1- Theo nhận định chung, con Virus Corona, về sau được Tổ chức WHO gọi là con Covid-19, xuất hiện lần đầu tiên tại Thành phố Vũ Hán, TRUNG QUỐC trong khoảng tháng 12 năm 2019. Và cho đến hôm nay (8 giờ 00 ngày 7 tháng 4 năm 2020), Ngày Thứ Ba Tuần Thánh năm 2020, theo báo cáo của Tổ chức WHO, thì đã có đến : a) số ca nhiễm : 1.345.751; b) tử vong : 74.647; c) bình phục : 278.428. Một con virus bé tí, hình dạng đích thực cũng chưa được nhận diện rõ ràng mà đã làm đảo lộn toàn bộ thế giới và mọi vấn đề của thế giới, và tạo ra những cơn khủng hoảng trong hầu như tất cả mọi lãnh vực của đời sống con người : kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và kể cả tôn giáo…
2- Trong lãnh vực tôn giáo, tôi bỗng nhớ tới hai câu chuyện trong bộ sách Tân Ước và lời “giải thích” của Đức Giêsu trong hai trường hợp nầy : 1) Ga 9, 1-41 liên quan đến câu chuyện “Người mù từ lúc bẩm sinh”; 2) Lc 13, 1-5 liên quan đến câu chuyện những người bị Philatô giết chết và những người bị tháp Siloác sụp đổ đè chết. Trong khi phản ứng chung của những người Do thái thời đó khi đối diện với những tai hoạ như thế là mãi miết truy tìm những nguyên nhân (Ai đã gây ra chúng? Chúng từ đâu tới? Nguyên nhân của chúng lả do đâu? Do Thiên Chúa hay là do con người? V.v… Và đó cũng là phản ứng của phần đông trong chúng ta ngày nay, khi đối diện với Đại dịch COVID-19 !) thì Đức Giêsu lại muốn người ta nhìn theo hướng khác !
“Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thưở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người : ‘Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người nầy sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?’ Đức Giêsu trả lời : ‘Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian’.” (Ga 9, 1-5).
“Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giêsu đáp lại rằng : ‘Các ông tưởng mấy người Galilê nầy phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Siloác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy’.” (Lc 13, 1-5).
3- Như vậy, điều Đức Giêsu muốn nói ở đây, trước tiên, chẳng phải là khi đối diện với những tai hoạ xảy ra trong lịch sử và trong cuộc sống, việc trước tiên chúng ta nên làm : đó là thay vì nhìn ra bên ngoài, nhìn vào tha nhân hay ai đó (Thiên Chúa, ma quỉ, nước nầy, nước nọ, kẻ nọ, người kia…) để truy cứu trách nhiệm, và đổ lỗi mà trước tiên cần phải nhìn vào chính bản thân mình (tập thể, cá nhân…) để mà ăn năn sám hối và quay trở về với Thiên Chúa chí ái, toàn năng và toàn tri, và với anh chị em của mình. Chúng ta, những con người hữu hạn, tầm nhìn bị hạn chế bởi những phạm trù không-thời gian, nên không thể nào thấy được và hiểu được hết và trong cùng lúc toàn bộ Công Trình của Thiên Chúa (Sáng tạo, Mặc khải và Siêu độ) diễn ra trong lịch sử và vĩnh hằng. Vì thế, tất cả những nhận định, những đánh giá, những xét đoán của chúng ta về “công việc” của Thiên Chúa đều không thể nào đầy đủ, trọn vẹn và chuẩn xác được ! Hơn nữa, sự chết, cả theo nghĩa thể lý (bios), cả theo nghĩa thuộc linh (psuché), theo thánh Phaolô, đều là “thù địch” của Thiên Chúa (x. 1 Cr 15, 26), vì thế, Thiên Chúa không thể nào là tác nhân gây ra sự chết. Tuy nhiên, cần xác tín rằng Thiên Chúa hoàn toàn có khả năng và thực sự Người đã chiến thắng sự chết, cả theo nghĩa thể lý (bios), lẫn theo nghĩa thuộc linh (psuché) (x. 1 Cr 15, 26). Thật vậy, Thiên Chúa chí ái, toàn năng và toàn tri hoàn toàn có khả năng tự mình làm cho tất cả mọi kẻ chết được phục sinh và sống sự sống thuộc linh và vĩnh hằng cùng với Người và như Người.
