Tạp chí New Bloom, ngày 4 tháng 12 năm 2019, phổ biến cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Zen (Trần Nhật Quân) hồi tháng 9 năm nay, lúc các cuộc biểu tình tại Hồng Kông chưa đi vào hình thức nghiệt ngã của nó (https://newbloommag.net/2019/12/03/cardinal-zen-interview/Cardinal Joseph Zen has described Vatican policy toward China as “terrible, terrible, terrible” in a new interview).
Đức Hồng Y Zen cho biết ngài cực kỳ nghi ngờ rằng thỏa thuận ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa, một thỏa thuận chưa bao giờ được công bố, về cơ bản giống như bản dự thảo trước đó từng bị Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ chối ký.
Vị Giám mục đã nghỉ hưu của Hồng Kông, người thường xuyên cảnh cáo về chiến dịch của chính phủ Trung Hoa nhằm kiểm soát Giáo hội, nói với New Bloom rằng các mối liên hệ gần đây của ngài với Vatican “đơn thuần có tính thảm họa”.
Trong một cuộc trò chuyện kéo dài (được công bố vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xavier), Đức Hồng Y Zen tiết lộ rằng khi mới trở thành giám mục, ngài đã làm việc chặt chẽ với Đức Hồng Y Jozef Tomko, người lúc đó là bộ trưởng bộ Truyền giảng Tin mừng trong các nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Giáo hội và chế độ Bắc Kinh. Ngài nói rằng những nỗ lực này đã mang lại kết quả, với việc Vatican bình thường hóa vị thế của một số giám mục đã được chính phủ bổ nhiệm nhưng sẵn sàng cam kết trung thành với Tòa Thánh.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Zen tiếp tục, việc can dự của Vatican đã đi theo một đường hướng khác khi Đức Hồng Y Tomko được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe kế nhiệm, người mà ngài thẳng thắn cho là một người “không tốt”. Ngược lại, Đức Hồng Y Sepe, đến lượt, được Đức Hồng Y Ivan Dias kế vị, người (được Đức Hồng Y Zen coi) là một đệ tử của cố Hồng Y Agostino Casaroli, Quốc Vụ Khanh từ năm 1979 đến năm 1990. Đức Hồng Y Casaroli nổi tiếng về việc sẵn sàng tìm thỏa hiệp với các chế độ Cộng sản.
Tuy nhiên, gần đây hơn, Đức Hồng Y Zen cho biết, chính sách của Vatican đối với Trung Hoa đã được thúc đẩy bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh hiện tại. Vị Hồng Y Trung Hoa thường xuyên chỉ trích Đức Hồng Y Parolin vì đã không nhìn thấy các nguy hiểm của một thỏa thuận với Bắc Kinh.
Đức Hồng Y Zen tiết lộ rằng ngài chưa thấy bản văn thỏa thuận của Vatican với Bắc Kinh, mặc dù ngài đã tham gia diễn trình này rất lâu, và ngài là một trong hai thành viên Trung Hoa còn sống của Hồng Y đoàn.
Về mối quan hệ của ngài với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Zen nói rằng các ngài có “mối liên hệ tuyệt vời về phương diện bản thân”. Tuy nhiên, ngài nói, Đức Giáo Hoàng “không trả lời thư của tôi”. Ngài cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “rất ít tôn trọng các vị tiền nhiệm của ngài. Ngài dẹp bỏ mọi điều do Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thực hiện”.
Nguyên văn cuộc phỏng vấn của Nicolas Hagerty với Đức Hồng Y Zen (陳日君)
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2003, khoảng 500,000 người đã tuần hành ở Hồng Kông để phản đối đạo luật chống lật đổ, Điều 23 của Luật Căn Bản. Cho đến tháng 6 vừa qua, khi hai triệu người xuống đường ở Hồng Kông, thì đó là cuộc biểu tình chính trị lớn nhất ở Hồng Kông sau việc bàn giao.
Tôi đã hỏi Đức Hồng Y Joseph Zen, lúc đó mới được bổ nhiệm làm giám mục Hồng Kông năm 2002, về vai trò chính xác của ngài trong cuộc biểu tình năm đó, ngài đã được các học giả tôn giáo ở Trung Hoa và Hồng Kông trưng dẫn rộng rãi như một phát ngôn viên lớn tiếng nhất của cuộc biểu tình này. Ngài đã thảo luận ngắn gọn các lý do chính của việc ngài chống đối (khả năng Bắc Kinh tuyên bố Giáo Hội là một tổ chức phản quốc) và chiến thuật của ngài (liên minh chiến lược với Pháp Luân Công để đối lập) nhưng không muốn nói nhiều về đỉnh cao rõ ràng trong ảnh hưởng chính trị và được lòng dân của ngài ở Hồng Kong. Sau khi dẫn đầu vài ngàn tín hữu cầu nguyện tại Công viên Victoria trước cuộc diễn hành chính, ngài rời khỏi hiện trường để dành thì giờ cho cầu nguyện. Ngài quan tâm nhiều hơn đến các cuộc biểu tình hiện dang diễn ra lúc này, và với các cuộc tranh đấu của ngài chống bộ máy quan liêu của Vatican.
Cuộc phỏng vấn của chúng tôi diễn ra vào buổi sáng sau thánh lễ tại Học viện Salesian, trên đảo Hồng Kông. Một tu sĩ Salesian đã gặp tôi ở cửa và mời tôi đi ăn sáng tại phòng ăn. Những bức ảnh đóng khung mờ nhạt của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Zen được treo cạnh nhau phía trên lối vào. Các hình ảnh của nhà lãnh đạo giáo phận hiện tại tức Đức Hồng Y John Hong Ton và Đức Giáo Hoàng Phanxicô treo trên bức tường đối diện với lối vào. Đức Hồng Y Zen đã đến gặp tôi vài phút sau đó và khi tôi kết thúc, ngài bắt đầu bằng cách nói về tình hình hiện tại ở Hồng Kông.
Đức Hồng Y Zen nhận thấy có sự khác biệt về thái độ trong phong trào phản kháng hiện nay giữa các sinh viên và các thế hệ cũ, những người, dĩ nhiên, muốn thúc giục ôn hòa chứ không phải các chiến thuật hung hăng hơn của các sinh viên. (Cũng phải nói rằng cuộc phỏng vấn của chúng tôi đã diễn ra vào giữa tháng 9, trước khi cảnh sát leo thang hơn nữa, bao gồm việc sử dụng đạn thật và bao vây Đại Học Kỹ Thuật). Còn về việc Đức Hồng Y Zen tự xếp mình vào thế phân chia thế hệ, chính ngài đã biểu lộ tình liên đới và sự ngưỡng mộ đối với lòng can đảm của họ song song với các can gián về tầm quan trọng phải suy nghĩ tới các sai lầm tương tự của các phong trào xã hội trong quá khứ ở Hồng Kông.
Đức Hồng Y Zen nói với tôi rằng chính phủ Hồng Kông và chính quyền trung ương ở Bắc Kinh rất xảo quyệt nên các sinh viên cần phải giống như họ. Ngài nhấn mạnh rằng, “đã đến lúc để thế hệ lớn tuổi kết hợp với thế hệ trẻ hơn”. Ngài đã diễn hành trong các cuộc mít tinh lớn nhất hồi tháng 6, nhưng kể từ đó đã tham dự trong vai trò hỗ trợ, như một trong năm ủy viên quản trị chịu trách nhiệm đối với một quỹ nhân đạo lớn nhằm hỗ trợ những người bị thương, bị cảnh sát bắt giữ, bị truy tố và cả các gia đình bị ảnh hưởng. Với tư cách là một tuyên úy chính thức, ngài thường xuyên đến thăm nhà tù và tiếp tục viết trên blog cá nhân của ngài.
