Hôm 30 tháng Tư, ký giả Therese Shaheen của tờ National Review có bài tường thuật nhan đề “The World Is Awaking to the Ugly Realities of the Chinese Regime” – “Thế giới bừng tỉnh trước thực tế phũ phàng từ Trung cộng”.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ của Emily Nguyễn.
Đầu tháng này, nhà hàng McDonald tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, đã buộc phải gỡ bỏ tấm biển cấm người da đen không được phép vào. Khi gỡ bỏ tấm biển, McDonald, đã nói với NBC News trong một tuyên bố rằng biển báo đó “không tiêu biểu cho những giá trị bao gồm mọi người của chúng tôi.”
Lời tuyên bố này nghe giống như một điều chắc chắn phải có: đó là một sản phẩm từ phòng truyền thông của công ty đã được mời tới để sửa chữa thiệt hại. Và mặc dù chúng ta có thể chấp nhận rằng bản thân tập đoàn McDonald có thể không phân biệt chủng tộc, nhưng biển cấm này, chẳng may thay, lại tiêu biểu cho các giá trị của Trung Quốc.
Như ký giả Jim Geraghty của National Review đã ghi nhận, sự việc này là một thí dụ về nạn bài ngoại và kỳ thị chủng tộc hiện đang được phơi bày tại Trung Quốc. Hiện tượng này không phải là mới đối với Trung Quốc, nhưng chính quyền tại đây hiện có thêm động lực để dựa vào nó, bởi vì nó hỗ trợ cho chiến dịch phối hợp của nhà nước để làm chệch hướng việc thiên hạ đổ lỗi cho quốc gia này trong đại dịch coronavirus toàn cầu.
Có khá nhiều bằng chứng về hiện tượng này. Một phúc trình gần đây của hãng Reuters ghi nhận rằng Bộ Ngoại giao số nước Phi châu gần đây đã mời các đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ sự quan ngại đối với việc công dân của họ đang bị ngược đãi ở Trung Quốc. Có những người mang hộ chiếu từ các nước Phi châu hiện vẫn bị Trung Quốc chặn xét một cách quá đáng. Nhiều người âm tính với coronavirus vẫn bị buộc phải cách ly 30 ngày. Người nước ngoài từ một loạt các quốc gia với hồ sơ bệnh lý tốt vẫn bị từ chối không cho vào các cửa hàng buôn bán và các cơ sở khác chỉ vì họ là người nước ngoài.
Phần lớn những chuyện này đang diễn ra tại Quảng Châu, nơi có những khu vực gọi là “Tiểu Phi” vì có lượng người nhập cư Phi châu lớn nhất tại Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, di dân từ Phi châu vào Trung Quốc vốn là sản phẩm phụ do nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc xây dựng một mạng lưới đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu, mang lại cho chế độ một lợi thế địa chính trị thấy rõ là hơn hẳn các nước phương Tây tại các nước đang phát triển. Người Ghana, Nigeria và những di dân khác khi đến Trung Quốc đều hí hửng tận dụng cơ hội trong công ăn việc làm và giáo dục mà Trung Quốc cung cấp. Nhưng nhiều người trong số họ đã học được một bài học đắt giá về lòng tốt có giới hạn của đất nước.
Trên thực tế, sự ngược đãi của Trung Quốc đối với những nhóm dân thiểu số nước ngoài đã phản ảnh cách chính phủ Trung Quốc đối xử với công dân của mình. Người Duy Ngô Nhĩ tức nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị giam giữ trong những nhà giam khổng lồ được gọi một cách hoa mỹ là các trại cải tạo nhằm mục đích tước bỏ bản sắc tôn giáo và sắc tộc của họ. Có nhiều người phải chịu lao động cưỡng bức. Ở Tây Tạng, nơi bị Trung Quốc áp bức kể từ khi cộng sản bắt đầu lên nắm quyền vào năm 1949, mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tập Cận Bình: Năm ngoái, tổ chức Freedom House đã gọi Tây Tạng là lãnh thổ ít có tự do thứ hai trên khắp trái đất, chỉ sau xứ sở hoang tàn sau chiến tranh là Syria.
Lẽ đương nhiên, sự phân biệt đối xử như vậy chính là hậu quả đáng tiếc do sự thống trị của người Hán, hiện chiếm hơn 90% dân số Trung Quốc cũng là nhóm thống trị xã hội. (Nếu so sánh, nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ chẳng hạn, chiếm ít hơn 1 phần trăm dân số Trung Quốc). Dân tộc Hán, với 1.3 tỷ người, là nhóm thiếu số lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới. Sự ác cảm, áp bức và phân biệt đối xử đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở một quốc gia bởi nhóm đa số chiếm ưu thế như vậy quả là đáng tiếc nhưng không đáng ngạc nhiên, và không phải là điều khác thường đối với Trung Quốc.