Thứ đến, những tai hoạ xảy ra trong lịch sử, trước tiên, là những “lời” mà Thiên Chúa muốn nói “với tôi” “nơi đây” và “lúc nầy”, chứ không phải với bất kỳ ai khác ! Có vẻ như điều Thiên Chúa muốn là liệu trong những tại hoạ nầy, tôi có biết sử dụng chúng để bày tỏ niềm tin, cậy, mến của tôi đối với Người và tha nhân hay không ! Như người ta thường nói : Thiên Chúa có thể viết thẳng trên những đường cong. Hay nói theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô : “Chúng ta biết rằng : Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định.” (Rm 8, 28).
4- Đã hơn một tháng vừa qua, hầu hết các giáo đường trên toàn thế giới đều tự đóng cửa, im lìm, trầm mặc…Rất ít hoặc hầu như không có ai lui tới… Các cử hành tôn giáo hoành tráng bên ngoài như trước kia hầu như không còn…Các giám mục, linh mục, bề ngoài có vẻ như “thất nghiệp” ! Hình ảnh Đức Thánh Cha PHANXICÔ một mình lầm lũi bước đi trên một con phố vắng ở Vaticăng, tháp tùng chỉ có một vị giám mục hay giáo sĩ gì đó lẽo đẽo phía sau Ngài, cách khoảng vài ba bước chân, khiến người ta không khỏi ngậm ngùi ! Bên cạnh nơi tôi ở, chỉ cách một bức tường cao 2, 5 m, Chủng viện Thánh Nicôla thuộc Giáo phận Phan Thiết, là Ngôi Nhà Thờ Chính Toà của Giáo phận Phan Thiết, trước đây, luôn rộn rã tiếng chuông, giáo dân lui tới tấp nập, đặc biệt trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng, thế mà nay, ủ rũ, im lìm, trầm mặc, tiếng chuông “nhật một” nghe cũng u buồn làm sao ! Và tôi bỗng nghĩ tới :
5- Những lời của ngôn sứ Giêrêmia :
“Mắt tôi hãy tuôn trào suối lệ cả ngày đêm không ngớt,
Vì trinh nữ cô gái dân tôi đã bị đánh nhừ đòn,
Vết trọng thương hết đường cứu chữa.
Tôi bước ra đồng nội : này kẻ chết vì gươm
Quay trở lại đô thành : nọ bao người đói lả.
Cả ngôn sứ cùng là tư tế
Lang thang khắp xứ mà không hiểu biết gì.” (Gr 14, 17-18).
6- Và câu chuyện giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp :
“… Người phụ nữ nói với Đức Giêsu : ‘Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ… Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi nầy; còn các ông lại bảo : Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa’. Đức Giêsu phán : ‘Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong trong thần khí và sự thật’. Người phụ nữ thưa : ‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự’. Đức Giêsu nói : ‘Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây’.” (Ga 4, 19-26).
7- Nào chẳng phải là đã biết bao thế kỷ qua, chúng ta (các giáo hội Kitô, và các tôn giáo bạn…) cứ mãi miết tranh cãi với nhau về việc phải thờ phương Thiên Chúa nơi nao, và biết bao cuộc chiến tranh máu đổ thành sông đã diễn ra giữa loài người với nhau đó sao ! Chẳng phải là biết bao thế kỷ qua các giáo hội, kể cả các giáo hội Kitô, đã quá quan tâm đến việc xây dựng các ngôi giáo đường vật chất, với những biểu lộ hoành tráng bên ngoài mà lơ là việc xây dựng những mối tương quan sống động giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân đó sao ! Chẳng phải là biết bao thế kỷ qua, hàng giáo sĩ đã chẳng ôm đồm bao biện hết mọi công việc, mọi sứ vụ, mọi thừa tác và gạt giáo dân ra bên lề Giáo hội, đôi khi, thậm chí, còn muốn thay thế cả Thiên Chúa nữa, đó sao ! Đây chẳng phải là cơ hội qua đó chúng ta được dạy dỗ để nhận ra tầm quan trọng tương đối của các đền thờ, các tư tế, và các cử hành bên ngoài đó sao ! Và cơ hội để nhận ra giá trị của những mối tương quan hiện sinh và cụ thể với vị Thiên Chúa Hằng sống của chúng ta đó sao !