Đến đây, tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về câu chuyện ngài can dự với Vatican vào các vấn đề Trung Hoa. Vào tháng 9 năm 2018, một thỏa thuận bí mật đã đạt được giữa Vatican và Trung Hoa.
Tôi phổ biến dưới đây đầy đủ, chỉ chỉnh sửa cho rõ ràng hơn thôi, phần này của cuộc trò chuyện của chúng tôi:
Nicholas Haggerty (NH): Đức Hồng Y sinh ra ở Thượng Hải. Cha mẹ của ngài có phải là người Công Giáo không?
Đức Hồng Y Joseph Zen (CZ): Có. Họ là những người Công Giáo thế hệ đầu tiên; Tôi là thế hệ thứ hai. Tôi rời Thượng Hải năm 1948, lúc 16 tuổi.
NH: Đức Hồng Y đã đi đâu? Đức Hồng Y đã đi ngay đến Hồng Kông khi 16 tuổi?
CZ: Tôi đến đây để vào dòng Salesian. Ngôi nhà này.
NH: Đức Hồng Y có định nghĩa mình là người Trung Hoa không?
CZ: Chắc chắn rồi. Vì vậy, khi họ thảo luận về sự độc lập của Hồng Kông, tôi đã nói “Không. Ý các anh muốn nói gì?” Họ nói, “chúng tôi không muốn trà trộn với Trung Hoa”. Chúng tôi không quan tâm đến Trung Hoa, chúng tôi muốn Hồng Kông”. Tôi nói “không, tôi quan tâm đến Trung Hoa. Trung Hoa cũng thuộc về tôi. Tôi muốn nó trở lại từ tay Cộng sản. Tôi sẽ không bao giờ hài lòng chỉ là một công dân của Hồng Kông. Không, không, tôi là người Trung Hoa.
NH: Trận chiến nào hiện đang chiếm nhiều thì giờ hơn của Đức Hồng Y? Ngài có quan tâm nhiều hơn đến các phát triển trong Giáo Hội – với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô và thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh - hay ngài đang bận rộn hơn với Hồng Kông ngay lúc này?
CZ: Nhiều hơn với Trung Hoa. Toàn bộ Giáo Hội ở Trung Hoa - khủng khiếp, khủng khiếp. Kinh khủng. Kinh khủng.
Thật không may, kinh nghiệm tiếp xúc của tôi với Vatican chỉ đơn thuần có tính thảm họa.
Tôi được phong giám mục bởi đức Gioan Phaolô II. Nhưng thật ra đó không phải là quyết định của ngài. Đó là quyết định của cộng tác viên của ngài, Đức Hồng Y Tomko, người đứng đầu bộ Truyền giảng Tin mừng lúc bấy giờ.
Tại sao? Vì vào thời điểm đó, mười lăm năm trước năm 2000, tại Trung Hoa, ông đã thấy một chính sách cởi mở mới. Đức Hồng Y Tomko muốn được can dự vào, và ngài phát xuất từ Tiệp Khắc. Ngài biết Cộng sản. Ngài có kinh nghiệm lâu năm ở Vatican. Ngài là một người bạn tốt của Đức Gioan Phaolô II. Ngài sắp xếp công việc rất tốt.
Lúc ấy, không có uỷ ban nào về Trung Hoa, nhưng Ngài đã bắt đầu bằng cách tổ chức các cuộc họp bí mật. Các cuộc họp này đã có nhiều phiên mỗi năm, hoặc đôi khi hai năm. Đức Hồng Y Tomko nói với tôi, “hãy tham gia các cuộc họp. Tham gia các cuộc họp với Quốc Vụ Khanh của Vatican và Bộ Truyền giảng Tin mừng, hai cơ quan chăm lo Giáo hội tại Trung Hoa”. Các cuộc họp mở rộng cũng đã mời một ai đó từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Hai hoặc ba chuyên gia, một số giám mục, một vài người. Năm hoặc sáu người từ đây.
Những cuộc họp bí mật này rất hữu ích vì . Đức Hồng Y Tomko có thể thu thập nhiều thông tin. Trung Hoa đang mở cửa. Nhiều người đến thăm Trung Hoa, họ mang theo các thông điệp. Chúng tôi có thể khảo sát tình hình, đưa ra lời khuyên, thậm chí thực hiện một số tiếp xúc không chính thức với chính phủ.
Đức Hồng Y Tomko là một người rất cân bằng. Ngài bắt đầu bằng một đường lối cứng rắn để bảo vệ Giáo hội khỏi bị đàn áp. Nhưng khi chúng tôi đưa tin rằng ở Trung Hoa, ngay cả trong cái gọi là Giáo hội chính thức, cũng có rất nhiều người tốt lành, họ chỉ tình cờ hiện diện trong Giáo Hội đó.
Vì vậy, Đức Hồng Y Tomko bắt đầu một chính sách rất cởi mở. Ngài bắt đầu bằng một đường lối cứng rắn nhưng Ngài cởi mở sẵn sàng nghe lý lẽ. Và vì vậy trong các năm đó, sự việc khá xuôi chẩy.
Vâng, bao nhiêu có thể.
Cần phải có một số thỏa hiệp, nhưng về cơ bản, phải nói đúng chủ trương của Giáo hội.
Tòa Thánh hợp pháp hóa một số giám mục bất hợp pháp. Tại sao? Vì họ là những người tốt. Họ sống dưới nhiều áp lực rất lớn. Và chính phủ không dám chọn những người tồi tệ nhất. Vì vậy, đây là những người tốt - có thể nhút nhát, nên họ chấp nhận được tấn phong bất hợp pháp. Nhưng rồi họ xin ân xá, hứa sẽ làm tốt, nên Đức Giáo Hoàng đã hợp pháp hóa họ.
Và rồi có những người trẻ, các linh mục, chính phủ chọn làm giám mục. Một lần nữa, họ là những người tốt, có thể không nhất thiết phải là những người tốt nhất. Và họ cũng đủ can đảm để xin phép Đức Giáo Hoàng. Họ nói, “không có sự cho phép của Đức Giáo Hoàng, chúng tôi sẽ không chấp nhận việc được phong chức”.
Rất can đảm. Sau một số điều tra, họ đã được phê chuẩn.
NH: Điều gì đã thay đổi?
CZ: Thật không may, trong Giáo hội có luật về giới hạn tuổi. Vì vậy, ở tuổi 75, Đức Hồng Y Tomko phải nghỉ hưu. Rồi, người kế vị là người không tốt. Và người kế vị của người kế vị, thậm chí còn tệ hơn.
Ý tôi là có một nhóm trong Tòa thánh. Những người này có quyền lực ở đó. Họ quen có quyền lực chính đáng vì tất cả đều hưởng được sự tin tưởng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng rồi dưới thời Đức Gioan Phaolô II, hướng đi đã ra khác. Nhưng vì có Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Tomko, những người khác đó không có quyền lực thực sự, trong một thời gian. Nhưng khi Đức Hồng Y Tomko nghỉ hưu, và Đức Hồng Y Crescenzio Sepe được bổ nhiệm – Đức Hồng Y Sepe là người không tốt. Đó là những người có quyền lực. Vì vậy, Bộ Truyền giảng Tin mừng hầu như không làm gì cả. Họ chỉ thực hiện chiến lược của Tomko, nhưng không thực sự theo tinh thần đó.
Chỉ cần tưởng tượng: vào năm 2000, đã có một kế hoạch phong chức 12 giám mục ở Bắc Kinh, cùng ngày với việc Đức Giáo Hoàng phong chức cho mười hai giám mục tại Rome. Thật ra, đó là một thất bại. Chỉ có năm vị xuất hiện. Những người khác từ chối được tấn phong. Dù sao, đó là một hành động thách thức rõ ràng. Và vị bộ trưởng mới này đã nhanh nhẩu hợp pháp hóa gần như cả năm vị này. Thật không thể tin được, không thể tin được.
Sau Đức Hồng Y Sepe đến Đức Hồng Y Ivan Dias. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô bổ nhiệm Đức Hồng Y Dias. Bây giờ, mọi người nghĩ đây là một lựa chọn tuyệt vời, vì Đức Hồng Y Dias là một người Ấn Độ đã làm việc lâu năm tại Phủ Quốc Vụ Khanh . Ngài là sứ thần ở hai hoặc ba quốc gia, và tại thời điểm đó, ngài là tổng giám mục của Bombay, giáo phận lớn nhất. Vì vậy, triệu ngài về Vatican có thể là Bộ trưởng Châu Á đầu tiên của Thánh bộ lúc đó, nên, đây là điều rất tốt.
Nhưng thật không may, Đức Hồng Y Dias là một đệ tử của Đức Hồng Y Agostino Casaroli [Ghi chú cuả Chủ Biên: Một quan chức của Vatican nổi tiếng về ngoại giao thời Chiến tranh Lạnh với Khối Đông Âu]. Nên ngài tin tưởng chính sách Ostpolitik. Cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Tarciscio Bertone đều được coi là người ngoài. Họ không thuộc nhóm. Mặc dù Bertone là người Ý.
Trong Phủ Quốc Vụ Khanh , những người có quyền lực thực sự không phải là quan chức cao nhất, mà là những người ở dưới họ. Đặc biệt là trong giao dịch với Trung Hoa.
Pietro Parolin tại thời điểm đó là phó tổng thư ký. Nghĩa là nhà đàm phán trưởng. Không có một ủy ban, mà chỉ có thành viên của Phủ Quốc Vụ Khanh, thực sự là phó tổng thư ký, người sẽ có một số tiếp xúc không chính thức với Trung hoa, ngài báo cáo, ngài tóm tắt các cuộc họp bí mật về tất cả mọi điều. Chúng tôi chỉ có thể góp ý...
Bây giờ dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài đã làm hai việc rất quan trọng. Một là viết một lá thư cho Giáo hội ở Hoa lục mười hai năm trước. Một lá thư tuyệt vời. Nhưng ông có thể tưởng tượng được việc Bộ Truyền giảng Tin mừng dưới thời Đức Hồng Y Dias không; họ thao túng bản dịch tiếng Trung?!
Và rồi Đức Giáo Hoàng cũng lập một ủy ban. Bây giờ, giữa Đức Hồng Y Dias và Đức Tổng Giám Mục Parolin, họ chỉ đơn giản làm cho Ủy Ban đó không hoạt động được. Đầu tiên, họ thao túng việc làm của ủy ban. Sau đó, ủy ban không thực hiện được bất cứ cuộc nghị bàn nào. Và vì vậy, Đức Giáo Hoàng chỉ có lắng nghe họ thôi vì tiếng nói của chúng tôi không thể đến được với ngài. Làm thế nào ông có thể buộc Đức Giáo Hoàng đọc các biên bản được - chúng dày quá mà. Ba ngày thương thảo.
Thế nên, một ngày kia, tôi phải khiếu nại với Đức Giáo Hoàng. Tôi nói, “Đức Thánh Cha đã làm con thành một Hồng Y. Đức Thánh Cha nói rằng con nên giúp Đức Thánh Cha với Giáo hội ở Trung hoa. Nhưng con có thể làm gì chứ? Chẳng làm được gì! Chẳng làm được gì cả. Họ có quyền lực. Và Đức Thánh Cha không nói gì cả. Đức Thánh Cha không giúp con, con có thể giúp gì cho Đức Thánh Cha?"
Tôi rất thô lỗ với Đức Thánh Cha, nhưng Ngài quá tốt, quá tốt bụng. Và vì vậy, cả bức thư và nhất là ủy ban - ủy ban không những bảo vệ bản dịch sai mà còn bảo vệ việc giải thích sai nữa. Việc giải thích sai đã luân lưu khắp Trung Hoa. Kinh khủng thật.
Nhưng hiện nay, chuyện gì đang xảy ra? Đức Phanxicô đã xuất hiện. Bây giờ tôi xin lỗi khi nói rằng tôi nghĩ ông có thể đồng ý rằng ngài rất ít tôn trọng các vị tiền nhiệm của ngài. Ngài đang dẹp bỏ mọi điều do Đức Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thực hiện. Và hiển nhiên họ luôn phục vụ ngoài môi ngoài mép, họ luôn nói “Trong tính liên tục...” nhưng [đập bàn] đó là một sỉ nhục. Một sự sỉ nhục. Không hề có liên tục.
Năm 2010, Tổng Giám Mục Parolin và Hồng Y Dias, họ đã đồng ý với phía Trung Hoa về một dự thảo. Và thế là mọi người bắt đầu nói, “Ồ, bây giờ một thỏa thuận sắp sửa có, nó đang đến, nó đang đến”. Bỗng cái rụp, không ai nghe nói gì nữa.
Tôi không có bằng chứng, nhưng tôi tin rằng chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nói không. Ngài không thể ký thỏa thuận đó. Và tôi nghĩ thỏa thuận được ký kết bây giờ y hệt như thỏa thuận mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã từ chối ký.
NH: Đức Hồng Y chưa thấy thỏa thuận này, họ không cho ngài xem thỏa thuận này sao?
CZ: Không! Tôi hỏi ông, điều đó có hợp tình hợp lý không.
Tôi là một trong hai Hồng Y Trung hoa còn sống vậy mà tôi không thể có quan điểm về thỏa thuận đó, và tôi đã ba lần đến Rome.
NH: Mối liên hệ của ngài với Đức Phanxicô như thế nào khi bắt đầu triều Giáo hoàng này? Có phải nó luôn luôn căng thẳng?
CZ: Với Đức Phanxicô, các liên hệ rất tuyệt về phương diện bản thân. Ngay cả lúc này. Vào đầu tháng 7 năm nay, tôi đã ăn tối với Đức Giáo Hoàng. Nhưng ngài không trả lời thư của tôi. Và mọi điều xảy ra đều chống lại những gì tôi đề nghị.
Có ba điều. Một thỏa thuận bí mật, bí mật đến mức ông không thể nói bất cứ điều gì. Chúng ta không biết trong đó có những gì. Rồi, việc hợp pháp hóa bảy giám mục bị tuyệt thông. Điều đó thật không thể tin được, đơn thuần không thể nào tin được. Nhưng điều không thể tin hơn nữa là hành vi cuối cùng: giết Giáo Hội hầm trú.
Bây giờ họ đã hoàn thành công việc của họ. Vào ngày 28 tháng 6, một tài liệu phát xuất từ Tòa Thánh, Tòa Thánh nhé. Không bao giờ một tài liệu phát xuất từ Tòa Thánh, luôn luôn phát xuất từ một bộ đặc thù, với hai chữ ký. Tài liệu này không có bộ nào được chỉ rõ và không có chữ ký nào - từ Tòa Thánh. Không thể tin được. Không thể tin được. Không ai dám chịu trách nhiệm.
Tôi đã đến Rome một lần nữa. Lần thứ ba. Tôi đến vào tháng 1 năm ngoái, tháng 10 năm ngoái, và sau đó là tháng 6 năm nay. Tôi đã gửi một lá thư đến nơi ở của Đức Giáo Hoàng, nói rằng, “Thưa Đức Thánh Cha, con đang ở Rome. Con muốn biết ai đã soạn thảo tài liệu đó. Điều gọi là định hướng mục vụ. Và con muốn thảo luận với người này về tài liệu đó trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Con ở Rome bốn ngày, Đức Thánh Cha có thể gọi cho con bất cứ lúc nào, ngày hay đêm”.
Sau một ngày, không có gì. Nên, tôi đã gửi một thư ngắn khác, nhưng lần này với mọi phản bác của tôi đối với tài liệu. Tôi nói, “con vẫn còn ở đây chờ đợi”. Rồi, sau một ngày nữa, có người đến nói, “Đức Thánh Cha nói, bất cứ điều gì Đức Hồng Y muốn nói, hãy nói với Quốc Vụ Khanh, Đức Hồng Y Parolin”. Tôi nổi sùng.
Tôi nói “Không! Tôi sẽ không bao giờ lãng phí thời gian với con người đó”, tôi nói thế. Một sự lãng phí thời gian thực sự, vì tôi sẽ không bao giờ thuyết phục được ông ta, ông ta cũng sẽ không bao giờ thuyết phục được tôi. Tôi muốn Đức Thánh Cha hiện diện. Nhưng vì điều đó dường như không thể, được thôi, tôi sẽ về nhà tay không.
Ngày cuối cùng tôi đi khắp nơi để cầu nguyện ở một số Vương cung thánh đường và thăm một số người bạn, cả Đức Hồng Y Tomko- - nay đã 95 tuổi, hả?
NH: Vẫn khỏe chứ?
CZ: [Gật đầu.] Nhưng dường như không còn linh hoạt nữa. Tôi trở về ngôi nhà đó lúc năm giờ. Họ nói “à, Đức Thánh Cha mời Đức Hồng Y ăn tối cùng với Đức Hồng Y Parolin”.
Tôi đã đến đó để ăn tối. Rất đơn giản, ba người chúng tôi. Tôi nghĩ bữa ăn tối không phải là lúc để cãi nhau, nên tôi phải tử tế trong bữa ăn tối. Vì vậy, tôi đã chỉ nói về Hồng Kông còn Đức Hồng Y Parolin thì không nói một lời. Vì vậy, cuối cùng, tôi đã nói, “Thưa Đức Thánh Cha, còn những phản bác của con đối với tài liệu đó thì sao?” Ngài nói, “à, à, tôi sẽ xem xét vấn đề này”.
Ngài tiễn tôi ra cửa.
Và rồi, tôi đã không trở về tay không. Tôi có một ấn tượng rõ ràng rằng Đức Hồng Y Parolin đang thao túng Đức Thánh Cha.
NH: Đức Hồng Y Parolin muốn gì?
CZ: Ôi, không ai có thể biết chắc, bởi vì quả là một mầu nhiệm thực sự người của Giáo hội làm thế nào, với tất cả kiến thức về Trung hoa, về những người Cộng sản, lại có thể làm một việc như ông ta đang làm bây giờ? Giải thích duy nhất không phải là đức tin. Chỉ là một thành công ngoại giao. Hư danh.
Bây giờ, hành vi cuối cùng này chỉ đơn giản không thể tin được. Tài liệu nói rằng, “để phục vụ công khai, anh em cần phải đăng ký với chính phủ”. Và rồi, ông phải ký nhận. Ký nhận một điều trong đó nói rằng ông phải ủng hộ Giáo Hội độc lập. Điều đó không tốt, thực sự chúng ta vẫn đang thảo luận về vấn đề đó. Và chính phủ cũng không tốt vì họ đang dự phóng. Nhưng dù sao đi nữa, “anh em phải ký nhận”.
Tài liệu có nội dung chống lại tính chính thống của chúng ta và họ được khuyến khích ký nhận. Ông không thể lừa dối chính mình. Ông không thể lừa dối người Cộng sản. Ông đang lừa dối cả thế giới. Ông đang lừa dối các tín hữu. Ký nhận tài liệu không phải là ký nhận một tuyên bố. Khi ông ký nhận, ông chấp nhận trở thành thành viên của Giáo Hội đó dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thật khủng khiếp, khủng khiếp.
Gần đây tôi được biết rằng Đức Thánh Cha, trên một chuyến bay trở về (tôi không nhớ ở đâu) đã nói, “chắc chắn, tôi không muốn thấy một sự ly giáo. Nhưng tôi không sợ một sự ly giáo”. Và tôi sẽ nói với ngài “Đức Thánh Cha đang khuyến khích một cuộc ly giáo. Đức Thánh Cha đang hợp pháp hóa một Giáo Hội ly giáo ở Trung Quốc”. Không thể tin được.
NH: Ngài nghĩ đâu là luận lý học của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lý luận của họ trong việc muốn kiểm soát Giáo Hội Công Giáo, để điều hành Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung hoa (CPCA)?
CZ: Chắc chắn rồi, đó là hệ thống của họ. Họ cần kiểm soát mọi thứ. Vì họ biết họ không thể phá hủy, họ muốn kiểm soát. Hiển nhiên. Tất cả các Giáo Hội. Họ muốn tiêu diệt từ bên trong.
NH: Đức Hồng Y có nghĩ rằng có một mâu thuẫn căn bản giữa việc có một đức tin Công Giáo cởi mở ở Trung hoa và có một Trung hoa do Đảng Cộng sản kiểm soát. Ngài có thể có một Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc với Đảng Cộng sản không?
CZ: Họ rất sợ những gì đã xảy ra ở Ba Lan. Họ nói điều ấy một cách công khai. Khi Giáo hoàng phong tôi làm Hồng Y, ông Liu Bainian [Ghi chú của Chủ Biên: phó chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung hoa] nói “Nếu tất cả các Giám mục ở Trung Quốc giống như Hồng Y Zen, thì chúng ta sẽ trở thành như Ba Lan”. Họ sợ điều đó.
Họ không thể chịu đựng được. Ông biết đấy, vấn đề với những người theo đạo Phật ở Tây Tạng và người Hồi giáo ở Tân Cương thậm chí còn phức tạp hơn bởi vì nó có liên quan đến chủng tộc. Còn vấn đề của chúng tôi là chúng tôi là một Giáo hội hoàn vũ. Vì vậy, không có hy vọng, không có hy vọng gì cả. Không hy vọng.
