Hội nghị thượng đỉnh của Tòa Thánh về việc bảo vệ các vị thành niên trong Giáo Hội đến nay vừa tròn một năm. Nhân cơ hội này, hai vị từng tham dự Hội Nghị vừa cho hay: việc bảo vệ trong phạm vi này nay đã có phần được cải thiện.
Hai vị đó là linh mục Stéphane Joulain, một nhà trị liệu tâm lý và linh mục Hans Zollner, giám đốc Trung Tâm Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đại Học Gregoriana.
Nói với Olivier Bonnet của Đài Phát Thanh Vatican, Cha Joulain cho biết có nhiều tiến bộ. Theo cha, ngay sau Hội nghị, là giai đoạn im lặng, trong đó, các Hội Đồng Giám Mục thế giới tiếp nhận tài liệu từ Tòa Thánh và các vị Chủ Tịch các Hội Đồng này chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp Giám Mục của mình. Nay ta đang bước vào giai đoạn mới trong đó, các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đang đưa ra các biện pháp, nên có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn hành động.
Để có thể đấu tranh hữu hiệu nạn lạm dụng tình dục trẻ em, cần phải khai triển các dụng cụ khác nhau. Dụng cụ hiện đang được khai triển là thiết lập các văn phòng để người ta lui tới khiếu nạn các vụ lạm dụng và được lắng nghe.
Cha cho rằng song song với việc đó, cần xúc tiến việc “mẫn cảm hóa” nơi các giáo xứ. Tuy nhiên, không những chỉ ở các giáo xứ mà cả những nơi đào tạo các linh mục và người thánh hiến tương lai cũng thế, trong đó, nhấn mạnh không đặt ở chỗ “chống lại họ” mà là ở chỗ “bảo vệ dân Chúa”, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất.
Về khía cạnh tiến bộ, Cha Joulain đơn cử Ivory Coast đã thiết lập một trung tâm để các giáo phận nhận được việc đào tạo. Ở Kenya, một chương trình mẫn cảm hóa đã được thiết lập; một chương trình khác nhằm giúp trẻ em có khả năng lên tiếng khi các em cảm thấy an toàn của các em bị đe dọa.
Cha cho hay một điều gì đó đang thay đổi: chúng ta không còn tập chú vào chuyện “đi truy lùng phù thủy” nữa, thay vào đó, chúng ta chú tâm vào việc “bảo vệ”. Cha cho hay đó là một bước ngoặt quan trọng.
Cha lưu ý: trong một số nền văn hóa, trẻ em không phải là các “ngôi vị” mà là “sở hữu của gia đình”. Trong trường hợp này, các em không thể lên tiếng. Cha hy vọng tình huống sẽ từ từ thay đổi trong tương lai, nếu ta nghiêm túc lưu ý tới các trở ngại hiện có, mà theo cha tùy thuộc “bình diện quản trị trong Giáo Hội”. Nó có phần chậm chạp và phức tạp.
Cha Zollner, một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Các Vị Thành Niên, cũng cho rằng so với một năm trước đây, việc bảo vệ vị thành niên trong Giáo Hội đã có cải thiện. Trả lời phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, Cha cho hay: đã có một số thay đổi trong luật lệ của Giáo Hội mà phần lớn chứa trong văn kiện “Các Con Là Ánh Sáng Thế Gian”.
Từ 1 tháng 6 năm 2019, mọi giáo phận nay có nghĩa vụ phải thiết lập một văn phòng để tiếp nhận báo cáo lạm dụng và để can thiệp và phòng ngừa. Mọi linh mục và tu sĩ có nghĩa vụ phải báo cáo các trường hợp lạm dụng cho giáo quyền, và lần đầu tiên, ta có hệ thống giải trình trong trường hợp các Giám Mục hay bề trên Dòng lơ là hay che đậy các vụ lạm dụng.
