Phúc lộc khôn sánh thứ ba của đức tin là nó kết hợp linh hồn với Chúa Kitô như nàng dâu kết hợp với chàng rể. Qua mầu nhiệm này, như Thánh Tông Đồ dạy, Chúa Kitô và linh hồn trở nên một thân xác (Eph 5:31-32). Và nếu họ là một thân xác và giữa họ có một cuộc hôn nhân đích thực – đúng là một cuộc hôn nhân hoàn hảo nhất trong mọi cuộc hôn nhân, vì các cuộc hôn nhân của con người chỉ là các thí dụ nghèo nàn của cuộc hôn nhân duy nhất chân thật này, thì mọi sự họ có đều coi là của chung, cả điều tốt lẫn điều xấu. Thành thử linh hồn có đức tin có thể huênh hoang về và vinh danh trong bất cứ điều gì Chúa Giêsu có như thể là của riêng mình. Ta hãy so sánh những điều này, thì sẽ thấy các phúc lộc khôn lường. Chúa Kitô đầy ơn thánh, sự sống, và ơn cứu rỗi. Linh hồn thì đầy tội lỗi, chết chóc, và luận phạt. Bây giờ, hãy để đức tin đến giữa họ, thì tội lỗi, chết chóc, và luận phạt sẽ là của Chúa Kitô, trong khi ơn thánh, sự sống, và ơn cứu rỗi sẽ của linh hồn; vì nếu Chúa Kitô là chàng rể, hẳn Người phải mang lấy những gì của nàng dâu Người và ban cho nàng những gì là của Người. Nếu Người ban cho nàng thân thể Người và chính bản thân Người, thì làm sao Người lại không ban cho nàng mọi thứ Người có? Và nếu Người đã tiếp nhận thân thể của nàng dâu, thì làm sao Người lại không tiếp nhận mọi thứ nàng có?
Ở đây, chúng ta có một viễn kiến hài lòng nhất, không phải chỉ về hiệp thông mà còn về cuộc chiến đấu và chiến thắng cùng cứu rỗi và cứu chuộc đầy chúc lành nữa. Chúa Kitô là Thiên Chúa và là người phàm trong một ngôi vị. Người không phạm tội cũng không chết và không bị kết án, và Người không thể phạm tội, chết, hay bị kết án; sự chính trực, sự sống và ơn cứu rỗi của Người không ai thắng nổi, vĩnh cửu, toàn năng. Nhờ nhẫn cưới đức tin, Người chia sẻ tội lỗi, sự chết, và đau đớn hỏa ngục vốn của nàng dâu Người. Thực thế, Người biến chúng thành của riêng Người và hành động như thể chúng là của Người và như thể Người đã phạm tội; Người đã đau khổ, đã chết, và xuống hỏa ngục để Người có thể chiến thắng chúng. Giờ đây, vì có người làm mọi việc ấy nhưng sự chết và hoả ngục không nuốt trửng được họ, thì nhất thiết những điều này phải bị người này nuốt trửng trong một trận thư hùng mạnh mẽ; vì sự chính trực của Người lớn hơn tội lỗi của mọi người, sự sống Người mạnh hơn sự chết, ơn cứu rỗi của Người vô địch hơn hỏa ngục. Nhờ thế, linh hồn có đức tin, nhờ đoan hứa đức tin của mình, được tự do trong Chúa Kitô, chàng rể của mình, tự do thoát khỏi mọi tội lỗi, an toàn khỏi chết và hỏa ngục và được phú ban cho sự chính trực, sự sống và ơn cứu rỗi đời đời của Chúa Kitô, chàng rể của mình. Nhờ thế, Người tiếp nhận cho mình một nàng dâu vinh hiển “không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống” (xem Eph 5:26-27) nghĩa là, bằng đức tin vào Lời hằng sống, sự chính trực và ơn cứu rỗi. Qua cách này, Người kết hôn với Hội Thánh trong đức tin, tình yêu bền vững và trong thương xót, chính trực, và công lý, như Hs 2:19-20 vốn nói.