Đức Hồng Y Zen cho biết ngài cực kỳ nghi ngờ rằng thỏa thuận ngoại giao giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa, một thỏa thuận chưa bao giờ được công bố, về cơ bản giống như bản dự thảo trước đó từng bị Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ chối ký.
Vị Giám mục đã nghỉ hưu của Hồng Kông, người thường xuyên cảnh cáo về chiến dịch của chính phủ Trung Hoa nhằm kiểm soát Giáo hội, nói với New Bloom rằng các mối liên hệ gần đây của ngài với Vatican “đơn thuần có tính thảm họa”.
Trong một cuộc trò chuyện kéo dài (được công bố vào ngày lễ Thánh Phanxicô Xavier), Đức Hồng Y Zen tiết lộ rằng khi mới trở thành giám mục, ngài đã làm việc chặt chẽ với Đức Hồng Y Jozef Tomko, người lúc đó là bộ trưởng bộ Truyền giảng Tin mừng trong các nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng giữa Giáo hội và chế độ Bắc Kinh. Ngài nói rằng những nỗ lực này đã mang lại kết quả, với việc Vatican bình thường hóa vị thế của một số giám mục đã được chính phủ bổ nhiệm nhưng sẵn sàng cam kết trung thành với Tòa Thánh.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Zen tiếp tục, việc can dự của Vatican đã đi theo một đường hướng khác khi Đức Hồng Y Tomko được Đức Hồng Y Crescenzio Sepe kế nhiệm, người mà ngài thẳng thắn cho là một người “không tốt”. Ngược lại, Đức Hồng Y Sepe, đến lượt, được Đức Hồng Y Ivan Dias kế vị, người (được Đức Hồng Y Zen coi) là một đệ tử của cố Hồng Y Agostino Casaroli, Quốc Vụ Khanh từ năm 1979 đến năm 1990. Đức Hồng Y Casaroli nổi tiếng về việc sẵn sàng tìm thỏa hiệp với các chế độ Cộng sản.
Tuy nhiên, gần đây hơn, Đức Hồng Y Zen cho biết, chính sách của Vatican đối với Trung Hoa đã được thúc đẩy bởi Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh hiện tại. Vị Hồng Y Trung Hoa thường xuyên chỉ trích Đức Hồng Y Parolin vì đã không nhìn thấy các nguy hiểm của một thỏa thuận với Bắc Kinh.
Đức Hồng Y Zen tiết lộ rằng ngài chưa thấy bản văn thỏa thuận của Vatican với Bắc Kinh, mặc dù ngài đã tham gia diễn trình này rất lâu, và ngài là một trong hai thành viên Trung Hoa còn sống của Hồng Y đoàn.
Về mối quan hệ của ngài với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Zen nói rằng các ngài có “mối liên hệ tuyệt vời về phương diện bản thân”. Tuy nhiên, ngài nói, Đức Giáo Hoàng “không trả lời thư của tôi”. Ngài cũng nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô “rất ít tôn trọng các vị tiền nhiệm của ngài. Ngài dẹp bỏ mọi điều do Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô thực hiện”.
Nguyên văn cuộc phỏng vấn của Nicolas Hagerty với Đức Hồng Y Zen (陳日君)
Vào ngày 1 tháng 7 năm 2003, khoảng 500,000 người đã tuần hành ở Hồng Kông để phản đối đạo luật chống lật đổ, Điều 23 của Luật Căn Bản. Cho đến tháng 6 vừa qua, khi hai triệu người xuống đường ở Hồng Kông, thì đó là cuộc biểu tình chính trị lớn nhất ở Hồng Kông sau việc bàn giao.
Tôi đã hỏi Đức Hồng Y Joseph Zen, lúc đó mới được bổ nhiệm làm giám mục Hồng Kông năm 2002, về vai trò chính xác của ngài trong cuộc biểu tình năm đó, ngài đã được các học giả tôn giáo ở Trung Hoa và Hồng Kông trưng dẫn rộng rãi như một phát ngôn viên lớn tiếng nhất của cuộc biểu tình này. Ngài đã thảo luận ngắn gọn các lý do chính của việc ngài chống đối (khả năng Bắc Kinh tuyên bố Giáo Hội là một tổ chức phản quốc) và chiến thuật của ngài (liên minh chiến lược với Pháp Luân Công để đối lập) nhưng không muốn nói nhiều về đỉnh cao rõ ràng trong ảnh hưởng chính trị và được lòng dân của ngài ở Hồng Kong. Sau khi dẫn đầu vài ngàn tín hữu cầu nguyện tại Công viên Victoria trước cuộc diễn hành chính, ngài rời khỏi hiện trường để dành thì giờ cho cầu nguyện. Ngài quan tâm nhiều hơn đến các cuộc biểu tình hiện dang diễn ra lúc này, và với các cuộc tranh đấu của ngài chống bộ máy quan liêu của Vatican.
Cuộc phỏng vấn của chúng tôi diễn ra vào buổi sáng sau thánh lễ tại Học viện Salesian, trên đảo Hồng Kông. Một tu sĩ Salesian đã gặp tôi ở cửa và mời tôi đi ăn sáng tại phòng ăn. Những bức ảnh đóng khung mờ nhạt của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Zen được treo cạnh nhau phía trên lối vào. Các hình ảnh của nhà lãnh đạo giáo phận hiện tại tức Đức Hồng Y John Hong Ton và Đức Giáo Hoàng Phanxicô treo trên bức tường đối diện với lối vào. Đức Hồng Y Zen đã đến gặp tôi vài phút sau đó và khi tôi kết thúc, ngài bắt đầu bằng cách nói về tình hình hiện tại ở Hồng Kông.
Đức Hồng Y Zen nhận thấy có sự khác biệt về thái độ trong phong trào phản kháng hiện nay giữa các sinh viên và các thế hệ cũ, những người, dĩ nhiên, muốn thúc giục ôn hòa chứ không phải các chiến thuật hung hăng hơn của các sinh viên. (Cũng phải nói rằng cuộc phỏng vấn của chúng tôi đã diễn ra vào giữa tháng 9, trước khi cảnh sát leo thang hơn nữa, bao gồm việc sử dụng đạn thật và bao vây Đại Học Kỹ Thuật). Còn về việc Đức Hồng Y Zen tự xếp mình vào thế phân chia thế hệ, chính ngài đã biểu lộ tình liên đới và sự ngưỡng mộ đối với lòng can đảm của họ song song với các can gián về tầm quan trọng phải suy nghĩ tới các sai lầm tương tự của các phong trào xã hội trong quá khứ ở Hồng Kông.
Đức Hồng Y Zen nói với tôi rằng chính phủ Hồng Kông và chính quyền trung ương ở Bắc Kinh rất xảo quyệt nên các sinh viên cần phải giống như họ. Ngài nhấn mạnh rằng, “đã đến lúc để thế hệ lớn tuổi kết hợp với thế hệ trẻ hơn”. Ngài đã diễn hành trong các cuộc mít tinh lớn nhất hồi tháng 6, nhưng kể từ đó đã tham dự trong vai trò hỗ trợ, như một trong năm ủy viên quản trị chịu trách nhiệm đối với một quỹ nhân đạo lớn nhằm hỗ trợ những người bị thương, bị cảnh sát bắt giữ, bị truy tố và cả các gia đình bị ảnh hưởng. Với tư cách là một tuyên úy chính thức, ngài thường xuyên đến thăm nhà tù và tiếp tục viết trên blog cá nhân của ngài.
Đến đây, tôi đã hỏi Đức Hồng Y Zen về câu chuyện ngài can dự với Vatican vào các vấn đề Trung Hoa. Vào tháng 9 năm 2018, một thỏa thuận bí mật đã đạt được giữa Vatican và Trung Hoa.
Tôi phổ biến dưới đây đầy đủ, chỉ chỉnh sửa cho rõ ràng hơn thôi, phần này của cuộc trò chuyện của chúng tôi:
Nicholas Haggerty (NH): Đức Hồng Y sinh ra ở Thượng Hải. Cha mẹ của ngài có phải là người Công Giáo không?
Đức Hồng Y Joseph Zen (CZ): Có. Họ là những người Công Giáo thế hệ đầu tiên; Tôi là thế hệ thứ hai. Tôi rời Thượng Hải năm 1948, lúc 16 tuổi.
NH: Đức Hồng Y đã đi đâu? Đức Hồng Y đã đi ngay đến Hồng Kông khi 16 tuổi?
CZ: Tôi đến đây để vào dòng Salesian. Ngôi nhà này.
NH: Đức Hồng Y có định nghĩa mình là người Trung Hoa không?
CZ: Chắc chắn rồi. Vì vậy, khi họ thảo luận về sự độc lập của Hồng Kông, tôi đã nói “Không. Ý các anh muốn nói gì?” Họ nói, “chúng tôi không muốn trà trộn với Trung Hoa”. Chúng tôi không quan tâm đến Trung Hoa, chúng tôi muốn Hồng Kông”. Tôi nói “không, tôi quan tâm đến Trung Hoa. Trung Hoa cũng thuộc về tôi. Tôi muốn nó trở lại từ tay Cộng sản. Tôi sẽ không bao giờ hài lòng chỉ là một công dân của Hồng Kông. Không, không, tôi là người Trung Hoa.
NH: Trận chiến nào hiện đang chiếm nhiều thì giờ hơn của Đức Hồng Y? Ngài có quan tâm nhiều hơn đến các phát triển trong Giáo Hội – với việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô và thỏa thuận bí mật với Bắc Kinh - hay ngài đang bận rộn hơn với Hồng Kông ngay lúc này?
CZ: Nhiều hơn với Trung Hoa. Toàn bộ Giáo Hội ở Trung Hoa - khủng khiếp, khủng khiếp. Kinh khủng. Kinh khủng.
Thật không may, kinh nghiệm tiếp xúc của tôi với Vatican chỉ đơn thuần có tính thảm họa.
Tôi được phong giám mục bởi đức Gioan Phaolô II. Nhưng thật ra đó không phải là quyết định của ngài. Đó là quyết định của cộng tác viên của ngài, Đức Hồng Y Tomko, người đứng đầu bộ Truyền giảng Tin mừng lúc bấy giờ.
Tại sao? Vì vào thời điểm đó, mười lăm năm trước năm 2000, tại Trung Hoa, ông đã thấy một chính sách cởi mở mới. Đức Hồng Y Tomko muốn được can dự vào, và ngài phát xuất từ Tiệp Khắc. Ngài biết Cộng sản. Ngài có kinh nghiệm lâu năm ở Vatican. Ngài là một người bạn tốt của Đức Gioan Phaolô II. Ngài sắp xếp công việc rất tốt.
Lúc ấy, không có uỷ ban nào về Trung Hoa, nhưng Ngài đã bắt đầu bằng cách tổ chức các cuộc họp bí mật. Các cuộc họp này đã có nhiều phiên mỗi năm, hoặc đôi khi hai năm. Đức Hồng Y Tomko nói với tôi, “hãy tham gia các cuộc họp. Tham gia các cuộc họp với Quốc Vụ Khanh của Vatican và Bộ Truyền giảng Tin mừng, hai cơ quan chăm lo Giáo hội tại Trung Hoa”. Các cuộc họp mở rộng cũng đã mời một ai đó từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan. Hai hoặc ba chuyên gia, một số giám mục, một vài người. Năm hoặc sáu người từ đây.
Những cuộc họp bí mật này rất hữu ích vì . Đức Hồng Y Tomko có thể thu thập nhiều thông tin. Trung Hoa đang mở cửa. Nhiều người đến thăm Trung Hoa, họ mang theo các thông điệp. Chúng tôi có thể khảo sát tình hình, đưa ra lời khuyên, thậm chí thực hiện một số tiếp xúc không chính thức với chính phủ.
Đức Hồng Y Tomko là một người rất cân bằng. Ngài bắt đầu bằng một đường lối cứng rắn để bảo vệ Giáo hội khỏi bị đàn áp. Nhưng khi chúng tôi đưa tin rằng ở Trung Hoa, ngay cả trong cái gọi là Giáo hội chính thức, cũng có rất nhiều người tốt lành, họ chỉ tình cờ hiện diện trong Giáo Hội đó.
Vì vậy, Đức Hồng Y Tomko bắt đầu một chính sách rất cởi mở. Ngài bắt đầu bằng một đường lối cứng rắn nhưng Ngài cởi mở sẵn sàng nghe lý lẽ. Và vì vậy trong các năm đó, sự việc khá xuôi chẩy.
Vâng, bao nhiêu có thể.
Cần phải có một số thỏa hiệp, nhưng về cơ bản, phải nói đúng chủ trương của Giáo hội.
Tòa Thánh hợp pháp hóa một số giám mục bất hợp pháp. Tại sao? Vì họ là những người tốt. Họ sống dưới nhiều áp lực rất lớn. Và chính phủ không dám chọn những người tồi tệ nhất. Vì vậy, đây là những người tốt - có thể nhút nhát, nên họ chấp nhận được tấn phong bất hợp pháp. Nhưng rồi họ xin ân xá, hứa sẽ làm tốt, nên Đức Giáo Hoàng đã hợp pháp hóa họ.
Và rồi có những người trẻ, các linh mục, chính phủ chọn làm giám mục. Một lần nữa, họ là những người tốt, có thể không nhất thiết phải là những người tốt nhất. Và họ cũng đủ can đảm để xin phép Đức Giáo Hoàng. Họ nói, “không có sự cho phép của Đức Giáo Hoàng, chúng tôi sẽ không chấp nhận việc được phong chức”.
Rất can đảm. Sau một số điều tra, họ đã được phê chuẩn.
NH: Điều gì đã thay đổi?
CZ: Thật không may, trong Giáo hội có luật về giới hạn tuổi. Vì vậy, ở tuổi 75, Đức Hồng Y Tomko phải nghỉ hưu. Rồi, người kế vị là người không tốt. Và người kế vị của người kế vị, thậm chí còn tệ hơn.
Ý tôi là có một nhóm trong Tòa thánh. Những người này có quyền lực ở đó. Họ quen có quyền lực chính đáng vì tất cả đều hưởng được sự tin tưởng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng rồi dưới thời Đức Gioan Phaolô II, hướng đi đã ra khác. Nhưng vì có Đức Giáo Hoàng và Đức Hồng Y Tomko, những người khác đó không có quyền lực thực sự, trong một thời gian. Nhưng khi Đức Hồng Y Tomko nghỉ hưu, và Đức Hồng Y Crescenzio Sepe được bổ nhiệm – Đức Hồng Y Sepe là người không tốt. Đó là những người có quyền lực. Vì vậy, Bộ Truyền giảng Tin mừng hầu như không làm gì cả. Họ chỉ thực hiện chiến lược của Tomko, nhưng không thực sự theo tinh thần đó.
Chỉ cần tưởng tượng: vào năm 2000, đã có một kế hoạch phong chức 12 giám mục ở Bắc Kinh, cùng ngày với việc Đức Giáo Hoàng phong chức cho mười hai giám mục tại Rome. Thật ra, đó là một thất bại. Chỉ có năm vị xuất hiện. Những người khác từ chối được tấn phong. Dù sao, đó là một hành động thách thức rõ ràng. Và vị bộ trưởng mới này đã nhanh nhẩu hợp pháp hóa gần như cả năm vị này. Thật không thể tin được, không thể tin được.
Sau Đức Hồng Y Sepe đến Đức Hồng Y Ivan Dias. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô bổ nhiệm Đức Hồng Y Dias. Bây giờ, mọi người nghĩ đây là một lựa chọn tuyệt vời, vì Đức Hồng Y Dias là một người Ấn Độ đã làm việc lâu năm tại Phủ Quốc Vụ Khanh . Ngài là sứ thần ở hai hoặc ba quốc gia, và tại thời điểm đó, ngài là tổng giám mục của Bombay, giáo phận lớn nhất. Vì vậy, triệu ngài về Vatican có thể là Bộ trưởng Châu Á đầu tiên của Thánh bộ lúc đó, nên, đây là điều rất tốt.
Nhưng thật không may, Đức Hồng Y Dias là một đệ tử của Đức Hồng Y Agostino Casaroli [Ghi chú cuả Chủ Biên: Một quan chức của Vatican nổi tiếng về ngoại giao thời Chiến tranh Lạnh với Khối Đông Âu]. Nên ngài tin tưởng chính sách Ostpolitik. Cả Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô và Đức Hồng Y Tarciscio Bertone đều được coi là người ngoài. Họ không thuộc nhóm. Mặc dù Bertone là người Ý.
Trong Phủ Quốc Vụ Khanh , những người có quyền lực thực sự không phải là quan chức cao nhất, mà là những người ở dưới họ. Đặc biệt là trong giao dịch với Trung Hoa.
Pietro Parolin tại thời điểm đó là phó tổng thư ký. Nghĩa là nhà đàm phán trưởng. Không có một ủy ban, mà chỉ có thành viên của Phủ Quốc Vụ Khanh, thực sự là phó tổng thư ký, người sẽ có một số tiếp xúc không chính thức với Trung hoa, ngài báo cáo, ngài tóm tắt các cuộc họp bí mật về tất cả mọi điều. Chúng tôi chỉ có thể góp ý...
Bây giờ dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, ngài đã làm hai việc rất quan trọng. Một là viết một lá thư cho Giáo hội ở Hoa lục mười hai năm trước. Một lá thư tuyệt vời. Nhưng ông có thể tưởng tượng được việc Bộ Truyền giảng Tin mừng dưới thời Đức Hồng Y Dias không; họ thao túng bản dịch tiếng Trung?!
Và rồi Đức Giáo Hoàng cũng lập một ủy ban. Bây giờ, giữa Đức Hồng Y Dias và Đức Tổng Giám Mục Parolin, họ chỉ đơn giản làm cho Ủy Ban đó không hoạt động được. Đầu tiên, họ thao túng việc làm của ủy ban. Sau đó, ủy ban không thực hiện được bất cứ cuộc nghị bàn nào. Và vì vậy, Đức Giáo Hoàng chỉ có lắng nghe họ thôi vì tiếng nói của chúng tôi không thể đến được với ngài. Làm thế nào ông có thể buộc Đức Giáo Hoàng đọc các biên bản được - chúng dày quá mà. Ba ngày thương thảo.
Thế nên, một ngày kia, tôi phải khiếu nại với Đức Giáo Hoàng. Tôi nói, “Đức Thánh Cha đã làm con thành một Hồng Y. Đức Thánh Cha nói rằng con nên giúp Đức Thánh Cha với Giáo hội ở Trung hoa. Nhưng con có thể làm gì chứ? Chẳng làm được gì! Chẳng làm được gì cả. Họ có quyền lực. Và Đức Thánh Cha không nói gì cả. Đức Thánh Cha không giúp con, con có thể giúp gì cho Đức Thánh Cha?"
Tôi rất thô lỗ với Đức Thánh Cha, nhưng Ngài quá tốt, quá tốt bụng. Và vì vậy, cả bức thư và nhất là ủy ban - ủy ban không những bảo vệ bản dịch sai mà còn bảo vệ việc giải thích sai nữa. Việc giải thích sai đã luân lưu khắp Trung Hoa. Kinh khủng thật.
Nhưng hiện nay, chuyện gì đang xảy ra? Đức Phanxicô đã xuất hiện. Bây giờ tôi xin lỗi khi nói rằng tôi nghĩ ông có thể đồng ý rằng ngài rất ít tôn trọng các vị tiền nhiệm của ngài. Ngài đang dẹp bỏ mọi điều do Đức Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thực hiện. Và hiển nhiên họ luôn phục vụ ngoài môi ngoài mép, họ luôn nói “Trong tính liên tục...” nhưng [đập bàn] đó là một sỉ nhục. Một sự sỉ nhục. Không hề có liên tục.
Năm 2010, Tổng Giám Mục Parolin và Hồng Y Dias, họ đã đồng ý với phía Trung Hoa về một dự thảo. Và thế là mọi người bắt đầu nói, “Ồ, bây giờ một thỏa thuận sắp sửa có, nó đang đến, nó đang đến”. Bỗng cái rụp, không ai nghe nói gì nữa.
Tôi không có bằng chứng, nhưng tôi tin rằng chính Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nói không. Ngài không thể ký thỏa thuận đó. Và tôi nghĩ thỏa thuận được ký kết bây giờ y hệt như thỏa thuận mà Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã từ chối ký.
NH: Đức Hồng Y chưa thấy thỏa thuận này, họ không cho ngài xem thỏa thuận này sao?
CZ: Không! Tôi hỏi ông, điều đó có hợp tình hợp lý không.
Tôi là một trong hai Hồng Y Trung hoa còn sống vậy mà tôi không thể có quan điểm về thỏa thuận đó, và tôi đã ba lần đến Rome.
NH: Mối liên hệ của ngài với Đức Phanxicô như thế nào khi bắt đầu triều Giáo hoàng này? Có phải nó luôn luôn căng thẳng?
CZ: Với Đức Phanxicô, các liên hệ rất tuyệt về phương diện bản thân. Ngay cả lúc này. Vào đầu tháng 7 năm nay, tôi đã ăn tối với Đức Giáo Hoàng. Nhưng ngài không trả lời thư của tôi. Và mọi điều xảy ra đều chống lại những gì tôi đề nghị.
Có ba điều. Một thỏa thuận bí mật, bí mật đến mức ông không thể nói bất cứ điều gì. Chúng ta không biết trong đó có những gì. Rồi, việc hợp pháp hóa bảy giám mục bị tuyệt thông. Điều đó thật không thể tin được, đơn thuần không thể nào tin được. Nhưng điều không thể tin hơn nữa là hành vi cuối cùng: giết Giáo Hội hầm trú.
