Theo CNA, ngày 29 tháng Hai vừa qua, trên tờ La Nuova Bussola Quotidiana, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Tân Niên Trưởng Hồng Y Đoàn, đã cho phổ biến một lá thư gửi 203 Hồng Y của Giáo Hội Công Giáo, trong đó, ngài cho rằng Đức Hồng Y Zen (Trần Nhật Quân) hiểu lầm Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI về Trung Hoa.
Đức Hồng Y Re viết “Trước nhất, tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong cách tiếp cận của các ngài với tình hình của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, có một hòa điệu sâu sắc trong ý nghĩ và hành động của 3 triều Giáo Hoàng gần đây nhất – những triều Giáo Hoàng, vì tôn trọng sự thật, đã ủng hộ cuộc đối thoại giữa đôi bên chứ không mâu thuẫn”.
Ngài viết tiếp “nhiều lần Đức Hồng Y Zen quả quyết rằng thà không có thỏa hiệp nào còn hơn có thoả hiệp xấu. Ba vị giáo hoàng gần đây nhất không chia sẻ lập trường này nhưng ủng hộ và đồng hành với việc soạn thảo Thỏa Hiệp, mà, vào lúc này đây, xem ra là thỏa hiệp duy nhất có thể có”
Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun, Giám Mục hưu trí của Hongkong, là người lớn tiếng chống đối thỏa hiệp tạm thời năm 2018 giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục.
Ai cũng biết Giáo Hội ở Hoa Lục bị chia rẽ cả 60 năm nay giữa Giáo Hội hầm trú, bị bách hại và việc bổ nhiệm các Giám Mục thường không được nhà cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận, và Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa, một cơ quan được chính phủ thừa nhận.
Thỏa hiệp tạm thời nhằm mục đích bình thường hóa tình huống các người Công Giáo Trung Hoa và hợp nhất Giáo Hội hầm trú với Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa.
Đức Hồng Y Re, người được xác nhận là Niên Trưởng Hồng Y Đoàn mới 6 tuần lễ trước đây, viết cho các vị Hồng Y rằng “vì một số lên tiếng công khai” của Đức Hồng Y Zen, “nên tôi buộc phải chia sẻ một số xem xét và cung ứng một số yếu tố thuận lợi cho một việc lượng giá thanh thản đối với các vấn đề phức tạp liên quan đến Giáo Hội ở Trung Hoa”.
Ngài cho biết, mặc dù Thánh Gioan Phaolô II “một mặt ủng hộ việc trở về hiệp thông trọn vẹn của các Giám Mục được tấn phong trái phép trong những năm bắt đầu vào năm 1958, và đồng thời ước nguyện của ngài là nâng đỡ đời sống của các cộng đồng ‘hầm trú’ do các Giám Mục và linh mục ‘không chính thức’ dẫn dắt, nhưng mặt khác, ngài cổ vũ ý niệm đạt tới một thỏa hiệp chính thức với các nhà cầm quyền về việc bổ nhiệm các Giám Mục”.
Đức Hồng Y nói rằng thỏa hiệp đó cuối cùng đã đạt được và được ký kết ngày 22 tháng Chín năm 2018.
Cho nên Đức Hồng Y Niên Trưởng rất lấy làm lạ khi Đức Hồng Y Zen viết rằng “thỏa hiệp được ký cũng chính là thỏa hiệp mà Đức Bênêđíctô, lúc đó, đã từ chối không ký”.
Đức Hồng Y Re quả quyết rằng “sau khi đích thân ghi chép các văn kiện hiện có tại Văn Khố Hiện Nay của Phủ Quốc Vụ Khanh, tôi có thể bảo đảm với Đức Hồng Y rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã phê chuẩn bản dự thảo của Thỏa Hiệp về việc bổ nhiệm các Giám Mục ở Trung Hoa, một thỏa hiệp mãi đến năm 2018 mới có thể được ký kết”.
