Sứ điệp Phụng Vụ Chúa Nhật thứ I Mùa Chay hôm nay đưa thẳng chúng ta vào “chương trình hành động” và cũng là tiêu đích của “40 ngày chay thánh” đã được khắc ghi ngay từ lời kinh Tổng Nguyện của Hội Thánh: “Lạy Thiên Chúa toàn năng, hằng năm Chúa ban cho chúng con bốn mươi ngày chay thánh để tôi luyện hồn xác chúng con”. Cuộc “tôi luyện hồn xác”, phải chăng, cũng chính là một “cuộc chiến nội tâm” hay là cuộc chiến đấu với 3 cơn cám dỗ: “trái cấm bánh mì”, “trái cấm thành đạt” và “trái cấm giàu sang thế tục” đến từ “3 kẻ thù truyền thống”: thế gian, xác thịt và ma quỷ.
Nhưng cuộc chiến đấu thiêng liêng của người Kitô hữu lại không quy chiếu hay đặt trọng tâm trên “sức mạnh tự thân của ý chí con người để được giải thoát” (như con đường “Diệt dục” của Phật giáo hay các chủ trương nên thánh của hai lạc thuyết Ngộ Đạo và Pelagio), mà cốt yếu là tham dự vào mầu nhiệm Vượt qua – Chết và Phục Sinh của Đức Kitô như lời dạy của ĐGH Phanxicô trong Sứ Điệp Mùa Chay 2020 của Ngài: “Năm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn...” (SĐMC 2020).
Nói cách khác, như lời kinh Tổng Nguyện đã nêu bật, Mùa Chay Kitô giáo đó chính là “sống những ngày khắc khổ ấy để học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người hầu xứng đáng hưởng ơn Người cứu độ”.
Thế nhưng, để “học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người”, cộng đoàn dân Chúa lại được chính Lời Chúa hướng dẫn để truy nguyên và nhận diện chính cái nguồn cội đã xô đẩy thân phận con người vào trong cõi tăm tối và sự chết; nguồn cội đó, lý do cốt yếu đó chính là tội lỗi, như xác quyết của thánh Tông Đồ Phaolô trong trích đoạn thư gởi giáo đoàn Rôma trong Bài đọc 2 hôm nay: “tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi đã gây nên sự chết”. Cử hành hay tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô trong mùa Chay thánh nầy nào chẳng phải là cuộc chiến tinh thần để chiến thắng tội lỗi đó sao?
Và Lời Chúa hôm nay đã nói về tội lỗi như sau:
Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã cho biết ma quỷ đã ra tay cám dỗ con người (BĐ 1) và con người, thay vì chiến thắng để ngước lên cao kiếm tìm một cái gì cao cả, gặp gỡ một ai đó toàn năng, đã thất bại não nề khi đã cúi xuống để “nắm bắt trái cấm tầm thường, và kiêu căng dựa vào mình, khước từ sáng kiến và tình thương của Thiên Chúa”.
Quả thật, tổ tông loài người, A-đam, E-Va đã thất bại thảm thương; và hậu quả là cả hai đã “cúi gầm mặt xuống và lủi thủi dắt nhau đi khỏi địa đàng” trong đắng cay tủi nhục, để lại một hậu quả tai hại khôn lường cho chính mình và cho con cháu đó là sự chết: chết về thể xác và, bi đát hơn, đó là chết về tâm linh: “tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi đã gây nên sự chết”.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nhận định và cảnh báo nhân loại hôm nay trước những lời cám dỗ đường mật của “cha kẻ dối trá”: “Ngược lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói dụ dỗ của “cha kẻ dối trá” (x. Ga 8,45), chúng ta có nguy cơ chìm trong vực thẳm vô nghĩa, khi trải nghiệm địa ngục ngay ở đây trên trái đất, như chúng ta chứng kiến nhiều biến cố bi thảm trong kinh nghiệm cá nhân và tập thể của con người.” (SĐMC 2020).
