Theo Melissa Davey của tờ The Guardian, Tòa Án Tối Cao thấy rằng bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý dựa trên toàn bộ chứng cớ, hẳn phải hoài nghi tội của Đức Hồng Y Pell đối với từng vi phạm mà ngài bị kết án, và Tòa đã ra lệnh bản án đó bị dẹp bỏ và án tha bổng được ghi nhận thay vào đó.
Trong bản tóm tắt phán quyết, toàn bộ Tòa Án Tối Cao nói rằng “giả thiết bồi thẩm đoàn đã lượng giá chứng cớ của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin và đáng dựa vào, thì chứng cớ của các chứng nhân khác, tuy thế, cũng đòi bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý, hẳn phải có một hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn liên quan đến các vi phạm thuộc cả hai biến cố bị tố cáo”.
Ký giả này cho hay: điều có ý nghĩa nhất là phán quyết hình sự được nhiều người chờ đợi nhất trong lịch sử Úc đã được công bố từ một phòng xử trống đến một nửa, chỉ có 7 nhà báo và 2 luật sư. Chính ký giả này cũng phải đứng ngoài hành lang toà án. Hòan toàn kỳ lạ!
Phán quyết của Tòa
Melissa Davey tiếp tục cho hay: trọn phán quyết của Tòa Án Tối Cao vừa được gửi cho các nhà báo; phán quyết này nhắm vào tòa phúc thẩm ở Victoria, tức tòa đã bác bỏ kháng án của Đức Hồng Y Pell với đa số 2 chọi 1.
Phán quyết nói mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng khác như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các thẩm phán ấy “đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.
“Chứng cớ không bị thách thức của các nhân chứng kia không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật”.
Ký giả này cũng cho hay: toàn bộ Tòa Án Tối Cao Úc đã đồng thanh chấp nhận kháng án của Đức Hồng Y Pell. Ngài không hiện diện tại phiên tòa. Các luật sự của ngài sẽ thông báo ngay cho ngài. Ngay ngày hôm nay, ngài sẽ được thả khỏi nhà tù Barwon, gần Geelong.
Cô viết thêm: giây phút đáng ghi nhớ nhất tại Tòa Án Tối Cao là 3 người trong hành lang công cộng và 4 người tụ tập ở cửa ra vào đã nghe giọng nói phảng phất của Chánh Thẩm Phán Susan Kiefel nói Pell sẽ được thả tự do. Không hoan hô đả đảo. Đâu có ai khác ở đây!
Trong bản tóm tắt phán quyết, toàn bộ Tòa Án Tối Cao nói rằng “giả thiết bồi thẩm đoàn đã lượng giá chứng cớ của người khiếu nại là hoàn toàn đáng tin và đáng dựa vào, thì chứng cớ của các chứng nhân khác, tuy thế, cũng đòi bồi thẩm đoàn, nếu hành động một cách hợp lý, hẳn phải có một hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn liên quan đến các vi phạm thuộc cả hai biến cố bị tố cáo”.
Ký giả này cho hay: điều có ý nghĩa nhất là phán quyết hình sự được nhiều người chờ đợi nhất trong lịch sử Úc đã được công bố từ một phòng xử trống đến một nửa, chỉ có 7 nhà báo và 2 luật sư. Chính ký giả này cũng phải đứng ngoài hành lang toà án. Hòan toàn kỳ lạ!
Phán quyết của Tòa
Melissa Davey tiếp tục cho hay: trọn phán quyết của Tòa Án Tối Cao vừa được gửi cho các nhà báo; phán quyết này nhắm vào tòa phúc thẩm ở Victoria, tức tòa đã bác bỏ kháng án của Đức Hồng Y Pell với đa số 2 chọi 1.
Phán quyết nói mặc dù đa số của tòa phúc thẩm lượng định chứng cớ của các nhân chứng khác như là bỏ ngỏ khả thể tường thuật của người khiếu nại là chính xác, việc phân tích của các thẩm phán ấy “đã không xét đến câu hỏi liệu có chăng một khả thể hợp lý là việc vi phạm đã không xẩy ra, đến nỗi hẳn phải có một sự hoài nghi hợp lý đối với tội của đương đơn”.
“Chứng cớ không bị thách thức của các nhân chứng kia không nhất quán với tường thuật của người khiếu nại, và mô tả: (i) thói quen của đương đơn chào hỏi cộng đoàn trên hay gần các bậc thềm của nhà thờ chánh tòa sau Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật; (ii) tập tục lâu đời và có tính lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đòi đương đơn, trong tư cách Tổng Giám Mục, luôn được tháp tùng khi đã mặc áo lễ trong nhà thờ chính tòa; và (iii) lưu thông liên tục vào và ra khỏi phòng áo của các linh mục trong vòng 10 đến 15 phút sau khi kết thúc cuộc rước để chấm dứt Thánh Lễ long trọng Chúa Nhật”.
Ký giả này cũng cho hay: toàn bộ Tòa Án Tối Cao Úc đã đồng thanh chấp nhận kháng án của Đức Hồng Y Pell. Ngài không hiện diện tại phiên tòa. Các luật sự của ngài sẽ thông báo ngay cho ngài. Ngay ngày hôm nay, ngài sẽ được thả khỏi nhà tù Barwon, gần Geelong.
Cô viết thêm: giây phút đáng ghi nhớ nhất tại Tòa Án Tối Cao là 3 người trong hành lang công cộng và 4 người tụ tập ở cửa ra vào đã nghe giọng nói phảng phất của Chánh Thẩm Phán Susan Kiefel nói Pell sẽ được thả tự do. Không hoan hô đả đảo. Đâu có ai khác ở đây!