Giữa trưa ngày Hallowe’en năm 1517, Martin Luther cho dán tờ giấy lớn lên cửa nhà thờ ở lâu đài Wittenberg. Trên đó là “95 Luận Đề” hay “Cuộc Tranh Luận về Năng Quyền và Hiệu Lực của Ân Xá”. Phần lớn người Thệ Phản cho rằng ngày 31 tháng Mười năm 1517 ấy chính là ngày khai sinh của Phong Trào Cải Cách. Tuy nhiên, dù từ thời điểm đó trở đi, sự ly cách giữa Luther và Đức Giáo Hoàng là điều không thể tránh được nữa, nhưng sự ly cách này chỉ chính thức và không thể nào hoà giải được từ ngày 3 tháng Giêng năm 1521, khi Đức Giáo Hoàng công bố sắc lệnh tuyệt thông Luther.
Giữa khoảng 3 năm ấy, Luther cho xuất bản một số trước tác quan trọng của ông. Trong đó, có ba cuốn được coi như Các Khảo Luận Cải Cách: Thư Ngỏ Gửi Giới Qúi Tộc Của Quốc Gia Đức, Cảnh Tù Đầy Babylon của Giáo Hội, và Sự Tự Do Của Kitô Hữu. Cả 3 cuốn sách này đều được xuất bản trong năm 1520 sau khi Đức Giáo Hoàng ra chỉ dụ kết án các lý thuyết của Luther. Giọng điệu trong các trước tác đó, vì thế, phần lớn có tính đấu tranh và đả kích, dù cuốn Sự Tự Do Của Kitô Hữu có giọng hơi hoà giải một chút. Thí dụ, ông mào đầu khảo luận này bằng một lá thư ngỏ gửi Đức Lêô X. Nói chung, đây là lá thư thân ái, bảo đảm với Đức Giáo Hoàng rằng ông không có ý định tấn công ngài. Tuy nhiên, cũng chính lá thư này cho thấy rõ phạm vi thay đổi của ông: ông không còn là một đan sĩ Dòng Augustinô nữa. Ông nói với Đức Giáo Hoàng như người ngang hàng, cho ngài lời cố vấn và không hề mang dáng dấp của một hối nhân. Cả lá thư và khảo luận đều viết bằng tiếng La Tinh, và sau này, được ông dịch sang tiếng Đức để đề tặng thị trưởng Zwickau.
Một khảo luận nhỏ như Sự Tự Do Của Kitô Hữu không thể nói lên hết nền thần học của Luther, nhưng nó có hai điểm hết sức quan trọng đối với học thuyết Thệ Phản: Thứ nhất, tầm quan trọng trên hết của đức tin đối với ơn cứu rỗi của con người. Mọi sự đều tùy thuộc nơi đức tin. Có nó, con người không thể không được cứu rỗi; không có nó, con người không thể nào được cứu rỗi cả. Quan niệm cho rằng “việc làm tốt”, tức các hành động vốn có tính đạo hạnh, có thể giúp con người đạt được ơn cứu rỗi, chỉ là một ảo tưởng. Việc làm mà không có đức tin sẽ bị tội lỗi làm cho ra xấu xa và do đó vô dụng; còn khi con người đã có đức tin, thì việc làm không còn cần thiết nữa.
Điểm thứ hai là học thuyết cho rằng mọi Kitô hữu đều là linh mục: “Bởi thế, tất cả chúng ta, những người tin vào Chúa Kitô, đều là linh mục...” (tr.387). Mỗi một Kitô hữu đều có các chức năng của một linh mục: “Là linh mục, chúng ta xứng đáng xuất hiện trước mặt Thiên Chúa để cầu nguyện cho người khác và dạy dỗ nhau những điều về Chúa” (tr.388).
Cả hai học thuyết trên đều đã trở thành những viên đá tảng của nền thần học Thệ Phản từ đó.
Martin Luther sinh ngày 10 tháng Mười Một năm 1483, tại Eisleben, một thị trấn nhỏ của Đức cách tây bắc Leipzig chừng 50 dặm. Cha mẹ Luther thuộc giai cấp nông dân, và mặc dù sau đó, trở nên khấm khá đôi chút, cha ông vẫn phải vất vả lắm mới chu cấp đủ cho một gia đình mỗi ngày một đông thêm.