Đức Hồng Y Re nhận định rằng vì thỏa hiệp tạo cơ hội để Đức Giáo Hoàng can thiệp vào việc bổ nhiệm các Giám Mục ở Trung Hoa, nên “kiểu nói ‘Giáo Hội độc lập’ không thể còn được giải thích một cách tuyệt đối nữa, như là ‘tách biệt’ khỏi Đức Giáo Hoàng như trong quá khứ”.
Nhận định về thực tại Giáo Hội ở Trung Hoa, Đức Hồng Y Re cho rằng “chẳng may, có sự chậm chạp trong việc rút tỉa tại chỗ mọi hậu quả dẫn khởi từ sự thay đổi có tính thời đại này cả trên bình diện tín lý lẫn thực hành và hiện vẫn còn nhiều căng thẳng và tình huống đau lòng”.
Nhưng theo ngài, “mặt khác, không thể nào tưởng tượng được việc một thỏa hiệp phiến diện, vì trên thực tế, chỉ đụng tới chủ đề bổ nhiệm các Giám Mục, lại có thể thay đổi sự việc một cách gần như tự động và tức khắc trong các phương diện khác của đời sống Giáo Hội”.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Re, việc lên tiếng của Đức Hồng Y Zen “giúp chúng ta hiểu rõ con đường của Giáo Hội ở Trung Hoa vẫn còn khó khăn xiết bao và sứ mệnh của các mục tử và của Đức Thánh Cha vẫn còn phức tạp như thế nào”. Điều cần là chúng ta nên “hợp nhất với Đức Thánh Cha và cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ ngài và nâng đỡ các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, những cộng đồng bất chấp đau khổ trong một thời gian dài vẫn tỏ lòng trung thành với Chúa, trên đường hòa giải, hợp nhất và sứ mệnh phục vụ Tin Mừng”.
Đức Hồng Y Zen không hiểu lầm
Theo tin UCA ngày 2 tháng 3, trong lá thư ngỏ đề ngày 1 tháng 3 năm 2020, Đức Hồng Y Zen vẫn cho rằng Đức Hồng Y Parolin đã chuyển các bản dịch sai từ ngữ Trung Hoa cho Vatican trong cố gắng đạt được thỏa hiệp và làm ngơ các lời chỉ trích.
Lá thư trên để trả lời lá thư của Đức Hồng Y Re gửi các Hồng Y. Đức Hồng Y Zen viết “con ca ngợi lòng can đảm của Đức Hồng Y dám mạo hiểm đi vào các vấn đề mà chính Đức Hồng Y cũng nhận là phức tạp, liều mình xâm hại tới uy tín của chức vụ danh dự vừa khai mạc”.
Đức Hồng Y Zen hoài nghi lời quả quyết của Đức Hồng Y Re về việc Đức Bênêđíctô đã chấp thuận dự thảo của Thỏa Hiệp. Ngài nói: nếu đã chấp thuận, “thì cho tôi xem bản văn đã ký đi, bản văn mà cho đến nay tôi chưa được phép xem”. Vả lại nếu đã chấp thuận, “sao không ký kết lúc đó?”.
Còn về việc bổ nhiệm Giám Mục, nhiều người nhận xét rằng Nhà Nước Trung Hoa chỉ mới thừa nhận 3 trong số hàng chục Giám Mục “hầm trú” trong khi Đức Phanxicô một lúc rút vạ tuyệt thông cho cả 8 Giám Mục “chính thức”. Nhiều người còn sợ sẽ không có Giám Mục hoặc linh mục mới nào được truyền chức cho Giáo Hội “hầm trú”, vô tình đẩy các Giáo Hội này lệ thuộc Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước, tức Nhà Cầm Quyền Trung Hoa.
Đức Hồng Y Zen vẫn tin rằng viễn kiến căn bản của Đức Gioan Phaolô II là “chống đối mạnh mẽ... điều mà tôi chia sẻ”.
