Tính đến chiều thứ Năm Tuần Thánh 9 tháng Tư, tử vong toàn thế giới đã lên đến 88,565 người, trong số 1,521,090 trường hợp nhiễm coronavirus. Như thế, trong 24 giờ qua đã có 6,414 người chết và thêm 84,384 người nhiễm coronavirus.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 14,797 người, trong số 435,160 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ trong một tuần lễ duy nhất, con số tử vong tại Hoa Kỳ đã gấp 3 lần con số của ngày thứ Năm tuần trước 2 tháng Tư. Trong 24 giờ qua, con số tử vong tại Hoa Kỳ là 1,940. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận là 31,935 người.
Trước con số người chết kinh hoàng như thế, tổng giáo phận Chicago đã mời gọi một nhóm 24 linh mục tình nguyện, tất cả đều dưới 60 tuổi và không có tiền sử bệnh, để đi ban phép Xức Dầu Thánh cho bệnh nhân Công Giáo mắc COVID-19.
Khi đến xức dầu, bệnh viện cung cấp cho các linh mục một bộ đồ áo quần liền nhau, áo choàng, găng tay, khẩu trang N95, kính bảo hộ, lưới tóc, và giày che. Sau khi hoàn thành việc xức dầu, các ngài được bệnh viện hướng dẫn tháo bỏ tất cả các thiết bị một cách an toàn và cách thức khử trùng.
Giáo lý Giáo Hội Công Giáo cho biết bí tích xức dầu được ban những người Công Giáo đang gặp nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Ân sủng đầu tiên của bí tích này là ban thêm sức mạnh, đem lại bình an trong tâm hồn và can đảm để vượt qua những khó khăn cuả bệnh tật hoặc sự yếu đuối của tuổi già. Ân sủng này là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, canh tân niềm tin và niềm trông cậy vào Thiên Chúa và chống lại những cám dỗ của sự ác, cám dỗ nản lòng và sự thống khổ khi phải đối mặt với cái chết.
Sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh không chỉ có nghĩa là dẫn dắt người bệnh đến việc chữa lành linh hồn, nhưng cũng là chữa lành thân xác nếu đó là ý muốn của Chúa. Hơn nữa, “nếu người nhận bí tích đang trong vòng tội lỗi, người ấy sẽ được tha thứ”
Giáo lý cũng giải thích rằng, khi bất cứ ai trong số các tín hữu bắt đầu có nguy cơ tử vong vì bệnh tật hoặc tuổi già, thì thời điểm thích hợp để nhận bí tích xức dầu là càng sớm càng tốt.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa được bệnh viện hướng dẫn, tổng giáo phận Chicago cũng đào tạo các linh mục về cách ban phát các phép bí tích một cách an toàn cho các bệnh nhân COVID-19.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 14,792 người, trong số 148,220 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 747 người, và 6,278 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tử vong tại Ý đã lên đến 17,669 người, trong số 139,422 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 542 người chết trong 24 giờ qua. Như vậy là có sự sụt giảm liên tục số các trường hợp tử vong từ đầu tháng Tư cho đến nay.
Tử vong tại Đức đã lên đến 2,349 người, trong số 113,296 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 333 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Tử vong tại Pháp đã lên đến 10,869 người, trong số 112,950 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 7 tháng Tư, một tuần trước ngày tưởng niệm một năm biến cố cháy nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cho biết ngài sẽ trưng bày thánh tích Mão Gai của Chúa Kitô tại Nhà thờ Notre-Dame de Paris dù chưa sửa xong, để cho mọi người tôn kính qua một chương trình phát sóng trực tuyến vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư.
“Khi Đức Mẹ Maria đứng dưới chân thập tự giá, Mẹ biết rằng từ những gì tuyệt đối xấu xa, Chúa vẫn luôn luôn đem đến một sự gì vĩ đại hơn nhiều,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit của tổng giáo phận Paris nói.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Tôi không thấy được bất kỳ ý nghĩa nào qua vụ cháy nhà thờ hay qua cơn dịch bệnh coronavirus. Tuy nhiên, tôi biết rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt hơn cho những bất hạnh của chúng ta”.
Một buổi chầu kéo dài 13 giờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trước Mão Gai Chúa sẽ được truyền hình trực tiếp từ bên trong Notre-Dame de Paris từ 11:30 sáng đến 12:30 tối giờ địa phương ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng 4. 11:30 sáng giờ Paris tức là 16:30 giờ Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ thuyết giảng về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô bên trong Notre-Dame de Paris, bên phiá có tượng Đức Mẹ Sầu Bi, với sự tham gia cuả Đức Ông Patrick Chauvet, cha sở nhà thờ và Đức Giám Mục Phụ Tá Denis Jachiet.
Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc họp báo rằng ban đầu ngài dự định đem Thánh Tích rước trên đường phố Paris, nhưng điều này bất thành vì các biện pháp phòng ngừa coronavirus nghiêm ngặt ở Pháp.
Vào buổi trưa Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ ban phép lành cho thành phố Paris từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm trên đồi Montmartre, nhìn xuống thành phố.
Tử vong tại Anh đã lên đến 7,097 người, trong số 60,733 trường hợp nhiễm coronavirus. Nói cách khác, chỉ sau một tuần, con số tử vong tại Anh và cả số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận đều tăng lên gấp 3 lần.
Tử vong tại Israel đã lên đến 73 người, trong số 9,404 trường hợp nhiễm coronavirus. Nhiều người lâm vào cảnh đói khổ vì cạn kiệt thu nhập từ các khác hành hương. Các linh mục tu sĩ Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa đã có sáng kiến mang lại nụ cười và một chút giúp đỡ cho người già của thành phố giữa những con đường hoang vắng.
Mỗi Chúa Nhật, thứ ba và thứ năm, một nhóm tình nguyện viên đi qua các con đường nhỏ hẹp của Giêrusalem để mang theo lương thực và các bữa ăn nấu sẵn đến chăm sóc cho những người mà trong những ngày đại dịch này không thể rời khỏi nhà của họ.
Cô Mary Majlaton nói:
“Chúng tôi phân phối ở tất cả các khu vực của thành phố cổ, nhưng nhóm của tôi chịu trách nhiệm cho khu phố Kitô giáo, trong khu vực giữa tu viện Armenia, Cổng Mới và Cổng Damascus. Nhóm chúng tôi phân phối 150 bữa ăn một ngày trong những khu vực trách nhiệm của mình.”
“Chúng tôi cung cấp bữa ăn ở lối vào nhà và không đi vào bên trong. Chúng tôi không chạm vào bất cứ ai vì nguy cơ nhiễm trùng. Có, chúng tôi sợ, nhưng đồng thời chúng tôi cảm thấy cảm giác tuyệt vời khi có thể giúp đỡ người khác vào thời điểm khó khăn này.”
Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Như chúng tôi đã đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:
“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”
Tuy nhiên, phía Do Thái đã chính thức bác bỏ khả năng này.
Lúc 5g30 chiều thứ Năm Tuần Thánh 9 tháng Tư, tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu là nhà thờ đồng chính tòa tại Giêrusalem, Đức Cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, là Giám Mục Phụ Tá Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Địa Giêrusalem đã cử hành Lễ Tiệc Ly với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ. Nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu nằm trong Khu phố Kitô giáo của Cổ Thành Giêrusalem, khoảng giữa Cổng Mới và Cổng Jaffa.
Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem không được cử hành trong Nhà thờ Thánh Mộ. Ngôi nhà thờ này, là nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng Phụ Giêrusalem, nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.
Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.
Lúc 9 giờ tối, cha Francesco Patton là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani.
Tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 14,797 người, trong số 435,160 trường hợp nhiễm coronavirus. Chỉ trong một tuần lễ duy nhất, con số tử vong tại Hoa Kỳ đã gấp 3 lần con số của ngày thứ Năm tuần trước 2 tháng Tư. Trong 24 giờ qua, con số tử vong tại Hoa Kỳ là 1,940. Số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận là 31,935 người.
Trước con số người chết kinh hoàng như thế, tổng giáo phận Chicago đã mời gọi một nhóm 24 linh mục tình nguyện, tất cả đều dưới 60 tuổi và không có tiền sử bệnh, để đi ban phép Xức Dầu Thánh cho bệnh nhân Công Giáo mắc COVID-19.
Khi đến xức dầu, bệnh viện cung cấp cho các linh mục một bộ đồ áo quần liền nhau, áo choàng, găng tay, khẩu trang N95, kính bảo hộ, lưới tóc, và giày che. Sau khi hoàn thành việc xức dầu, các ngài được bệnh viện hướng dẫn tháo bỏ tất cả các thiết bị một cách an toàn và cách thức khử trùng.
Giáo lý Giáo Hội Công Giáo cho biết bí tích xức dầu được ban những người Công Giáo đang gặp nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Ân sủng đầu tiên của bí tích này là ban thêm sức mạnh, đem lại bình an trong tâm hồn và can đảm để vượt qua những khó khăn cuả bệnh tật hoặc sự yếu đuối của tuổi già. Ân sủng này là một hồng ân của Chúa Thánh Thần, canh tân niềm tin và niềm trông cậy vào Thiên Chúa và chống lại những cám dỗ của sự ác, cám dỗ nản lòng và sự thống khổ khi phải đối mặt với cái chết.
Sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh không chỉ có nghĩa là dẫn dắt người bệnh đến việc chữa lành linh hồn, nhưng cũng là chữa lành thân xác nếu đó là ý muốn của Chúa. Hơn nữa, “nếu người nhận bí tích đang trong vòng tội lỗi, người ấy sẽ được tha thứ”
Giáo lý cũng giải thích rằng, khi bất cứ ai trong số các tín hữu bắt đầu có nguy cơ tử vong vì bệnh tật hoặc tuổi già, thì thời điểm thích hợp để nhận bí tích xức dầu là càng sớm càng tốt.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa được bệnh viện hướng dẫn, tổng giáo phận Chicago cũng đào tạo các linh mục về cách ban phát các phép bí tích một cách an toàn cho các bệnh nhân COVID-19.
Tử vong tại Tây Ban Nha đã lên đến 14,792 người, trong số 148,220 trường hợp nhiễm coronavirus. Số trường hợp tử vong trong 24 giờ qua tại quốc gia này là 747 người, và 6,278 trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận.
Tử vong tại Ý đã lên đến 17,669 người, trong số 139,422 trường hợp nhiễm coronavirus, tức là có 542 người chết trong 24 giờ qua. Như vậy là có sự sụt giảm liên tục số các trường hợp tử vong từ đầu tháng Tư cho đến nay.
Tử vong tại Đức đã lên đến 2,349 người, trong số 113,296 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ qua, thiệt hại nhân mạng tại Đức là 333 người, là con số tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Tử vong tại Pháp đã lên đến 10,869 người, trong số 112,950 trường hợp nhiễm coronavirus.
Trong cuộc họp báo trực tuyến vào ngày 7 tháng Tư, một tuần trước ngày tưởng niệm một năm biến cố cháy nhà thờ chính tòa Notre Dame de Paris, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit cho biết ngài sẽ trưng bày thánh tích Mão Gai của Chúa Kitô tại Nhà thờ Notre-Dame de Paris dù chưa sửa xong, để cho mọi người tôn kính qua một chương trình phát sóng trực tuyến vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng Tư.
“Khi Đức Mẹ Maria đứng dưới chân thập tự giá, Mẹ biết rằng từ những gì tuyệt đối xấu xa, Chúa vẫn luôn luôn đem đến một sự gì vĩ đại hơn nhiều,” Đức Tổng Giám Mục Aupetit của tổng giáo phận Paris nói.
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Tôi không thấy được bất kỳ ý nghĩa nào qua vụ cháy nhà thờ hay qua cơn dịch bệnh coronavirus. Tuy nhiên, tôi biết rằng Chúa có thể mang lại những điều tốt hơn cho những bất hạnh của chúng ta”.
Một buổi chầu kéo dài 13 giờ vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh trước Mão Gai Chúa sẽ được truyền hình trực tiếp từ bên trong Notre-Dame de Paris từ 11:30 sáng đến 12:30 tối giờ địa phương ngày Thứ Sáu Tuần Thánh 10 tháng 4. 11:30 sáng giờ Paris tức là 16:30 giờ Việt Nam.
Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ thuyết giảng về Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô bên trong Notre-Dame de Paris, bên phiá có tượng Đức Mẹ Sầu Bi, với sự tham gia cuả Đức Ông Patrick Chauvet, cha sở nhà thờ và Đức Giám Mục Phụ Tá Denis Jachiet.
Đức Tổng Giám Mục nói trong cuộc họp báo rằng ban đầu ngài dự định đem Thánh Tích rước trên đường phố Paris, nhưng điều này bất thành vì các biện pháp phòng ngừa coronavirus nghiêm ngặt ở Pháp.
Vào buổi trưa Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Tổng Giám Mục Aupetit sẽ ban phép lành cho thành phố Paris từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm trên đồi Montmartre, nhìn xuống thành phố.
Tử vong tại Anh đã lên đến 7,097 người, trong số 60,733 trường hợp nhiễm coronavirus. Nói cách khác, chỉ sau một tuần, con số tử vong tại Anh và cả số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận đều tăng lên gấp 3 lần.
Tử vong tại Israel đã lên đến 73 người, trong số 9,404 trường hợp nhiễm coronavirus. Nhiều người lâm vào cảnh đói khổ vì cạn kiệt thu nhập từ các khác hành hương. Các linh mục tu sĩ Dòng Phanxicô Quản Thủ Thánh Địa đã có sáng kiến mang lại nụ cười và một chút giúp đỡ cho người già của thành phố giữa những con đường hoang vắng.