Phản ứng của Bắc Kinh đối với những người chí trích, là cho rằng tất cả những lối đối xử này là những nỗ lực nhằm nhấn chìm họ, trong khi vận dụng mọi cách để làm nổi bật lịch sử phân biệt chủng tộc của chính nước Mỹ. Nhưng đó là điểm chính: Những tội lỗi trong lịch sử của chúng ta được ghi chép kỹ lưỡng và điều này cho biết mọi khía cạnh của chính sách công cộng của chúng ta. Nền tự do báo chí và các tổ chức khác giương cao những hành động của chúng ta cho thế giới nhìn biết. Không có gì bí ẩn về cách đất nước chúng ta tiếp tục đối phó với những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử được thể chế hóa đã tồn tại gần hai thế kỷ sau khi thành lập đất nước, và trong suốt một thế kỷ sau khi chúng ta chiến đấu để chấm dứt nạn kỳ thị.
Nói cách khác, có một sự khác biệt về chất trong khuôn mẫu hành xử của Trung Quốc vượt quá cả vấn đề sắc tộc. Dĩ nhiên, sự phân biệt chủng tộc của người Trung cộng là điều khủng khiếp rồi. Nhưng điều này cho thấy một vấn đề xa hơn nữa là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, đang nổi lên như là đặc điểm xác định kỷ nguyên Tập Cận Bình.
Ở Hồng Kông, dân tộc Hán chiếm tỷ lệ dân số tương đương như trên đại lục, và chiếm 97% dân số Đài Loan. Cả người Hồng Kông lẫn Đài Loan đều phải chịu đựng những đau khổ không kém dưới bàn tay của họ Tập vì điều đó.
Và 400 triệu người đa số là người Hán hiện sống với dưới 5 đô la một ngày ở những vùng ngoại biên của các siêu đô thị Trung Quốc. Họ là những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tàn tệ từ giới tinh hoa đô thị. Họ cũng phải chịu đựng một thứ chủ nghĩa sô-vanh không kém phần ác liệt.
Theo một nghĩa nào đó, khoảng cách giữa người giàu ở thành phố và người nghèo ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được thể chế hóa thông qua hệ thống đăng ký “hộ khẩu” nội bộ vốn có từ bấy lâu nay, giúp ngăn chặn việc di chuyển giữa các khu vực và tạo ra không gì khác hơn là một hệ thống giai cấp về kinh tế. Mặc dù Tập Cận Bình đã dành ưu tiên cho việc cải cách hộ khẩu để tạo cơ hội lớn hơn cho việc di dân và thịnh vượng hoá đô thị, hệ thống này vẫn tiếp tục củng cố sự phân hoá giữa những gì thành phố có và nông thôn không có. Khi nhóm cư dân thành thị trở nên giàu có hơn và hội nhập toàn cầu theo quan điểm của họ, sự khinh thường mà họ thường thể hiện đối với những người khác biệt với họ- dù là từ Phi Châu hay nông thôn Trung Quốc - đều trở nên rõ rệt hơn.
Chủ nghĩa Sô-vanh thời Tập Cận Bình đang bắt đầu tạo ra một phản ứng nghịch trên toàn thế giới. Một thí dụ là sự nguội lạnh đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, là nỗ lực của họ Tập- như đã nói ở trên- nhằm cố giành cho được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài. Nhiều dự án đã khiến cho các nước bản địa gánh nợ quá mức. Trong một thí dụ khác, hải cảng chiến lược ở Sri Lanka đã phải nhượng lại cho Trung Quốc khi gánh nặng nợ nần trở nên quá cao. Các chính trị gia ở Sri Lanka, Malaysia và nhiều quốc gia khác đã thay đổi lập trường ủng hộ sáng kiến trước đó vì những gì họ thấy chỉ là chiến thuật ngoại giao trên những món nợ quá kỳ thị của Trung Quốc.