Sự mơ hồ về thỏa hiệp có thể là kết quả của việc dịch sai tiếng Trung Hoa bởi các viên chức non trẻ của Bộ Tin Mừng Hóa Các Dân Tộc. Đức Hồng Y Zen cho rằng họ từng chịu trách nhiệm đối với ít nhất 10 lỗi trong bản dịch lá thư năm 2007 của Đức Bênêđíctô. Ngài bảo: “kẻ một mắt làm vua thế giới mù lòa”.
Thực ra, không riêng Đức Hồng Y Zen chống đối thỏa hiệp tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc. Gần đây, Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế và Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Công Lý, Hòa Bình, và Phát Triển Nhân Bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa cho công bố bạch thư về chính sách Trung Hoa Hóa các tôn giáo hiện diện tại Trung Hoa, trong đó có nhận định như sau về Thỏa Hiệp:
“Trong khi bản văn chưa được công bố, bảy giám mục của Giáo Hội ‘chính thức’ trước đó bị tuyệt thông đã được Vatican công nhận như một phần của thỏa thuận. Đổi lại, Trung Quốc chỉ công nhận ba trong số 20 giám mục ‘hầm trú’ được Vatican bổ nhiệm. Thỏa thuận này có mục đích cho phép Đảng Cộng Sản Trung Quốc chọn các giám mục nhưng Đức Giáo Hoàng có quyền phủ quyết các lựa chọn của họ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi tất cả các giáo sĩ đăng ký với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, là Hiệp Hội giám sát Giáo Hội ‘chính thức’. Đáp lại, Tòa Thánh ban hành ‘Các Hướng dẫn Mục vụ’ cho phép các giáo sĩ tự đưa ra quyết định đăng ký dựa trên lương tâm của họ. Quan chức Vatican từng đàm phán thỏa thuận tạm thời gọi đó là ‘điểm khởi hành của một cuộc đối thoại cụ thể và hữu hiệu hơn cho cả hai bên’ và thừa nhận rằng, ‘con đường bình thường hóa đời sống của Giáo Hội vẫn còn dài’. Trong khi đó, các báo cáo về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc vẫn tồn tại khi các nhà thờ ‘hầm trú’ bị đóng cửa và các linh mục của họ bị giam giữ, thánh giá bị phá hủy, kinh thánh bị tịch thu và trẻ em dưới 18 tuổi bị cấm tham dự thánh lễ và được dạy dỗ về tôn giáo. Các máy hình giám sát và hình ảnh của Chủ tịch Tập được gắn và treo trong nhiều nhà thờ. Cuối cùng thời gian mới cho biết liệu các tín hữu có được phép thực hành tôn giáo của họ độc lập với sự kiểm soát của Nhà nước hay không”.
Thỏa hiệp, điểm đến của một diễn trình kéo dài 30 năm
Để độc giả rộng đường lượng giá, chúng tôi trình bầy thêm nhận định của một chuyên viên về thỏa hiệp tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.
Chuyên viên đó là Paolo Affatato, trưởng phòng Á Châu của Fides News. Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, Affatato cho rằng thỏa hiệp của Đức Phanxicô với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám Mục “là thành quả của 30 năm làm việc, chứ không phải nó được sinh hạ ngày hôm qua. Nó đã được sinh hạ dưới thời Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đầu tiên khời sự diễn trình xích lại gần và hiệp thông với các Giám Mục Trung Hoa vốn bị coi là bất hợp pháp”.
Bởi thế, Affatato gọi thỏa hiệp là “điểm đến” không những đối với Đức Phanxicô, mà còn đối với cả Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI nữa.
Ông cho rằng với thời gian, “một loạt vấn đề đã gây nên ngưng đọng, nhưng kết luận đã diễn ra”. Ông so sánh việc thương thảo này với việc xây dựng một tòa dinh thự: trước nhất xây nền rồi từ từ đến các cấu trúc khác, cuối cùng là việc mở cửa dinh thự.