8- Và tôi bỗng nhớ đến Bài Thánh ca của Adaria trong lò lửa :
“Ngày nay chẳng còn vị thủ lãnh,
Chẳng còn bậc ngôn sứ, chẳng còn người chỉ huy.
Lễ toàn thiêu, lễ hy sinh đã hết,
Lễ tiến, lễ hương cũng chẳng còn,
Chẳng còn nơi dâng của đầu mùa lên Chúa
Để chúng con được Chúa xót thương.
Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối
Và tinh thần khiêm nhượng của chúng con, thay của lễ toàn thiêu chiên bò, và ngàn vạn cừu non béo tốt.” (Đn 3, 38-39).
9- Nào chẳng phải là đã biết bao thế kỷ qua những kitô hữu giáo dân chúng ta đã chẳng quen sống ỷ lại, hoàn toàn phó thác mọi sự cho hàng giáo sĩ, kể cả vận mạng thuộc linh (tức là cuộc sống tương quan tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi) của mình hay sao ! Nào chẳng phải là biết bao thế kỷ qua nhiều người trong chúng ta, dù không nói ra, nhưng vẫn cứ nghĩ rằng hiện trường sống đạo, môi trường tôn giáo nơi con người có thể tiếp xúc với Thiên Chúa, chỉ vỏn vẹn là các ngôi thánh đường của các xóm đạo, hoặc là các giáo xứ, và lớn hơn một chút là các giáo phận và Giáo Hội Công Giáo của mình !
“…’Đức Giêsu phán : ‘Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật’. Người phụ nữ thưa : ‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự’. Đức Giêsu nói : ‘Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây’.” Ga 4, 21-26).
10- Đức Thánh Cha PHANXICÔ có lẽ là một trong những vị lãnh đạo đầu tiên trong Hội Thánh nhận ra được điều nầy : đó là không thể nào canh tân được Giáo Hội và những con người của Giáo Hội nếu không tiêu diệt được khuynh hướng “bao biện” ẩn núp dưới muôn hình vạn trạng nơi hàng giáo sĩ và khuynh hương “ỷ lại” nơi hàng giáo dân, vốn là nguồn gốc của mọi thứ khuynh hướng giáo sĩ trị, quan liêu, phong kiến nơi hàng giáo sĩ và là nguồn gốc của mọi thứ khuynh hướng khoanh tay đúng nhìn của phần đông anh chị em giáo dân, đặc biệt, trong nỗ lực loan báo Tin Mừng !
11- Sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020 vừa qua, sau thời gian 5 tuần giảng dạy Bộ Môn Kitô học cho các Đại Chủng sinh ở Đại Chủng viện Huế, trở về Sài Gòn bằng con đường Hàng Không, trước khi về lại Phan Thiết, vì có việc cần, tôi ghé lại Sài Gòn, qua đêm tại căn nhà do một cô cháu gái trông nom dùm người ta. Căn nhà nầy là nơi trước đây cứ mỗi lần vô ra Sài Gòn tôi vẫn thương ghé lại và bao giờ cũng được tiếp đón ân cần và trọng thị. Thế nhưng lần nầy, vừa lên phòng nghỉ, cô cháu gái, với nét mặt cố giấu vẻ ngại ngần, với nụ cười gượng gạo, nói vói tôi : “Cha về đây lỡ lan bệnh ra cho những người trong nhà thì sao !”. Tôi cố giữ nét mặt thản nhiên, không biểu lộ phản ứng gì, nhưng trong lòng hơi khó chịu !
