Vào cuối tháng 11 năm 2018, tức là chỉ hơn một năm trước khi trường hợp lây nhiễm coronavirus đầu tiên được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc, nhân viên thuộc Cơ quan Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ tại phi trưởng Detroit Metro, tiểu bang Michigan, đã chặn một nhà sinh vật học Trung Quốc với ba lọ thuốc được ghi là “kháng thể” trong vali của ông ta.
Khi bị cật vấn, người này nói rằng đồng nghiệp bên Trung Quốc nhờ ông đem những lọ thuốc này sang cho một nhà nghiên cứu tại Mỹ.
Sự việc sau đó đã được thông báo cho Cục Điều Tra Liên Bang, thường được gọi tắt là FBI. Cơ quan này tin rằng 3 lọ thuốc kia chứa đựng những vật liệu liên quan đến dịch bệnh MERS, tức là Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông, và SARS, là Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Tính Nặng. Tuy danh tính khoa học gia Trung Quốc này chưa được chính thức công bố, nhưng Đơn vị Tình Báo Sinh Hoá của Ban Giám Đốc Tổng Cục FBI về Vũ Khí Huỷ Diệt Hàng Loạt, gọi tắt là WMDD, kết luận rằng trường hợp trên và 2 sự kiện khác nữa cũng được ghi nhận trong bản tường trình cho thấy một mô hình đáng báo động.
Bản tường trình viết:
“Ban Giám Đốc về Vũ Khí Huỷ Diệt Hàng Loạt thẩm định rằng các khoa học gia nước ngoài đã vận chuyển một số vật liệu sinh học không được khai báo và không giấy tờ chứng minh vào Hoa Kỳ trong hành lý xách tay hay hành lý ký gởi của họ gần như chắc chắn có toan tính liên quan đến an ninh sinh học của Hoa Kỳ. WMDD thực hiện việc kiểm định này với độ tin cậy cao dựa trên các báo cáo của các giới chức có quyền truy cập trực tiếp”.
Bản phúc trình trên được đưa ra hơn hai tháng trước khi Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, biết về một loạt các trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán, sau đó được đặt tên là COVID-19. Bản phúc trình cho thấy mối quan tâm rộng lớn hơn của FBI về sự quan tâm của Trung Quốc với các nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ. Bản phúc trình nói rõ cả ba trường hợp được trích dẫn đều liên quan đến công dân Trung Quốc.
Trong trường hợp những lọ thuốc chứa vật liệu SARS và MERS đáng ngờ vực, bản phúc trình tình báo đã trích dẫn một tài liệu bảo mật khác được đánh dấu là FISA, nghĩa là tài liệu chứa đựng Thông tin Thu thập Theo Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài. Một trường hợp khác được trích dẫn trong cùng bản phúc trình có liên quan đến các chủng cúm, và trường hợp thứ ba bị nghi ngờ liên quan đến E. coli.
Tuy FBI không nêu chính xác loại rủi ro an toàn sinh học nào mà những trường hợp này có thể gây ra, nhưng giáo sư Raina MacIntyre thuộc Đại học New South Wales ở Sydney cho biết FBI quan tâm đến các nghiên cứu có tác dụng kép, nghĩa là vừa có khả năng phục vụ y khoa, vừa có thể dẫn đến nạn khủng bố sinh học. Và nếu các mẫu xét nghiệm bất hợp pháp được nhắc đến trong bản phúc trình này được đưa vào Hoa Kỳ, chúng cũng có thể đã được đem ra. Không ai có thể biết được chuyện những mẫu vật này được đem vào hay đem ra ngoài lúc nào, trừ khi bắt được kẻ chủ mưu.
Cựu chuẩn tướng không quân Robert Spalding, từng là thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Trump nói rằng có một mối đe dọa gây ra bởi các công dân Trung Quốc khi họ đem vào Hoa Kỳ các mẫu sinh học. Ông cho rằng thông thường người vận chuyển có thể là một nhân vật không có chủ tâm, đằng sau còn có những kẻ khác, khiến cho việc điều tra thâm ý thực sự trở nên khó khăn. Ông nói: “Có những kẻ chủ tâm muốn trắc nghiệm khả năng xác định và ngăn chặn của chúng ta. Những người khác có thể chỉ là những kẻ cơ hội”
Phúc trình của FBI đề cập đến cả hai nghĩa của an toàn sinh học. Nghĩa thứ nhất tiêu biểu là việc cố ý lạm dụng các tác nhân gây bệnh, như trong trường hợp khủng bố sinh học. Nghĩa thứ hai là việc phát tán một cách vô ý.