Ngày hôm nay, có biết bao anh chị em chúng ta đang trên đường đi tới cái chết tâm linh đó, khi sống trong sự “lầm than luân lý hay băng hoại tinh thần” mà từ đó dẫn đến bao nhiêu hệ lụy đắng cay cho chính mình và cho những người chung quanh, như hiện trạng “bi đát” đang diễn ra ngay trong những ngày nầy trước đại dịch “Corona Vũ Hán”, như nhận xét sau: “Ngày hôm nay, người dân Vũ Hán đang liều mình trốn chạy, trong khi các vùng lân cận lại tìm cách ngăn chặn trong tuyệt vọng. Đó không chỉ là câu chuyện của riêng Vũ Hán vốn là trung tâm vùng dịch, mà giới nhà giàu trên khắp Trung Quốc cũng đang tìm con đường đào thoát khỏi quê hương. Đến bất cứ nơi đâu ta cũng thấy một cảnh tượng thê lương hỗn loạn: Người bên trong giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, còn người bên ngoài thì đóng cửa, quay lưng…. Thì ra thống khổ lớn nhất của những người Vũ Hán không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn, một tâm hồn héo úa không có tín ngưỡng, không có niềm tin.”
Như thế, con đường Mùa Chay hôm nay hay cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu mỗi ngày chính là cuộc chiến đấu để chính mình và để anh chị em xung quanh chiến thắng cơn cám dỗ “trái cấm”, ra khỏi lối mòn của sự “lầm than tinh thần” để hân hoan bước đi trên lộ trình của Lời Chúa.
Và hành trang bảo đảm cho cuộc chiến thắng thường xuyên và cuối cùng đó chính là sức mạnh của Lời Chúa. Đây cũng chính là điều được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh trong sứ điệp Mùa Chay năm nay: “Do đó, trong thời gian thuận tiện này, chúng ta hãy để mình được hướng dẫn như Israel trong sa mạc (Hs 2,16), để cuối cùng chúng ta có thể nghe tiếng nói của vị Hôn phu của chúng ta và để nó vang vọng sâu sắc hơn trong chúng ta. Càng gắn bó với Lời Ngài, chúng ta càng cảm nghiệm hơn lòng thương xót Ngài ban cho chúng ta cách nhưng không. Chúng ta đừng để cho thời gian ân sủng này trôi qua cách vô ích, trong ảo tưởng khờ dại rằng chúng ta có thể kiểm soát thời gian và cách thế chúng ta hoán cải trở về với Ngài…” (SĐMC 2020).
Và “tiếng nói của vị Hôn Phu” trong Tin Mừng Matthêô vừa được công bố chính là những lời nầy: “Đã có có lời chép rằng”. Vâng, Đức Kitô đã không chọn một “chiến lược phản công” nào khác, một “vũ khí sát thương tối tân” nào khác, mà giản đơn, chỉ dựa hẳn vào Lời Chúa:
- “Đã có lời chép rằng”: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi...
Nếu đặt những lời nầy vào trong bối cảnh khi Ngôi Hai chính thức bước vào đời để xông vào cuộc chiến giải thoát nhân loại mà “tuyên ngôn ra trận” đó là “Nầy Con xin đến để thực thi thánh ý Cha”, thì đó chính là thái độ “vâng lời Thiên Chúa” như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô trong thư Rôma được trích đọc trong Bài đọc 2 hôm nay: “nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính”.
Vâng, cuộc chiến sinh tử của Đức Kitô để giải thoát con người và Ngài cũng muốn con người cùng tham dự cuộc chiến của chính Ngài đó chính là tiếng “vâng” nói không với ma quỷ và nói có với Thiên Chúa”; tiếng “vâng đầu tiên” khi vừa chập chững vào đời: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa…” hay tiếng “vâng nhức nhối” với nước mắt và mồ hôi máu trong vườn Giết sê-ma-ni: “xin vâng ý Cha đừng theo ý Con”, cho đến tiếng “vâng cuối cùng”: “con xin phó mọi sự trong tay Cha”. Và sau cuộc “vượt Qua” với những tiếng “Vâng” trọn hảo đó, Ngài đã đem về chiến thắng lẫy lừng cho Thiên Chúa và cho toàn thể nhân loại mà khúc dạo đầu của bài Thánh thi Phụng vụ giờ Kinh Sáng Mùa Chay phần nào đã nói lên:
Lạy Đức Kitô Mặt Trời công chính
Chúa thật là ngày mới đã lên ngôi !