Trên chuyến xe hợp đồng trở về lại Phan Thiết, anh tài xế đồng thời vừa là chủ xe nói với tôi : “Trước khi vào Sài gòn chở cha về, bà ngoại con cố ngăn cản con là trong thời đại dịch nầy, thôi con đừng đi đâu cả, ở nhà với vợ con cho nó an toàn, nhưng khi con nói là vào Sài gòn chở cha C. về thí bà ngoại con nói với con : Ừ, ai chứ chở cha C. thì tốt” ! Dĩ nhiên khi nghe nói thế, tất nhiên, tôi cảm thấy tự hào, và phấn chấn !
Hôm nay, bình tâm, suy nghĩ lại, tôi khám phá ra, than ôi ! cả hai phản ứng đều mang dáng dấp của khuynh hướng “giáo sĩ trị” cả, khuynh hướng luôn muốn tha nhân phục vụ mình chứ không phải chính mình phải phục vụ tha nhân, khuynh hướng luôn muốn cho người ta tập chú vào mình chứ không phải tập chú vào Chúa !
12- Lạy Chúa Giêsu Kitô, lúc nầy đây, con đang ở trong Tuần Thánh năm 2020, giữa Đại dịch Virus Corona, Hội Thánh đang cầu nguyện để cho mọi người biết và dám đi theo Con đường Thập giá mà Chúa đã đi qua, xin cho con biết đi theo Con đường Thập giá của Chúa, vì chỉ có Con đường đó mới dẫn đến Phục Sinh !
Chủng Viện Thánh NICÔLA-Phan Thiết, 08-4-2020.
Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG.
2- Trong lãnh vực tôn giáo, tôi bỗng nhớ tới hai câu chuyện trong bộ sách Tân Ước và lời “giải thích” của Đức Giêsu trong hai trường hợp nầy : 1) Ga 9, 1-41 liên quan đến câu chuyện “Người mù từ lúc bẩm sinh”; 2) Lc 13, 1-5 liên quan đến câu chuyện những người bị Philatô giết chết và những người bị tháp Siloác sụp đổ đè chết. Trong khi phản ứng chung của những người Do thái thời đó khi đối diện với những tai hoạ như thế là mãi miết truy tìm những nguyên nhân (Ai đã gây ra chúng? Chúng từ đâu tới? Nguyên nhân của chúng lả do đâu? Do Thiên Chúa hay là do con người? V.v… Và đó cũng là phản ứng của phần đông trong chúng ta ngày nay, khi đối diện với Đại dịch COVID-19 !) thì Đức Giêsu lại muốn người ta nhìn theo hướng khác !
“Đi ngang qua, Đức Giêsu nhìn thấy một người mù từ thưở mới sinh. Các môn đệ hỏi Người : ‘Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người nầy sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?’ Đức Giêsu trả lời : ‘Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian’.” (Ga 9, 1-5).
“Cùng lúc ấy, có mấy người đến kể lại cho Đức Giêsu nghe chuyện những người Galilê bị tổng trấn Philatô giết, khiến máu đổ ra hoà lẫn với máu tế vật họ đang dâng. Đức Giêsu đáp lại rằng : ‘Các ông tưởng mấy người Galilê nầy phải chịu số phận đó vì họ tội lỗi hơn mọi người Galilê khác sao? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy. Cũng như mười tám người kia bị tháp Siloác đổ xuống đè chết, các ông tưởng họ là những người mắc tội nặng hơn tất cả mọi người ở thành Giêrusalem sao? Tôi nói cho các ông biết : không phải thế đâu; nhưng nếu các ông không chịu sám hối, thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy’.” (Lc 13, 1-5).
