Isaia 35: 1-6a, 10; T.vịnh 145; Giacôbê 5: 7-10; Matthêu 11: 2-11
Mỗi khi gặp người đang đau khổ, chúng ta thường tìm lời để an ủi họ như "Đâu cón có đó mà, mọi sự sẽ không sao đâu!" Có thể người đó sẽ cám ơn lời thông cảm và an ủi của bạn. Nhưng, thật ra trong trường hợp thật sự khó khăn hay gặp thiên tai đau thương thì không có gì có thể chỉnh sữa được. Thế nên chúng ta có thể nói lên bằng lời chân thành nhất là cầu cho mọi sự sẽ không sao. Bởi thế khi chúng ta nói với người gặp đau khổ lời an ủi mà chúng ta có thể nói được, nhưng, từ trong thâm tâm chúng ta và từ trong suy nghỉ của người đau khổ, đều nghĩ đó chỉ là một mong ước thôi. Họ không có cách nào giải quyết và thoát ra được vấn đề. Chúng ta chỉ nói lời an ủi và mong đợi sự tốt lành sẽ đến.
Dân Israel đang bị lưu đày ở Babylon. Mọi thứ không thể nào tệ hơn được nữa, và những lời nói không thể nào đem đến sự tốt lành hơn. "Đâu cón có đó mà, mọi sự sẽ không sao". không làm gì hơn được nữa. Một quốc gia lớn mạnh trên thế giới đã đưa dân Ísrael đi lưu đày, nên không lời nói nào có thể đem họ ra khỏi cảnh lưu đày, và cả lời hứa rỗng tếch cũng không cho họ hy vọng được giải thoát.
Nhưng, ngôn sứ Isaia không tự mình nói với họ. Ngôn sứ nói vời họ nhân danh Đức Chúa, lời ông ta hứa và đang thực hiện có Thiên Chúa hổ trợ. Ngôn sứ nói với người đang bị lưu đày dùng những hình ảnh nhắc lại cuộc Xuất Hành khi xưa. Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng họ đã đem họ ra khỏi cảnh lưu đày ở Ai Cập, và cho họ trở nên một dân tộc do Ngài chọn. Và bây giò Ngài sẽ làm lại điều đó một lần nữa cho họ như là một Xuất Hành khác. Thiên Chúa. Đấng cứu thoát đang đến cứu họ, dù họ không tin tưởng và muốn từ bỏ Thiên Chúa, họ sẽ được trải nghiệm lòng thương xót đầy yêu thương cúa Thiên Chúa đã dành riêng cho họ.
Dân Israel đang ở trong tình trạng suy kiệt, và Thiên Chúa sẽ đem họ ra khỏi chốn lưu đày một cách dễ dàng. Sa mạc hoang vu khô cằn sẽ trở nên màu mỡ cho họ và tưng bừng nở hoa như khóm huệ. Dân chúng sẽ được thêm đông số: những bàn tay yếu đuối sẽ được nên mạnh mẻ, và đầu gối lỏng lẻo sẽ được vững chắc. Họ sẽ được tăng thêm sức mạnh thể xác. Lòng dạ yếu đuối sẽ được thêm vững mạnh. Như thế thì những người đang ở nơi lưu đày lại được khuyến khích. Họ sẽ được Thiên Chúa, Đấng Tạo dựng họ đồng hành với họ. Ngôn sứ loan báo Thiên Chúa đang đến, các ngươi không có gì phải lo sợ.
Ngôn sứ hứa sẽ có sự cứu rỗi cho dân chúng. Hãy để cách diễn tả hình ảnh đã nói ra sự sống lại từ bên trong tâm thức. Sự cứu rỗi sẽ bao gồm tất cả các tạo vật. Môi trường thiên nhiên sẽ được thay đổi. Cơ thể yếu đuối của dân chúng sẽ được mạnh mẻ và thêm năng lực hoàn toàn: mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ được nghe, và miệng lưỡi người câm sẽ hát ca.
Lối thoát ra khỏi nơi lưu đày là một cao tốc thần thánh. Một con đường ngay thẳng, không quanh co trì trệ. Người lưu đày được giải thoát sẽ nhảy múa trên đường mà Đúc Chúa đã an bài. Trông như một đám rước đang hớn hở tươi cười đi theo Đức Chúa là Đấng đang dẫn dắt họ về đến nơi an lạc với một tương lai mới.
