1. Linh mục Việt Nam chết vì coronavirus không ai hay biết

Hôm 21 tháng Năm, các linh mục Việt Nam tại Houston Texas đã cử hành thánh lễ an táng cho cha Phêrô Nguyễn Văn Thơm, gốc giáo phận Vĩnh Long. Ngài qua đời chính xác vào thời điểm nào đến nay vẫn chưa ai biết chính xác.

Cha Phêrô Nguyễn Văn Thơm năm nay 69 tuổi. Ngài là chủng sinh qua Mỹ trễ. Sau đó, ngài sang Đài Loan học đại chủng viện và chịu chức tại đây. Sau một thời gian phục vụ tại Đài Loan, ngài trở về Mỹ. Vì không có cơ hội làm mục vụ ở Hoa Kỳ, lâu nay Cha phải làm các công việc lao động chân tay để sinh sống. Tuần trước, Cha qua đời trong phòng thuê mà không ai biết.

Trong thông báo về cái chết của ngài, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kêu gọi các linh mục và anh chị em giáo dân cầu nguyện cho linh hồn thầy cả Phêrô.

2. Tổng thống Donald Trump kêu gọi thống đốc các tiểu bang: Hãy để các nơi thờ phượng mở cửa vào cuối tuần này

Hôm thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng kêu gọi các tiểu bang trên toàn cõi Hoa Kỳ hãy cho phép các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại ngay vào cuối tuần này, và cảnh báo ông sẽ phủ quyết lệnh của các thống đốc không làm như vậy.

Diễn biến này đã xảy ra sau khi các Giám Mục tại California khiếu nại lên Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ về thái độ kỳ thị tôn giáo của thống đốc Gavin Newsom.

Đáp lại các khiếu nại của các Giám Mục, trong tuyên bố gởi thống đốc Gavin Newsom, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ khẳng định:

“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”

Bộ Tư Pháp khẳng định việc thống đốc Gavin Newsom cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội nhưng không cho các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại là một tiêu chuẩn kép.

Trong một diễn biến khác, các Giám Mục tại Minnesota cho biết các ngài đã thất bại trong việc thuyết phục thống đốc Tim Walz cho các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại. Các cửa hàng và các doanh nghiệp khác đã được mở lại miễn là không đạt tới hơn 50 phần trăm khả năng sức chứa của cơ sở. Trong khi đó, các nhà thờ bất kể to lớn đến đâu cũng chỉ được 11 người. Các vị cảm thấy bị đối xử bất công nên quyết định rằng bất chấp lệnh của thống đốc Tim Walz, các nhà thờ sẽ được mở lại vào cuối tuần này.

Xuất hiện trong phòng họp của Tòa Bạch Ốc, tổng thống Trump nói rằng ông khẳng định rằng những nơi thờ phượng như nhà thờ, hội đường và các đền thờ Hồi giáo đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu và do đó phải được mở càng sớm càng tốt.

Các nơi thờ phượng đã bị đóng cửa như một phần của lệnh cách ly mà hầu hết các tiểu bang đã đưa ra để cố gắng kiểm soát sự lây lan của coronavirus. Với tỷ lệ nhiễm trùng đang giảm sút ở nhiều khu vực, áp lực yêu cầu mở cửa trở lại các nơi thờ phượng đã diễn ra ở nhiều tiểu bang.

Tổng thống Trump đã đưa ra một cảnh báo cho các thống đốc từ chối yêu cầu của ông nhưng không nói dựa trên thẩm quyền nào ông sẽ hành động để buộc mở lại các cơ sở tôn giáo.

“Nếu họ không làm điều đó, tôi sẽ phủ quyết các thống đốc. Ở Mỹ, chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn chứ không phải là ít hơn, ” ông nói.

Hiệp hội các Thống đốc Quốc gia từ chối bình luận. Tổng thống Trump đã nhiều lần tranh cãi trong suốt thời gian đại dịch về việc liệu ông hay các thống đốc có nhiều quyền lực hơn để thực hiện các biện pháp liên quan đến sự lây lan COVID-19.

Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Nhà Trắng, khuyến khích các tín hữu có nguy cơ nhiễm virus không nên đi hoặc chờ đợi lâu hơn rồi hãy tham dự các cử hành tôn giáo.

Hướng dẫn mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến khích các tín hữu chỉ cúi đầu hoặc vẫy tay thay vì bắt tay, ôm hoặc hôn má.


Source:Reuters

3. Siêu bão Amphan tàn phá ở Ấn Độ, Bangladesh

Vatican News cho biết cơn bão dữ dội nhất thế kỷ này trong Vịnh Bengal đã đổ bộ vào bờ biển phía đông Ấn Độ và Bangladesh vào tối thứ Tư.

Lốc xoáy mạnh mẽ, với những cơn mưa xối xả, xé toạc các khu vực ven biển đông dân ở Ấn Độ và Bangladesh. Cơn bão đã thổi bay các mái nhà và thổi tung những con sóng nuốt chửng bờ kè và cầu, khiến toàn bộ nhiều ngôi làng không được tiếp cận với nước ngọt, điện và thông tin liên lạc.