Luther được nuôi dạy trong một bầu khí nghiêm ngặt và đạo hạnh. Giống các trẻ em khác, cậu được dạy các niềm tin tôn giáo cũng như nhiều mê tín bình dân khác của thời đại. Lên 7, cậu bắt đầu chịu kỷ luật khắt khe của trường La Tinh sở tại. Qua tuổi 14, cậu được gửi tới Magdeburg học với các thày thuộc Huynh Đoàn Sống Chung, một hội dòng nổi tiếng về giáo dục và tinh thần cải cách. Để đủ tiền ăn học trong thời kỳ này, Luther buộc phải đi hát dạo ngoài đường.
Ba năm sau đó, Luther sống tại Eisenach. Tại đây, nhờ sự giúp đỡ của một người giầu có, cậu đã có thể chuyên tâm học lên cao. Mùa xuân năm 1501, cậu vào trường Đại Học Erfurt nổi tiếng và lấy cử nhân năm 1502 và cao học năm 1505 tại đó.
Nhờ 4 năm học tại Erfurt, Luther thông thạo triết lý kinh viện hiện hành. Ông theo triết lý duy danh (nominalist) của Nhà Kinh Viện người Anh William Occam (khoảng 1280-1349), được coi là “hiện đại” lúc ấy, chứ không theo trường phái duy thực (realist) xưa cũ hơn đại biểu cho quan điểm của Thánh Tôma Aquinô (1225-1274) và của Gioan Duns Scotus (1265-1308).
Sau khi lấy được cao học, Luther bắt đầu học Luật vào tháng Năm, 1505, một việc cha ông rất thích, vì lúc nào cũng muốn ông theo nghề luật sư. Ấy thế nhưng, chỉ hai tháng sau đó, Luther bỗng nhiên từ bỏ thế gian để gia nhập đan viện Augustinô tại Erfurt. Dù các người viết tiểu sử ông bất đồng về lý do của hành động này, chính Luther thì gán quyết định bất ngờ này cho nỗi sợ chết do một cơn sét đánh gây ra. Ông thề hứa sẽ trở thành một đan sĩ và cảm thấy bị trói buộc bởi lời thề hứa này dù không hề thích cuộc sống của một đan sĩ. Cha ông thì thất vọng ê chề.
Sau một năm nhà tập, Luther khấn các lời khấn vâng lời, nghèo khó và khiết tịnh, và được thụ phong linh mục năm 1507. Năm sau, ông chuyên cần dọn thi tiến sĩ thần học (đậu năm 1512) và giảng dạy. Năm 1508, ông được di chuyển về đan viện Wittenberg.
Luther tuân giữ luật dòng từng li từng tí và áp dụng những hình thức khổ tu rất nghiêm ngặt, nhưng không tìm được bình an cho tâm hồn. Ông bị ám ảnh bởi mối nghi ngại không được cứu rỗi và do đó phải kinh qua nhiều ngày giờ trầm cảm. Giải thoát chỉ đến với ông khi suy niệm đoạn Thư Rôma 1:16-17. Nhờ việc này, ông đúc kết được cho mình điều sau này sẽ trở thành nguyên tắc chính của Thệ Phản: công chính hóa chỉ nhờ một mình đức tin mà thôi. Theo quan điểm này, Thiên Chúa phán xét kẻ có tội không theo công lao của họ, mà theo sự công chính Người ban cho họ qua ơn thánh và được họ tiếp nhận bằng đức tin.
Luther phát biểu quan điểm trên trong nhiều buổi thuyết trình trong các năm từ 1512 tới 1517. Tuy nhiên, điều khiến ông chống lại Giáo Hội lại thuộc phạm vi thực hành. Ông lo ngại tập tục “bán” ân xá trong Giáo Hội. Người ta cho rằng nhờ trả một số tiền nào đó, họ có thể giảm nhẹ hay loại bỏ được hình phạt tạm thời của tội nhẹ; sau đó, hiệu quả của ân xá còn được nới rộng thêm vì cho rằng nó có thể giảm hay loại bỏ được cả hình phạt luyện ngục nữa. Những người bán ân xá, vì muốn quyên được những món tiền khổng lồ, nên không bao giờ nói rõ cho người ít học hiểu rằng ân xá chỉ áp dụng cho các hình phạt đền tội, đòi hỏi nơi tội nhân trên dương thế (hay trong luyện ngục, nếu việc đền tội này chưa làm trọn nơi dương thế). Trong vai trò mục tử và người giải tội, Luther thấy việc bán ân xá có quá nhiều lạm dụng lớn lao, nên đã lên tiếng chống lại nó trong 95 Luận Đề. Các chỉ trích của ông đặc biệt nhắm vào John Tetzel, một linh mục Dòng Đa Minh, người bị tố cáo bán ân xá để quyên tiền tái thiết Nhà Thờ Thánh Phêrô tại Rôma.