Chúng ta thường gọi Chúa Nhật này là "Chúa Nhật mừng vui" (Gaudete) Hãy để ý bài ca nhập lễ được trích từ thơ thánh Phao lô gởi cho giáo hữu Phillipphê (4:4-5) "Hãy vui luôn trong Chúa; tôi nhắc lại, một lần nữa, anh em hãy vui lên. Vì Chúa đã đến gần" Nếu chúng ta sống một mình trong tội lỗi và bị giam cầm, chúng ta có thể tuyệt vọng. Vậy chúng ta có thể làm gì cho chính mình? Nhưng, chúng ta có thể vui mừng ngày "Chúa Nhật mừng vui" vì "Chúa đã đến gần", Hoặc như ngôn sứ Isaia nói "Thiên Chúa của anh em đây rồi; sắp tới ngày báo phục..." Thiên Chúa công chính của chúng ta sẽ làm mọi sự nên ngay chính. Điều đó sẽ cho chúng ta hy vọng và quyết tâm tiếp tục (hay bắt đầu) Bằng nổ lực của chúng ta thiết đặt mọi sự nên ngay chính trong thế giới xung quanh chúng ta. Không dựa vào sức mình, mà vào Thiên Chúa vì Ngài đã đến đây rồi "Thiên Chúa của anh em đây rồi".
Chúa Giêsu biết trích dẫn cụ thể lời ngôn sứ Isaia, khi Ngài đề cập đến lời đó khi trả lời cho các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả lúc hỏi Ngài "Thưa Thầy, Thầy có đúng là Đấng phải đến hay không, hay là chúng tôi còn đợi ai khác?" Chúa Giêsu không chỉ trích dẫn lời trong kinh thánh, mà Ngài còn chỉ rõ dấu chỉ chính xác cho thấy đó chính là Ngài. Dân chúng thời đó, và bây giờ cũng vậy, không cần lời thánh thiện và lời hoan chúc để cứu họ thoát khỏi cảnh lưu đày, họ cần bằng chứng rỏ ràng là lời hứa của Thiên Chúa qua ngôn sứ Isaia đã được thực hiện.
Một điều làm cho tôi vui nhất mỗi khi đi giảng tĩnh tâm là tôi được gặp những người giáo dân. Họ là những người đang cố gắng sống đạo nên như dấu chỉ của ngôn sứ về triều đại Thiên Chúa đang hiện diện trong thế giới, mặc dù họ không xưng họ là ngôn sứ. Trong những giáo xứ đó, bạn có thẻ gặp: một người mẹ trung niên, ở góa đang săn sóc một người em trai độ 50 tuổi đang mắc bệnh tâm thần; một luật sư cắt giảm phần lớn thu nhập của mình để bênh vực cho người nhập cư bất hợp pháp. Một phụ huynh tình nguyện đưa 3 đứa con đi đến phòng chứa thực phẩm của giáo xứ nhận nhiệm vụ phát thực phẩm cho người nghèo. Và còn hơn nữa, những người hằng ngày sống như người Samari nhân hậu như trong dụ ngôn Chúa Giêsu. Khi họ gặp được người có nhu cầu cần giúp đở, họ cảm thông là làm hết lòng để giúp người đó.
Những người đó, giống như Chúa Giêsu, chứng tỏ những dấu chỉ rõ ràng là ngày ngôn sứ Isaia hứa đã đến khi: mắt người mù được mở ra, tai người điếc được nghe, kẻ què nhảy nhót như nai, và miệng lưởi người câm sẽ reo hò. Trong khi tất cả các điều ngôn sứ Isaia hứa chưa được thực hiện, Chúa Giêsu đã bắt đầu dẫn đưa chúng ta trên "thánh lộ" trên chặng đường về nhà với Thiên Chúa của chúng ta. Trên hành trình đó, Thần Khí Thiên Chúa đang ở với chúng ta và giúp chúng ta thấy được những dấu chỉ rõ ràng về sự cứu thoát đã bắt đầu cho chúng ta. Qua Chúa Giêsu chúng ta được lời hứa là chúng ta sẽ vào thành thánh "nhảy nhót như nai" để được hưởng sự vui vẻ đời đời. Đau khổ và khóc than của chúng ta sẽ biến mất.