Như thế ai lượng giá được điều cuộc hôn nhân này mang ý nghĩa? Ai có thể hiểu được sự phong phú của vinh quang ơn thánh này? Ở đây, chàng rể giầu có và thần thiêng là Chúa Kitô cưới con điếm khốn khổ, ác xấu này, cứu chuộc nó khỏi mọi điều ác xấu của nó, và tô điểm nó bằng mọi điều tốt lành của Người. Nay, tội lỗi của nó không thể hủy diệt nó nữa, vì chúng đã được đặt lên Chúa Kitô và bị Người nuốt trửng rồi. Và nó có được sự chính trực kia nơi Chúa Kitô, chồng nó, một sự chính trực mà nó có thể huênh hoang là của riêng mình và nó vững tin khoe sự chính trực này song song với các tội lỗi của mình trước mặt sự chết và hỏa ngục mà nói rằng “Tao có phạm tội, thì Kitô của tao, Đấng mà tao tin, không phạm tội, và tất cả những gì của Chàng đều là của tao và tất cả những gì của tao đều là của Chàng” như nàng dâu trong Diễm Ca (2:16) từng nói: “Người yêu của tôi là của tôi và tôi là của Chàng”. Đó là điều Thánh Phaolô muốn nói khi ngài viết trong 1Cr 15:57: “Cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” nghĩa là, chiến thắng tội lỗi và sự chết, như ngài cũng đã viết ở đấy “Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật”.
Qua đó, bạn thấy một lần nữa rằng phần lớn đã được gán cho đức tin, nghĩa là, chỉ có nó mới có thể chu toàn lề luật và công chính hóa không cần việc làm. Bạn thấy rằng người ta chỉ chu toàn được Giới Răn thứ nhất, tức là, “Ngươi phải thờ phượng một mình Thiên Chúa” bằng đức tin mà thôi. Dù bạn không là gì khác ngoài các việc làm tốt từ gót chân lên đến đỉnh đầu, bạn vẫn không chính trực hay thờ phượng Thiên Chúa hoặc chu toàn giới răn thứ nhất, vì Thiên Chúa không thể được thờ phượng ngoại trừ bạn dành cho ngài vinh quang chân thật và mọi điều tốt lành Người đáng có. Điều này không thể thực hiện bằng việc làm tốt mà chỉ bằng đức tin tận cõi lòng. Không phải bằng làm các việc mà bằng tin, chúng ta mới vinh danh Thiên Chúa và nhìn nhận Người chân thật. Cho nên, chỉ một mình đức tin mới là sự chính trực của các Kitô hữu và mới chu toàn mọi giới răn, vì ai chu toàn Giới Răn Thứ Nhất sẽ không gặp khó khăn nào trong việc chu toàn các giới răn còn lại.
Nhưng các việc làm, vốn là những điều vô hồn, không thể vinh danh Thiên Chúa, mặc dù, nếu có sự hiện diện của đức tin, người ta có thể thực hiện chúng để vinh danh Thiên Chúa. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta không tìm hiểu việc làm nào và loại việc làm nào được thực hiện, mà ai thực hiện các việc này, ai vinh danh Thiên Chúa và thi hành các việc làm. Điều này được thực hiện bằng đức tin, một điều cư ngụ trong trái tim và là nguồn và bản thể của mọi sự chính trực của chúng ta. Cho nên, quả là một học lý mù quáng và nguy hiểm khi dạy rằng phải chu toàn các giới răn bằng việc làm. Các giới răn phải được chu toàn trước khi bất cứ việc làm nào được thực hiện, và các việc làm phải diễn tiến từ việc chu toàn các giới răn (Rm 13:10) như ta sẽ được nghe.