Mối quan tâm về an toàn sinh học đến từ Trung Quốc không phải là điều mới lạ. Chẳng hạn như trong trận dịch SARS vào năm 2003, đã xảy ra sau một vài sự kiện liên quan đến việc nhiễm trùng do tai nạn trong phòng thí nghiệm, bao gồm 8 trường hợp sai sót đã xảy ra tại Viện Khuẩn học Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Elsa Kania, một nhà nghiên cứu cao cấp, thuộc Trung tâm New American Security cho biết, trước đây từng có những trường hợp biến thể của một chủng loại gây ra đại dịch cúm đã thoát khỏi phòng thí nghiệm vì sự quản lý sai lầm. Nhưng cô cũng nói “Vấn đề không chỉ giới hạn trong số những nghiên cứu gia người Trung Quốc, mặc dù họ chiếm hầu hết các trường hợp. Bất cứ ai vận chuyển vật liệu sinh học một cách bí mật như thế, đều có khả năng gây ra các tai nạn như đã từng xảy ra cho các nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc tịch”.
Sự chú ý của FBI tập trung vào an ninh sinh học cho thấy sự nghi ngờ lâu năm của chính phủ Hoa Kỳ đối với sự liên hệ của Trung Quốc với khoa học sinh học. Cách đây đúng 2 tháng đã xảy ra vụ khoa trưởng Khoa Hóa Sinh viện đại học Harvard là Charles Lieber bị bắt với cáo buộc che dấu những liên hệ cá nhân của ông với nhà cầm quyền Trung cộng. Theo đặc vụ FBI Joseph Bonavolonta, đây rõ ràng là một vụ phương hại đến lợi ích an ninh quốc gia, và không phải là một trường hợp riêng rẽ.
Source:Yahoo NewsSuspected SARS virus and flu samples found in luggage: FBI report describes China's 'biosecurity risk'
Khi bị cật vấn, người này nói rằng đồng nghiệp bên Trung Quốc nhờ ông đem những lọ thuốc này sang cho một nhà nghiên cứu tại Mỹ.
Sự việc sau đó đã được thông báo cho Cục Điều Tra Liên Bang, thường được gọi tắt là FBI. Cơ quan này tin rằng 3 lọ thuốc kia chứa đựng những vật liệu liên quan đến dịch bệnh MERS, tức là Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông, và SARS, là Hội Chứng Suy Hô Hấp Cấp Tính Nặng. Tuy danh tính khoa học gia Trung Quốc này chưa được chính thức công bố, nhưng Đơn vị Tình Báo Sinh Hoá của Ban Giám Đốc Tổng Cục FBI về Vũ Khí Huỷ Diệt Hàng Loạt, gọi tắt là WMDD, kết luận rằng trường hợp trên và 2 sự kiện khác nữa cũng được ghi nhận trong bản tường trình cho thấy một mô hình đáng báo động.
Bản tường trình viết:
“Ban Giám Đốc về Vũ Khí Huỷ Diệt Hàng Loạt thẩm định rằng các khoa học gia nước ngoài đã vận chuyển một số vật liệu sinh học không được khai báo và không giấy tờ chứng minh vào Hoa Kỳ trong hành lý xách tay hay hành lý ký gởi của họ gần như chắc chắn có toan tính liên quan đến an ninh sinh học của Hoa Kỳ. WMDD thực hiện việc kiểm định này với độ tin cậy cao dựa trên các báo cáo của các giới chức có quyền truy cập trực tiếp”.
Bản phúc trình trên được đưa ra hơn hai tháng trước khi Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, biết về một loạt các trường hợp viêm phổi ở Vũ Hán, sau đó được đặt tên là COVID-19. Bản phúc trình cho thấy mối quan tâm rộng lớn hơn của FBI về sự quan tâm của Trung Quốc với các nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ. Bản phúc trình nói rõ cả ba trường hợp được trích dẫn đều liên quan đến công dân Trung Quốc.