3- Như vậy, điều Đức Giêsu muốn nói ở đây, trước tiên, chẳng phải là khi đối diện với những tai hoạ xảy ra trong lịch sử và trong cuộc sống, việc trước tiên chúng ta nên làm : đó là thay vì nhìn ra bên ngoài, nhìn vào tha nhân hay ai đó (Thiên Chúa, ma quỉ, nước nầy, nước nọ, kẻ nọ, người kia…) để truy cứu trách nhiệm, và đổ lỗi mà trước tiên cần phải nhìn vào chính bản thân mình (tập thể, cá nhân…) để mà ăn năn sám hối và quay trở về với Thiên Chúa chí ái, toàn năng và toàn tri, và với anh chị em của mình. Chúng ta, những con người hữu hạn, tầm nhìn bị hạn chế bởi những phạm trù không-thời gian, nên không thể nào thấy được và hiểu được hết và trong cùng lúc toàn bộ Công Trình của Thiên Chúa (Sáng tạo, Mặc khải và Siêu độ) diễn ra trong lịch sử và vĩnh hằng. Vì thế, tất cả những nhận định, những đánh giá, những xét đoán của chúng ta về “công việc” của Thiên Chúa đều không thể nào đầy đủ, trọn vẹn và chuẩn xác được ! Hơn nữa, sự chết, cả theo nghĩa thể lý (bios), cả theo nghĩa thuộc linh (psuché), theo thánh Phaolô, đều là “thù địch” của Thiên Chúa (x. 1 Cr 15, 26), vì thế, Thiên Chúa không thể nào là tác nhân gây ra sự chết. Tuy nhiên, cần xác tín rằng Thiên Chúa hoàn toàn có khả năng và thực sự Người đã chiến thắng sự chết, cả theo nghĩa thể lý (bios), lẫn theo nghĩa thuộc linh (psuché) (x. 1 Cr 15, 26). Thật vậy, Thiên Chúa chí ái, toàn năng và toàn tri hoàn toàn có khả năng tự mình làm cho tất cả mọi kẻ chết được phục sinh và sống sự sống thuộc linh và vĩnh hằng cùng với Người và như Người.
Thứ đến, những tai hoạ xảy ra trong lịch sử, trước tiên, là những “lời” mà Thiên Chúa muốn nói “với tôi” “nơi đây” và “lúc nầy”, chứ không phải với bất kỳ ai khác ! Có vẻ như điều Thiên Chúa muốn là liệu trong những tại hoạ nầy, tôi có biết sử dụng chúng để bày tỏ niềm tin, cậy, mến của tôi đối với Người và tha nhân hay không ! Như người ta thường nói : Thiên Chúa có thể viết thẳng trên những đường cong. Hay nói theo ngôn ngữ của Thánh Phaolô : “Chúng ta biết rằng : Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người, tức là cho những kẻ được Người kêu gọi theo như ý Người định.” (Rm 8, 28).
4- Đã hơn một tháng vừa qua, hầu hết các giáo đường trên toàn thế giới đều tự đóng cửa, im lìm, trầm mặc…Rất ít hoặc hầu như không có ai lui tới… Các cử hành tôn giáo hoành tráng bên ngoài như trước kia hầu như không còn…Các giám mục, linh mục, bề ngoài có vẻ như “thất nghiệp” ! Hình ảnh Đức Thánh Cha PHANXICÔ một mình lầm lũi bước đi trên một con phố vắng ở Vaticăng, tháp tùng chỉ có một vị giám mục hay giáo sĩ gì đó lẽo đẽo phía sau Ngài, cách khoảng vài ba bước chân, khiến người ta không khỏi ngậm ngùi ! Bên cạnh nơi tôi ở, chỉ cách một bức tường cao 2, 5 m, Chủng viện Thánh Nicôla thuộc Giáo phận Phan Thiết, là Ngôi Nhà Thờ Chính Toà của Giáo phận Phan Thiết, trước đây, luôn rộn rã tiếng chuông, giáo dân lui tới tấp nập, đặc biệt trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng, thế mà nay, ủ rũ, im lìm, trầm mặc, tiếng chuông “nhật một” nghe cũng u buồn làm sao ! Và tôi bỗng nghĩ tới :
5- Những lời của ngôn sứ Giêrêmia :
“Mắt tôi hãy tuôn trào suối lệ cả ngày đêm không ngớt,
Vì trinh nữ cô gái dân tôi đã bị đánh nhừ đòn,
Vết trọng thương hết đường cứu chữa.