Phản ứng nghịch này đang xuất hiện ngay cả ở các nước Âu châu trước đây đã từng cho rằng Trung Quốc là đối thủ đầy tiềm năng của chính quyền Trump. Thí dụ như tại Thụy Điển, có vài thành phố đã chấm dứt quan hệ kết nghĩa chị em với các đối tác Trung Quốc, và nước này đã đóng cửa các Học viện Khổng Tử, giáng một đòn quyết liệt vào một trong những hoạt động tuyên truyền cho quyền lực mềm của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo Âu châu, kể cả tổng thư ký NATO Jens Stoltenburg và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng đã kêu gọi làm rõ hơn về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch coronavirus và đẩy lùi chiến dịch Trung Quốc tung ra nhắm làm chệch hướng việc quy lỗi cho họ.
Nói tóm lại, thế giới cuối cùng dường như đang hồi phục sau mối quan hệ nồng thắm kéo dài hàng mấy thập niên với Trung Quốc, với đỉnh cao là sự trỗi dậy của Tập Cận Bình, kẻ ban đầu được xem là một nhà cải cách, người sẽ đưa Trung Quốc lên sân khấu quốc tế như một diễn viên có trách nhiệm và bình đẳng. Bản chất thực sự của chế độ cộng sản này đang trở nên minh bạch hơn và nhân loại trên thế giới không thích những gì họ đang nhìn thấy: sự đối xử khủng khiếp đối với các dân tộc thiểu số và người nghèo ở nông thôn; sự can thiệp rõ rệt vào cuộc bầu cử tổng thống gần đây của Đài Loan; thái độ hung hãn đối với Hồng Kông trong lúc thoả thuận “một quốc gia, hai hệ thống” bị gỡ bỏ một cách có hệ thống và những nhà lãnh đạo dân chủ bị bắt giữ hoặc biến mất; sự bạo ngược của nền kinh tế mới nổi thông qua chính sách ngoại giao cho vay nợ; và bây giờ rất có thể là một đại dịch toàn cầu đã gây ra bởi sự cẩu thả của Trung Quốc.
Lần đầu tiên kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 30 năm về trước, thế giới đã thức tỉnh trước những thực tại xấu xa này, và nếu có bất cứ điều gì tốt đẹp nảy sinh từ kỷ nguyên địa chính trị đầy chao đảo này, thì có thể là chỉ có như thế thôi. Từ đây hy vọng rằng một hành động quyết liệt hơn để chống lại Bắc Kinh sẽ đến.
Source:National ReviewThe World Is Awaking to the Ugly Realities of the Chinese Regime
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ của Emily Nguyễn.
Đầu tháng này, nhà hàng McDonald tại Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc, đã buộc phải gỡ bỏ tấm biển cấm người da đen không được phép vào. Khi gỡ bỏ tấm biển, McDonald, đã nói với NBC News trong một tuyên bố rằng biển báo đó “không tiêu biểu cho những giá trị bao gồm mọi người của chúng tôi.”
Lời tuyên bố này nghe giống như một điều chắc chắn phải có: đó là một sản phẩm từ phòng truyền thông của công ty đã được mời tới để sửa chữa thiệt hại. Và mặc dù chúng ta có thể chấp nhận rằng bản thân tập đoàn McDonald có thể không phân biệt chủng tộc, nhưng biển cấm này, chẳng may thay, lại tiêu biểu cho các giá trị của Trung Quốc.
Như ký giả Jim Geraghty của National Review đã ghi nhận, sự việc này là một thí dụ về nạn bài ngoại và kỳ thị chủng tộc hiện đang được phơi bày tại Trung Quốc. Hiện tượng này không phải là mới đối với Trung Quốc, nhưng chính quyền tại đây hiện có thêm động lực để dựa vào nó, bởi vì nó hỗ trợ cho chiến dịch phối hợp của nhà nước để làm chệch hướng việc thiên hạ đổ lỗi cho quốc gia này trong đại dịch coronavirus toàn cầu.
Có khá nhiều bằng chứng về hiện tượng này. Một phúc trình gần đây của hãng Reuters ghi nhận rằng Bộ Ngoại giao số nước Phi châu gần đây đã mời các đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ sự quan ngại đối với việc công dân của họ đang bị ngược đãi ở Trung Quốc. Có những người mang hộ chiếu từ các nước Phi châu hiện vẫn bị Trung Quốc chặn xét một cách quá đáng. Nhiều người âm tính với coronavirus vẫn bị buộc phải cách ly 30 ngày. Người nước ngoài từ một loạt các quốc gia với hồ sơ bệnh lý tốt vẫn bị từ chối không cho vào các cửa hàng buôn bán và các cơ sở khác chỉ vì họ là người nước ngoài.