Ngài phá tan đêm tối phủ lòng người
Cho đức hạnh lại chói ngời kiều diễm…
Với chúng ta, những người Kitô hữu hôm nay, Hội Thánh hôm nay, cũng chỉ với con đường duy nhất đó, con đường của Đức Kitô, chúng ta mới có khả năng chiến thắng, tiến bước trên con đường nên thánh và làm chứng cho mọi người giá trị tuyệt vời của Tin Mừng, chứ không phải những giải pháp thuần tuý con người như chủ trương của hai lạc thuyết Ngộ đạo và Pelagio mà Đức Phanxicô đã lưu ý trong tông huấn Gaudete et Exsultate: “Ở đây, tôi muốn lưu ý hai hình thức thánh thiện sai lệch có thể làm chúng ta lạc lối: thuyết Ngộ đạo (Gnosticismo) và thuyết Pêlagiô (Pelagianesimo)....Chúng ta cùng xem xét hai hình thức bảo đảm mang tính giáo thuyết hay kỷ luật này, vốn làm nổi lên “một tầng lóp ưu tú tự yêu và độc đoán (elitarismo narcisista e autoritario), theo đó, thay vì loan báo Tin Mừng thì người ta lại phân tích và xếp loại những người khác, và thay vì mở rộng cửa cho ân sủng người ta lại tốn hao sức lực cho việc thẩm tra. Trong cả hai trường hợp, người ta không thật sự quan tâm đển Đức Kitô Giêsu hay tha nhân”.
Đây cũng chính là nội dung cảnh báo của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Giáo Hội tại Đức quốc khi Giáo Hội địa phương nầy chuẩn bị mở tiến trình Công nghị với hiệu quả ràng buộc trong bức thư vào tháng 6/2019: “Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Mặc cho thế giới đầy dẫy những thứ “bánh mì rẻ tiền”, và những “lời rao giảng hấp dẫn mang sắc màu loè loẹt của sự giàu có thế gian”, chúng ta tin vào một “Đức Kitô đang sống”, một Đức Kitô trước khi đi vào cuộc khổ nạn, đã hiến mình thành tấm bánh và ly rượu để nuôi sống chúng ta trên cuộc hành trình dương thế. Sự hạ mình tận cùng và thẳm sâu của Ngài trong mầu nhiệm Thánh Thể đã khiến cho con người được nên giàu sang và sung túc khi được “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Thân Mình Ngài. Hôm nay, giờ nầy, chúng ta cũng được mời gọi đến đón nhận Lời và Mình Máu Thánh Chúa trong Bàn Tiệc Thánh Thể nầy, như Lời Nguyện kết thúc của Thánh lễ Chúa Nhật hôm nay: “Lạy Chúa, Chúa đã thương lấy bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng con, làm cho đức tin thêm mạnh mẽ, đức cậy được vững vàng, đức mến hằng tha thiết. Xin dạy chúng con biết khao khát tìm kiếm Đức Kitô là bánh trường sinh đích thực, và biết lấy Lời Chúa làm lương thực hằng ngày.”
