Thập niên 2010 chỉ còn 2 ngày nữa sẽ chấm dứt. Nhìn trở lui, có nhà bình luận gọi nó là thập niên hết ảo tưởng hay thập niên vỡ mộng. Một nhà bình luận khác gãi đầu gãi tai lấy làm lạ khi thấy thập niên này “nhất bên trọng nhất bên khinh” trước hai biến cố gây chấn thương ghê gớm trong Đạo Công Giáo.
Thập niên vỡ mộng
Thực vậy Ross Douthat, một ký giả Công Giáo giữ một mục bình luận cho tờ New York Times, đặt tựa đề cho bài bình luận ngày 28 tháng 12 năm 2019 của ông là “The Decade of Disillusionment” (Thập niên Vỡ mộng).
Douthat cho rằng thập niên 2010 lạ lùng ở điểm rõ ràng không nhiều biến cố nhưng lại gây chấn thương mạnh về tâm lý.
Khai triển định đề trên, ông chứng minh rằng trong thập niên 2010, riêng ở Hoa Kỳ không có nhiều biến cố đáng lưu ý. Thực vậy, tỷ lệ thất nghiệp từ từ giảm thiểu, nhưng đều đặn; thị trường chứng khoán gia tăng; tình hình kinh tế của người dân từ từ được cải thiện; không có những vụ tấn công khủng bố kiểu 9 tây tháng 11, không có những cuộc địa chiến có thể so sánh với Iraq và Việt Nam. Xứ sở tương đối yên tĩnh: tội ác bạo lực và di dân bất hợp pháp có khuynh hướng đi xuống, nạn thiếu niên du đãng giảm thiểu, sinh suất thiếu niên giảm và sinh suất ngoại hôn ổn định.
Tại Washington D.C., chỉ có hai đạo luật chính được Quốc Hội thông qua, cả hai ai cũng tiên đoán được: mở rộng bảo hiểm y tế thời một tổng thống Dân chủ, giảm thuế để tài trợ thiếu hụt dưới thời người Cộng Hòa. Không khối đa số lâu dài nào được thành lập; việc kiểm soát chính quyền bị phân chia 7 trong số 10 năm. Có rất ít thỏa thuận lưỡng đảng, cho dù một số chính sách đổi mới dở hơi (fads) đến rồi đi – cải tổ giáo dục, diều hâu thiếu hụt – để các thực tại nằm bên dưới gần y như cũ. Quán tính và vô hành động hình như là trật tự trong ngày.
Nhưng thực ra mô tả trên không lột tả được trọn vẹn thập niên sắp sửa qua đi. Vì bên cạnh đó có hiện tượng dân túy với sự xuất hiện Bừng Tỉnh Vĩ Đại là Donald Trump, và nhất là cảm quan khủng hoảng, hoang tưởng, bất tín và cuồng loạn bàng bạc trong đời sống công cộng suốt thập niên 2010.
Để giải thích lý do tại sao cái cảm quan trên đã được in hằn mạnh mẽ như thế trong một thập niên có rất ít biến cố làm thay đổi thế giới, Douthat so sánh thập niên này với thập niên trước nó.
Theo ông, trong thập niên 2000, Hoa Kỳ kinh qua cuộc tái kiểm phiếu ở Florida trong cuộc bầu cử Tổng Thống giữa George W. Bush và xâm lăng lớn ở ngoại quốc, với mưu toan nhưng thất bại nhằm biến đổi Trung Đông và sa vào một cuộc suy thoái kinh tế tệ hại nhất kề từ biến cố Đại Suy Thoái. Trong khi đó, đình trệ diễn ra khắp nơi: nhiều tờ báo đóng cửa, các hệ thống truyền tin cáp (cable networks) đầy Al Gore, sau đó, là cuộc bùng nổ DOT.COM, nhất là cuộc tấn công vào chính Hoa Kỳ tệ hại nhất kể từ biến cố Pearl Harbor, mở hai cuộc tính phe phái gia tăng, điện thoại thông minh thống lãnh thế giới, trực tuyến Amazon-Google-Facebook được củng cố trở thành có hình dạng như hiện nay.
Các biến cố của thập niên 2010 như Obamacare, việc bầu Donald Trump làm chấn động thế giới, các bi kịch như Brexit và cuộc khủng hoảng tỵ nạn Syria, kể cả việc cho rằng xe hơi không người lái đã trở thành hiện thực cũng vẫn không thể so sánh với các biến cố trên.