Sau khi 95 Luận Đề được công bố, các biến cố mau chóng lên cao điểm. John Tetzel và các nhà thần học khác trả lời các tố giác của Luther; và được Luther hồi âm. Chẳng bao lâu, chính Đức Giáo Hoàng, người vẫn cho rằng đây chỉ là trò tranh luận giữa các tu sĩ Augustinô và các tu sĩ Đa Minh, cũng nhập cuộc. Luther được yêu cầu rút lại các quan điểm của mình, nhưng ông bác bỏ lời yêu cầu và cho rằng chỉ chịu rút lại nếu được chứng minh bằng Thánh Kinh rằng chúng sai lạc. Bất chấp nhiều cố gắng hòa giải, nhưng bất thành, vào mùa xuân 1520, 41 sai lạc trong học thuyết của Luther bị Đức Giáo Hoàng kết án bằng chỉ dụ Exsurge Domine. Luther vẫn không thay đổi các quan điểm của mình; ngược lại, ông còn công khai đốt chỉ dụ của Đức Giáo Hoàng vào ngày 10 tháng Mười Hai, năm 1520. Hành vi khinh thường ấy đã khiến Luther bị vạ tuyệt thông vào tháng Giêng, 1521.
Dưới sự bảo đảm của hoàng đế, tháng Tư năm 1521, Luther xuất hiện tại Nghị Viện Worms. Ông nhìn nhận tư cách tác giả của các cuốn sách ông viết. Nhưng khi được yêu cầu rút lại các quan điểm phát biểu trong đó, ông đã tranh biện suốt 24 tiếng đồng hồ để rồi đưa ra lời tuyên bố sau: “Ngoại trừ được thuyết phục bằng chứng từ Thánh Kinh hay bằng lý lẽ hiển nhiên, vì tôi không tin tưởng ở cả giáo hoàng lẫn hội đồng, bởi điều chắc chắn là họ thường hay sai lầm và tự mâu thuẫn với chính mình, tôi sẽ nhờ Thánh Kinh do tôi diễn dịch mà đứng vững, và lương tâm tôi sẽ nhờ Lời Chúa mà được cầm giữ, nên tôi sẽ không thể cũng như sẽ nhất định không rút lại bất cứ điều gì, khi thấy rằng hành động ngược với lương tâm là điều không an toàn và không đúng. Xin Thiên Chúa giúp đỡ tôi. Amen”
Một ngày sau, Luther rời Worms; do xếp đặt từ trước, ông bị một nhóm kị sĩ chặn bắt tại một cánh rừng và bí mật đưa tới lâu đài Wartburg. Ông ở lại đây một năm, dưới sự che chở của Frederick, ông hoàng xứ Saxony. Trong thời gian này, ông dịch Tân Ước từ Hy Ngữ qua Đức Ngữ, với sự trợ giúp của người phụ tá là Philipp Melanchthon. Trong các năm sau đó, Luther còn phiên dịch Cựu Ước qua Đức Ngữ nữa. Năm 1525, Luther kết hôn với cựu nữ tu Catherine von Bora, người sinh cho ông 3 trai, 2 gái.
Phong trào Thệ Phản phát triển rất nhanh ngay lúc Luther còn sống. Tuy nhiên, trong cuộc Nổi Dậy Của Nông Dân, vì có quan điểm chính trị bảo thủ, Luther đã đứng về phía các ông hoàng và phe qúi tộc, chống lại nông dân. Việc này khiến nhiều nông dân thất vọng cay đắng đối với các nhà cải cách mà họ vốn tin tưởng xưa nay. Trục trặc lớn thứ hai xẩy ra cho Phe Cải Cách khi Luther và nhà cải cách người Thụy Sĩ là Huldreich Zwingli không làm sao đạt được thỏa thuận về học lý Tiệc Ly. Luther nhấn mạnh tới lối giải thích chiểu tự đối với lời Chúa Giêsu phán rằng “Đây là mình ta” trong khi Zwingli hiểu những lời này theo nghĩa bóng.