Ước gì “bánh trường sinh đích thực” nầy (chứ không phải thứ “bánh mì rẻ tiền”) sẽ thôi thúc chúng ta lên đường để cùng chiến thắng với Chúa Ki-tô trong Mùa Chay thánh nầy. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Nhưng cuộc chiến đấu thiêng liêng của người Kitô hữu lại không quy chiếu hay đặt trọng tâm trên “sức mạnh tự thân của ý chí con người để được giải thoát” (như con đường “Diệt dục” của Phật giáo hay các chủ trương nên thánh của hai lạc thuyết Ngộ Đạo và Pelagio), mà cốt yếu là tham dự vào mầu nhiệm Vượt qua – Chết và Phục Sinh của Đức Kitô như lời dạy của ĐGH Phanxicô trong Sứ Điệp Mùa Chay 2020 của Ngài: “Năm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta một thời gian thuận tiện để chuẩn bị cử hành, với trái tim được canh tân, Mầu nhiệm vĩ đại về sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu, là mấu chốt đời sống Kitô hữu với tư cách cá nhân cũng như cộng đoàn...” (SĐMC 2020).
Nói cách khác, như lời kinh Tổng Nguyện đã nêu bật, Mùa Chay Kitô giáo đó chính là “sống những ngày khắc khổ ấy để học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người hầu xứng đáng hưởng ơn Người cứu độ”.
Thế nhưng, để “học biết Đức Kitô và dõi theo gương Người”, cộng đoàn dân Chúa lại được chính Lời Chúa hướng dẫn để truy nguyên và nhận diện chính cái nguồn cội đã xô đẩy thân phận con người vào trong cõi tăm tối và sự chết; nguồn cội đó, lý do cốt yếu đó chính là tội lỗi, như xác quyết của thánh Tông Đồ Phaolô trong trích đoạn thư gởi giáo đoàn Rôma trong Bài đọc 2 hôm nay: “tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi đã gây nên sự chết”. Cử hành hay tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô trong mùa Chay thánh nầy nào chẳng phải là cuộc chiến tinh thần để chiến thắng tội lỗi đó sao?
Và Lời Chúa hôm nay đã nói về tội lỗi như sau:
Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã cho biết ma quỷ đã ra tay cám dỗ con người (BĐ 1) và con người, thay vì chiến thắng để ngước lên cao kiếm tìm một cái gì cao cả, gặp gỡ một ai đó toàn năng, đã thất bại não nề khi đã cúi xuống để “nắm bắt trái cấm tầm thường, và kiêu căng dựa vào mình, khước từ sáng kiến và tình thương của Thiên Chúa”.
Quả thật, tổ tông loài người, A-đam, E-Va đã thất bại thảm thương; và hậu quả là cả hai đã “cúi gầm mặt xuống và lủi thủi dắt nhau đi khỏi địa đàng” trong đắng cay tủi nhục, để lại một hậu quả tai hại khôn lường cho chính mình và cho con cháu đó là sự chết: chết về thể xác và, bi đát hơn, đó là chết về tâm linh: “tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi đã gây nên sự chết”.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2020, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng đã nhận định và cảnh báo nhân loại hôm nay trước những lời cám dỗ đường mật của “cha kẻ dối trá”: “Ngược lại, nếu chúng ta lắng nghe tiếng nói dụ dỗ của “cha kẻ dối trá” (x. Ga 8,45), chúng ta có nguy cơ chìm trong vực thẳm vô nghĩa, khi trải nghiệm địa ngục ngay ở đây trên trái đất, như chúng ta chứng kiến nhiều biến cố bi thảm trong kinh nghiệm cá nhân và tập thể của con người.” (SĐMC 2020).
Ngày hôm nay, có biết bao anh chị em chúng ta đang trên đường đi tới cái chết tâm linh đó, khi sống trong sự “lầm than luân lý hay băng hoại tinh thần” mà từ đó dẫn đến bao nhiêu hệ lụy đắng cay cho chính mình và cho những người chung quanh, như hiện trạng “bi đát” đang diễn ra ngay trong những ngày nầy trước đại dịch “Corona Vũ Hán”, như nhận xét sau: “Ngày hôm nay, người dân Vũ Hán đang liều mình trốn chạy, trong khi các vùng lân cận lại tìm cách ngăn chặn trong tuyệt vọng. Đó không chỉ là câu chuyện của riêng Vũ Hán vốn là trung tâm vùng dịch, mà giới nhà giàu trên khắp Trung Quốc cũng đang tìm con đường đào thoát khỏi quê hương. Đến bất cứ nơi đâu ta cũng thấy một cảnh tượng thê lương hỗn loạn: Người bên trong giẫm đạp lên nhau mà tháo chạy, còn người bên ngoài thì đóng cửa, quay lưng…. Thì ra thống khổ lớn nhất của những người Vũ Hán không phải trên thể xác, mà là ở tâm hồn, một tâm hồn héo úa không có tín ngưỡng, không có niềm tin.”