Để ta có thể khảo sát sâu xa hơn ơn thánh mà con người nội tâm của chúng ta có nơi Chúa Kitô, ta phải hiểu ra rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thánh hiến cho chính Người mọi trẻ nam đầu lòng. Sinh quyền này được đánh giá cao vì nó bao gồm vinh dự về hai phương diện: vinh dự tư tế và vinh dự làm vua. Người anh cả là linh mục và là chúa mọi người khác, và là một loại Chúa Kitô, người con đầu lòng đích thực và duy nhất của Thiên Chúa Cha và của Trinh Nữ Maria và là vua và linh mục đích thực, nhưng không theo lối xác thịt và thế gian vì vương quốc Người không thuộc thế gian này (Ga 18:36). Người thống trị trong mọi điều ở trên trời và thiêng liêng và thánh hiến chúng – những điều như chính trực, sự thật, sự khôn ngoan, bình an, cứu rỗi v.v... Điều này không có nghĩa mọi sự trên trái đất và trong hỏa ngục không lệ thuộc Người – nếu không, làm thế nào Người bảo vệ và cứu chúng ta khỏi những thứ này? – nhưng vương quốc Người không hệ nơi chúng cũng không thuộc về chúng. Chức linh mục của Người cũng không hệ ở sự huy hoàng bên ngoài của phẩm phục và bộ điệu giống như chức linh mục phàm nhân của Aaron và giáo hội ngày nay; nhưng hệ ở những điều thiêng liêng nhờ đó Người, bằng một buổi lễ vô hình, cầu bầu cho chúng ta ở trên trời trước nhan Thiên Chúa, trong đó, Người tự dâng mình làm của lễ, và làm mọi điều một linh mục nên làm, như Thánh Phaolô từng mô tả Người dưới dự hình (type) Menkixêđê trong Thư gửi tín hữu Do Thái (6:7). Người cũng không chỉ cầu nguyện và cầu bầu cho chúng ta nhưng Người còn dạy dỗ chúng ta trong nội tâm qua giáo huấn sống động của Thần Trí Người, do đó, thực hiện hai chức năng thực chất của một linh mục, trong đó, các lời cầu nguyện và việc giảng dậy của các linh mục phàm nhân là các dự hình hữu hình.
Nay, như Chúa Kitô, nhờ sinh quyền của mình mà nhận được hai đặc quyền thế nào, thì Người cũng ban bố chúng và chia sẻ chúng với mọi người tin Người theo đúng luật hôn nhân đã nói ở trên như thế, theo đó, người vợ sở hữu bất cứ điều gì thuộc về người chồng. Do đó, tất cả chúng ta, những người tin Chúa Kitô đều là linh mục và vương đế trong Chúa Kitô, như 1Pr 2:9 đã viết: “Anh chị em là dòng giống được tuyển chọn, là dân riêng của Thiên Chúa, là tư tế vương giả và là vương quốc tư tế, để anh chị em công bố các kỳ công của Đấng đã kêu gọi anh chị em ra khỏi bóng tối mà bước vào ánh sáng diệu kỳ của Người”.
Bản chất của chức linh mục và chức vương đế này là một điều như sau: Trước hết, liên quan đến chức vương đế, mọi Kitô hữu, nhờ đức tin, được tôn vinh trên hết mọi loài đến nỗi do sức mạnh thiêng liêng, không còn gì có thể gây hại cho họ. Thật vậy, mọi sự đều được tạo dựng lệ thuộc họ và buộc phải phục vụ họ trong việc được cứu rỗi. Do đó, Thánh Phaolô viết trong Rm 8:28: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” và trong 1 Cr 3:21-23: “Tất cả đều thuộc về anh em; dù là... sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Chúa Kitô”. Điều này không có nghĩa mọi Kitô hữu được đặt trên mọi loài để chiếm hữu và kiểm soát chúng bằng sức mạnh thể lý - một sự điên loạn mà một số người của