, có giá trị bằng nhau dưới mắt Người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đàn ông và đàn bà có các vai trò y hệt nhau trong đời. Người đàn bà khôn khéo hơn trong việc nuôi nấng và săn sóc con cái, trong khi người đàn ông được trang bị nhiều hơn để chu cấp và bảo vệ gia đình. Như thế, họ bình đẳng về địa vị, nhưng mỗi người có vai trò khác nhau trong gia đình Kitô hữu.
Trong gia đình Kitô hữu, con cái có hai trách nhiệm hàng đầu: vâng lời cha mẹ và tôn kính các ngài (Ep 6:1-3). Vâng lời cha mẹ là bổn phận của con cái cho tới khi đến tuổi trưởng thành, nhưng tôn kính cha mẹ là trách nhiệm suốt đời của chúng. Thiên Chúa hứa ban nhiều phúc lành cho những ai tôn kính cha mẹ.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng: lý tưởng gia đình ra sa sút sau khi con người sa ngã. Từ đó, mà có những tệ nạn như đa hôn, ly dị, ngoại tình, đồng tính luyến ái, vô sinh (sterility) và lẫn lộn về vai trò giới tính. Dù các tiên tri liên tiếp mời gọi con người trở lại với lý tưởng nguyên thủy của hôn nhân và gia đình, nhưng phải đợi đến lúc Chúa Giêsu xuất hiện, việc phục hồi ấy mới dứt khoát được nhấn mạnh.
Kỳ sau: 4. Cuộc tranh cãi về "gia đình"
Trở lại với Kinh Thánh, ta tự hỏi Bộ Sách Thánh này đã nói gì về Gia đình? Ý niệm gia đình là một ý niệm cực kỳ quan trọng trong Kinh Thánh, cả trong ý nghĩa thể lý lẫn trong ý nghĩa thần học. Ý niệm này được dẫn khởi ngay từ thuở ban đầu, như đã nói ở trên, trong Sách Sáng Thế (1:28): Kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa muốn người đàn ông và người đàn bà kết hôn với nhau và sinh sản con cái. Họ trở nên một thân xác qua hôn nhân (St 2:24) và cùng với con cái, họ trở nên một gia đình, viên đá chủ yếu xây dựng nên xã hội con người.
Cũng ngay từ thuở ban đầu, các thành viên của gia đình phải trông coi và chăm sóc lẫn nhau. Chính vì thế, Thiên Chúa đã hỏi Cain: “em trai Aben của ngươi đâu? ”. Câu hỏi ngược lại của Cain “Tôi là kẻ giữ em trai tôi ư? ” hàm nghĩa: đúng, ngươi là kẻ trông coi, chăm sóc em trai ngươi và ngược lại em trai ngươi là kẻ trông coi, chăm sóc ngươi! Tội giết Aben của Cain không những chống lại nhân loại nói chung, mà hết sức tồi tệ ngay trong yếu tính vì đây là tội giết em đầu tiên được ghi chép.
Kinh Thánh có một cảm thức cộng đoàn về người ta và gia đình hơn nền văn hóa Tây Phương hiện nay, một nền văn hóa, trong đó, các công dân bị cá nhân hóa nhiều hơn người ở Trung Đông và dứt khoát nhiều hơn người thuộc Cận Đông xưa. Khi Thiên Chúa cứu Nôê khỏi nạn hồng thủy, thì đó không phải là trường ợp cứu vớt cá nhân, mà là cứu vớt ông, vợ ông, các con trai và con dâu ông. Nói cách khác, cả gia đình ông được cứu thoát (St 6:18). Khi Thiên Chúa kêu gọi Ápraham ra khỏi Haran, Người kêu gọi ông và gia đình ông (St 12:4-5). Dấu chỉ của giao ước Ápraham (cắt da qui đầu) phải được áp dụng cho mọi người nam trong gia hộ, bất kể là con cái của gia hộ hay gia nhân của gia hộ (St 17:12-13). Nói cách khác, giao ước của Thiên Chúa với Ápraham có tính gia đình, không phải cá nhân.