Như thế, con đường Mùa Chay hôm nay hay cuộc hành trình đức tin của người Kitô hữu mỗi ngày chính là cuộc chiến đấu để chính mình và để anh chị em xung quanh chiến thắng cơn cám dỗ “trái cấm”, ra khỏi lối mòn của sự “lầm than tinh thần” để hân hoan bước đi trên lộ trình của Lời Chúa.
Và hành trang bảo đảm cho cuộc chiến thắng thường xuyên và cuối cùng đó chính là sức mạnh của Lời Chúa. Đây cũng chính là điều được ĐTC Phanxicô nhấn mạnh trong sứ điệp Mùa Chay năm nay: “Do đó, trong thời gian thuận tiện này, chúng ta hãy để mình được hướng dẫn như Israel trong sa mạc (Hs 2,16), để cuối cùng chúng ta có thể nghe tiếng nói của vị Hôn phu của chúng ta và để nó vang vọng sâu sắc hơn trong chúng ta. Càng gắn bó với Lời Ngài, chúng ta càng cảm nghiệm hơn lòng thương xót Ngài ban cho chúng ta cách nhưng không. Chúng ta đừng để cho thời gian ân sủng này trôi qua cách vô ích, trong ảo tưởng khờ dại rằng chúng ta có thể kiểm soát thời gian và cách thế chúng ta hoán cải trở về với Ngài…” (SĐMC 2020).
Và “tiếng nói của vị Hôn Phu” trong Tin Mừng Matthêô vừa được công bố chính là những lời nầy: “Đã có có lời chép rằng”. Vâng, Đức Kitô đã không chọn một “chiến lược phản công” nào khác, một “vũ khí sát thương tối tân” nào khác, mà giản đơn, chỉ dựa hẳn vào Lời Chúa:
- “Đã có lời chép rằng”: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa...
- “Đã có lời chép rằng”: Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi...
Nếu đặt những lời nầy vào trong bối cảnh khi Ngôi Hai chính thức bước vào đời để xông vào cuộc chiến giải thoát nhân loại mà “tuyên ngôn ra trận” đó là “Nầy Con xin đến để thực thi thánh ý Cha”, thì đó chính là thái độ “vâng lời Thiên Chúa” như cách cắt nghĩa của Thánh Phaolô trong thư Rôma được trích đọc trong Bài đọc 2 hôm nay: “nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính”.
Vâng, cuộc chiến sinh tử của Đức Kitô để giải thoát con người và Ngài cũng muốn con người cùng tham dự cuộc chiến của chính Ngài đó chính là tiếng “vâng” nói không với ma quỷ và nói có với Thiên Chúa”; tiếng “vâng đầu tiên” khi vừa chập chững vào đời: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa…” hay tiếng “vâng nhức nhối” với nước mắt và mồ hôi máu trong vườn Giết sê-ma-ni: “xin vâng ý Cha đừng theo ý Con”, cho đến tiếng “vâng cuối cùng”: “con xin phó mọi sự trong tay Cha”. Và sau cuộc “vượt Qua” với những tiếng “Vâng” trọn hảo đó, Ngài đã đem về chiến thắng lẫy lừng cho Thiên Chúa và cho toàn thể nhân loại mà khúc dạo đầu của bài Thánh thi Phụng vụ giờ Kinh Sáng Mùa Chay phần nào đã nói lên:
Lạy Đức Kitô Mặt Trời công chính
Chúa thật là ngày mới đã lên ngôi !