giáo hội mắc phải – vì một sức mạnh như thế thuộc các vua chúa, ông hoàng và những người khác trên mặt đất. Kinh nghiệm thông thường của chúng ta ở trên đời cho chúng ta thấy chúng ta lệ thuộc đủ điều, chịu đựng đủ thứ, thậm chí phải chết. Thực vậy, một Kitô hữu càng là người thì họ càng chịu nhiều sự ác, đau khổ, và chết như chúng ta đã thấy nơi Chúa Kitô, Người chính là hoàng tử đầu lòng, và nơi các anh chị em của Người là các thánh. Sức mạnh chúng ta nói ở đây là sức mạnh thiêng liêng. Nó thống trị giữa các kẻ thù và mạnh mẽ giữa cảnh áp bức. Điều này không có nghĩa nào khác hơn là “sức mạnh trở nên hoàn hảo trong yếu đuối” (2Cr 12:9) và trong mọi sự, tôi được sinh ích hướng tới ơn cứu rỗi (Rm 8:28), đến nỗi, thập giá và cả sự chết cũng buộc phải phục vụ tôi và cùng làm việc với tôi cho ơn cứu rỗi của tôi. Đây là đặc ân tuyệt vời và khó có được, một sứ mạng thực sự toàn năng, một thống trị thiêng liêng trong đó, không điều gì tốt đến thế và không có điều gì xấu đến thế, nhưng nó sẽ cùng tôi làm việc vì điều tốt cho tôi, nếu tôi tin. Đúng, vì một mình đức tin đủ cho ơn cứu rỗi, nên tôi không cần bất cứ điều gì ngoài đức tin, một đức tin thi hành sức mạnh và sự thống trị do chính tự do của mình. Trông kìa, đây là sức mạnh và tự do khôn lường của các Kitô hữu.
Không những chúng ta là những ông vua tự do nhất, chúng ta còn là linh mục đời đời nữa, một điều trổi vượt xa việc được làm vua, vì trong tư cách linh mục, chúng ta xứng đáng xuất hiện trước nhan Thiên Chúa để cầu nguyện cho người khác và giảng dạy cho nhau các sự thuộc về Thiên Chúa. Đó là các chức năng của linh mục, và chúng không thể được ban cho bất cứ kẻ không tin nào. Như thế, Chúa Kitô làm chúng ta có thể, miễn là chúng ta tin Người, trở thành không những anh em của Người, đồng thừa kế với Người, và cùng làm vua với Người, mà còn cùng làm linh mục với Người nữa. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạn đến trước mặt Thiên Chúa trong đức tin (Dt 10: 19, 22) mà hô lên “Abba, Cha ơi!” mà cầu cho nhau, và làm mọi điều ta thấy thực hiện và tiên báo trong các việc làm bề ngoài và hữu hình của các linh mục.
Tuy nhiên, kẻ không tin thì không điều gì phục vụ họ cả. Ngược lại, không điều gì làm việc cho lợi ích của họ hết, nhưng họ phải làm đầy tớ cho mọi sự, và mọi sự trở thành xấu cho họ vì họ đã sử dụng chúng cách xấu xa cho lợi thế riêng của họ chứ không cho vinh quang của Thiên Chúa. Nên họ không phải là linh mục, nhưng là kẻ xấu xa mà lời cầu nguyện trở thành tội lỗi và không bao giờ đến trước nhan Thiên Chúa vì Thiên Chúa không lắng nghe kẻ tội lỗi (Ga 9:31). Như thế, ai có thể thấu hiểu phẩm giá cao quí của các Kitô hữu? Do năng quyền vương đế, họ thống trị mọi sự, sự chết, sự sống, và tội lỗi, và nhờ vinh quang tư tế, họ toàn năng cùng với Thiên Chúa vì họ thực hiện những điều Thiên Chúa yêu cầu và mong muốn, như có lời chép “Người sẽ làm trọn ý nguyện của những kẻ kính sợ Người; Người cũng sẽ nghe tiếng kêu của họ và cứu vớt họ” (xem Pl 4:13). Người ta đạt tới vinh quang này chắc chắn không bằng bất cứ việc làm nào của họ, nhưng bằng một mình đức tin mà thôi.