Thêm vào đó, còn có 3 điểm được Đức Phanxicô đưa ra hồi tháng 12: tuổi trẻ em bị lạm dụng được nâng lên từ 14 tới 18 và bí mật Giáo Hoàng được bãi bỏ liên quan tới các trường hợp lạm dụng này nghĩa là không Giám Mục hoặc giám tỉnh nào có thể núp đàng sau điều gọi là bí mật chính trị nữa. Như thế, mức bí mật chung quanh các tài liệu mà một số vị viện cớ để không hợp tác với chính quyền nay đã được cất đi.
Thứ ba, ta cũng có thay đổi đối với các nhà giáo luật học giáo dân: từ này các giáo dân có chuyện môn về giáo luật có thể can dự vào các thủ tục giáo luật. Ngoài ra, còn có sự thay đổi về tác phong. Cha Zoller nhìn thấy sự thay đổi này khi các Giám Mục gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Các ngài rất xúc động và nhiều vị dàn dụa nước mắt. Các Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới có thói quen gặp gỡ các Giám Mục trong khu vực của mình để chia sẻ các điều nghe được từ các hội nghị về bảo vệ trẻ em.
Tóm lại theo Cha Zoller “nhiều nơi trên thế giới, nay đã có ý thức sâu sắc hơn và sẵn lòng hơn đối với việc thực sự xử lý vấn đề và làm bất cứ điều gì cần phải làm để người trẻ và người lớn dễ bị tổn thương được an toàn hơn trong Giáo Hội”.
Được hỏi, có những người chưa hài lòng, vẫn còn muốn Giáo Hội can đảm và minh bạch hơn, Cha Zoller trả lời rằng Đức Giáo Hoàng đã thúc đẩy rất nhiều. Nên Hội Nghị Thượng Đỉnh chấm dứt cuối tháng 2, đến đầu tháng 6 đã có luật lệ mới. Theo tiêu chuẩn Vatican, thì đó là vận tốc “sét đánh” rồi. Cha nghĩ Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục thúc giục như thế. Ngài sẽ không dừng tay đâu. Sẽ còn nhiều biện pháp khác nữa nay mai. Theo cha, nay không hẳn ta hành động vì bị áp lực từ các phương tiện truyền thông, mà thực sự vì ý thức được nhu cầu phải tạo môi trường an toàn cho trẻ em trong Giáo Hội.
Các nạn nhân bị lạm dụng
Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, các nạn nhân bị lạm dụng cũng kéo nhau tới Rôma và Geneva để kỷ niệm biến cố này. Hai tổ chức của Mỹ, Bishops Accountability (Các Giám Mục Giải Trình) và Ending Clergy Abuse (Chấm Dứt Nạn Giáo Sĩ Lạm Dụng), đã tổ chức nhiều biến cố trong một tuần lễ nhân dịp này. Họ nói đến các tiến bộ đã đạt được và cả những hố phân cách còn cần phải lấp đầy.
Hôm thứ Hai, trong một cuộc họp báo của Bishops Accountability, các nạn nhân và những người ủng hộ họ đã trung thực thừa nhận các tiến bộ đã đạt được sau Hội Nghị Thượng Đỉnh, nhưng phần lớn phê phán việc theo dõi. Họ cho rằng việc chấp pháp các thủ tục mới vẫn chưa có chi rõ ràng và nhiều Giám Mục vẫn chưa thi hành các luật lệ mới.
Tại Geneva, đại diện của các tổ chức trên đã gặp gỡ Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em và Ủy Ban về Khuyết Tật. Và sau đó, đã họp báo trình bầy về việc một nhóm người Ý và người Á Căn Đình nạp đơn lên các Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn và Quyền Trẻ Em về việc một linh mục Ý lạm dụng trẻ em tại Próvolo Institute, một trường Công Giáo dành cho trẻ em điếc tại thành phố Ý Verona, trước khi chuyển đến một trường chị em của viện tại thành phố Á Căn Đình Mendoza.
Hôm thứ Năm, họ lại họp báo ở Rôma để trình bầy “báo cáo hoàn cầu” về lạm dụng từ sau Hội Nghị Thượng Đỉnh... Hôm thứ Sáu là phiên của các nạn nhân từ Úc nói về trường hợp Đức Hồng Y Pell... Họ cũng cho chiếu cuốn phim “Người Bảo Vệ Đức Tin” nói về việc Đức Bênêđíctô XVI xử lý việc lạm dụng.