Sự quan trọng của gia đình được chứng tỏ trong các điều khoản của giao ước Môsê. Thí dụ, hai trong mười Giới Răn đề cập tới việc duy trì sự gắn bó của gia đình. Giới răn thứ tư về việc thảo kính cha mẹ là nhằm duy trì quyền bính của cha mẹ trong các vụ việc của gia đình; còn giới răn thứ sáu cấm ngoại tình là để bảo vệ tính thánh thiêng của hôn nhân. Từ hai giới răn này phát sinh mọi qui định khác trong Luật Môsê nhằm bảo vệ hôn nhân và gia đình. Sự lành mạnh của gia đình quan trọng đối với Thiên Chúa đến nỗi đã được hệ thống hóa thành giao ước quốc gia của Israel.
Và không riêng gì Cựu Ước. Tân Ước cũng đưa ra nhiều giới răn và điều nghiêm cấm tương tự. Chúa Giêsu nói tới sự thánh thiêng của hôn nhân và chống lại ly dị bừa bãi trong Tin Mừng Mátthêu chương 19. Thánh Tông Đồ Phaolô nói tới việc các gia đình Kitô hữu phải như thế nào khi ngài đưa ra giới răn song sinh sau đây: “hỡi con cái, hãy vâng lời cha mẹ” và “hỡi cha mẹ, đừng khiêu khích con cái” trong hai thư Êphêsô 6:1-4 và Côlôsê 3:20-21. Mặt khác, trong Sách Tông Đồ Công Vụ, ta còn thấy nhiều ý niệm tương tự như thế liên quan tới tầm quan trọng của gia đình trong diễn trình cưú rỗi, như trong hai dịp khác nhau trong hành trình truyền giáo thứ hai của Thánh Phaolô, trọn các gia hộ đều được rửa tội khi một cá nhân trở lại đạo (Cv 16:11-15, 16:31-33). Thành thử, giống như dấu chỉ của của giao ước cũ là phép cắt da qui đầu đã áp dụng cho cả gia đình như thế nào thì dấu chỉ của giao ước mới là phép rửa tội cũng áp dụng cho cả gia đình như thế.
Ta có thể rút ra kết luận này: khi Thiên Chúa cứu một cá nhân, Người cũng muốn cứu cả gia đình họ. Trong thư thứ nhất gửi Tín Hữu Côrintô, chương 7, ta còn thấy người phối ngẫu không tin được thánh hóa nhờ người phối ngẫu có đức tin.
Xét theo viễn tượng giao ước, tư cách thành viên trong một cộng đoàn giao ước có tính cộng đồng hơn là cá nhân. Trong trường hợp Lydia và viên cai ngục ở Philiphê, cả gai đình/gia hộ họ đề được rửa tội và trở nên thành phần của cộng đồng giáo hội.
Người Thệ Phản, vì quá cứng ngắc trong nguyên tắc sola fides (chỉ có đức tin mới cứu rỗi ta, chứ không phải phép rửa), nên đã cho rằng dù các thành viên kia của gia đình không nhất thiết được cứu rỗi, nhưng họ đã trở nên thành phần của cộng đồng Kitô hữu. Phép rửa không phá vỡ gia đình họ. Họ cho rằng ơn cứu rỗi có thể gây nên căng thẳng trong gia đình, nhưng ý định của Thiên Chúa là không vì nó mà phá vỡ các gia đình. Lydia và viên cai ngục không được lệnh phải tách khỏi gia đình không có đức tin của họ; thay vào đó, dấu hiệu của giao ước (phép rửa) được áp dụng cho mọi thành viên của gia đình. Gia đình được thánh hóa và mời gọi gia nhập cộng đồng tín hữu.