Vậy chúng ta có thể tin vào những lời đó, và tin tưởng rằng chính Thiên Chúa đã đở nâng lời hứa đó để hướng dẫn chúng ta đi trên "thánh lộ" trong đường đời, và đời sống không chỉ thấy "thánh thiện" đâu, nhưng, trái lại, còn đầy ổ gà và vết nứt như đường phố ở Chicago sau một mùa đông giá lạnh hay chăng?
Các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả hỏi Chúa Giêsu về dấu chỉ chính xác chứng tỏ Ngài Đấng sẽ đến và là Đấng mà ông Gioan Tẩy Giả đã loan báo. Chúng ta, là một thành phần trong nhiệm thể của Chúa Kitô được mời gọi làm nhân chứng của Đấng Mesia đã đã thể hiện dùng lời hứa của ngôn sứ và của Chúa Giêsu một cách trung thật và thực hiện trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta phải chứng tỏ là lời của Chúa Giêsu và của ngôn sứ Isaia đáng được tín nhiệm và sống được, không chỉ là những lời nói thánh thiện sáo rỗng vổ về sau lưng mà thôi.
Giống như Chúa Giêsu trung thành với sứ mệnh của Ngài, Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nên những nhân chứng trung kiên. Cũng như Chúa Giêsu, chúng ta có thể mang lại một sự thay đổi lớn lao về tư duy, về suy xét, và về hành động một cách không bạo lực. Chúng ta có thể phục vụ trong yêu thương cho nhau, thậm chí có thể phải chấp nhận nổi khổ đau, hay chết chóc khi phục vụ. Chúng ta có thể gặp những tệ nạn trong thế giới, và chữa lành chúng trong kiên trì và hy vọng; ngay cả khi những dấu chỉ không rõ ràng về việc trở nên môn đệ cho Chúa của chúng ta hay khi thực hiện hành vi bị thất bại.
Chúng ta là những nhân chứng cho Đức Mesia cầu xin trở nên dấu chỉ trung kiên cho thế giới biết về sự khát khao mong đợi từ xa xưa của một dân tộc sống trong lưu đày đã được thực hiện trong Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta cố gắng theo gương Chúa Giêsu để chúng ta có thể nói xác định với người khác là những lời của Chúa Giêsu nói là sự thật "Hãy ra đi và nói với ké khác điều gì anh em đã nghe và đã thấy là mắt người mù được mở ra.... v.v."
Dân chúng sẽ không bao giờ tin chúng ta cho đến khi họ thấy đời sống của chúng ta là dấu chỉ chính thật sự hiện diện của Chúa Giêsu trong thế giới; cho đến khi họ thấy chúng ta hướng dẫn từng bước đi của người mù, hay đưa chuyển người què đi đến nơi họ được giúp đở; hay khi chúng ta tìm cách truyền đạt tiếng nói của người nghèo đến nơi có hiệu quả trợ giúp. Để trả lời cho người đặt câu hỏi: "Vậy Thầy có phải là Đáng phải đến hay không?". Việc làm nhân chứng của chúng ta phải bằng một tiềng trả lời lớn "Đúng rồi".
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
3rd SD OF ADVENT (A)
Isaiah 35: 1-6a, 10; Psalm 146; James 5: 7-10; Matthew 11: 2-11
When people are going through a hard time we sometimes search for words to comfort them. "There, there, everything is going to be okay." They probably appreciate our attempts to commiserate with and comfort them. After all, in a truly difficult situation or calamity there often is not much we can do to fix things. So, we speak the most heart-felt and assuring words we can. But in the back of our minds we and the person we are trying to encourage, know they are just words. They don’t have the power to get rid of, or solve the problem. We speak our words and hope for the best.
The Israelites are in Babylonian captivity. Things couldn’t be worse and mere words could not bring much relief. "There, there, everything is going to be okay" – doesn’t cut it. The most powerful nation in the world has enslaved them and mere words are not going to get them out; nor will empty promises give them much to hope for.
But the prophet Isaiah is not speaking to them on his own. He is speaking for God and the promises he is making have God to back them up. He addresses the exiles in images reminiscent of the Exodus. Their Creator God, who led them out of Egyptian bondage and formed them into a chosen people, will do it again for them – another Exodus. God, the Liberator, is coming and going to free them from their oppression. Once again, despite their doubts and temptations to give up on God, they will experience God’s personal love for them.