Luther trước tác rất nhiều. Bộ sưu tập Weimar gồm trọn các trước tác của ông, bắt đầu thực hiện từ năm 1883, gồm hơn 90 cuốn. Thêm vào đó, khi phiên dịch Thánh Kinh, ông còn soạn phần chú giải cho các sách này nữa. Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài tranh luận, nhiều thánh ca, rất nhiều thư từ. Ông qua đời ngày 18 tháng Hai, năm 1546, tại Eisleban, nơi ông ra đời.
Kỳ sau: Xác minh của Tòa Thánh về học lý công chính hóa
Giữa khoảng 3 năm ấy, Luther cho xuất bản một số trước tác quan trọng của ông. Trong đó, có ba cuốn được coi như Các Khảo Luận Cải Cách: Thư Ngỏ Gửi Giới Qúi Tộc Của Quốc Gia Đức, Cảnh Tù Đầy Babylon của Giáo Hội, và Sự Tự Do Của Kitô Hữu. Cả 3 cuốn sách này đều được xuất bản trong năm 1520 sau khi Đức Giáo Hoàng ra chỉ dụ kết án các lý thuyết của Luther. Giọng điệu trong các trước tác đó, vì thế, phần lớn có tính đấu tranh và đả kích, dù cuốn Sự Tự Do Của Kitô Hữu có giọng hơi hoà giải một chút. Thí dụ, ông mào đầu khảo luận này bằng một lá thư ngỏ gửi Đức Lêô X. Nói chung, đây là lá thư thân ái, bảo đảm với Đức Giáo Hoàng rằng ông không có ý định tấn công ngài. Tuy nhiên, cũng chính lá thư này cho thấy rõ phạm vi thay đổi của ông: ông không còn là một đan sĩ Dòng Augustinô nữa. Ông nói với Đức Giáo Hoàng như người ngang hàng, cho ngài lời cố vấn và không hề mang dáng dấp của một hối nhân. Cả lá thư và khảo luận đều viết bằng tiếng La Tinh, và sau này, được ông dịch sang tiếng Đức để đề tặng thị trưởng Zwickau.
Một khảo luận nhỏ như Sự Tự Do Của Kitô Hữu không thể nói lên hết nền thần học của Luther, nhưng nó có hai điểm hết sức quan trọng đối với học thuyết Thệ Phản: Thứ nhất, tầm quan trọng trên hết của đức tin đối với ơn cứu rỗi của con người. Mọi sự đều tùy thuộc nơi đức tin. Có nó, con người không thể không được cứu rỗi; không có nó, con người không thể nào được cứu rỗi cả. Quan niệm cho rằng “việc làm tốt”, tức các hành động vốn có tính đạo hạnh, có thể giúp con người đạt được ơn cứu rỗi, chỉ là một ảo tưởng. Việc làm mà không có đức tin sẽ bị tội lỗi làm cho ra xấu xa và do đó vô dụng; còn khi con người đã có đức tin, thì việc làm không còn cần thiết nữa.
Điểm thứ hai là học thuyết cho rằng mọi Kitô hữu đều là linh mục: “Bởi thế, tất cả chúng ta, những người tin vào Chúa Kitô, đều là linh mục...” (tr.387). Mỗi một Kitô hữu đều có các chức năng của một linh mục: “Là linh mục, chúng ta xứng đáng xuất hiện trước mặt Thiên Chúa để cầu nguyện cho người khác và dạy dỗ nhau những điều về Chúa” (tr.388).
Cả hai học thuyết trên đều đã trở thành những viên đá tảng của nền thần học Thệ Phản từ đó.
Martin Luther sinh ngày 10 tháng Mười Một năm 1483, tại Eisleben, một thị trấn nhỏ của Đức cách tây bắc Leipzig chừng 50 dặm. Cha mẹ Luther thuộc giai cấp nông dân, và mặc dù sau đó, trở nên khấm khá đôi chút, cha ông vẫn phải vất vả lắm mới chu cấp đủ cho một gia đình mỗi ngày một đông thêm.
Luther được nuôi dạy trong một bầu khí nghiêm ngặt và đạo hạnh. Giống các trẻ em khác, cậu được dạy các niềm tin tôn giáo cũng như nhiều mê tín bình dân khác của thời đại. Lên 7, cậu bắt đầu chịu kỷ luật khắt khe của trường La Tinh sở tại. Qua tuổi 14, cậu được gửi tới Magdeburg học với các thày thuộc Huynh Đoàn Sống Chung, một hội dòng nổi tiếng về giáo dục và tinh thần cải cách. Để đủ tiền ăn học trong thời kỳ này, Luther buộc phải đi hát dạo ngoài đường.
Ba năm sau đó, Luther sống tại Eisenach. Tại đây, nhờ sự giúp đỡ của một người giầu có, cậu đã có thể chuyên tâm học lên cao. Mùa xuân năm 1501, cậu vào trường Đại Học Erfurt nổi tiếng và lấy cử nhân năm 1502 và cao học năm 1505 tại đó.
Nhờ 4 năm học tại Erfurt, Luther thông thạo triết lý kinh viện hiện hành. Ông theo triết lý duy danh (nominalist) của Nhà Kinh Viện người Anh William Occam (khoảng 1280-1349), được coi là “hiện đại” lúc ấy, chứ không theo trường phái duy thực (realist) xưa cũ hơn đại biểu cho quan điểm của Thánh Tôma Aquinô (1225-1274) và của Gioan Duns Scotus (1265-1308).
Sau khi lấy được cao học, Luther bắt đầu học Luật vào tháng Năm, 1505, một việc cha ông rất thích, vì lúc nào cũng muốn ông theo nghề luật sư. Ấy thế nhưng, chỉ hai tháng sau đó, Luther bỗng nhiên từ bỏ thế gian để gia nhập đan viện Augustinô tại Erfurt. Dù các người viết tiểu sử ông bất đồng về lý do của hành động này, chính Luther thì gán quyết định bất ngờ này cho nỗi sợ chết do một cơn sét đánh gây ra. Ông thề hứa sẽ trở thành một đan sĩ và cảm thấy bị trói buộc bởi lời thề hứa này dù không hề thích cuộc sống của một đan sĩ. Cha ông thì thất vọng ê chề.
Sau một năm nhà tập, Luther khấn các lời khấn vâng lời, nghèo khó và khiết tịnh, và được thụ phong linh mục năm 1507. Năm sau, ông chuyên cần dọn thi tiến sĩ thần học (đậu năm 1512) và giảng dạy. Năm 1508, ông được di chuyển về đan viện Wittenberg.
Luther tuân giữ luật dòng từng li từng tí và áp dụng những hình thức khổ tu rất nghiêm ngặt, nhưng không tìm được bình an cho tâm hồn. Ông bị ám ảnh bởi mối nghi ngại không được cứu rỗi và do đó phải kinh qua nhiều ngày giờ trầm cảm. Giải thoát chỉ đến với ông khi suy niệm đoạn Thư Rôma 1:16-17. Nhờ việc này, ông đúc kết được cho mình điều sau này sẽ trở thành nguyên tắc chính của Thệ Phản: công chính hóa chỉ nhờ một mình đức tin mà thôi. Theo quan điểm này, Thiên Chúa phán xét kẻ có tội không theo công lao của họ, mà theo sự công chính Người ban cho họ qua ơn thánh và được họ tiếp nhận bằng đức tin.
Luther phát biểu quan điểm trên trong nhiều buổi thuyết trình trong các năm từ 1512 tới 1517. Tuy nhiên, điều khiến ông chống lại Giáo Hội lại thuộc phạm vi thực hành. Ông lo ngại tập tục “bán” ân xá trong Giáo Hội. Người ta cho rằng nhờ trả một số tiền nào đó, họ có thể giảm nhẹ hay loại bỏ được hình phạt tạm thời của tội nhẹ; sau đó, hiệu quả của ân xá còn được nới rộng thêm vì cho rằng nó có thể giảm hay loại bỏ được cả hình phạt luyện ngục nữa. Những người bán ân xá, vì muốn quyên được những món tiền khổng lồ, nên không bao giờ nói rõ cho người ít học hiểu rằng ân xá chỉ áp dụng cho các hình phạt đền tội, đòi hỏi nơi tội nhân trên dương thế (hay trong luyện ngục, nếu việc đền tội này chưa làm trọn nơi dương thế). Trong vai trò mục tử và người giải tội, Luther thấy việc bán ân xá có quá nhiều lạm dụng lớn lao, nên đã lên tiếng chống lại nó trong 95 Luận Đề. Các chỉ trích của ông đặc biệt nhắm vào John Tetzel, một linh mục Dòng Đa Minh, người bị tố cáo bán ân xá để quyên tiền tái thiết Nhà Thờ Thánh Phêrô tại Rôma.