Affatato cho rằng các chỉ trích hiện nay chống lại thoả hiệp không được biện minh vì thỏa hiệp này có “giá trị lịch sử không thể nào tranh luận được vì lần đầu tiên mọi Giám Mục Trung Hoa đều hiệp thông với Đức Giáo Hoàng”. Vả lại theo ông, “đây là một thỏa hiệp làm điểm khởi hành, nó không hoàn hảo”.
Mặt khác, theo ông, người Công Giáo Trung Hoa, kể cả các Giám Mục, nói chung, đều chấp nhận thỏa hiệp và thái độ của họ “rất khác với những gì Giáo Hội ở Hồng Kông nghĩ, một Giáo Hội có lịch sử riêng...và trên bình diện não trạng, cũng khác nhau”.
Affatato cho rằng Hongkong là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997, và được cai trị bằng chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, dành cho nó các quyền tự do dân sự mà Lục địa không hề có, kể cả tự do tôn giáo. Ông bảo “ngày nay, nếu bạn nhìn vào thực tại của đời sống Giáo Hội ở Trung Hoa, 90 phần trăm đồng ý với đường hướng của thỏa hiệp. Nó có thể tốt hơn, nhưng đây là bước đầu cần thiết”.
Ông thừa nhận nhiều người Công Giáo Trung Hoa vẫn còn phải chịu đau khổ và vẫn còn gặp nhiều xách nhiễu từ các viên chức Trung Hoa ở địa phương. “Nhưng bạn không thể nghi vấn toàn bộ kế hoạch. Điều này, đối với tôi, là một sai lầm. Mà Giáo Hội ở Trung Hoa cũng không muốn điều đó”.
Chỉ có điều Affatato hơi quá lạc quan khi nhận định rằng “Nay không còn là thời gian lén lút nữa, giai đoạn lén lút không thể kéo dài mãi... Trung Hoa đã thay đổi, không còn là Trung Hoa của Mao... Cách mạng văn hóa ngày nay không y hệt như 60 năm trước đây”.
Đức Hồng Y Re viết “Trước nhất, tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong cách tiếp cận của các ngài với tình hình của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, có một hòa điệu sâu sắc trong ý nghĩ và hành động của 3 triều Giáo Hoàng gần đây nhất – những triều Giáo Hoàng, vì tôn trọng sự thật, đã ủng hộ cuộc đối thoại giữa đôi bên chứ không mâu thuẫn”.
Ngài viết tiếp “nhiều lần Đức Hồng Y Zen quả quyết rằng thà không có thỏa hiệp nào còn hơn có thoả hiệp xấu. Ba vị giáo hoàng gần đây nhất không chia sẻ lập trường này nhưng ủng hộ và đồng hành với việc soạn thảo Thỏa Hiệp, mà, vào lúc này đây, xem ra là thỏa hiệp duy nhất có thể có”
Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-kiun, Giám Mục hưu trí của Hongkong, là người lớn tiếng chống đối thỏa hiệp tạm thời năm 2018 giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về việc bổ nhiệm các Giám Mục.
Ai cũng biết Giáo Hội ở Hoa Lục bị chia rẽ cả 60 năm nay giữa Giáo Hội hầm trú, bị bách hại và việc bổ nhiệm các Giám Mục thường không được nhà cầm quyền Trung Quốc nhìn nhận, và Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa, một cơ quan được chính phủ thừa nhận.
Thỏa hiệp tạm thời nhằm mục đích bình thường hóa tình huống các người Công Giáo Trung Hoa và hợp nhất Giáo Hội hầm trú với Hiệp Hội Công Giáo Ái Quốc Trung Hoa.
Đức Hồng Y Re, người được xác nhận là Niên Trưởng Hồng Y Đoàn mới 6 tuần lễ trước đây, viết cho các vị Hồng Y rằng “vì một số lên tiếng công khai” của Đức Hồng Y Zen, “nên tôi buộc phải chia sẻ một số xem xét và cung ứng một số yếu tố thuận lợi cho một việc lượng giá thanh thản đối với các vấn đề phức tạp liên quan đến Giáo Hội ở Trung Hoa”.