Vậy tại sao, tâm lý của thập niên 2010 lại ngã lòng, bất tín và mất hướng đến thế. Douthat cho rằng có lẽ vì người Hoa Kỳ coi lịch sử nước họ kể từ lúc kết thúc chiến tranh lạnh như một vở kịch 3 màn. Màn thứ nhất, thập niên 1990, là thời kỳ ngạo nghễ (hubris) khi họ tin rằng họ đang bước vào một thời đại mới đầy tính năng động nội địa và quyền lực hoàn cầu: các nhà lãnh đạo của họ đáng tin cậy trở lại, thời đại kỹ thuật số đang xuất hiện là một ơn phúc, các nhà phát minh của họ đang ở ngưỡng cửa các khám phá vĩ đại và các binh sĩ của họ sẵn sàng phân phát phúc lành tự do khắp thế gian.
Thập niên 2000, ngược lại, là kỷ nguyên báo oán (nemesis) khi các kiểu nói huênh hoang nhất của thập niên ngạo mạn 1990, từ dịch bản Pets.com (1) của nền kinh tế mới tới học thuyết Bush, bùng nổ nhà ở tại các khu ngoại ô cũ, tất cả đều gặp số phận hẩm hiu. Nơi hết cuộc phá sản này nối tiếp cuộc phá sản khác, hết cuộc thất bại chiến tranh trên trận địa này đến cuộc thất bại tài chánh khác tại Wall Street, niềm tự tin của thập niên 1990 chạm trán với các thực tại không thể nào tránh được. Và các vị thần minh của các tựa đề sáo rỗng (Gods of Copybook Headings) của Rudyard Kipling đã tìm được đường tái xuất (2).
Theo Douthat, lúc thập niên 2000 kết thúc, các báo oán thực tại đã không được giải thích đúng đắn. Chính phủ thất bại của George W. Bush hiện diện như con dê tế thần, Barack Obama xuất hiện như một cứu chúa, và những nhà cấp tiến đầu tiên và sau đó một số nhà bảo thủ ý thức hệ nhấn mạnh rằng thực ra mọi sự đáng lẽ đã không sao, chủ nghĩa lạc quan của thập niên 1990 đáng lẽ đã kéo dài vô tận, nếu Bush chịu nghe các chính sách của họ.
Đương nhiên, Bush là một tổng thống không thành công, nhưng đổ lỗi cho ông là điều không đúng và việc dần dần hiểu ra điều này đã biến thập niên 2010 thành thập niên ngã lòng thất vọng, trong đó, nhận thức ta nhận được đáng kể hơn các biến cố ta trải nghiệm. Cảm thức khủng hoảng, tha hóa và phản bội xuất hiện từ các liếc nhìn trở lui hơn là các tai họa mới, phản ảnh lối đọc giác ngộ mới về lịch sử Hoa Kỳ gần đây, trọn thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Do đó, những tên khùng Afghanistan và Libyan cũng chẳng quan trọng hay phá hoại gì hơn những tên khùng Iraq của thập niên trước nhưng chắc chắn chúng có nhiều điều để “mặc khải” hơn theo nghĩa chứng minh rằng các can thiệp nhân đạo và các dự án xây dựng quốc gia chẳng hay ho gì hơn khi nằm trong tay các nhà kỹ trị cấp tiến hay các người ủng hộ lý thuyết của Dick Cheney (3), và không hề có “cuộc chiến tốt lành” đơn thuần chờ được những người thông minh hơn đảm trách một khi tinh thần cao bồi của thời kỳ Bush qua đi.
Hoặc việc bầu Donald Trump có lẽ không hề là khoảnh khắc đi xuống của chủ nghĩa toàn trị, cho bằng là khoảnh khắc quan trọng cho thấy nhiều điều về các tương quan sắc tộc và thù ghét giai cấp, sự thối rữa của Đảng Cộng Hòa và sự thiếu khả năng của giai cấp chính trị, một giai cấp đang khiến mọi người nghiêng về một quan điểm đen tối đối với tình thế Hoa Kỳ hơn trước đây.
Douthat còn chưng bằng chứng khác đó là việc người Hoa Kỳ thay đổi mối tương quan với Silicon Valley trong thập niên 2010. Không phải vì có những mô hình kỹ thuật hoặc kinh doanh mới mà vì họ dần dần hiểu ra những điều các mô hình kỹ thuật và kinh doanh này tác động trên tâm trí họ, những điều chúng không làm được cho tiến bộ xã hội hay kinh tế và liên mạng đáng lẽ cần bị chống cự thay vì hân hoan chạy theo.