Về phương diện thần học, Chúa Giêsu đã áp dụng ý niệm gia đình thể lý vào ý niệm gia đình thiêng liêng. Tin Mừng Mátthêu thuật lại có lần, khi Chúa Giêsu đang nói với đám đông, thì mẹ và “anh em” của Người xuất hiện ở bên ngoài, muốn nói chuyện với Người. Có người vào thưa “Mẹ và anh em của ngài đang đứng ở bên ngoài, muốn nói chuyện với ngài”, Người trả lời: “ai là mẹ tôi, và ai là anh em tôi? ”. Rồi chỉ vào các môn đệ, Người nói: “đây là mẹ tôi và anh em tôi. Vì bất cứ ai thi hành ý Cha tôi ở trên trời đều là anh chị em và mẹ tôi” (Mt 12:46-50).
Điều chắc chắn là Chúa Giêsu không chối bỏ gia đình của Người, gia đình mà Người từng sống và vun sới tới tận năm 30 tuổi. Điều Người muốn nói ở đây là trong Nước Trời, dây nối kết gia đình quan trọng nhất là dây nối kết thiêng liêng (thực hành thánh ý Thiên Chúa) chứ không phải dây nối kết thể lý. Điều này càng minh nhiên hơn với Tin Mừng Gioan, khi Thánh Sử viết rằng: “Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa. Họ được sinh ra, không phải do khí huyết, cũng chẳng do ước muốn của nhục thể, hoặc do ước muốn của người đàn ông, nhưng do bởi Thiên Chúa” (Ga 1:12-13).
Sự song hành rất rõ ở đây. Khi chúng ta sinh ra về phần xác, chúng ta sinh vào một gia đình thể lý, nhưng khi “tái sinh”, chúng ta sinh vào một gia đình thiêng liêng. Nói theo Thánh Phaolô, chúng ta được nhận vào gia đình Thiên Chúa (Rm 8:15). Khi chúng ta được nhận vào gia đình thiêng liêng của Thiên Chúa, tức Giáo Hội, Thiên Chúa trở thành Cha chúng ta và Chúa Giêsu là anh của chúng ta. Gia đình thiêng liêng này khôgn bị giới hạn bởi sắc tộc, phái tính và hay địa vị xã hội. Như Thánh Phaolô vốn nói, “Thật vậy, nhờ đức tin, tất cả anh em đều là con cái Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Quả thế, bất cứ ai trong anh em được thanh tẩy để thuộc về Đức Kitô, đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một trong Đức Kitô. Mà nếu anh em thuộc về Đức Kitô, thì anh em là dòng dõi ông Ápraham, những người thừa kế theo lời hứa” (Gl 3:26-29).
Gia đình thiêng liêng trên gồm các thành viên “từ mọi quốc gia, bộ lạc, sắc dân và ngôn ngữ” (Kh 7:9) và đặc điểm của gia đình này là yêu thương nhau: “Thầy ban cho chúng con một giới răn mới: các con hãy yêu thương nhau. Như Thầy đã yêu thương các con, các con cũng phải yêu thương nhau. Nhờ việc yêu thương này, mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy, nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13:34-35).
3. Thế nào là một gia đình Kitô hữu tốt?
Đơn vị gia đình căn bản trong Kinh Thánh bao gồm một người đàn ông, một người đàn bà (vợ ông ta) và con cái do họ sinh ra hay nhận nuôi. Và gia đình mở rộng có thể bao gồm thân nhân máu mủ hay do hôn nhân đem tới như ông bà, cháu gái, cháu trai, anh em họ, cô dì, chú bác. Một trong các nguyên tắc hàng đầu của đơn vị gia đình là nó xây dựng trên một cam kết suốt đời do Thiên Chúa sắp xếp. Người chồng và người vợ có trách nhiệm giữ cho đơn vị này lại với nhau, bất chấp thái độ hiện thời của nền văn hóa Tây Phương. Mặc dù ly dị là chuyện thông thường trong xã hội hiện nay, nhưng Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa ghét ly dị (Mlk 2:16).
Thánh Phaolô, trong thư gửi tín hữu Êphêsô đã cung cấp cho các thành phần trong gia đình Kitô hữu các chỉ dẫn sau đây:
Người chồng phải yêu thương người vợ như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội: “Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh” (Ep 5:25); còn người vợ thì nên tôn trọng chồng và sẵn lòng vâng theo sự lãnh đạo của chồng trong gia đình (Ep 5: 22-24). Tuy nhiên, việc cHồng Yêu vợ không tùy thuộc điều kiện vợ phải phục tùng mình. Ông phải yêu vợ bất cứ nàng có tùng phục hay không. Điều hợp lý là nàng sẽ tùng phục ông nếu ông yêu nàng như lời khuyên.
Vai trò lãnh đạo của người chồng bắt đầu bằng liên hệ thiêng liêng của ông với Thiên Chúa và từ đó tràn qua việc dạy dỗ vợ con các giá trị của Kinh Thánh, hướng dẫn gia đình vào chân lý của Sách Thánh. Các người cha được khuyên dạy phải dưỡng dục con cái bằng phương cách “huấn luyện và giáo huấn của Chúa” (Ep 6:4). Người cha cũng phải chu cấp cho gia đình. Vì “Ai không chăm sóc người thân, nhất là người sống trong cùng một nhà, thì đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn người không có đức tin” (1Tm 5:8).
Như thế, người nào không cố gắng chu cấp cho gia đình, người ấy không thể gọi mình là một Kitô hữu được. Dĩ nhiên, điều này không có nghĩa người vợ không nên giúp một tay vào việc cấp dưỡng gia đình. Sách Châm Ngôn chương 31 cho thấy rõ điều này. Tuy nhiên cấp dưỡng cho gia đình là trách nhiệm hàng đầu của người chồng.
Người đàn bà được ban cho người đàn ông làm trợ thủ (St 2:18-20) và sinh con cái. Người chồng và người vợ trong cuộc hôn nhân Kitô Giáo phải trung thành với nhau suốt đời. Thiên Chúa công bố sự bình đẳng về giá trị khi khẳng định rằng cả người đàn ông và người đàn bà đều đã được dựng nên theo hình ảnh của Người và do đó, có giá trị bằng nhau dưới mắt Người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa đàn ông và đàn bà có các vai trò y hệt nhau trong đời. Người đàn bà khôn khéo hơn trong việc nuôi nấng và săn sóc con cái, trong khi người đàn ông được trang bị nhiều hơn để chu cấp và bảo vệ gia đình. Như thế, họ bình đẳng về địa vị, nhưng mỗi người có vai trò khác nhau trong gia đình Kitô hữu.
Trong gia đình Kitô hữu, con cái có hai trách nhiệm hàng đầu: vâng lời cha mẹ và tôn kính các ngài (Ep 6:1-3). Vâng lời cha mẹ là bổn phận của con cái cho tới khi đến tuổi trưởng thành, nhưng tôn kính cha mẹ là trách nhiệm suốt đời của chúng. Thiên Chúa hứa ban nhiều phúc lành cho những ai tôn kính cha mẹ.
Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng: lý tưởng gia đình ra sa sút sau khi con người sa ngã. Từ đó, mà có những tệ nạn như đa hôn, ly dị, ngoại tình, đồng tính luyến ái, vô sinh (sterility) và lẫn lộn về vai trò giới tính. Dù các tiên tri liên tiếp mời gọi con người trở lại với lý tưởng nguyên thủy của hôn nhân và gia đình, nhưng phải đợi đến lúc Chúa Giêsu xuất hiện, việc phục hồi ấy mới dứt khoát được nhấn mạnh.
Kỳ sau: 4. Cuộc tranh cãi về "gia đình"