Ngài cho biết, mặc dù Thánh Gioan Phaolô II “một mặt ủng hộ việc trở về hiệp thông trọn vẹn của các Giám Mục được tấn phong trái phép trong những năm bắt đầu vào năm 1958, và đồng thời ước nguyện của ngài là nâng đỡ đời sống của các cộng đồng ‘hầm trú’ do các Giám Mục và linh mục ‘không chính thức’ dẫn dắt, nhưng mặt khác, ngài cổ vũ ý niệm đạt tới một thỏa hiệp chính thức với các nhà cầm quyền về việc bổ nhiệm các Giám Mục”.
Đức Hồng Y nói rằng thỏa hiệp đó cuối cùng đã đạt được và được ký kết ngày 22 tháng Chín năm 2018.
Cho nên Đức Hồng Y Niên Trưởng rất lấy làm lạ khi Đức Hồng Y Zen viết rằng “thỏa hiệp được ký cũng chính là thỏa hiệp mà Đức Bênêđíctô, lúc đó, đã từ chối không ký”.
Đức Hồng Y Re quả quyết rằng “sau khi đích thân ghi chép các văn kiện hiện có tại Văn Khố Hiện Nay của Phủ Quốc Vụ Khanh, tôi có thể bảo đảm với Đức Hồng Y rằng Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã phê chuẩn bản dự thảo của Thỏa Hiệp về việc bổ nhiệm các Giám Mục ở Trung Hoa, một thỏa hiệp mãi đến năm 2018 mới có thể được ký kết”.
Đức Hồng Y Re nhận định rằng vì thỏa hiệp tạo cơ hội để Đức Giáo Hoàng can thiệp vào việc bổ nhiệm các Giám Mục ở Trung Hoa, nên “kiểu nói ‘Giáo Hội độc lập’ không thể còn được giải thích một cách tuyệt đối nữa, như là ‘tách biệt’ khỏi Đức Giáo Hoàng như trong quá khứ”.
Nhận định về thực tại Giáo Hội ở Trung Hoa, Đức Hồng Y Re cho rằng “chẳng may, có sự chậm chạp trong việc rút tỉa tại chỗ mọi hậu quả dẫn khởi từ sự thay đổi có tính thời đại này cả trên bình diện tín lý lẫn thực hành và hiện vẫn còn nhiều căng thẳng và tình huống đau lòng”.
Nhưng theo ngài, “mặt khác, không thể nào tưởng tượng được việc một thỏa hiệp phiến diện, vì trên thực tế, chỉ đụng tới chủ đề bổ nhiệm các Giám Mục, lại có thể thay đổi sự việc một cách gần như tự động và tức khắc trong các phương diện khác của đời sống Giáo Hội”.
Tuy nhiên, theo Đức Hồng Y Re, việc lên tiếng của Đức Hồng Y Zen “giúp chúng ta hiểu rõ con đường của Giáo Hội ở Trung Hoa vẫn còn khó khăn xiết bao và sứ mệnh của các mục tử và của Đức Thánh Cha vẫn còn phức tạp như thế nào”. Điều cần là chúng ta nên “hợp nhất với Đức Thánh Cha và cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ ngài và nâng đỡ các cộng đồng của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, những cộng đồng bất chấp đau khổ trong một thời gian dài vẫn tỏ lòng trung thành với Chúa, trên đường hòa giải, hợp nhất và sứ mệnh phục vụ Tin Mừng”.
Đức Hồng Y Zen không hiểu lầm
Theo tin UCA ngày 2 tháng 3, trong lá thư ngỏ đề ngày 1 tháng 3 năm 2020, Đức Hồng Y Zen vẫn cho rằng Đức Hồng Y Parolin đã chuyển các bản dịch sai từ ngữ Trung Hoa cho Vatican trong cố gắng đạt được thỏa hiệp và làm ngơ các lời chỉ trích.