Tương đương với một cơn bão loại 3, lốc Amphan với sức gió mạnh lên đến 170 km mỗi giờ có lúc tăng tốc tới 190 km một giờ đã tràn vào bờ buổi tối ngày 20 tháng Năm.

Hơn 2 triệu người đã được di tản khỏi nhà của họ ở các vùng trũng của Bangladesh. Trong khi đó hơn nửa triệu người ở hai bang miền Tây Ấn Độ là West Bengal và Odisha đã được chuyển từ các khu vực trũng thấp dễ bị tổn thương sang các nơi trú ẩn an toàn hơn.

Cơn bão đã tràn vào các khu vực rộng lớn với những tiếng gầm rú ghê rợn nhưng đã suy yếu kể từ khi đổ bộ. Nó đã giảm xuống thành một cơn bão lốc xoáy và giảm dần sau đó.

Ít nhất 82 người đã được báo cáo thiệt mạng khi các toán cấp cứu tìm kiếm những người sống sót vào hôm thứ Năm. Ở cả hai quốc gia, hầu hết các trường hợp tử vong là do bị các bức tường hay các thân cây sụp đổ đè chết, hay chết đuối. Một bức tranh rõ ràng hơn về thương vong và thiệt hại về nhân mạng và tài sản chỉ có thể được thực hiện khi liên lạc được khôi phục.

Các quan chức cảnh báo rằng công tác cứu trợ và sửa chữa sẽ trở nên khó khăn hơn bởi đại dịch coronavirus, hiện đã làm tê liệt hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Lốc xoáy đến vào thời điểm hai nước đang chiến đấu để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus. Một số người di tản ban đầu miễn cưỡng rời khỏi nhà vì sợ bị nhiễm trùng trong các nhà tránh bão.

Theo Bộ trưởng Mamata Banerjee ở Tây Bengal, tác động của lốc xoáy Amphan là “tồi tệ hơn coronavirus”.

Các vùng đông dân cư ở phía nam West Bengal chịu thiệt hại nặng vì nước dâng cao do bão đẩy nước biển tràn ngập các thành phố trong đó có thành phố Kolkata, trước đây gọi là Calcutta.

Một phần lớn của đô thị đông đúc, với dân số 14.1 triệu người, và vùng ngoại ô của nó bị ngập lụt. Nhiều con đường và tài sản bị vùi lấp bởi những thân cây và xà bần.

Tại Bangladesh, ít nhất một triệu người đang không có điện. Hàng trăm ngôi làng đã bị nhấn chìm bởi một đợt thủy triều trên khắp khu vực ven biển rộng lớn. Khoảng một chục bờ kè chống lũ đã bị phá vỡ.


Source:Vatican News

4. Tai nạn máy bay kinh hoàng tại Pakistan

Một chiếc máy bay Airbus của hãng hàng không quốc tế Pakistan với 99 người trên máy bay đã đâm vào các tòa nhà dân cư ở thành phố Karachi của Pakistan vào chiều thứ Sáu khi gần đáp xuống sân bay.

Ít nhất hai hành khách sống sót nhưng người ta âu lo những người khác đã chết.

Khói bốc lên khi chiếc Airbus trong chuyến bay PK 8303 rơi xuống vào khoảng 2:45 chiều giờ địa phương. Các phần thân máy bay xoắn lại nằm trong đống đổ nát của các tòa nhà nhiều tầng khi xe cứu thương chạy qua đám đông hỗn loạn.

Chính quyền tỉnh Sindh cho biết ít nhất có hai hành khách sống sót - bao gồm Zafar Masood, chủ tịch của Ngân hàng Punjab. Ngân hàng cho biết ông đã bị một số vết thương nhưng đã tỉnh táo.

Seemin Jamali, giám đốc điều hành tại Bệnh viện Jinnah gần đó, cho biết 17 xác chết và sáu người bị thương đã được đưa vào bệnh viện. Chưa có ước tính về thương vong trên mặt đất.

“Chiếc máy bay đầu tiên lao vào một tháp cao được dựng lên để cung cấp các dịch vụ điện thoại di động và sau đó rơi trên các ngôi nhà”, một cư dân địa phương cho biết. Một người khác cho biết khi chiếc máy bay đâm vào tháp điện thoại di động, nó vỡ ra làm hai phần tách biệt trước khi rớt xuống các ngôi nà bên dưới.

Chiếc máy bay Airbus A320 đang bay từ thành phố Lahore phía đông Pakistan đến thành phố Karachi ở phía nam khi Pakistan đang nối lại các chuyến bay nội địa sau đại dịch coronavirus.

Vụ tai nạn xảy ra vào đêm trước lễ hội Eid của người Hồi giáo, khi người Pakistan có truyền thống đi thăm người thân.

Chiếc máy bay đang cố gắng hạ cánh lần thứ hai sau khi thất bại trong một cố gắng đáp xuống trước đó.