Do đó, bất cứ ai cũng có thể thấy rõ: Kitô hữu tự do đối với mọi sự và đứng trên mọi sự đến nỗi họ không cần bất cứ việc làm nào để làm cho mình thành chính trực và cứu được mình, vì một mình đức tin dư mang đến những điều này. Tuy nhiên, nếu họ trở nên dại dột đến cho rằng họ có thể nên chính trực, tự do, được cứu rỗi, và là một Kitô hữu nhờ một số việc làm tốt nào đó, thì lập tức họ đánh mất đức tin và mọi ơn ích của nó, một sự dại dột có thể được minh họa rất thích đáng trong ngụ ngôn con chó chạy dọc bờ suối với miếng thịt trong miệng và, vì bị lừa bởi hình ảnh miếng thịt phản chiếu trong nước, há miệng ra để đớp hình ảnh ấy nên đánh mất cả miếng thịt lẫn hình ảnh phản chiếu nó.
Kỳ sau: chức linh mục phổ quát và chức linh mục thừa tác
Ở đây, chúng ta có một viễn kiến hài lòng nhất, không phải chỉ về hiệp thông mà còn về cuộc chiến đấu và chiến thắng cùng cứu rỗi và cứu chuộc đầy chúc lành nữa. Chúa Kitô là Thiên Chúa và là người phàm trong một ngôi vị. Người không phạm tội cũng không chết và không bị kết án, và Người không thể phạm tội, chết, hay bị kết án; sự chính trực, sự sống và ơn cứu rỗi của Người không ai thắng nổi, vĩnh cửu, toàn năng. Nhờ nhẫn cưới đức tin, Người chia sẻ tội lỗi, sự chết, và đau đớn hỏa ngục vốn của nàng dâu Người. Thực thế, Người biến chúng thành của riêng Người và hành động như thể chúng là của Người và như thể Người đã phạm tội; Người đã đau khổ, đã chết, và xuống hỏa ngục để Người có thể chiến thắng chúng. Giờ đây, vì có người làm mọi việc ấy nhưng sự chết và hoả ngục không nuốt trửng được họ, thì nhất thiết những điều này phải bị người này nuốt trửng trong một trận thư hùng mạnh mẽ; vì sự chính trực của Người lớn hơn tội lỗi của mọi người, sự sống Người mạnh hơn sự chết, ơn cứu rỗi của Người vô địch hơn hỏa ngục. Nhờ thế, linh hồn có đức tin, nhờ đoan hứa đức tin của mình, được tự do trong Chúa Kitô, chàng rể của mình, tự do thoát khỏi mọi tội lỗi, an toàn khỏi chết và hỏa ngục và được phú ban cho sự chính trực, sự sống và ơn cứu rỗi đời đời của Chúa Kitô, chàng rể của mình. Nhờ thế, Người tiếp nhận cho mình một nàng dâu vinh hiển “không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và lời hằng sống” (xem Eph 5:26-27) nghĩa là, bằng đức tin vào Lời hằng sống, sự chính trực và ơn cứu rỗi. Qua cách này, Người kết hôn với Hội Thánh trong đức tin, tình yêu bền vững và trong thương xót, chính trực, và công lý, như Hs 2:19-20 vốn nói.
Như thế ai lượng giá được điều cuộc hôn nhân này mang ý nghĩa? Ai có thể hiểu được sự phong phú của vinh quang ơn thánh này? Ở đây, chàng rể giầu có và thần thiêng là Chúa Kitô cưới con điếm khốn khổ, ác xấu này, cứu chuộc nó khỏi mọi điều ác xấu của nó, và tô điểm nó bằng mọi điều tốt lành của Người. Nay, tội lỗi của nó không thể hủy diệt nó nữa, vì chúng đã được đặt lên Chúa Kitô và bị Người nuốt trửng rồi. Và nó có được sự chính trực kia nơi Chúa Kitô, chồng nó, một sự chính trực mà nó có thể huênh hoang là của riêng mình và nó vững tin khoe sự chính trực này song song với các tội lỗi của mình trước mặt sự chết và hỏa ngục mà nói rằng “Tao có phạm tội, thì Kitô của tao, Đấng mà tao tin, không phạm tội, và tất cả những gì của Chàng đều là của tao và tất cả những gì của tao đều là của Chàng” như nàng dâu trong Diễm Ca (2:16) từng nói: “Người yêu của tôi là của tôi và tôi là của Chàng”. Đó là điều Thánh Phaolô muốn nói khi ngài viết trong 1Cr 15:57: “Cảm tạ Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” nghĩa là, chiến thắng tội lỗi và sự chết, như ngài cũng đã viết ở đấy “Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật”.