Lá thư trên để trả lời lá thư của Đức Hồng Y Re gửi các Hồng Y. Đức Hồng Y Zen viết “con ca ngợi lòng can đảm của Đức Hồng Y dám mạo hiểm đi vào các vấn đề mà chính Đức Hồng Y cũng nhận là phức tạp, liều mình xâm hại tới uy tín của chức vụ danh dự vừa khai mạc”.
Đức Hồng Y Zen hoài nghi lời quả quyết của Đức Hồng Y Re về việc Đức Bênêđíctô đã chấp thuận dự thảo của Thỏa Hiệp. Ngài nói: nếu đã chấp thuận, “thì cho tôi xem bản văn đã ký đi, bản văn mà cho đến nay tôi chưa được phép xem”. Vả lại nếu đã chấp thuận, “sao không ký kết lúc đó?”.
Còn về việc bổ nhiệm Giám Mục, nhiều người nhận xét rằng Nhà Nước Trung Hoa chỉ mới thừa nhận 3 trong số hàng chục Giám Mục “hầm trú” trong khi Đức Phanxicô một lúc rút vạ tuyệt thông cho cả 8 Giám Mục “chính thức”. Nhiều người còn sợ sẽ không có Giám Mục hoặc linh mục mới nào được truyền chức cho Giáo Hội “hầm trú”, vô tình đẩy các Giáo Hội này lệ thuộc Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước, tức Nhà Cầm Quyền Trung Hoa.
Đức Hồng Y Zen vẫn tin rằng viễn kiến căn bản của Đức Gioan Phaolô II là “chống đối mạnh mẽ... điều mà tôi chia sẻ”.
Sự mơ hồ về thỏa hiệp có thể là kết quả của việc dịch sai tiếng Trung Hoa bởi các viên chức non trẻ của Bộ Tin Mừng Hóa Các Dân Tộc. Đức Hồng Y Zen cho rằng họ từng chịu trách nhiệm đối với ít nhất 10 lỗi trong bản dịch lá thư năm 2007 của Đức Bênêđíctô. Ngài bảo: “kẻ một mắt làm vua thế giới mù lòa”.
Thực ra, không riêng Đức Hồng Y Zen chống đối thỏa hiệp tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc. Gần đây, Văn Phòng Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế và Văn Phòng Tự Do Tôn Giáo của Ủy Ban Công Lý, Hòa Bình, và Phát Triển Nhân Bản của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vừa cho công bố bạch thư về chính sách Trung Hoa Hóa các tôn giáo hiện diện tại Trung Hoa, trong đó có nhận định như sau về Thỏa Hiệp:
“Trong khi bản văn chưa được công bố, bảy giám mục của Giáo Hội ‘chính thức’ trước đó bị tuyệt thông đã được Vatican công nhận như một phần của thỏa thuận. Đổi lại, Trung Quốc chỉ công nhận ba trong số 20 giám mục ‘hầm trú’ được Vatican bổ nhiệm. Thỏa thuận này có mục đích cho phép Đảng Cộng Sản Trung Quốc chọn các giám mục nhưng Đức Giáo Hoàng có quyền phủ quyết các lựa chọn của họ. Đảng Cộng Sản Trung Quốc kêu gọi tất cả các giáo sĩ đăng ký với Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc, là Hiệp Hội giám sát Giáo Hội ‘chính thức’. Đáp lại, Tòa Thánh ban hành ‘Các Hướng dẫn Mục vụ’ cho phép các giáo sĩ tự đưa ra quyết định đăng ký dựa trên lương tâm của họ. Quan chức Vatican từng đàm phán thỏa thuận tạm thời gọi đó là ‘điểm khởi hành của một cuộc đối thoại cụ thể và hữu hiệu hơn cho cả hai bên’ và thừa nhận rằng, ‘con đường bình thường hóa đời sống của Giáo Hội vẫn còn dài’. Trong khi đó, các báo cáo về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc vẫn tồn tại khi các nhà thờ ‘hầm trú’ bị đóng cửa và các linh mục của họ bị giam giữ, thánh giá bị phá hủy, kinh thánh bị tịch thu và trẻ em dưới 18 tuổi bị cấm tham dự thánh lễ và được dạy dỗ về tôn giáo. Các máy hình giám sát và hình ảnh của Chủ tịch Tập được gắn và treo trong nhiều nhà thờ. Cuối cùng thời gian mới cho biết liệu các tín hữu có được phép thực hành tôn giáo của họ độc lập với sự kiểm soát của Nhà nước hay không”.