Cả khuynh hướng biểu kiến nghiêng về nạn thế tục hóa, một chuyển dịch tôn giáo đáng lưu ý nhất của thập niên, một phần cũng đã phản ảnh khuôn mẫu trong đó các người Hoa Kỳ, nhiều năm trước, vốn đã ngưng thực hành Kitô giáo trên thực tế nay chính thức công bố sự bất thống thuộc này của mình.
Cùng lúc ấy, hết trường hợp này đến trường hợp nọ, thập niên 2010 còn là thập niên những người kỳ quặc (cranks) được chứng minh là đúng còn giai cấp lãnh đạo (establishment) bị chứng minh là sai về các khai triển từ các thập niên trước, về các hậu quả kinh tế và chính trị, về sự khôn ngoan của việc thiết lập tiền tệ chung cho Âu Châu, về các hậu quả kinh tế và chính trị của việc mở cửa cho Trung Quốc vào đầu thiên niên kỷ, về qui mô và phạm vi của việc lạm dụng tình dục nơi các định chế ưu hạng.
Theo nghĩa trên, vụ tai tiếng của Jeffrey Epstein là hòn đá góc cho cả thập niên. Các tội ác của nhân vật này diễn ra trong các thập niên 1990 và 2000, không hẳn thuộc thập niên 2010, nhưng việc tiết lộ trọn vẹn về chúng diễn ra trong thập niên này, trong thời kỳ tỉnh mộng làm gia tăng cái bóng râm đang trùm phủ khắp giai cấp chính trị và báo chí.
Cái bóng râm ấy thực ra sâu xa hơn. Thập niên 2010 đầy các ân hận lắng lo và hoang tưởng, nó đẩy người ta đến chủ nghĩa quá khích (radicalism) và phản động, nhưng lại không sản xuất được các sinh hoạt xã hội và chính trị hữu hiệu, vượt quá các phỉ báng dân túy và quần chúng Twitter đầy tính bề hội đồng nhưng tự coi mình là cấp tiến. Thập niên này vạch trần chiều sâu các nan đề nhưng không đề xuất được giải pháp nào giá trị, cũng không sản xuất được một phong trào hay nhà lãnh đạo nào đủ trang bị để diễn dịch sự thất vọng thành hành động có chương trình, biến ngã lòng thành canh tân tâm linh, khủng hoảng định chế thành cải cách cơ cấu.
Hai chấn thương Công Giáo trong thập niên 2010 không được lưu tâm như nhau
Về phía nội bộ Công Giáo, ký giả John Allen đề cập tới một khía cạnh khác của thập niên 2010. Đó là việc hai sự kiện cùng có tầm cỡ hoàn cầu và hệ lụy như nhau nhưng được đối xử thật khác xa nhau. Đó là tai tiếng lạm dụng tình dục và hiện tượng đồng đạo bị bách hại.
Thực vậy, sự kiện đầu được truyền thông lưu tâm đến độ họ đã sản xuất được một cuốn phim thu đến 100 triệu mỹ kim còn sự kiện sau, tức bách hại, thì không được lưu tâm bao nhiêu và chắc chắn sẽ không một cuốn phim nào nói đến.
Allen cho rằng Lễ Giáng Sinh năm 2019 càng khiến người ta lưu ý tới nhận định trên. Vì đúng ngày Lễ vị tử đạo đầu tiên của Kitô giáo là Thánh Stêphanô, nhóm ISIS ở Nigeria công bố cuốn video cho thấy họ chặt đầu 10 Kitô hữu và xử bắn một Kitô hữu khác. Bọn chúng cho rằng vụ giết hại này là để trả thù việc các lực lượng Hoa Kỳ sát hại thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi của họ tại Syria hồi tháng 10.
Các vụ hành quyết trên chỉ là hành động man rợ mới nhất do bọn ISIS ở Tây Phi thực hiện nơi gần đây chúng đã mở rộng các cuộc tấn công vào các Kitô hữu ở Nigeria.
Theo Allen, trong thập niên qua, và cả các thập niên trước đây, hàng năm, Lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh đều là những thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương cho các Kitô hữu khắp thế giới vì các lực lượng muốn hãm hại họ biết rõ các nhà thờ sẽ đầy người và giá trị biểu tượng của việc đánh phá các Kitô hữu vào các ngày lễ thánh hiêng nhất của họ sẽ hết sức lớn lao.