Tôi bước ra đồng nội : này kẻ chết vì gươm
Quay trở lại đô thành : nọ bao người đói lả.
Cả ngôn sứ cùng là tư tế
Lang thang khắp xứ mà không hiểu biết gì.” (Gr 14, 17-18).
6- Và câu chuyện giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp :
“… Người phụ nữ nói với Đức Giêsu : ‘Thưa ông, tôi thấy ông thật là một ngôn sứ… Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi nầy; còn các ông lại bảo : Giêrusalem mới chính là nơi phải thờ phượng Thiên Chúa’. Đức Giêsu phán : ‘Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong trong thần khí và sự thật’. Người phụ nữ thưa : ‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự’. Đức Giêsu nói : ‘Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây’.” (Ga 4, 19-26).
7- Nào chẳng phải là đã biết bao thế kỷ qua, chúng ta (các giáo hội Kitô, và các tôn giáo bạn…) cứ mãi miết tranh cãi với nhau về việc phải thờ phương Thiên Chúa nơi nao, và biết bao cuộc chiến tranh máu đổ thành sông đã diễn ra giữa loài người với nhau đó sao ! Chẳng phải là biết bao thế kỷ qua các giáo hội, kể cả các giáo hội Kitô, đã quá quan tâm đến việc xây dựng các ngôi giáo đường vật chất, với những biểu lộ hoành tráng bên ngoài mà lơ là việc xây dựng những mối tương quan sống động giữa con người với Thiên Chúa và với tha nhân đó sao ! Chẳng phải là biết bao thế kỷ qua, hàng giáo sĩ đã chẳng ôm đồm bao biện hết mọi công việc, mọi sứ vụ, mọi thừa tác và gạt giáo dân ra bên lề Giáo hội, đôi khi, thậm chí, còn muốn thay thế cả Thiên Chúa nữa, đó sao ! Đây chẳng phải là cơ hội qua đó chúng ta được dạy dỗ để nhận ra tầm quan trọng tương đối của các đền thờ, các tư tế, và các cử hành bên ngoài đó sao ! Và cơ hội để nhận ra giá trị của những mối tương quan hiện sinh và cụ thể với vị Thiên Chúa Hằng sống của chúng ta đó sao !
8- Và tôi bỗng nhớ đến Bài Thánh ca của Adaria trong lò lửa :
“Ngày nay chẳng còn vị thủ lãnh,
Chẳng còn bậc ngôn sứ, chẳng còn người chỉ huy.
Lễ toàn thiêu, lễ hy sinh đã hết,
Lễ tiến, lễ hương cũng chẳng còn,
Chẳng còn nơi dâng của đầu mùa lên Chúa
Để chúng con được Chúa xót thương.
Nhưng xin nhận tâm hồn thống hối
Và tinh thần khiêm nhượng của chúng con, thay của lễ toàn thiêu chiên bò, và ngàn vạn cừu non béo tốt.” (Đn 3, 38-39).
9- Nào chẳng phải là đã biết bao thế kỷ qua những kitô hữu giáo dân chúng ta đã chẳng quen sống ỷ lại, hoàn toàn phó thác mọi sự cho hàng giáo sĩ, kể cả vận mạng thuộc linh (tức là cuộc sống tương quan tình yêu với Thiên Chúa Ba Ngôi) của mình hay sao ! Nào chẳng phải là biết bao thế kỷ qua nhiều người trong chúng ta, dù không nói ra, nhưng vẫn cứ nghĩ rằng hiện trường sống đạo, môi trường tôn giáo nơi con người có thể tiếp xúc với Thiên Chúa, chỉ vỏn vẹn là các ngôi thánh đường của các xóm đạo, hoặc là các giáo xứ, và lớn hơn một chút là các giáo phận và Giáo Hội Công Giáo của mình !