Mỗi Chúa Nhật, thứ ba và thứ năm, một nhóm tình nguyện viên đi qua các con đường nhỏ hẹp của Giêrusalem để mang theo lương thực và các bữa ăn nấu sẵn đến chăm sóc cho những người mà trong những ngày đại dịch này không thể rời khỏi nhà của họ.
Cô Mary Majlaton nói:
“Chúng tôi phân phối ở tất cả các khu vực của thành phố cổ, nhưng nhóm của tôi chịu trách nhiệm cho khu phố Kitô giáo, trong khu vực giữa tu viện Armenia, Cổng Mới và Cổng Damascus. Nhóm chúng tôi phân phối 150 bữa ăn một ngày trong những khu vực trách nhiệm của mình.”
“Chúng tôi cung cấp bữa ăn ở lối vào nhà và không đi vào bên trong. Chúng tôi không chạm vào bất cứ ai vì nguy cơ nhiễm trùng. Có, chúng tôi sợ, nhưng đồng thời chúng tôi cảm thấy cảm giác tuyệt vời khi có thể giúp đỡ người khác vào thời điểm khó khăn này.”
Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem
Như chúng tôi đã đưa tin, trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 1 tháng Tư, Cha Francesco Patton, là Custos, tức là bề trên dòng Phanxicô tại Thánh địa Giêrusalem nói:
“Lễ Phục sinh nên được cho phép cử hành bên trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, dù cho chỉ có một số ít giáo sĩ được tham dự với các yêu cầu phòng dịch nghiêm nhặt.”
Tuy nhiên, phía Do Thái đã chính thức bác bỏ khả năng này.
Lúc 5g30 chiều thứ Năm Tuần Thánh 9 tháng Tư, tại nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu là nhà thờ đồng chính tòa tại Giêrusalem, Đức Cha Giacinto-Boulos Marcuzzo, là Giám Mục Phụ Tá Tòa Thượng Phụ Công Giáo Nghi Lễ La Tinh tại Thánh Địa Giêrusalem đã cử hành Lễ Tiệc Ly với các linh mục dòng Phanxicô trong đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Mộ. Nhà thờ Thánh Danh Chúa Giêsu nằm trong Khu phố Kitô giáo của Cổ Thành Giêrusalem, khoảng giữa Cổng Mới và Cổng Jaffa.
Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, Thứ Năm Tuần Thánh tại Giêrusalem không được cử hành trong Nhà thờ Thánh Mộ. Ngôi nhà thờ này, là nhà thờ chính tòa của Tòa Thượng Phụ Giêrusalem, nằm phía bên trong bức tường than khóc trong khu vực cổ thành Giêrusalem, kế cận với đồi Golgotha (hay còn gọi là đồi Can Vê nơi Chúa Giêsu đã bị đóng đinh vào thập giá). Theo truyền thống, nhà thờ đã được xây dựng trên khu mộ Chúa Giêsu đã được táng xác.
Trong những thời kỳ sơ khai của Giáo Hội, đây được xem là nơi thánh thiêng bậc nhất của Kitô Giáo. Thế nhưng đến thế kỷ thứ hai, hoàng đế Hadrianus đã cố ý cho đổ đất lấp hết những dấu tích của Kitô giáo, rồi xây đền thờ nữ thần Aphrodite, là một thứ nữ thần sắc đẹp như kiểu thần Vệ Nữ.
Sau khi đón nhận đức tin Công Giáo, năm 325, Đại Đế Constantine đã truyền phá hủy đền thờ nữ thần Aphrodite và cho đào bới khu vực này để tìm lại các dấu tích thánh thiêng của Kitô Giáo. Mẹ nhà vua là nữ hoàng Helena đã hiện diện từ năm 326 tại địa điểm này để đích thân giám sát các cuộc khai quật và xây dựng nhà thờ mới.
Theo dòng lịch sử, Giêrusalem đã bị phá hủy ít nhất hai lần, bị bao vây 23 lần, bị tấn công 52 lần, và bị chiếm và tái chiếm lại 44 lần. Số phận của ngôi nhà thờ này cũng trôi nổi theo những thăng trầm của thành Thánh Giêrusalem.
Ngôi nhà thờ mà chúng ta thấy hiện nay đã được tái thiết từ đống tro tàn vào thế kỷ thứ 12.
Lúc 9 giờ tối, cha Francesco Patton là Custos tức là trưởng đoàn hiệp sĩ Thánh Mộ đã chủ sự đêm canh thức cùng với Chúa Giêsu tại vườn Giệtsimani.