Qua đó, bạn thấy một lần nữa rằng phần lớn đã được gán cho đức tin, nghĩa là, chỉ có nó mới có thể chu toàn lề luật và công chính hóa không cần việc làm. Bạn thấy rằng người ta chỉ chu toàn được Giới Răn thứ nhất, tức là, “Ngươi phải thờ phượng một mình Thiên Chúa” bằng đức tin mà thôi. Dù bạn không là gì khác ngoài các việc làm tốt từ gót chân lên đến đỉnh đầu, bạn vẫn không chính trực hay thờ phượng Thiên Chúa hoặc chu toàn giới răn thứ nhất, vì Thiên Chúa không thể được thờ phượng ngoại trừ bạn dành cho ngài vinh quang chân thật và mọi điều tốt lành Người đáng có. Điều này không thể thực hiện bằng việc làm tốt mà chỉ bằng đức tin tận cõi lòng. Không phải bằng làm các việc mà bằng tin, chúng ta mới vinh danh Thiên Chúa và nhìn nhận Người chân thật. Cho nên, chỉ một mình đức tin mới là sự chính trực của các Kitô hữu và mới chu toàn mọi giới răn, vì ai chu toàn Giới Răn Thứ Nhất sẽ không gặp khó khăn nào trong việc chu toàn các giới răn còn lại.
Nhưng các việc làm, vốn là những điều vô hồn, không thể vinh danh Thiên Chúa, mặc dù, nếu có sự hiện diện của đức tin, người ta có thể thực hiện chúng để vinh danh Thiên Chúa. Tuy nhiên, ở đây, chúng ta không tìm hiểu việc làm nào và loại việc làm nào được thực hiện, mà ai thực hiện các việc này, ai vinh danh Thiên Chúa và thi hành các việc làm. Điều này được thực hiện bằng đức tin, một điều cư ngụ trong trái tim và là nguồn và bản thể của mọi sự chính trực của chúng ta. Cho nên, quả là một học lý mù quáng và nguy hiểm khi dạy rằng phải chu toàn các giới răn bằng việc làm. Các giới răn phải được chu toàn trước khi bất cứ việc làm nào được thực hiện, và các việc làm phải diễn tiến từ việc chu toàn các giới răn (Rm 13:10) như ta sẽ được nghe.
Để ta có thể khảo sát sâu xa hơn ơn thánh mà con người nội tâm của chúng ta có nơi Chúa Kitô, ta phải hiểu ra rằng trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thánh hiến cho chính Người mọi trẻ nam đầu lòng. Sinh quyền này được đánh giá cao vì nó bao gồm vinh dự về hai phương diện: vinh dự tư tế và vinh dự làm vua. Người anh cả là linh mục và là chúa mọi người khác, và là một loại Chúa Kitô, người con đầu lòng đích thực và duy nhất của Thiên Chúa Cha và của Trinh Nữ Maria và là vua và linh mục đích thực, nhưng không theo lối xác thịt và thế gian vì vương quốc Người không thuộc thế gian này (Ga 18:36). Người thống trị trong mọi điều ở trên trời và thiêng liêng và thánh hiến chúng – những điều như chính trực, sự thật, sự khôn ngoan, bình an, cứu rỗi v.v... Điều này không có nghĩa mọi sự trên trái đất và trong hỏa ngục không lệ thuộc Người – nếu không, làm thế nào Người bảo vệ và cứu chúng ta khỏi những thứ này? – nhưng vương quốc Người không hệ nơi chúng cũng không thuộc về chúng. Chức linh mục của Người cũng không hệ ở sự huy hoàng bên ngoài của phẩm phục và bộ điệu giống như chức linh mục phàm nhân của Aaron và giáo hội ngày nay; nhưng hệ ở những điều thiêng liêng nhờ đó Người, bằng một buổi lễ vô hình, cầu bầu cho chúng ta ở trên trời trước nhan Thiên Chúa, trong đó, Người tự dâng mình làm của lễ, và làm mọi điều một linh mục nên làm, như Thánh Phaolô từng mô tả Người dưới dự hình (type) Menkixêđê trong Thư gửi tín hữu Do Thái (6:7). Người cũng không chỉ cầu nguyện và cầu bầu cho chúng ta nhưng Người còn dạy dỗ chúng ta trong nội tâm qua giáo huấn sống động của Thần Trí Người, do đó, thực hiện hai chức năng thực chất của một linh mục, trong đó, các lời cầu nguyện và việc giảng dậy của các linh mục phàm nhân là các dự hình hữu hình.