Ngài phá tan đêm tối phủ lòng người
Cho đức hạnh lại chói ngời kiều diễm…
Với chúng ta, những người Kitô hữu hôm nay, Hội Thánh hôm nay, cũng chỉ với con đường duy nhất đó, con đường của Đức Kitô, chúng ta mới có khả năng chiến thắng, tiến bước trên con đường nên thánh và làm chứng cho mọi người giá trị tuyệt vời của Tin Mừng, chứ không phải những giải pháp thuần tuý con người như chủ trương của hai lạc thuyết Ngộ đạo và Pelagio mà Đức Phanxicô đã lưu ý trong tông huấn Gaudete et Exsultate: “Ở đây, tôi muốn lưu ý hai hình thức thánh thiện sai lệch có thể làm chúng ta lạc lối: thuyết Ngộ đạo (Gnosticismo) và thuyết Pêlagiô (Pelagianesimo)....Chúng ta cùng xem xét hai hình thức bảo đảm mang tính giáo thuyết hay kỷ luật này, vốn làm nổi lên “một tầng lóp ưu tú tự yêu và độc đoán (elitarismo narcisista e autoritario), theo đó, thay vì loan báo Tin Mừng thì người ta lại phân tích và xếp loại những người khác, và thay vì mở rộng cửa cho ân sủng người ta lại tốn hao sức lực cho việc thẩm tra. Trong cả hai trường hợp, người ta không thật sự quan tâm đển Đức Kitô Giêsu hay tha nhân”.
Đây cũng chính là nội dung cảnh báo của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Giáo Hội tại Đức quốc khi Giáo Hội địa phương nầy chuẩn bị mở tiến trình Công nghị với hiệu quả ràng buộc trong bức thư vào tháng 6/2019: “Ngài cảnh báo rằng tiến trình công nghị của Đức phải tránh cám dỗ chạy theo “chủ nghĩa tân Pelagiô” [dựa vào sức riêng của mình] khi “tìm cách điều chỉnh cuộc sống của Giáo Hội theo luận lý hiện tại.” Hệ quả là chúng ta có thể có “một cấu trúc giáo hội gọn gàng và thậm chí là được ‘hiện đại hóa’, nhưng không có linh hồn và hấp lực truyền giáo.”
Mặc cho thế giới đầy dẫy những thứ “bánh mì rẻ tiền”, và những “lời rao giảng hấp dẫn mang sắc màu loè loẹt của sự giàu có thế gian”, chúng ta tin vào một “Đức Kitô đang sống”, một Đức Kitô trước khi đi vào cuộc khổ nạn, đã hiến mình thành tấm bánh và ly rượu để nuôi sống chúng ta trên cuộc hành trình dương thế. Sự hạ mình tận cùng và thẳm sâu của Ngài trong mầu nhiệm Thánh Thể đã khiến cho con người được nên giàu sang và sung túc khi được “cầm lấy mà ăn, cầm lấy mà uống” chính Thân Mình Ngài. Hôm nay, giờ nầy, chúng ta cũng được mời gọi đến đón nhận Lời và Mình Máu Thánh Chúa trong Bàn Tiệc Thánh Thể nầy, như Lời Nguyện kết thúc của Thánh lễ Chúa Nhật hôm nay: “Lạy Chúa, Chúa đã thương lấy bánh bởi trời nuôi dưỡng chúng con, làm cho đức tin thêm mạnh mẽ, đức cậy được vững vàng, đức mến hằng tha thiết. Xin dạy chúng con biết khao khát tìm kiếm Đức Kitô là bánh trường sinh đích thực, và biết lấy Lời Chúa làm lương thực hằng ngày.”
Ước gì “bánh trường sinh đích thực” nầy (chứ không phải thứ “bánh mì rẻ tiền”) sẽ thôi thúc chúng ta lên đường để cùng chiến thắng với Chúa Ki-tô trong Mùa Chay thánh nầy. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền