Ki-tô hữu là người có một phẩm giá cao quí. Phâm giá này phát xuất từ Đức Ki-tô, Đấng vừa là người, lại vừa là Chúa. Là người, vì Đức Ki-tô là con Đức Trinh Nữ Ma-ri-a và là Con Đức Chúa Cha (Mc 1,11 ), là Chúa vì là Ngôi Hai Thiên Chúa
Ki-tô hữu phát xuất từ Đức Ki-tô, vì những ai đã lãnh Phép Rửa thì thuộc về Người và mang danh Người. Vì vậy, họ được gọi là Ki-tô hữu. Danh xưng này được dân chúng ở An-ti-ô-khi-a tặng cho họ vào thời bấy giờ.: “Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu”.(Cv 11,26) Sở dĩ như vậy, vì họ là những người đã theo Đức Ki-tô và sống theo lời giảng dạy của Người.
Chắc hẳn vì những lý do trên, nên Đức Giáo Hoàng Lê-ô Cả đã nói trong một bài giảng lễ Giáng Sinh rằng : “Hỡi các Ki-tô hữu, hãy ý thức về phẩm giá của bạn. Giờ đây, bạn đã được thông phần bản tính của Thiên Chúa, nên đừng để mình bị thoái hóa do việc trở lại với lối sống bất xứng đã qua…Hãy nhớ rằng bạn đã được cứu thoát khỏi quyền lực tối tăm, đã được đưa vào trong ánh sáng và Nước của Thiên Chúa.” (PVCGK quyển 1 Giờ Kinh Sách bài đọc 2, trang 366)
Thiết tưởng đôi khi cũng phải nhắc lại phẩm giá này, vì có nhiều người chưa biết hay đã quện mà hóa ra mặc cảm, sợ hãi hay coi thường, trong khi phải nhớ kỹ và lấy làm hiên ngang một cách chính đáng và không ngại ngùng nhận mình là Ki-tô hữu, đồng thời can đảm khi phải tỏ mình ra là như thế.
Đã có những thời, những lúc Ki-tô hữu bị mạ lỵ và vu khống cho đủ điều. Những điều này Đức Giê-su đã báo trước và dạy rằng : “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những gì chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.” (Ga 15, 18-21)
Ki-tô hữu bị ghét không phải vì họ là những người xấu xa, tuy trong số họ cũng có những người như thế, nhưng chỉ vì họ là những người sống theo lời dạy của Đức Ki-tô. Mà những lời này thường đi ngược lại với cách sống và lối suy nghĩ của người đời và vô hình trung trở thành một động cơ gián tiếp cảnh cao họ. Do đấy, một tác giả vô danh ở thế kỷ II sau Công Nguyên, đã viết : “Linh hồn ở trong thân xác, nhưng không do thân xác thì các Ki-tô hữu cũng ở trong thế gian, nhưng không bởi thế gian… Xác thịt thù ghét và gây chiến với linh hồn, dù linh hồn không làm gì hại cho xác thịt mà chỉ ngăn không cho nó hưởng lạc thú. Thế gian cũng ghét các Ki-tô hữu như vậy” (Thư gửi ông ông Đi-a-nhê-tô).
Biết thế, Ki-tô hữu cần phải kiên trì đón nhận khi gặp những sự thù địch và bạc đãi từ phía những kẻ ghen ghét mình, vì ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ (Mt 1 2,22), và Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh (Mt 11,12), Sức mạnh ở đây là sự can đảm chống lại các sự đối kháng của thế gian do bả vinh quang, quyền lực và các thú vui vật chất cùng với sự quyến rũ của tiền bạc.
Phẩm giá thì cao quí, nhưng Ki-tô hữu, người được hưởng, nhiều khi lại kkông biết quí trọng cho đủ. Vì thế, đây là lúc phải nghĩ lại mà tìm hiểu kỹ hơn về phẩm giá của mình để quí trọng và bảo toàn vẻ đẹp và sự cao quí đó. Phẩm giá này không hệ tại sự giầu sang hay địa vị trong xã hội mà là của chung dành cho mọi người mang danh là Ki-tô hữu. Nó còn tạo thành một sự bình đẳng trong cộng đoàn phụng vụ, và biến các các Ki-tô hữu thành anh chị em với nhau trong một đức tin, như lời chào của vị tư tế trong thánh lễ : “Chúa ở cùng anh chị em”.
Ki-tô hữu phát xuất từ Đức Ki-tô, vì những ai đã lãnh Phép Rửa thì thuộc về Người và mang danh Người. Vì vậy, họ được gọi là Ki-tô hữu. Danh xưng này được dân chúng ở An-ti-ô-khi-a tặng cho họ vào thời bấy giờ.: “Chính tại An-ti-ô-khi-a mà lần đầu tiên các môn đệ được gọi là Ki-tô hữu”.(Cv 11,26) Sở dĩ như vậy, vì họ là những người đã theo Đức Ki-tô và sống theo lời giảng dạy của Người.
Chắc hẳn vì những lý do trên, nên Đức Giáo Hoàng Lê-ô Cả đã nói trong một bài giảng lễ Giáng Sinh rằng : “Hỡi các Ki-tô hữu, hãy ý thức về phẩm giá của bạn. Giờ đây, bạn đã được thông phần bản tính của Thiên Chúa, nên đừng để mình bị thoái hóa do việc trở lại với lối sống bất xứng đã qua…Hãy nhớ rằng bạn đã được cứu thoát khỏi quyền lực tối tăm, đã được đưa vào trong ánh sáng và Nước của Thiên Chúa.” (PVCGK quyển 1 Giờ Kinh Sách bài đọc 2, trang 366)
Thiết tưởng đôi khi cũng phải nhắc lại phẩm giá này, vì có nhiều người chưa biết hay đã quện mà hóa ra mặc cảm, sợ hãi hay coi thường, trong khi phải nhớ kỹ và lấy làm hiên ngang một cách chính đáng và không ngại ngùng nhận mình là Ki-tô hữu, đồng thời can đảm khi phải tỏ mình ra là như thế.
Đã có những thời, những lúc Ki-tô hữu bị mạ lỵ và vu khống cho đủ điều. Những điều này Đức Giê-su đã báo trước và dạy rằng : “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước. Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em. Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em. Nhưng họ sẽ làm tất cả những gì chống lại anh em, vì anh em mang danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.” (Ga 15, 18-21)
Ki-tô hữu bị ghét không phải vì họ là những người xấu xa, tuy trong số họ cũng có những người như thế, nhưng chỉ vì họ là những người sống theo lời dạy của Đức Ki-tô. Mà những lời này thường đi ngược lại với cách sống và lối suy nghĩ của người đời và vô hình trung trở thành một động cơ gián tiếp cảnh cao họ. Do đấy, một tác giả vô danh ở thế kỷ II sau Công Nguyên, đã viết : “Linh hồn ở trong thân xác, nhưng không do thân xác thì các Ki-tô hữu cũng ở trong thế gian, nhưng không bởi thế gian… Xác thịt thù ghét và gây chiến với linh hồn, dù linh hồn không làm gì hại cho xác thịt mà chỉ ngăn không cho nó hưởng lạc thú. Thế gian cũng ghét các Ki-tô hữu như vậy” (Thư gửi ông ông Đi-a-nhê-tô).
Biết thế, Ki-tô hữu cần phải kiên trì đón nhận khi gặp những sự thù địch và bạc đãi từ phía những kẻ ghen ghét mình, vì ai bền chí đến cùng sẽ được cứu độ (Mt 1 2,22), và Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh (Mt 11,12), Sức mạnh ở đây là sự can đảm chống lại các sự đối kháng của thế gian do bả vinh quang, quyền lực và các thú vui vật chất cùng với sự quyến rũ của tiền bạc.
Phẩm giá thì cao quí, nhưng Ki-tô hữu, người được hưởng, nhiều khi lại kkông biết quí trọng cho đủ. Vì thế, đây là lúc phải nghĩ lại mà tìm hiểu kỹ hơn về phẩm giá của mình để quí trọng và bảo toàn vẻ đẹp và sự cao quí đó. Phẩm giá này không hệ tại sự giầu sang hay địa vị trong xã hội mà là của chung dành cho mọi người mang danh là Ki-tô hữu. Nó còn tạo thành một sự bình đẳng trong cộng đoàn phụng vụ, và biến các các Ki-tô hữu thành anh chị em với nhau trong một đức tin, như lời chào của vị tư tế trong thánh lễ : “Chúa ở cùng anh chị em”.