Nay, như Chúa Kitô, nhờ sinh quyền của mình mà nhận được hai đặc quyền thế nào, thì Người cũng ban bố chúng và chia sẻ chúng với mọi người tin Người theo đúng luật hôn nhân đã nói ở trên như thế, theo đó, người vợ sở hữu bất cứ điều gì thuộc về người chồng. Do đó, tất cả chúng ta, những người tin Chúa Kitô đều là linh mục và vương đế trong Chúa Kitô, như 1Pr 2:9 đã viết: “Anh chị em là dòng giống được tuyển chọn, là dân riêng của Thiên Chúa, là tư tế vương giả và là vương quốc tư tế, để anh chị em công bố các kỳ công của Đấng đã kêu gọi anh chị em ra khỏi bóng tối mà bước vào ánh sáng diệu kỳ của Người”.
Bản chất của chức linh mục và chức vương đế này là một điều như sau: Trước hết, liên quan đến chức vương đế, mọi Kitô hữu, nhờ đức tin, được tôn vinh trên hết mọi loài đến nỗi do sức mạnh thiêng liêng, không còn gì có thể gây hại cho họ. Thật vậy, mọi sự đều được tạo dựng lệ thuộc họ và buộc phải phục vụ họ trong việc được cứu rỗi. Do đó, Thánh Phaolô viết trong Rm 8:28: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” và trong 1 Cr 3:21-23: “Tất cả đều thuộc về anh em; dù là... sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Chúa Kitô”. Điều này không có nghĩa mọi Kitô hữu được đặt trên mọi loài để chiếm hữu và kiểm soát chúng bằng sức mạnh thể lý - một sự điên loạn mà một số người của giáo hội mắc phải – vì một sức mạnh như thế thuộc các vua chúa, ông hoàng và những người khác trên mặt đất. Kinh nghiệm thông thường của chúng ta ở trên đời cho chúng ta thấy chúng ta lệ thuộc đủ điều, chịu đựng đủ thứ, thậm chí phải chết. Thực vậy, một Kitô hữu càng là người thì họ càng chịu nhiều sự ác, đau khổ, và chết như chúng ta đã thấy nơi Chúa Kitô, Người chính là hoàng tử đầu lòng, và nơi các anh chị em của Người là các thánh. Sức mạnh chúng ta nói ở đây là sức mạnh thiêng liêng. Nó thống trị giữa các kẻ thù và mạnh mẽ giữa cảnh áp bức. Điều này không có nghĩa nào khác hơn là “sức mạnh trở nên hoàn hảo trong yếu đuối” (2Cr 12:9) và trong mọi sự, tôi được sinh ích hướng tới ơn cứu rỗi (Rm 8:28), đến nỗi, thập giá và cả sự chết cũng buộc phải phục vụ tôi và cùng làm việc với tôi cho ơn cứu rỗi của tôi. Đây là đặc ân tuyệt vời và khó có được, một sứ mạng thực sự toàn năng, một thống trị thiêng liêng trong đó, không điều gì tốt đến thế và không có điều gì xấu đến thế, nhưng nó sẽ cùng tôi làm việc vì điều tốt cho tôi, nếu tôi tin. Đúng, vì một mình đức tin đủ cho ơn cứu rỗi, nên tôi không cần bất cứ điều gì ngoài đức tin, một đức tin thi hành sức mạnh và sự thống trị do chính tự do của mình. Trông kìa, đây là sức mạnh và tự do khôn lường của các Kitô hữu.