Bây giờ họ đã hoàn thành công việc của họ. Vào ngày 28 tháng 6, một tài liệu phát xuất từ Tòa Thánh, Tòa Thánh nhé. Không bao giờ một tài liệu phát xuất từ Tòa Thánh, luôn luôn phát xuất từ một bộ đặc thù, với hai chữ ký. Tài liệu này không có bộ nào được chỉ rõ và không có chữ ký nào - từ Tòa Thánh. Không thể tin được. Không thể tin được. Không ai dám chịu trách nhiệm.
Tôi đã đến Rome một lần nữa. Lần thứ ba. Tôi đến vào tháng 1 năm ngoái, tháng 10 năm ngoái, và sau đó là tháng 6 năm nay. Tôi đã gửi một lá thư đến nơi ở của Đức Giáo Hoàng, nói rằng, “Thưa Đức Thánh Cha, con đang ở Rome. Con muốn biết ai đã soạn thảo tài liệu đó. Điều gọi là định hướng mục vụ. Và con muốn thảo luận với người này về tài liệu đó trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Con ở Rome bốn ngày, Đức Thánh Cha có thể gọi cho con bất cứ lúc nào, ngày hay đêm”.
Sau một ngày, không có gì. Nên, tôi đã gửi một thư ngắn khác, nhưng lần này với mọi phản bác của tôi đối với tài liệu. Tôi nói, “con vẫn còn ở đây chờ đợi”. Rồi, sau một ngày nữa, có người đến nói, “Đức Thánh Cha nói, bất cứ điều gì Đức Hồng Y muốn nói, hãy nói với Quốc Vụ Khanh, Đức Hồng Y Parolin”. Tôi nổi sùng.
Tôi nói “Không! Tôi sẽ không bao giờ lãng phí thời gian với con người đó”, tôi nói thế. Một sự lãng phí thời gian thực sự, vì tôi sẽ không bao giờ thuyết phục được ông ta, ông ta cũng sẽ không bao giờ thuyết phục được tôi. Tôi muốn Đức Thánh Cha hiện diện. Nhưng vì điều đó dường như không thể, được thôi, tôi sẽ về nhà tay không.
Ngày cuối cùng tôi đi khắp nơi để cầu nguyện ở một số Vương cung thánh đường và thăm một số người bạn, cả Đức Hồng Y Tomko- - nay đã 95 tuổi, hả?
NH: Vẫn khỏe chứ?
CZ: [Gật đầu.] Nhưng dường như không còn linh hoạt nữa. Tôi trở về ngôi nhà đó lúc năm giờ. Họ nói “à, Đức Thánh Cha mời Đức Hồng Y ăn tối cùng với Đức Hồng Y Parolin”.
Tôi đã đến đó để ăn tối. Rất đơn giản, ba người chúng tôi. Tôi nghĩ bữa ăn tối không phải là lúc để cãi nhau, nên tôi phải tử tế trong bữa ăn tối. Vì vậy, tôi đã chỉ nói về Hồng Kông còn Đức Hồng Y Parolin thì không nói một lời. Vì vậy, cuối cùng, tôi đã nói, “Thưa Đức Thánh Cha, còn những phản bác của con đối với tài liệu đó thì sao?” Ngài nói, “à, à, tôi sẽ xem xét vấn đề này”.
Ngài tiễn tôi ra cửa.
Và rồi, tôi đã không trở về tay không. Tôi có một ấn tượng rõ ràng rằng Đức Hồng Y Parolin đang thao túng Đức Thánh Cha.
NH: Đức Hồng Y Parolin muốn gì?
CZ: Ôi, không ai có thể biết chắc, bởi vì quả là một mầu nhiệm thực sự người của Giáo hội làm thế nào, với tất cả kiến thức về Trung hoa, về những người Cộng sản, lại có thể làm một việc như ông ta đang làm bây giờ? Giải thích duy nhất không phải là đức tin. Chỉ là một thành công ngoại giao. Hư danh.
Bây giờ, hành vi cuối cùng này chỉ đơn giản không thể tin được. Tài liệu nói rằng, “để phục vụ công khai, anh em cần phải đăng ký với chính phủ”. Và rồi, ông phải ký nhận. Ký nhận một điều trong đó nói rằng ông phải ủng hộ Giáo Hội độc lập. Điều đó không tốt, thực sự chúng ta vẫn đang thảo luận về vấn đề đó. Và chính phủ cũng không tốt vì họ đang dự phóng. Nhưng dù sao đi nữa, “anh em phải ký nhận”.
Tài liệu có nội dung chống lại tính chính thống của chúng ta và họ được khuyến khích ký nhận. Ông không thể lừa dối chính mình. Ông không thể lừa dối người Cộng sản. Ông đang lừa dối cả thế giới. Ông đang lừa dối các tín hữu. Ký nhận tài liệu không phải là ký nhận một tuyên bố. Khi ông ký nhận, ông chấp nhận trở thành thành viên của Giáo Hội đó dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thật khủng khiếp, khủng khiếp.
Gần đây tôi được biết rằng Đức Thánh Cha, trên một chuyến bay trở về (tôi không nhớ ở đâu) đã nói, “chắc chắn, tôi không muốn thấy một sự ly giáo. Nhưng tôi không sợ một sự ly giáo”. Và tôi sẽ nói với ngài “Đức Thánh Cha đang khuyến khích một cuộc ly giáo. Đức Thánh Cha đang hợp pháp hóa một Giáo Hội ly giáo ở Trung Quốc”. Không thể tin được.
NH: Ngài nghĩ đâu là luận lý học của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lý luận của họ trong việc muốn kiểm soát Giáo Hội Công Giáo, để điều hành Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung hoa (CPCA)?
CZ: Chắc chắn rồi, đó là hệ thống của họ. Họ cần kiểm soát mọi thứ. Vì họ biết họ không thể phá hủy, họ muốn kiểm soát. Hiển nhiên. Tất cả các Giáo Hội. Họ muốn tiêu diệt từ bên trong.
NH: Đức Hồng Y có nghĩ rằng có một mâu thuẫn căn bản giữa việc có một đức tin Công Giáo cởi mở ở Trung hoa và có một Trung hoa do Đảng Cộng sản kiểm soát. Ngài có thể có một Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc với Đảng Cộng sản không?
CZ: Họ rất sợ những gì đã xảy ra ở Ba Lan. Họ nói điều ấy một cách công khai. Khi Giáo hoàng phong tôi làm Hồng Y, ông Liu Bainian [Ghi chú của Chủ Biên: phó chủ tịch của Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung hoa] nói “Nếu tất cả các Giám mục ở Trung Quốc giống như Hồng Y Zen, thì chúng ta sẽ trở thành như Ba Lan”. Họ sợ điều đó.
Họ không thể chịu đựng được. Ông biết đấy, vấn đề với những người theo đạo Phật ở Tây Tạng và người Hồi giáo ở Tân Cương thậm chí còn phức tạp hơn bởi vì nó có liên quan đến chủng tộc. Còn vấn đề của chúng tôi là chúng tôi là một Giáo hội hoàn vũ. Vì vậy, không có hy vọng, không có hy vọng gì cả. Không hy vọng.