Năm ngoái, không ai quên vụ tấn công bom có phối hợp nhắm vào 3 nhà thờ Kitô Giáo và 3 khách sạn sang trọng ở Sri Lanka giết 259 người và gây thương tích cho hơn 500 người. Năm nay, đến lượt Nigeria.
Nói chung, bạo lực và bách hại chống Kitô giáo nổi bật thập niên 2010 đối với Kitô giáo hoàn cầu y như các tai tiếng lạm dụng tình dục. Tháng 5 vừa qua, một phúc trình được nguyên bộ trưởng ngoại giao Anh, Jeremy Hunt, ủy nhiệm, cho hay bạo lực chống Kitô hữu khắp thế giới đã đạt tới mức “gần như diệt chủng” và kết luận “bằng chứng cho thấy không những việc bách hại Kitô giáo lan tỏa về địa dư, mà còn gia tăng về cường độ”
Các nhà chuyên môn đang tranh cãi về việc thực ra thế nào mới là “bách hại tôn giáo”. Nên con số các vị tử đạo Kitô giáo hàng năm thay đổi đáng kể: có người cho chỉ là 8,000 nhưng không thiếu người cho là khoảng 100,000. Tuy nhiên, căn cứ vào con số ít nhất này, thì trong thập niên qua, có đến ít nhất 80,000 kitô hữu bị giết vì đức tin của họ.
Có điều sự kiện ấy không nổi bằng vụ Cha Hamel, chỉ vì vị linh mục này bị ISIS sát hại lúc đang cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ của ngài ở vùng Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, có thể nói ngay ở trái tim Tây Phương.
Vụ của Cha Hamel cũng cung cấp một chỉ dẫn cho thấy tại sao tai họa nhân quyền do tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục gây ra lại được truyền thông và chủ nghĩa đấu tranh xã hội lưu ý đến thế, trong khi việc bách hại Kitô giáo thì không được lưu ý nhiều, chỉ vì điều sau diễn ra tận đâu đâu.
Allen chua chát nhận định: khi một ai đó bị giết ở Mỹ hay tại một quốc gia lớn của Tây Phương như Pháp chẳng hạn, thì đó là một tin gây chấn động. Khi cũng một việc như thế xẩy ra ở Nigeria, Sri Lanka, hay Iraq hoặc Syria, hay bất cứ nơi nào khác, thì nó nằm ngoài màn ảnh Radar để trở thành một ghi chú.
Một điều nữa: việc bách hại chống Kitô giáo đã bị chính trị hóa cách khác so với nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục. Các năm 2002 và 2003, khi tờ Boston Globe bắt đầu các phanh phui của họ về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, nhiều người Công Giáo cánh hữu coi việc này như một thứ bôi lọ Công Giáo do một nghị trình cấp tiến, thế tục thúc đẩy, nên đã cố gắng triệt hạ người đưa tin. Nay thì không còn thế nữa. Nhưng việc bách hại Kitô giáo thì vẫn bị Tây Phương tri nhận như là vấn đề của phe “bảo thủ”, một điều hết sức phi lý vì đa số nạn nhân là người nghèo, người da mầu, và phần lớn là nữ giới.
Tại sao Asia Bibi, một người Công Giáo làm công nông trại vô học và là mẹ của 4 đứa con đã sống gần cả thập niên 2010 với bản án tử hình tại Pakistan vì tội cho là phỉ báng, sau được thả tự do và được phép qua Gia Nã Đại lại không trở thành một thập tự quân duy nữ; đây là điều không thể giải thích được bằng bất cứ điều gì ngoại trừ các bóp méo ý thức hệ.
Nhân dịp này, Allen cho rằng nếu người Công Giáo cánh hữu chậm ý thức được cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, thì người Công Giáo cánh tả cũng nên tự vấn lương tâm trước các đau khổ của anh chị em mình đang đau khổ vì đức tin trên khắp thế giới.
________________________________________________________________________________________________
(1) Pets.com là một thương vụ dot.com đặt trụ sở tại San Francisco chuyên cung cấp hàng hóa chăm sóc súc vật thân qúy (pet) cho các khách hàng buôn sỉ. Khởi đầu năm 1998, nổi như cồn, nhưng chỉ đế naim 2000 phải phá sản.
(2) The Gods of the Copybook Headings là tựa đề một bài thơ của Rudyard Kipling
(3) Dick Cheney là phó tổng thống thời George W. Bush, dĩ nhiên thuộc phe hữu, nhưng lại được Obama tiếp nhận chủ trương "cùng đích biện minh cho phương tiện" trong cuộc chiến chống khủng bố).