Trong trường hợp những lọ thuốc chứa vật liệu SARS và MERS đáng ngờ vực, bản phúc trình tình báo đã trích dẫn một tài liệu bảo mật khác được đánh dấu là FISA, nghĩa là tài liệu chứa đựng Thông tin Thu thập Theo Đạo luật Giám sát Tình báo Nước ngoài. Một trường hợp khác được trích dẫn trong cùng bản phúc trình có liên quan đến các chủng cúm, và trường hợp thứ ba bị nghi ngờ liên quan đến E. coli.
Tuy FBI không nêu chính xác loại rủi ro an toàn sinh học nào mà những trường hợp này có thể gây ra, nhưng giáo sư Raina MacIntyre thuộc Đại học New South Wales ở Sydney cho biết FBI quan tâm đến các nghiên cứu có tác dụng kép, nghĩa là vừa có khả năng phục vụ y khoa, vừa có thể dẫn đến nạn khủng bố sinh học. Và nếu các mẫu xét nghiệm bất hợp pháp được nhắc đến trong bản phúc trình này được đưa vào Hoa Kỳ, chúng cũng có thể đã được đem ra. Không ai có thể biết được chuyện những mẫu vật này được đem vào hay đem ra ngoài lúc nào, trừ khi bắt được kẻ chủ mưu.
Cựu chuẩn tướng không quân Robert Spalding, từng là thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời chính quyền Trump nói rằng có một mối đe dọa gây ra bởi các công dân Trung Quốc khi họ đem vào Hoa Kỳ các mẫu sinh học. Ông cho rằng thông thường người vận chuyển có thể là một nhân vật không có chủ tâm, đằng sau còn có những kẻ khác, khiến cho việc điều tra thâm ý thực sự trở nên khó khăn. Ông nói: “Có những kẻ chủ tâm muốn trắc nghiệm khả năng xác định và ngăn chặn của chúng ta. Những người khác có thể chỉ là những kẻ cơ hội”
Phúc trình của FBI đề cập đến cả hai nghĩa của an toàn sinh học. Nghĩa thứ nhất tiêu biểu là việc cố ý lạm dụng các tác nhân gây bệnh, như trong trường hợp khủng bố sinh học. Nghĩa thứ hai là việc phát tán một cách vô ý.
Mối quan tâm về an toàn sinh học đến từ Trung Quốc không phải là điều mới lạ. Chẳng hạn như trong trận dịch SARS vào năm 2003, đã xảy ra sau một vài sự kiện liên quan đến việc nhiễm trùng do tai nạn trong phòng thí nghiệm, bao gồm 8 trường hợp sai sót đã xảy ra tại Viện Khuẩn học Trung Quốc ở Bắc Kinh.
Elsa Kania, một nhà nghiên cứu cao cấp, thuộc Trung tâm New American Security cho biết, trước đây từng có những trường hợp biến thể của một chủng loại gây ra đại dịch cúm đã thoát khỏi phòng thí nghiệm vì sự quản lý sai lầm. Nhưng cô cũng nói “Vấn đề không chỉ giới hạn trong số những nghiên cứu gia người Trung Quốc, mặc dù họ chiếm hầu hết các trường hợp. Bất cứ ai vận chuyển vật liệu sinh học một cách bí mật như thế, đều có khả năng gây ra các tai nạn như đã từng xảy ra cho các nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc tịch”.
Sự chú ý của FBI tập trung vào an ninh sinh học cho thấy sự nghi ngờ lâu năm của chính phủ Hoa Kỳ đối với sự liên hệ của Trung Quốc với khoa học sinh học. Cách đây đúng 2 tháng đã xảy ra vụ khoa trưởng Khoa Hóa Sinh viện đại học Harvard là Charles Lieber bị bắt với cáo buộc che dấu những liên hệ cá nhân của ông với nhà cầm quyền Trung cộng. Theo đặc vụ FBI Joseph Bonavolonta, đây rõ ràng là một vụ phương hại đến lợi ích an ninh quốc gia, và không phải là một trường hợp riêng rẽ.
Source:Yahoo News