Phần lớn những chuyện này đang diễn ra tại Quảng Châu, nơi có những khu vực gọi là “Tiểu Phi” vì có lượng người nhập cư Phi châu lớn nhất tại Trung Quốc. Ở một mức độ nào đó, di dân từ Phi châu vào Trung Quốc vốn là sản phẩm phụ do nỗ lực của Tập Cận Bình trong việc xây dựng một mạng lưới đầu tư cơ sở hạ tầng và thương mại toàn cầu, mang lại cho chế độ một lợi thế địa chính trị thấy rõ là hơn hẳn các nước phương Tây tại các nước đang phát triển. Người Ghana, Nigeria và những di dân khác khi đến Trung Quốc đều hí hửng tận dụng cơ hội trong công ăn việc làm và giáo dục mà Trung Quốc cung cấp. Nhưng nhiều người trong số họ đã học được một bài học đắt giá về lòng tốt có giới hạn của đất nước.
Trên thực tế, sự ngược đãi của Trung Quốc đối với những nhóm dân thiểu số nước ngoài đã phản ảnh cách chính phủ Trung Quốc đối xử với công dân của mình. Người Duy Ngô Nhĩ tức nhóm thiểu số Hồi giáo đang bị giam giữ trong những nhà giam khổng lồ được gọi một cách hoa mỹ là các trại cải tạo nhằm mục đích tước bỏ bản sắc tôn giáo và sắc tộc của họ. Có nhiều người phải chịu lao động cưỡng bức. Ở Tây Tạng, nơi bị Trung Quốc áp bức kể từ khi cộng sản bắt đầu lên nắm quyền vào năm 1949, mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn dưới thời Tập Cận Bình: Năm ngoái, tổ chức Freedom House đã gọi Tây Tạng là lãnh thổ ít có tự do thứ hai trên khắp trái đất, chỉ sau xứ sở hoang tàn sau chiến tranh là Syria.
Lẽ đương nhiên, sự phân biệt đối xử như vậy chính là hậu quả đáng tiếc do sự thống trị của người Hán, hiện chiếm hơn 90% dân số Trung Quốc cũng là nhóm thống trị xã hội. (Nếu so sánh, nhóm thiểu số người Duy Ngô Nhĩ chẳng hạn, chiếm ít hơn 1 phần trăm dân số Trung Quốc). Dân tộc Hán, với 1.3 tỷ người, là nhóm thiếu số lớn nhất không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới. Sự ác cảm, áp bức và phân biệt đối xử đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở một quốc gia bởi nhóm đa số chiếm ưu thế như vậy quả là đáng tiếc nhưng không đáng ngạc nhiên, và không phải là điều khác thường đối với Trung Quốc.
Phản ứng của Bắc Kinh đối với những người chí trích, là cho rằng tất cả những lối đối xử này là những nỗ lực nhằm nhấn chìm họ, trong khi vận dụng mọi cách để làm nổi bật lịch sử phân biệt chủng tộc của chính nước Mỹ. Nhưng đó là điểm chính: Những tội lỗi trong lịch sử của chúng ta được ghi chép kỹ lưỡng và điều này cho biết mọi khía cạnh của chính sách công cộng của chúng ta. Nền tự do báo chí và các tổ chức khác giương cao những hành động của chúng ta cho thế giới nhìn biết. Không có gì bí ẩn về cách đất nước chúng ta tiếp tục đối phó với những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử được thể chế hóa đã tồn tại gần hai thế kỷ sau khi thành lập đất nước, và trong suốt một thế kỷ sau khi chúng ta chiến đấu để chấm dứt nạn kỳ thị.
Nói cách khác, có một sự khác biệt về chất trong khuôn mẫu hành xử của Trung Quốc vượt quá cả vấn đề sắc tộc. Dĩ nhiên, sự phân biệt chủng tộc của người Trung cộng là điều khủng khiếp rồi. Nhưng điều này cho thấy một vấn đề xa hơn nữa là chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, đang nổi lên như là đặc điểm xác định kỷ nguyên Tập Cận Bình.
Ở Hồng Kông, dân tộc Hán chiếm tỷ lệ dân số tương đương như trên đại lục, và chiếm 97% dân số Đài Loan. Cả người Hồng Kông lẫn Đài Loan đều phải chịu đựng những đau khổ không kém dưới bàn tay của họ Tập vì điều đó.
Và 400 triệu người đa số là người Hán hiện sống với dưới 5 đô la một ngày ở những vùng ngoại biên của các siêu đô thị Trung Quốc. Họ là những người phải đối mặt với sự phân biệt đối xử tàn tệ từ giới tinh hoa đô thị. Họ cũng phải chịu đựng một thứ chủ nghĩa sô-vanh không kém phần ác liệt.