Thập niên vỡ mộng
Thực vậy Ross Douthat, một ký giả Công Giáo giữ một mục bình luận cho tờ New York Times, đặt tựa đề cho bài bình luận ngày 28 tháng 12 năm 2019 của ông là “The Decade of Disillusionment” (Thập niên Vỡ mộng).
Douthat cho rằng thập niên 2010 lạ lùng ở điểm rõ ràng không nhiều biến cố nhưng lại gây chấn thương mạnh về tâm lý.
Khai triển định đề trên, ông chứng minh rằng trong thập niên 2010, riêng ở Hoa Kỳ không có nhiều biến cố đáng lưu ý. Thực vậy, tỷ lệ thất nghiệp từ từ giảm thiểu, nhưng đều đặn; thị trường chứng khoán gia tăng; tình hình kinh tế của người dân từ từ được cải thiện; không có những vụ tấn công khủng bố kiểu 9 tây tháng 11, không có những cuộc địa chiến có thể so sánh với Iraq và Việt Nam. Xứ sở tương đối yên tĩnh: tội ác bạo lực và di dân bất hợp pháp có khuynh hướng đi xuống, nạn thiếu niên du đãng giảm thiểu, sinh suất thiếu niên giảm và sinh suất ngoại hôn ổn định.
Tại Washington D.C., chỉ có hai đạo luật chính được Quốc Hội thông qua, cả hai ai cũng tiên đoán được: mở rộng bảo hiểm y tế thời một tổng thống Dân chủ, giảm thuế để tài trợ thiếu hụt dưới thời người Cộng Hòa. Không khối đa số lâu dài nào được thành lập; việc kiểm soát chính quyền bị phân chia 7 trong số 10 năm. Có rất ít thỏa thuận lưỡng đảng, cho dù một số chính sách đổi mới dở hơi (fads) đến rồi đi – cải tổ giáo dục, diều hâu thiếu hụt – để các thực tại nằm bên dưới gần y như cũ. Quán tính và vô hành động hình như là trật tự trong ngày.
Nhưng thực ra mô tả trên không lột tả được trọn vẹn thập niên sắp sửa qua đi. Vì bên cạnh đó có hiện tượng dân túy với sự xuất hiện Bừng Tỉnh Vĩ Đại là Donald Trump, và nhất là cảm quan khủng hoảng, hoang tưởng, bất tín và cuồng loạn bàng bạc trong đời sống công cộng suốt thập niên 2010.
Để giải thích lý do tại sao cái cảm quan trên đã được in hằn mạnh mẽ như thế trong một thập niên có rất ít biến cố làm thay đổi thế giới, Douthat so sánh thập niên này với thập niên trước nó.
Theo ông, trong thập niên 2000, Hoa Kỳ kinh qua cuộc tái kiểm phiếu ở Florida trong cuộc bầu cử Tổng Thống giữa George W. Bush và xâm lăng lớn ở ngoại quốc, với mưu toan nhưng thất bại nhằm biến đổi Trung Đông và sa vào một cuộc suy thoái kinh tế tệ hại nhất kề từ biến cố Đại Suy Thoái. Trong khi đó, đình trệ diễn ra khắp nơi: nhiều tờ báo đóng cửa, các hệ thống truyền tin cáp (cable networks) đầy Al Gore, sau đó, là cuộc bùng nổ DOT.COM, nhất là cuộc tấn công vào chính Hoa Kỳ tệ hại nhất kể từ biến cố Pearl Harbor, mở hai cuộc tính phe phái gia tăng, điện thoại thông minh thống lãnh thế giới, trực tuyến Amazon-Google-Facebook được củng cố trở thành có hình dạng như hiện nay.
Các biến cố của thập niên 2010 như Obamacare, việc bầu Donald Trump làm chấn động thế giới, các bi kịch như Brexit và cuộc khủng hoảng tỵ nạn Syria, kể cả việc cho rằng xe hơi không người lái đã trở thành hiện thực cũng vẫn không thể so sánh với các biến cố trên.