The people are in a weakened condition, so God is going to make the trip as easy as possible. The parched desert will be transformed for them and bloom. The people will be restored; feeble hands strengthened and weakened knees steadied. More than physical strength will be given them, for the frightened-of-heart will be emboldened. How could the enslaved exiles not be encouraged, they will have their mighty Creator accompanying them! God is coming, the prophet announces, you have nothing to fear!
The prophet is promising salvation for the people. Notice what is envisioned, not just an inner spiritual rebirth. Salvation will encompass all of creation; nature will be transformed; people’s flagging bodies restored and they will be made fully whole. The blind will see, the deaf hear and the mute will sing.
The way out of slavery is a holy highway, a direct and freeing road with no detours, or delays. You can almost see the jumping, skipping freed slaves on that God-prepared road. It looks like a jubilant religious procession and so it is, with God leading the way home to safety and a new future.
We used to call today "Gaudete (Rejoice) Sunday." Note the Entrance Antiphon from Philippians (4:4-5): "Rejoice in the Lord always; again I say, rejoice! The Lord is near." We might despair if we were left on our own in our own guilt and captivity. What could we do for ourselves? But we can celebrate, "Rejoice Sunday" because, "The Lord is near." Or, as Isaiah points out, "Here is your God, who comes with vindication...." Our just God is going to set things right. That should give us hope and determination to continue (or, begin!") our efforts to set right the things in the world around us. We are not relying on our own efforts, because God is close, "Here is your God."
Jesus obviously knew today’s quote from Isaiah for he referred to it when he responded to the question put to him by the emissaries of John the Baptist: "Are you the one who is to come, or should we look for another?" Jesus doesn’t just quote biblical passages, he points to the tangible signs that give him authenticity. People then and now, didn’t need pious words and best wishes to free them from their captivity: they needed visible proof that the promises God made through the prophet were actually coming to pass.
One of my chief delights in giving parish retreats is the people I meet – good people who are trying to live as prophetic signs of the kingdom of God’s presence in the world. Though they would probably not describe themselves in such terms! In any of these parishes one might meet: a middle aged, single mother who is also caring for her mentally challenged 50-year-old brother; a lawyer who took a huge pay cut to take cases for undocumented immigrants; a mother and father who take their three children to the parish pantry to give food to the poor. Plus, all the many every-day good people who like the Good Samaritan in Jesus’ parable, see a person in need, are moved with compassion and do something to help.
They, like Jesus, manifest visible signs that the day Isaiah promised has begun when: the eyes of the blind would be opened, the ears of the deaf cleared, the lame leap like a stag, and the tongue of the mute sing. While all that Isaiah promised has not yet come to fulfillment, Jesus has begun to lead us along the "holy highway" on our journey home to our God. Along the processional way, God’s Spirit is with us and so we have already seen visible results that salvation has begun for us. In Jesus we have the promise that we will enter the holy city, "leaping like stags" to be "crowned with everlasting joy." Our sorrow will be no more.
Can we trust those words and our God who backs them up, to sustain us when the "highway" we travel in life doesn’t feel so "holy" but, instead, filled with potholes and cracks like a neighborhood street in Chicago after a particularly cruel winter?
John the Baptist’s disciples asked Jesus for authenticating signs to prove he is the one whose arrival they have been anticipating and whom John has been announcing in his preaching. We, the members of Christ’s body, are called to be a messianic people who take the prophet’s and Jesus’ promises seriously enough to put flesh on them in our daily lives. We demonstrate that their words are believable and livable and not just pious and pat-on-the back empty words.
Just as Jesus was faithful to his mission, the Spirit makes us faith-filled witnesses. Like Jesus we can bring about a revolution in thinking, judging and acting in a non–violent way. We can offer loving service to one another, even to accepting the pain and many dyings that accompany such service. We can meet the evils of the world and heal them and persevere in hope – even when the concrete signs of our discipleship are not always obvious, or when they seem defeated.
We are a messianic people who pray today to be faithful signs to the world that the ancient longings of an exiled people have been fulfilled in Jesus Christ. We try to follow Jesus’ example so that we can also say to others what Jesus said to validate his witness, "Go and tell [others] what you hear and see, the blind see... etc."
People will never believe us until they can see our lives as authentic sign of Jesus’ on-going presence in the world: until they see us guiding the footsteps of the blind; carrying, or car-pooling the crippled to places where they can receive help; finding ways to help the voice of the poor be heard. To the question of inquirers, "Was Jesus the one who was to come?" The witness of our lives should be a resounding, "Yes!"