Phi công nói với đài kiểm soát không lưu rằng hai động cơ trên máy bay đã ngừng hoạt động, theo một đoạn ghi âm được đăng trên trang liveatc.net, một trang web giám sát hàng không.

Thủ tướng Imran Khan cho biết ông rất buồn trước tai nạn kinh hoàng này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng gửi lời chia buồn.

Thảm họa máy bay tồi tệ nhất tại Pakistan là vào năm 2010, khi một chuyến bay của AirBlue bị rơi gần Islamabad, khiến 152 người thiệt mạng.


Source:Reuters

5. Đầu bếp ở New York biến nhà hàng sang trọng được gắn sao Michelin thành bếp ăn bác ái trong cuộc khủng hoảng COVID-19

Đầu bếp Daniel Humm tại Công viên Eleven Madison là người thường xuyên tiếp đãi các khách hạng sang trả tiền cho các bữa ăn ngon bằng thẻ tín dụng đen độc quyền. Tuy nhiên, anh cho biết phần thưởng đẹp nhất của anh trong cuộc khủng hoảng COVID-19 là nụ cười biết ơn của những người dân New York nghèo được nhà hàng gắn tới ba sao ngôi sao Michelin cung cấp thực phẩm sau khi nhà hàng này biến thành một bếp ăn bác ái trong thời đại dịch.

Nhà hàng Manhattan của anh được vinh danh là nhà hàng dẫn đầu vào năm 2017 trong số 50 nhà hàng tốt nhất thế giới bởi Học viện Nhà hàng Hoa Kỳ. Trong những ngày này, các đầu bếp tại đây đang chuẩn bị 3, 000 bữa ăn mỗi ngày cho những người làm việc ở tuyến đầu và những người kém may mắn của thành phố New York. Hầu hết các phần ăn được phân phối tại nhà thờ Công Giáo St Joseph of the Holy Family trong khu phố Harlem.

Đứng bên trong nhà hàng tối om bị đóng cửa vào giữa tháng Ba vì đại dịch coronavirus, anh nói với phóng viên Reuters:

“Có một ngày, một người nói với tôi: “Lạy Chúa tôi, đây là bữa ăn ngon nhất mà tôi từng được ăn trong đời’, ” Humm nói anh vui lắm khi nghe câu nói đó.

“Khi cuộc khủng hoảng này bắt đầu xảy ra và chúng tôi phải tắt đèn, chúng tôi bị sốc như tất cả mọi người. Nhưng sau đó rất nhanh, chúng tôi cảm thấy chúng tôi nên giúp đỡ những người khác kém may mắn hơn bằng mọi cách có thể.”

Khi các khăn trải bàn bị lột sạch và các khách hàng hạng sang không còn nữa, nhà hàng trông cô đơn và lặng lẽ. Tuy nhiên, các hoạt động lại rất sôi nổi trong nhà bếp, nơi các bữa ăn được chuẩn bị để phân phối tại nhà thờ.”

Bằng cách tiếp tục hoạt động như thế này, các đầu bếp vẫn được anh trả lương và họ rất vui.

Humm cho biết anh sẽ tiếp tục nấu ăn không chỉ cho 1% những người quá may mắn trong xã hội mà còn cho những người phải đối mặt với tình trạng cực kỳ nghèo khổ.


Source:Reuters

6. Hoa Kỳ yêu cầu bắt đầu tái xét WHO ngay lập tức

Hoa Kỳ đang yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới bắt đầu làm việc ngay lập tức để điều tra cả nguồn gốc của coronavirus mới và cách họ đối phó với đại dịch.

Đầu tuần này, trong một bức thư tweet cho tổng giám đốc của WHO, Tổng thống Trump đã đe dọa ngừng tài trợ vĩnh viễn cho cơ quan Liên Hợp Quốc này nếu họ không cam kết cải cách trong vòng 30 ngày. Thậm chí, Hoa Kỳ có thể rút lui khỏi WHO.

Ông Trump cáo buộc cơ quan này là ‘xoay quanh Trung Quốc’.

Hôm thứ Sáu, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bảo vệ hành động của tổ chức này.

“Kể từ khi bắt đầu đại dịch, WHO đã làm việc cả ngày lẫn đêm để phối hợp phản ứng toàn cầu ở tất cả ba cấp độ của tổ chức.”

Hơn 5.1 triệu trường hợp COVID-19 đã được báo cáo trên toàn thế giới - với hơn 300, 000 trường hợp tử vong.

Virus này đã xuất hiện ở thành phố Vũ Hán trung tâm của Trung Quốc vào cuối năm ngoái.

Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng rằng Trung Quốc cũng đã áp lực Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom để loại trừ Đài Loan khỏi hội nghị tuần này tại Geneva.

“Tôi hiểu rằng Tiến sĩ Tedros có một quan hệ gần gũi rất khác thường với Bắc Kinh, đã được nhen nhóm từ lâu trước khi đại dịch hiện nay bắt đầu, và đó thực sự gây quan ngại sâu sắc cho chúng tôi.”


Source:Reuters