Vậy tại sao, tâm lý của thập niên 2010 lại ngã lòng, bất tín và mất hướng đến thế. Douthat cho rằng có lẽ vì người Hoa Kỳ coi lịch sử nước họ kể từ lúc kết thúc chiến tranh lạnh như một vở kịch 3 màn. Màn thứ nhất, thập niên 1990, là thời kỳ ngạo nghễ (hubris) khi họ tin rằng họ đang bước vào một thời đại mới đầy tính năng động nội địa và quyền lực hoàn cầu: các nhà lãnh đạo của họ đáng tin cậy trở lại, thời đại kỹ thuật số đang xuất hiện là một ơn phúc, các nhà phát minh của họ đang ở ngưỡng cửa các khám phá vĩ đại và các binh sĩ của họ sẵn sàng phân phát phúc lành tự do khắp thế gian.
Thập niên 2000, ngược lại, là kỷ nguyên báo oán (nemesis) khi các kiểu nói huênh hoang nhất của thập niên ngạo mạn 1990, từ dịch bản Pets.com (1) của nền kinh tế mới tới học thuyết Bush, bùng nổ nhà ở tại các khu ngoại ô cũ, tất cả đều gặp số phận hẩm hiu. Nơi hết cuộc phá sản này nối tiếp cuộc phá sản khác, hết cuộc thất bại chiến tranh trên trận địa này đến cuộc thất bại tài chánh khác tại Wall Street, niềm tự tin của thập niên 1990 chạm trán với các thực tại không thể nào tránh được. Và các vị thần minh của các tựa đề sáo rỗng (Gods of Copybook Headings) của Rudyard Kipling đã tìm được đường tái xuất (2).
Theo Douthat, lúc thập niên 2000 kết thúc, các báo oán thực tại đã không được giải thích đúng đắn. Chính phủ thất bại của George W. Bush hiện diện như con dê tế thần, Barack Obama xuất hiện như một cứu chúa, và những nhà cấp tiến đầu tiên và sau đó một số nhà bảo thủ ý thức hệ nhấn mạnh rằng thực ra mọi sự đáng lẽ đã không sao, chủ nghĩa lạc quan của thập niên 1990 đáng lẽ đã kéo dài vô tận, nếu Bush chịu nghe các chính sách của họ.
Đương nhiên, Bush là một tổng thống không thành công, nhưng đổ lỗi cho ông là điều không đúng và việc dần dần hiểu ra điều này đã biến thập niên 2010 thành thập niên ngã lòng thất vọng, trong đó, nhận thức ta nhận được đáng kể hơn các biến cố ta trải nghiệm. Cảm thức khủng hoảng, tha hóa và phản bội xuất hiện từ các liếc nhìn trở lui hơn là các tai họa mới, phản ảnh lối đọc giác ngộ mới về lịch sử Hoa Kỳ gần đây, trọn thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Do đó, những tên khùng Afghanistan và Libyan cũng chẳng quan trọng hay phá hoại gì hơn những tên khùng Iraq của thập niên trước nhưng chắc chắn chúng có nhiều điều để “mặc khải” hơn theo nghĩa chứng minh rằng các can thiệp nhân đạo và các dự án xây dựng quốc gia chẳng hay ho gì hơn khi nằm trong tay các nhà kỹ trị cấp tiến hay các người ủng hộ lý thuyết của Dick Cheney (3), và không hề có “cuộc chiến tốt lành” đơn thuần chờ được những người thông minh hơn đảm trách một khi tinh thần cao bồi của thời kỳ Bush qua đi.
Hoặc việc bầu Donald Trump có lẽ không hề là khoảnh khắc đi xuống của chủ nghĩa toàn trị, cho bằng là khoảnh khắc quan trọng cho thấy nhiều điều về các tương quan sắc tộc và thù ghét giai cấp, sự thối rữa của Đảng Cộng Hòa và sự thiếu khả năng của giai cấp chính trị, một giai cấp đang khiến mọi người nghiêng về một quan điểm đen tối đối với tình thế Hoa Kỳ hơn trước đây.
Douthat còn chưng bằng chứng khác đó là việc người Hoa Kỳ thay đổi mối tương quan với Silicon Valley trong thập niên 2010. Không phải vì có những mô hình kỹ thuật hoặc kinh doanh mới mà vì họ dần dần hiểu ra những điều các mô hình kỹ thuật và kinh doanh này tác động trên tâm trí họ, những điều chúng không làm được cho tiến bộ xã hội hay kinh tế và liên mạng đáng lẽ cần bị chống cự thay vì hân hoan chạy theo.
Cả khuynh hướng biểu kiến nghiêng về nạn thế tục hóa, một chuyển dịch tôn giáo đáng lưu ý nhất của thập niên, một phần cũng đã phản ảnh khuôn mẫu trong đó các người Hoa Kỳ, nhiều năm trước, vốn đã ngưng thực hành Kitô giáo trên thực tế nay chính thức công bố sự bất thống thuộc này của mình.