Thỏa hiệp, điểm đến của một diễn trình kéo dài 30 năm
Để độc giả rộng đường lượng giá, chúng tôi trình bầy thêm nhận định của một chuyên viên về thỏa hiệp tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc.
Chuyên viên đó là Paolo Affatato, trưởng phòng Á Châu của Fides News. Theo Elise Ann Allen của tạp chí Crux, Affatato cho rằng thỏa hiệp của Đức Phanxicô với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các Giám Mục “là thành quả của 30 năm làm việc, chứ không phải nó được sinh hạ ngày hôm qua. Nó đã được sinh hạ dưới thời Đức Gioan Phaolô II, vị Giáo Hoàng đầu tiên khời sự diễn trình xích lại gần và hiệp thông với các Giám Mục Trung Hoa vốn bị coi là bất hợp pháp”.
Bởi thế, Affatato gọi thỏa hiệp là “điểm đến” không những đối với Đức Phanxicô, mà còn đối với cả Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI nữa.
Ông cho rằng với thời gian, “một loạt vấn đề đã gây nên ngưng đọng, nhưng kết luận đã diễn ra”. Ông so sánh việc thương thảo này với việc xây dựng một tòa dinh thự: trước nhất xây nền rồi từ từ đến các cấu trúc khác, cuối cùng là việc mở cửa dinh thự.
Affatato cho rằng các chỉ trích hiện nay chống lại thoả hiệp không được biện minh vì thỏa hiệp này có “giá trị lịch sử không thể nào tranh luận được vì lần đầu tiên mọi Giám Mục Trung Hoa đều hiệp thông với Đức Giáo Hoàng”. Vả lại theo ông, “đây là một thỏa hiệp làm điểm khởi hành, nó không hoàn hảo”.
Mặt khác, theo ông, người Công Giáo Trung Hoa, kể cả các Giám Mục, nói chung, đều chấp nhận thỏa hiệp và thái độ của họ “rất khác với những gì Giáo Hội ở Hồng Kông nghĩ, một Giáo Hội có lịch sử riêng...và trên bình diện não trạng, cũng khác nhau”.
Affatato cho rằng Hongkong là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997, và được cai trị bằng chính sách “một quốc gia, hai hệ thống”, dành cho nó các quyền tự do dân sự mà Lục địa không hề có, kể cả tự do tôn giáo. Ông bảo “ngày nay, nếu bạn nhìn vào thực tại của đời sống Giáo Hội ở Trung Hoa, 90 phần trăm đồng ý với đường hướng của thỏa hiệp. Nó có thể tốt hơn, nhưng đây là bước đầu cần thiết”.
Ông thừa nhận nhiều người Công Giáo Trung Hoa vẫn còn phải chịu đau khổ và vẫn còn gặp nhiều xách nhiễu từ các viên chức Trung Hoa ở địa phương. “Nhưng bạn không thể nghi vấn toàn bộ kế hoạch. Điều này, đối với tôi, là một sai lầm. Mà Giáo Hội ở Trung Hoa cũng không muốn điều đó”.
Chỉ có điều Affatato hơi quá lạc quan khi nhận định rằng “Nay không còn là thời gian lén lút nữa, giai đoạn lén lút không thể kéo dài mãi... Trung Hoa đã thay đổi, không còn là Trung Hoa của Mao... Cách mạng văn hóa ngày nay không y hệt như 60 năm trước đây”.