Cao điểm là ngày thứ Bẩy với đêm canh thức “Zero Tolerance”, một thuật ngữ được Đức Phanxicô sử dụng nhiều trước Hội Nghị Thượng Đỉnh nhưng đã trở nên gây tranh cãi khi một số chuyên viên chỉ trích tính tối nghĩa của nó.
Nói chung, phản ứng đối với Hội nghị Thượng đỉnh nơi các nhóm nạn nhân và những người ủng hộ họ khá đa dạng.
Một số tin rằng Hội nghị là một thành công, đánh dấu việc Vatican thay đổi phương thức đối với việc lạm dụng, trong khi nhiều người khác cho rằng việc thay đổi ấy chưa đi xa đủ.
Juan Carlos Cruz, một nạn nhân người Chile thì coi việc bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng” là một quyết định can đảm, cho rằng đó là động thái cộng đồng nạn nhân vẫn mong đợi lâu nay và nó giúp rất nhiều người. Dĩ nhiên còn nhiều điều cần làm, song “những hành động can đảm và một điều to lớn như việc này, là một bước lớn tiến tới”. Anh cho rằng Đức Phanxicô là người biết việc trong vấn đề lạm dụng. Anh hiểu nhiều người muốn Đức Giáo Hoàng tiến nhanh hơn nữa, nhưng “đây là trận chiến leo đồi... không như chuyện Đức Giáo Hoàng ký một sắc lệnh rồi mọi sự phải kết thúc”.
Nhiều người khác không đồng ý với anh. Anne Barrett Doyle, đồng giám đốc của Bishops Accountability, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, đã chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô là không còn sử dụng thuật ngữ "zero tolerance" nữa, ngài đã bỏ nó khỏi ngữ vựng của ngài từ 12 tháng nay.
Hai vị đó là linh mục Stéphane Joulain, một nhà trị liệu tâm lý và linh mục Hans Zollner, giám đốc Trung Tâm Bảo Vệ Vị Thành Niên của Đại Học Gregoriana.
Nói với Olivier Bonnet của Đài Phát Thanh Vatican, Cha Joulain cho biết có nhiều tiến bộ. Theo cha, ngay sau Hội nghị, là giai đoạn im lặng, trong đó, các Hội Đồng Giám Mục thế giới tiếp nhận tài liệu từ Tòa Thánh và các vị Chủ Tịch các Hội Đồng này chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp Giám Mục của mình. Nay ta đang bước vào giai đoạn mới trong đó, các Hội Đồng Giám Mục trên thế giới đang đưa ra các biện pháp, nên có thể gọi giai đoạn này là giai đoạn hành động.
Để có thể đấu tranh hữu hiệu nạn lạm dụng tình dục trẻ em, cần phải khai triển các dụng cụ khác nhau. Dụng cụ hiện đang được khai triển là thiết lập các văn phòng để người ta lui tới khiếu nạn các vụ lạm dụng và được lắng nghe.
Cha cho rằng song song với việc đó, cần xúc tiến việc “mẫn cảm hóa” nơi các giáo xứ. Tuy nhiên, không những chỉ ở các giáo xứ mà cả những nơi đào tạo các linh mục và người thánh hiến tương lai cũng thế, trong đó, nhấn mạnh không đặt ở chỗ “chống lại họ” mà là ở chỗ “bảo vệ dân Chúa”, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất.
Về khía cạnh tiến bộ, Cha Joulain đơn cử Ivory Coast đã thiết lập một trung tâm để các giáo phận nhận được việc đào tạo. Ở Kenya, một chương trình mẫn cảm hóa đã được thiết lập; một chương trình khác nhằm giúp trẻ em có khả năng lên tiếng khi các em cảm thấy an toàn của các em bị đe dọa.