Cùng lúc ấy, hết trường hợp này đến trường hợp nọ, thập niên 2010 còn là thập niên những người kỳ quặc (cranks) được chứng minh là đúng còn giai cấp lãnh đạo (establishment) bị chứng minh là sai về các khai triển từ các thập niên trước, về các hậu quả kinh tế và chính trị, về sự khôn ngoan của việc thiết lập tiền tệ chung cho Âu Châu, về các hậu quả kinh tế và chính trị của việc mở cửa cho Trung Quốc vào đầu thiên niên kỷ, về qui mô và phạm vi của việc lạm dụng tình dục nơi các định chế ưu hạng.
Theo nghĩa trên, vụ tai tiếng của Jeffrey Epstein là hòn đá góc cho cả thập niên. Các tội ác của nhân vật này diễn ra trong các thập niên 1990 và 2000, không hẳn thuộc thập niên 2010, nhưng việc tiết lộ trọn vẹn về chúng diễn ra trong thập niên này, trong thời kỳ tỉnh mộng làm gia tăng cái bóng râm đang trùm phủ khắp giai cấp chính trị và báo chí.
Cái bóng râm ấy thực ra sâu xa hơn. Thập niên 2010 đầy các ân hận lắng lo và hoang tưởng, nó đẩy người ta đến chủ nghĩa quá khích (radicalism) và phản động, nhưng lại không sản xuất được các sinh hoạt xã hội và chính trị hữu hiệu, vượt quá các phỉ báng dân túy và quần chúng Twitter đầy tính bề hội đồng nhưng tự coi mình là cấp tiến. Thập niên này vạch trần chiều sâu các nan đề nhưng không đề xuất được giải pháp nào giá trị, cũng không sản xuất được một phong trào hay nhà lãnh đạo nào đủ trang bị để diễn dịch sự thất vọng thành hành động có chương trình, biến ngã lòng thành canh tân tâm linh, khủng hoảng định chế thành cải cách cơ cấu.
Hai chấn thương Công Giáo trong thập niên 2010 không được lưu tâm như nhau
Về phía nội bộ Công Giáo, ký giả John Allen đề cập tới một khía cạnh khác của thập niên 2010. Đó là việc hai sự kiện cùng có tầm cỡ hoàn cầu và hệ lụy như nhau nhưng được đối xử thật khác xa nhau. Đó là tai tiếng lạm dụng tình dục và hiện tượng đồng đạo bị bách hại.
Thực vậy, sự kiện đầu được truyền thông lưu tâm đến độ họ đã sản xuất được một cuốn phim thu đến 100 triệu mỹ kim còn sự kiện sau, tức bách hại, thì không được lưu tâm bao nhiêu và chắc chắn sẽ không một cuốn phim nào nói đến.
Allen cho rằng Lễ Giáng Sinh năm 2019 càng khiến người ta lưu ý tới nhận định trên. Vì đúng ngày Lễ vị tử đạo đầu tiên của Kitô giáo là Thánh Stêphanô, nhóm ISIS ở Nigeria công bố cuốn video cho thấy họ chặt đầu 10 Kitô hữu và xử bắn một Kitô hữu khác. Bọn chúng cho rằng vụ giết hại này là để trả thù việc các lực lượng Hoa Kỳ sát hại thủ lãnh Abu Bakr al-Baghdadi của họ tại Syria hồi tháng 10.
Các vụ hành quyết trên chỉ là hành động man rợ mới nhất do bọn ISIS ở Tây Phi thực hiện nơi gần đây chúng đã mở rộng các cuộc tấn công vào các Kitô hữu ở Nigeria.
Theo Allen, trong thập niên qua, và cả các thập niên trước đây, hàng năm, Lễ Giáng Sinh hay Phục Sinh đều là những thời kỳ đặc biệt dễ bị tổn thương cho các Kitô hữu khắp thế giới vì các lực lượng muốn hãm hại họ biết rõ các nhà thờ sẽ đầy người và giá trị biểu tượng của việc đánh phá các Kitô hữu vào các ngày lễ thánh hiêng nhất của họ sẽ hết sức lớn lao.
Năm ngoái, không ai quên vụ tấn công bom có phối hợp nhắm vào 3 nhà thờ Kitô Giáo và 3 khách sạn sang trọng ở Sri Lanka giết 259 người và gây thương tích cho hơn 500 người. Năm nay, đến lượt Nigeria.