Theo một nghĩa nào đó, khoảng cách giữa người giàu ở thành phố và người nghèo ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được thể chế hóa thông qua hệ thống đăng ký “hộ khẩu” nội bộ vốn có từ bấy lâu nay, giúp ngăn chặn việc di chuyển giữa các khu vực và tạo ra không gì khác hơn là một hệ thống giai cấp về kinh tế. Mặc dù Tập Cận Bình đã dành ưu tiên cho việc cải cách hộ khẩu để tạo cơ hội lớn hơn cho việc di dân và thịnh vượng hoá đô thị, hệ thống này vẫn tiếp tục củng cố sự phân hoá giữa những gì thành phố có và nông thôn không có. Khi nhóm cư dân thành thị trở nên giàu có hơn và hội nhập toàn cầu theo quan điểm của họ, sự khinh thường mà họ thường thể hiện đối với những người khác biệt với họ- dù là từ Phi Châu hay nông thôn Trung Quốc - đều trở nên rõ rệt hơn.
Chủ nghĩa Sô-vanh thời Tập Cận Bình đang bắt đầu tạo ra một phản ứng nghịch trên toàn thế giới. Một thí dụ là sự nguội lạnh đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường, là nỗ lực của họ Tập- như đã nói ở trên- nhằm cố giành cho được chỗ đứng trên thị trường nước ngoài. Nhiều dự án đã khiến cho các nước bản địa gánh nợ quá mức. Trong một thí dụ khác, hải cảng chiến lược ở Sri Lanka đã phải nhượng lại cho Trung Quốc khi gánh nặng nợ nần trở nên quá cao. Các chính trị gia ở Sri Lanka, Malaysia và nhiều quốc gia khác đã thay đổi lập trường ủng hộ sáng kiến trước đó vì những gì họ thấy chỉ là chiến thuật ngoại giao trên những món nợ quá kỳ thị của Trung Quốc.
Phản ứng nghịch này đang xuất hiện ngay cả ở các nước Âu châu trước đây đã từng cho rằng Trung Quốc là đối thủ đầy tiềm năng của chính quyền Trump. Thí dụ như tại Thụy Điển, có vài thành phố đã chấm dứt quan hệ kết nghĩa chị em với các đối tác Trung Quốc, và nước này đã đóng cửa các Học viện Khổng Tử, giáng một đòn quyết liệt vào một trong những hoạt động tuyên truyền cho quyền lực mềm của Bắc Kinh. Các nhà lãnh đạo Âu châu, kể cả tổng thư ký NATO Jens Stoltenburg và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng đã kêu gọi làm rõ hơn về cách Bắc Kinh xử lý đại dịch coronavirus và đẩy lùi chiến dịch Trung Quốc tung ra nhắm làm chệch hướng việc quy lỗi cho họ.
Nói tóm lại, thế giới cuối cùng dường như đang hồi phục sau mối quan hệ nồng thắm kéo dài hàng mấy thập niên với Trung Quốc, với đỉnh cao là sự trỗi dậy của Tập Cận Bình, kẻ ban đầu được xem là một nhà cải cách, người sẽ đưa Trung Quốc lên sân khấu quốc tế như một diễn viên có trách nhiệm và bình đẳng. Bản chất thực sự của chế độ cộng sản này đang trở nên minh bạch hơn và nhân loại trên thế giới không thích những gì họ đang nhìn thấy: sự đối xử khủng khiếp đối với các dân tộc thiểu số và người nghèo ở nông thôn; sự can thiệp rõ rệt vào cuộc bầu cử tổng thống gần đây của Đài Loan; thái độ hung hãn đối với Hồng Kông trong lúc thoả thuận “một quốc gia, hai hệ thống” bị gỡ bỏ một cách có hệ thống và những nhà lãnh đạo dân chủ bị bắt giữ hoặc biến mất; sự bạo ngược của nền kinh tế mới nổi thông qua chính sách ngoại giao cho vay nợ; và bây giờ rất có thể là một đại dịch toàn cầu đã gây ra bởi sự cẩu thả của Trung Quốc.
Lần đầu tiên kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn 30 năm về trước, thế giới đã thức tỉnh trước những thực tại xấu xa này, và nếu có bất cứ điều gì tốt đẹp nảy sinh từ kỷ nguyên địa chính trị đầy chao đảo này, thì có thể là chỉ có như thế thôi. Từ đây hy vọng rằng một hành động quyết liệt hơn để chống lại Bắc Kinh sẽ đến.
Source:National Review