Cha cho hay một điều gì đó đang thay đổi: chúng ta không còn tập chú vào chuyện “đi truy lùng phù thủy” nữa, thay vào đó, chúng ta chú tâm vào việc “bảo vệ”. Cha cho hay đó là một bước ngoặt quan trọng.
Cha lưu ý: trong một số nền văn hóa, trẻ em không phải là các “ngôi vị” mà là “sở hữu của gia đình”. Trong trường hợp này, các em không thể lên tiếng. Cha hy vọng tình huống sẽ từ từ thay đổi trong tương lai, nếu ta nghiêm túc lưu ý tới các trở ngại hiện có, mà theo cha tùy thuộc “bình diện quản trị trong Giáo Hội”. Nó có phần chậm chạp và phức tạp.
Cha Zollner, một thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng về Bảo Vệ Các Vị Thành Niên, cũng cho rằng so với một năm trước đây, việc bảo vệ vị thành niên trong Giáo Hội đã có cải thiện. Trả lời phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican, Cha cho hay: đã có một số thay đổi trong luật lệ của Giáo Hội mà phần lớn chứa trong văn kiện “Các Con Là Ánh Sáng Thế Gian”.
Từ 1 tháng 6 năm 2019, mọi giáo phận nay có nghĩa vụ phải thiết lập một văn phòng để tiếp nhận báo cáo lạm dụng và để can thiệp và phòng ngừa. Mọi linh mục và tu sĩ có nghĩa vụ phải báo cáo các trường hợp lạm dụng cho giáo quyền, và lần đầu tiên, ta có hệ thống giải trình trong trường hợp các Giám Mục hay bề trên Dòng lơ là hay che đậy các vụ lạm dụng.
Thêm vào đó, còn có 3 điểm được Đức Phanxicô đưa ra hồi tháng 12: tuổi trẻ em bị lạm dụng được nâng lên từ 14 tới 18 và bí mật Giáo Hoàng được bãi bỏ liên quan tới các trường hợp lạm dụng này nghĩa là không Giám Mục hoặc giám tỉnh nào có thể núp đàng sau điều gọi là bí mật chính trị nữa. Như thế, mức bí mật chung quanh các tài liệu mà một số vị viện cớ để không hợp tác với chính quyền nay đã được cất đi.
Thứ ba, ta cũng có thay đổi đối với các nhà giáo luật học giáo dân: từ này các giáo dân có chuyện môn về giáo luật có thể can dự vào các thủ tục giáo luật. Ngoài ra, còn có sự thay đổi về tác phong. Cha Zoller nhìn thấy sự thay đổi này khi các Giám Mục gặp gỡ các nạn nhân bị lạm dụng. Các ngài rất xúc động và nhiều vị dàn dụa nước mắt. Các Chủ tịch các Hội Đồng Giám Mục thế giới có thói quen gặp gỡ các Giám Mục trong khu vực của mình để chia sẻ các điều nghe được từ các hội nghị về bảo vệ trẻ em.
Tóm lại theo Cha Zoller “nhiều nơi trên thế giới, nay đã có ý thức sâu sắc hơn và sẵn lòng hơn đối với việc thực sự xử lý vấn đề và làm bất cứ điều gì cần phải làm để người trẻ và người lớn dễ bị tổn thương được an toàn hơn trong Giáo Hội”.
Được hỏi, có những người chưa hài lòng, vẫn còn muốn Giáo Hội can đảm và minh bạch hơn, Cha Zoller trả lời rằng Đức Giáo Hoàng đã thúc đẩy rất nhiều. Nên Hội Nghị Thượng Đỉnh chấm dứt cuối tháng 2, đến đầu tháng 6 đã có luật lệ mới. Theo tiêu chuẩn Vatican, thì đó là vận tốc “sét đánh” rồi. Cha nghĩ Đức Giáo Hoàng vẫn tiếp tục thúc giục như thế. Ngài sẽ không dừng tay đâu. Sẽ còn nhiều biện pháp khác nữa nay mai. Theo cha, nay không hẳn ta hành động vì bị áp lực từ các phương tiện truyền thông, mà thực sự vì ý thức được nhu cầu phải tạo môi trường an toàn cho trẻ em trong Giáo Hội.
