1. Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc quá tàn ác khi thủ tiêu các mẫu virus và vẫn luôn tàn bạo như thế

Tính đến ngày thứ Sáu 22 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 334, 057 người, trong số 5, 188, 656 trường hợp nhiễm coronavirus. Tình hình đang trở nên nghiêm trọng tại Ấn Độ với mức gia tăng hơn 6, 000 trường hợp nhiễm bệnh trong 24 giờ. Nếu tình hình không được cải thiện, chỉ trong một tuần nữa, con số trường hợp nhiễm bệnh tại Ấn sẽ chỉ thua Hoa Kỳ, Nga và Brazil.

Trong một diễn biến cho thấy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lặp lại cáo buộc Trung Quốc quá tàn ác khi thủ tiêu các mẫu virus nhằm chặn đứng cơ may của thế giới tìm ra các phương thế ngăn ngừa và chữa chạy virus.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư đã cáo buộc Trung Quốc phá hủy các mẫu COVID-19 còn sống thay vì chia sẻ chúng và nói rằng Mỹ đứng về phía hơn 120 quốc gia, kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc của virus.

Đáp lại lời kêu gọi mở cuộc điều tra này, Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc chấp nhận cho quốc tế mở cuộc điều tra nhưng với điều kiện là một cuộc điều tra như thế chỉ có thể khởi sự sau khi dịch bệnh kết thúc. Động thái này được nhiều người cho là chiêu thức câu giờ của Trung Quốc để có thời gian thủ tiêu hết các chứng cớ. Một cuộc điều tra vào thời điểm đó chắc chắn chẳng mang lại kết quả gì.

Úc là nước đầu tiên khởi xướng ra lời kêu gọi mở cuộc điều tra. Trung Quốc đã trả thù bằng cách cấm nhập khẩu thịt bò Úc và đánh thuế 80% lúa mạch từ Úc.

Ông Pompeo nói rằng Trung Quốc hành động quá ngang ngược khi đưa ra các trừng phạt Úc chỉ vì hành động chân thành và chính đáng của Úc là yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.

“Điều đó quả là không đúng. Chúng tôi ủng hộ Úc và hơn 120 quốc gia ủng hộ những lời kêu gọi của Hoa Kỳ mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. Nếu chúng ta hiểu rõ những gì đã xảy ra, chúng ta có thể cứu nhiều mạng sống hiện nay và trong tương lai, ” ông Pompeo nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.

“Phản ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước sự bùng nổ COVID-19 ở Vũ Hán đã đẩy mạnh sự hiểu biết thực tế hơn của chúng ta về cộng sản Trung Quốc. Cái đảng này đã quyết định tiêu diệt các mẫu virus sống thay vì chia sẻ chúng với chúng ta hoặc yêu cầu chúng ta giúp trong việc ngăn chặn sự lây lan, ” ông nói.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng:

“Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã cướp đi nhiều tài nguyên của các quốc gia ở biển Đông và vùng biển quốc tế, đã đánh chìm một tàu đánh cá của Việt Nam, đe dọa các tầu thăm dò năng lượng của Mã Lai Á, và đơn phương tuyên bố một lệnh cấm đánh bắt cá. Hoa Kỳ lên án những hành vi trái pháp luật này.”

Ông nói rằng Trung Quốc cũng đã áp lực Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom để loại trừ Đài Loan khỏi hội nghị tuần này tại Geneva.

“Tôi hiểu rằng Tiến sĩ Tedros có một quan hệ gần gũi rất khác thường với Bắc Kinh, đã được nhen nhóm từ lâu trước khi đại dịch hiện nay bắt đầu, và đó thực sự gây quan ngại sâu sắc cho chúng tôi.”

Ông Pompeo cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong tuần này rằng Trung Quốc đang hoạt động với sự cởi mở, minh bạch và trách nhiệm. Bình luận về tuyên bố này, ông Pompeo nói:

“Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn chứng tỏ sự cởi mở thực sự, minh bạch thực sự thì nó có thể dễ dàng tổ chức họp báo như chính cuộc họp báo này và cho phép các phóng viên hỏi bất cứ điều gì mà họ muốn biết”

Ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc đã bị cai trị bởi một chế độ độc tài tàn bạo, một chế độ cộng sản từ năm 1949. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ nghĩ rằng chế độ này sẽ trở nên giống như Mỹ thông qua thương mại, trao đổi khoa học, tiếp cận ngoại giao, cho phép họ vào WTO như một quốc gia đang phát triển.

“Điều đó đã không xảy ra, ” ông nói.

“Chúng tôi bất mãn với mức độ mà Bắc Kinh tỏ ra thù địch về mặt ý thức hệ và chính trị với các quốc gia tự do. Cả thế giới đang thức tỉnh với thực tế đó. Cuộc thăm dò của Pew trong tuần qua báo cáo rằng 66% người Mỹ ghét cay ghét đắng Trung Quốc. Đó là một kết quả trực tiếp từ sự lựa chọn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của bản chất chế độ, và bản chất của chế độ đó không phải là điều gì mới. Nào giờ nó vẫn tàn bạo như thế, ” ông Pompeo nói.