Sau khi 95 Luận Đề được công bố, các biến cố mau chóng lên cao điểm. John Tetzel và các nhà thần học khác trả lời các tố giác của Luther; và được Luther hồi âm. Chẳng bao lâu, chính Đức Giáo Hoàng, người vẫn cho rằng đây chỉ là trò tranh luận giữa các tu sĩ Augustinô và các tu sĩ Đa Minh, cũng nhập cuộc. Luther được yêu cầu rút lại các quan điểm của mình, nhưng ông bác bỏ lời yêu cầu và cho rằng chỉ chịu rút lại nếu được chứng minh bằng Thánh Kinh rằng chúng sai lạc. Bất chấp nhiều cố gắng hòa giải, nhưng bất thành, vào mùa xuân 1520, 41 sai lạc trong học thuyết của Luther bị Đức Giáo Hoàng kết án bằng chỉ dụ Exsurge Domine. Luther vẫn không thay đổi các quan điểm của mình; ngược lại, ông còn công khai đốt chỉ dụ của Đức Giáo Hoàng vào ngày 10 tháng Mười Hai, năm 1520. Hành vi khinh thường ấy đã khiến Luther bị vạ tuyệt thông vào tháng Giêng, 1521.
Dưới sự bảo đảm của hoàng đế, tháng Tư năm 1521, Luther xuất hiện tại Nghị Viện Worms. Ông nhìn nhận tư cách tác giả của các cuốn sách ông viết. Nhưng khi được yêu cầu rút lại các quan điểm phát biểu trong đó, ông đã tranh biện suốt 24 tiếng đồng hồ để rồi đưa ra lời tuyên bố sau: “Ngoại trừ được thuyết phục bằng chứng từ Thánh Kinh hay bằng lý lẽ hiển nhiên, vì tôi không tin tưởng ở cả giáo hoàng lẫn hội đồng, bởi điều chắc chắn là họ thường hay sai lầm và tự mâu thuẫn với chính mình, tôi sẽ nhờ Thánh Kinh do tôi diễn dịch mà đứng vững, và lương tâm tôi sẽ nhờ Lời Chúa mà được cầm giữ, nên tôi sẽ không thể cũng như sẽ nhất định không rút lại bất cứ điều gì, khi thấy rằng hành động ngược với lương tâm là điều không an toàn và không đúng. Xin Thiên Chúa giúp đỡ tôi. Amen”
Một ngày sau, Luther rời Worms; do xếp đặt từ trước, ông bị một nhóm kị sĩ chặn bắt tại một cánh rừng và bí mật đưa tới lâu đài Wartburg. Ông ở lại đây một năm, dưới sự che chở của Frederick, ông hoàng xứ Saxony. Trong thời gian này, ông dịch Tân Ước từ Hy Ngữ qua Đức Ngữ, với sự trợ giúp của người phụ tá là Philipp Melanchthon. Trong các năm sau đó, Luther còn phiên dịch Cựu Ước qua Đức Ngữ nữa. Năm 1525, Luther kết hôn với cựu nữ tu Catherine von Bora, người sinh cho ông 3 trai, 2 gái.
Phong trào Thệ Phản phát triển rất nhanh ngay lúc Luther còn sống. Tuy nhiên, trong cuộc Nổi Dậy Của Nông Dân, vì có quan điểm chính trị bảo thủ, Luther đã đứng về phía các ông hoàng và phe qúi tộc, chống lại nông dân. Việc này khiến nhiều nông dân thất vọng cay đắng đối với các nhà cải cách mà họ vốn tin tưởng xưa nay. Trục trặc lớn thứ hai xẩy ra cho Phe Cải Cách khi Luther và nhà cải cách người Thụy Sĩ là Huldreich Zwingli không làm sao đạt được thỏa thuận về học lý Tiệc Ly. Luther nhấn mạnh tới lối giải thích chiểu tự đối với lời Chúa Giêsu phán rằng “Đây là mình ta” trong khi Zwingli hiểu những lời này theo nghĩa bóng.
Luther trước tác rất nhiều. Bộ sưu tập Weimar gồm trọn các trước tác của ông, bắt đầu thực hiện từ năm 1883, gồm hơn 90 cuốn. Thêm vào đó, khi phiên dịch Thánh Kinh, ông còn soạn phần chú giải cho các sách này nữa. Ngoài ra, ông còn viết nhiều bài tranh luận, nhiều thánh ca, rất nhiều thư từ. Ông qua đời ngày 18 tháng Hai, năm 1546, tại Eisleban, nơi ông ra đời.
Kỳ sau: Xác minh của Tòa Thánh về học lý công chính hóa