Các nạn nhân bị lạm dụng
Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, các nạn nhân bị lạm dụng cũng kéo nhau tới Rôma và Geneva để kỷ niệm biến cố này. Hai tổ chức của Mỹ, Bishops Accountability (Các Giám Mục Giải Trình) và Ending Clergy Abuse (Chấm Dứt Nạn Giáo Sĩ Lạm Dụng), đã tổ chức nhiều biến cố trong một tuần lễ nhân dịp này. Họ nói đến các tiến bộ đã đạt được và cả những hố phân cách còn cần phải lấp đầy.
Hôm thứ Hai, trong một cuộc họp báo của Bishops Accountability, các nạn nhân và những người ủng hộ họ đã trung thực thừa nhận các tiến bộ đã đạt được sau Hội Nghị Thượng Đỉnh, nhưng phần lớn phê phán việc theo dõi. Họ cho rằng việc chấp pháp các thủ tục mới vẫn chưa có chi rõ ràng và nhiều Giám Mục vẫn chưa thi hành các luật lệ mới.
Tại Geneva, đại diện của các tổ chức trên đã gặp gỡ Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ Em và Ủy Ban về Khuyết Tật. Và sau đó, đã họp báo trình bầy về việc một nhóm người Ý và người Á Căn Đình nạp đơn lên các Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Chống Tra Tấn và Quyền Trẻ Em về việc một linh mục Ý lạm dụng trẻ em tại Próvolo Institute, một trường Công Giáo dành cho trẻ em điếc tại thành phố Ý Verona, trước khi chuyển đến một trường chị em của viện tại thành phố Á Căn Đình Mendoza.
Hôm thứ Năm, họ lại họp báo ở Rôma để trình bầy “báo cáo hoàn cầu” về lạm dụng từ sau Hội Nghị Thượng Đỉnh... Hôm thứ Sáu là phiên của các nạn nhân từ Úc nói về trường hợp Đức Hồng Y Pell... Họ cũng cho chiếu cuốn phim “Người Bảo Vệ Đức Tin” nói về việc Đức Bênêđíctô XVI xử lý việc lạm dụng.
Cao điểm là ngày thứ Bẩy với đêm canh thức “Zero Tolerance”, một thuật ngữ được Đức Phanxicô sử dụng nhiều trước Hội Nghị Thượng Đỉnh nhưng đã trở nên gây tranh cãi khi một số chuyên viên chỉ trích tính tối nghĩa của nó.
Nói chung, phản ứng đối với Hội nghị Thượng đỉnh nơi các nhóm nạn nhân và những người ủng hộ họ khá đa dạng.
Một số tin rằng Hội nghị là một thành công, đánh dấu việc Vatican thay đổi phương thức đối với việc lạm dụng, trong khi nhiều người khác cho rằng việc thay đổi ấy chưa đi xa đủ.
Juan Carlos Cruz, một nạn nhân người Chile thì coi việc bãi bỏ “bí mật Giáo Hoàng” là một quyết định can đảm, cho rằng đó là động thái cộng đồng nạn nhân vẫn mong đợi lâu nay và nó giúp rất nhiều người. Dĩ nhiên còn nhiều điều cần làm, song “những hành động can đảm và một điều to lớn như việc này, là một bước lớn tiến tới”. Anh cho rằng Đức Phanxicô là người biết việc trong vấn đề lạm dụng. Anh hiểu nhiều người muốn Đức Giáo Hoàng tiến nhanh hơn nữa, nhưng “đây là trận chiến leo đồi... không như chuyện Đức Giáo Hoàng ký một sắc lệnh rồi mọi sự phải kết thúc”.
Nhiều người khác không đồng ý với anh. Anne Barrett Doyle, đồng giám đốc của Bishops Accountability, trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, đã chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô là không còn sử dụng thuật ngữ "zero tolerance" nữa, ngài đã bỏ nó khỏi ngữ vựng của ngài từ 12 tháng nay.