“…’Đức Giêsu phán : ‘Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem. Các người thờ Đấng các người không biết; còn chúng tôi thờ Đấng chúng tôi biết, vì ơn cứu độ phát xuất từ dân Do thái. Nhưng giờ đã đến – và chính là lúc nầy đây – giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật’. Người phụ nữ thưa : ‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự’. Đức Giêsu nói : ‘Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây’.” Ga 4, 21-26).
10- Đức Thánh Cha PHANXICÔ có lẽ là một trong những vị lãnh đạo đầu tiên trong Hội Thánh nhận ra được điều nầy : đó là không thể nào canh tân được Giáo Hội và những con người của Giáo Hội nếu không tiêu diệt được khuynh hướng “bao biện” ẩn núp dưới muôn hình vạn trạng nơi hàng giáo sĩ và khuynh hương “ỷ lại” nơi hàng giáo dân, vốn là nguồn gốc của mọi thứ khuynh hướng giáo sĩ trị, quan liêu, phong kiến nơi hàng giáo sĩ và là nguồn gốc của mọi thứ khuynh hướng khoanh tay đúng nhìn của phần đông anh chị em giáo dân, đặc biệt, trong nỗ lực loan báo Tin Mừng !
11- Sáng ngày 13 tháng 3 năm 2020 vừa qua, sau thời gian 5 tuần giảng dạy Bộ Môn Kitô học cho các Đại Chủng sinh ở Đại Chủng viện Huế, trở về Sài Gòn bằng con đường Hàng Không, trước khi về lại Phan Thiết, vì có việc cần, tôi ghé lại Sài Gòn, qua đêm tại căn nhà do một cô cháu gái trông nom dùm người ta. Căn nhà nầy là nơi trước đây cứ mỗi lần vô ra Sài Gòn tôi vẫn thương ghé lại và bao giờ cũng được tiếp đón ân cần và trọng thị. Thế nhưng lần nầy, vừa lên phòng nghỉ, cô cháu gái, với nét mặt cố giấu vẻ ngại ngần, với nụ cười gượng gạo, nói vói tôi : “Cha về đây lỡ lan bệnh ra cho những người trong nhà thì sao !”. Tôi cố giữ nét mặt thản nhiên, không biểu lộ phản ứng gì, nhưng trong lòng hơi khó chịu !
Trên chuyến xe hợp đồng trở về lại Phan Thiết, anh tài xế đồng thời vừa là chủ xe nói với tôi : “Trước khi vào Sài gòn chở cha về, bà ngoại con cố ngăn cản con là trong thời đại dịch nầy, thôi con đừng đi đâu cả, ở nhà với vợ con cho nó an toàn, nhưng khi con nói là vào Sài gòn chở cha C. về thí bà ngoại con nói với con : Ừ, ai chứ chở cha C. thì tốt” ! Dĩ nhiên khi nghe nói thế, tất nhiên, tôi cảm thấy tự hào, và phấn chấn !
Hôm nay, bình tâm, suy nghĩ lại, tôi khám phá ra, than ôi ! cả hai phản ứng đều mang dáng dấp của khuynh hướng “giáo sĩ trị” cả, khuynh hướng luôn muốn tha nhân phục vụ mình chứ không phải chính mình phải phục vụ tha nhân, khuynh hướng luôn muốn cho người ta tập chú vào mình chứ không phải tập chú vào Chúa !
12- Lạy Chúa Giêsu Kitô, lúc nầy đây, con đang ở trong Tuần Thánh năm 2020, giữa Đại dịch Virus Corona, Hội Thánh đang cầu nguyện để cho mọi người biết và dám đi theo Con đường Thập giá mà Chúa đã đi qua, xin cho con biết đi theo Con đường Thập giá của Chúa, vì chỉ có Con đường đó mới dẫn đến Phục Sinh !
Chủng Viện Thánh NICÔLA-Phan Thiết, 08-4-2020.
Linh mục Phêrô NGUYỄN THIÊN CUNG.