Nói chung, bạo lực và bách hại chống Kitô giáo nổi bật thập niên 2010 đối với Kitô giáo hoàn cầu y như các tai tiếng lạm dụng tình dục. Tháng 5 vừa qua, một phúc trình được nguyên bộ trưởng ngoại giao Anh, Jeremy Hunt, ủy nhiệm, cho hay bạo lực chống Kitô hữu khắp thế giới đã đạt tới mức “gần như diệt chủng” và kết luận “bằng chứng cho thấy không những việc bách hại Kitô giáo lan tỏa về địa dư, mà còn gia tăng về cường độ”
Các nhà chuyên môn đang tranh cãi về việc thực ra thế nào mới là “bách hại tôn giáo”. Nên con số các vị tử đạo Kitô giáo hàng năm thay đổi đáng kể: có người cho chỉ là 8,000 nhưng không thiếu người cho là khoảng 100,000. Tuy nhiên, căn cứ vào con số ít nhất này, thì trong thập niên qua, có đến ít nhất 80,000 kitô hữu bị giết vì đức tin của họ.
Có điều sự kiện ấy không nổi bằng vụ Cha Hamel, chỉ vì vị linh mục này bị ISIS sát hại lúc đang cử hành Thánh Lễ tại giáo xứ của ngài ở vùng Saint-Étienne-du-Rouvray vào ngày 26 tháng 7 năm 2016, có thể nói ngay ở trái tim Tây Phương.
Vụ của Cha Hamel cũng cung cấp một chỉ dẫn cho thấy tại sao tai họa nhân quyền do tai tiếng giáo sĩ lạm dụng tình dục gây ra lại được truyền thông và chủ nghĩa đấu tranh xã hội lưu ý đến thế, trong khi việc bách hại Kitô giáo thì không được lưu ý nhiều, chỉ vì điều sau diễn ra tận đâu đâu.
Allen chua chát nhận định: khi một ai đó bị giết ở Mỹ hay tại một quốc gia lớn của Tây Phương như Pháp chẳng hạn, thì đó là một tin gây chấn động. Khi cũng một việc như thế xẩy ra ở Nigeria, Sri Lanka, hay Iraq hoặc Syria, hay bất cứ nơi nào khác, thì nó nằm ngoài màn ảnh Radar để trở thành một ghi chú.
Một điều nữa: việc bách hại chống Kitô giáo đã bị chính trị hóa cách khác so với nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục. Các năm 2002 và 2003, khi tờ Boston Globe bắt đầu các phanh phui của họ về nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục, nhiều người Công Giáo cánh hữu coi việc này như một thứ bôi lọ Công Giáo do một nghị trình cấp tiến, thế tục thúc đẩy, nên đã cố gắng triệt hạ người đưa tin. Nay thì không còn thế nữa. Nhưng việc bách hại Kitô giáo thì vẫn bị Tây Phương tri nhận như là vấn đề của phe “bảo thủ”, một điều hết sức phi lý vì đa số nạn nhân là người nghèo, người da mầu, và phần lớn là nữ giới.
Tại sao Asia Bibi, một người Công Giáo làm công nông trại vô học và là mẹ của 4 đứa con đã sống gần cả thập niên 2010 với bản án tử hình tại Pakistan vì tội cho là phỉ báng, sau được thả tự do và được phép qua Gia Nã Đại lại không trở thành một thập tự quân duy nữ; đây là điều không thể giải thích được bằng bất cứ điều gì ngoại trừ các bóp méo ý thức hệ.
Nhân dịp này, Allen cho rằng nếu người Công Giáo cánh hữu chậm ý thức được cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục, thì người Công Giáo cánh tả cũng nên tự vấn lương tâm trước các đau khổ của anh chị em mình đang đau khổ vì đức tin trên khắp thế giới.
________________________________________________________________________________________________
(1) Pets.com là một thương vụ dot.com đặt trụ sở tại San Francisco chuyên cung cấp hàng hóa chăm sóc súc vật thân qúy (pet) cho các khách hàng buôn sỉ. Khởi đầu năm 1998, nổi như cồn, nhưng chỉ đế naim 2000 phải phá sản.
(2) The Gods of the Copybook Headings là tựa đề một bài thơ của Rudyard Kipling
(3) Dick Cheney là phó tổng thống thời George W. Bush, dĩ nhiên thuộc phe hữu, nhưng lại được Obama tiếp nhận chủ trương "cùng đích biện minh cho phương tiện" trong cuộc chiến chống khủng bố).