Source:Sydney Morning Herald

2. Thái độ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đối với Trung Quốc gây phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo

Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết trong một hành động ngang nhiên vi phạm tự do tín ngưỡng và nhân quyền, Trung Quốc đang cố gắng dẫn độ một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đã trốn khỏi nước này và đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014. Việc tiết lộ này cho thấy cuộc đàn áp mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các tôn giáo và các dân tộc thiểu số, đã vượt ra ngoài cả biên giới Trung Quốc.

Người đàn ông, tên là Enver Turdi, rời vùng Tân Cương của Trung Quốc vào năm 2014 bằng visa du lịch. Anh ta rời Trung Quốc sau khi một người đàn ông mà anh ta làm việc chung trong việc chuyển thông tin đến Đài Á Châu Tự Do bị giam giữ.

Năm sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cấp cho Turdi một hộ chiếu mới, nghĩa là ông không thể gia hạn giấy phép cư trú để ở lại hợp pháp tại nước này.

Theo hồ sơ 92 trang, do Axios công bố hôm thứ Tư, Trung Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dẫn độ Turdi về Trung Quốc vào tháng 5 năm 2016. Hồ sơ này bao gồm cả các tài liệu khác từ năm 2017, cho thấy Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý trục xuất Turdi khỏi nước này.

Năm 2017, Turdi bị đưa vào một nhà giam chờ trục xuất trong một năm, vì anh ta không có giấy phép cư trú. Trường hợp của ông vẫn chưa được quyết định bởi hệ thống tòa án Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Axios, luật sư của Turdi đã lấy được các tài liệu và họ tin rằng chúng là xác thực. Các tài liệu này được viết bằng cả tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Trung Quốc cho thấy áp lực của bọn cầm quyền Bắc Kinh lên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

Vụ này đang gây xôn xao trong thế giới Hồi Giáo vì chính quyền Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ lại đi hợp tác với bọn cầm quyền Bắc Kinh trong việc đàn áp người Hồi Giáo.

Tháng 10 năm 2018, bọn cầm quyền Bắc Kinh thừa nhận các trại cải tạo dành cho dân Duy Ngô Nhĩ đã được thiết lập để ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các tôn giáo trong nước. Phần lớn dân số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và sống ở tỉnh Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.

Các trại được ước tính chứa hàng triệu tù nhân. Tổng số tù nhân có thể lên đến 3 triệu người, cộng thêm khoảng nửa triệu trẻ em trong trường nội trú đặc biệt được thiết lập cho mục đích “cải tạo” này.


Source:Catholic News Agency

3. Tuyên bố của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đối với thái độ kỳ thị tôn giáo của thống đốc California

Những nỗ lực của thống đốc Gavin Newsom nhằm dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến coronavirus không được thể hiện một thái độ kỳ thị tôn giáo. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết như trên trong một lá thư đề ngày 19 tháng Năm.

“Đơn giản mà nói, không có ngoại lệ nào liên quan đến đại dịch được ghi trong Hiến pháp và Luật Nhân Quyền của Mỹ, ” Eric S. Dreiband, người đứng đầu Phân bộ Dân Quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cho biết trong một lá thư đề ngày 19 tháng 5 gởi đến thống đốc Newsom. Lá thư cũng có chữ ký của 4 thẩm phán tại California.

“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”

Các quy tắc của California cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn bị giới hạn trong các các cử hành phụng vụ trực tuyến và những nỗ lực tương tự.

Bức thư gửi cho thống đốc Newsom phản đối rằng đây là một thứ tiêu chuẩn kép.

“California đã không chứng minh được tại sao cho phép các hoạt động thương mại và giải trí không phải là thiết yếu có thể được mở lại, trong trường hợp làm việc từ xa là không thực tế. Trog khi đó lại cấm đoán các cuộc tụ họp với khoảng cách xã hội vì mục đích thờ phượng tôn giáo, bất kể việc thờ phượng từ xa là thực tế hay không.”

Thư của Dreiband cho biết đây là một “gánh nặng bất công” áp đặt lên các nhóm tôn giáo và là cách hành xử không công bằng, vi phạm quyền công dân lẽ ra phải được bảo vệ của họ. Bức thư không đe dọa hành động pháp lý ngay lập tức, nhưng nhấn mạnh rằng“việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của California khi đối mặt với một đại dịch chưa từng có trong cuộc đời của chúng ta là quan trọng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phải cân bằng những lợi ích đối kháng và đánh giá một cách khách quan các thông tin luôn thay đổi về coronavirus.”


Source:America Magazine