Không những chúng ta là những ông vua tự do nhất, chúng ta còn là linh mục đời đời nữa, một điều trổi vượt xa việc được làm vua, vì trong tư cách linh mục, chúng ta xứng đáng xuất hiện trước nhan Thiên Chúa để cầu nguyện cho người khác và giảng dạy cho nhau các sự thuộc về Thiên Chúa. Đó là các chức năng của linh mục, và chúng không thể được ban cho bất cứ kẻ không tin nào. Như thế, Chúa Kitô làm chúng ta có thể, miễn là chúng ta tin Người, trở thành không những anh em của Người, đồng thừa kế với Người, và cùng làm vua với Người, mà còn cùng làm linh mục với Người nữa. Cho nên, chúng ta có thể mạnh dạn đến trước mặt Thiên Chúa trong đức tin (Dt 10: 19, 22) mà hô lên “Abba, Cha ơi!” mà cầu cho nhau, và làm mọi điều ta thấy thực hiện và tiên báo trong các việc làm bề ngoài và hữu hình của các linh mục.
Tuy nhiên, kẻ không tin thì không điều gì phục vụ họ cả. Ngược lại, không điều gì làm việc cho lợi ích của họ hết, nhưng họ phải làm đầy tớ cho mọi sự, và mọi sự trở thành xấu cho họ vì họ đã sử dụng chúng cách xấu xa cho lợi thế riêng của họ chứ không cho vinh quang của Thiên Chúa. Nên họ không phải là linh mục, nhưng là kẻ xấu xa mà lời cầu nguyện trở thành tội lỗi và không bao giờ đến trước nhan Thiên Chúa vì Thiên Chúa không lắng nghe kẻ tội lỗi (Ga 9:31). Như thế, ai có thể thấu hiểu phẩm giá cao quí của các Kitô hữu? Do năng quyền vương đế, họ thống trị mọi sự, sự chết, sự sống, và tội lỗi, và nhờ vinh quang tư tế, họ toàn năng cùng với Thiên Chúa vì họ thực hiện những điều Thiên Chúa yêu cầu và mong muốn, như có lời chép “Người sẽ làm trọn ý nguyện của những kẻ kính sợ Người; Người cũng sẽ nghe tiếng kêu của họ và cứu vớt họ” (xem Pl 4:13). Người ta đạt tới vinh quang này chắc chắn không bằng bất cứ việc làm nào của họ, nhưng bằng một mình đức tin mà thôi.
Do đó, bất cứ ai cũng có thể thấy rõ: Kitô hữu tự do đối với mọi sự và đứng trên mọi sự đến nỗi họ không cần bất cứ việc làm nào để làm cho mình thành chính trực và cứu được mình, vì một mình đức tin dư mang đến những điều này. Tuy nhiên, nếu họ trở nên dại dột đến cho rằng họ có thể nên chính trực, tự do, được cứu rỗi, và là một Kitô hữu nhờ một số việc làm tốt nào đó, thì lập tức họ đánh mất đức tin và mọi ơn ích của nó, một sự dại dột có thể được minh họa rất thích đáng trong ngụ ngôn con chó chạy dọc bờ suối với miếng thịt trong miệng và, vì bị lừa bởi hình ảnh miếng thịt phản chiếu trong nước, há miệng ra để đớp hình ảnh ấy nên đánh mất cả miếng thịt lẫn hình ảnh phản chiếu nó.
Kỳ sau: chức linh mục phổ quát và chức linh mục thừa tác