Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm A
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bắt đầu phụng vụ năm A của chu kỳ ba năm, với Chúa Nhật I Mùa Vọng. Mùa Vọng hướng chúng ta tới hai mục đích: Một đàng, chuẩn bị mừng Con Chúa giáng trần lần thứ nhất trong thân xác mọn hèn con người; đàng khác, giúp chúng ta biết trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang qua việc tập sống tỉnh thức để đón Chúa đến trong mỗi ngày sống của mình.
1- Cuộc đời ai học hết chữ ngờ
Cuộc sống con người luôn có những điều bất ngờ xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Những cơn sóng thần xảy ra ở Nhật Bản làm cho nhiều người không kịp trở tay. Những tai nạn giao thông xảy ra trên đường. Những cái chết bất đắc kỳ tử của người thân… Ở đời không ai học hết chữ ngờ!
Vào thời ông Nôê, trong khi không ai để ý chuyện gì sắp xảy ra, cuộc sống vẫn cứ tiếp tục với những dấu hiệu bình an: “Thiên hạ vẫn ăn uống, dựng vợ gả chồng,” chạy theo những điều phù phiếm, nhưng lãng quên Thiên Chúa. Chỉ có ông Nôê là người tỉnh thức và sẵn sàng. Vâng lệnh Chúa, ông Nôê đóng một chiếc tàu rất lớn. Đang khi đóng tàu, dân chúng chế giễu ông là người lẩm cẩm. Sau khi hoàn tất, ông và gia đình cùng với súc vật vào tàu, lúc đó, trời bắt đầu sấm chớp, đổ mưa như trút ngày đêm. Lụt hồng thủy dâng lên bất chợt. Tất cả đều bị cuốn trôi trong nước lũ. Chỉ còn lại gia đình ông Nôê được cứu sống. Lúc đó, không ai học được chữ ngờ!
Thời đại chúng ta hôm nay cũng thế, xã hội Việt Nam phát xuất từ một đất nước nghèo, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã đẻ ra một lối sống mới, chỉ biết cúi mặt cúi mày kiếm tiền và khi đã có tiền, thì hì hục hưởng thụ. Theo đó, nhiều người chủ trương phải kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo lý, tình người, lừa đảo, gian dối và kể cả bán rẻ nhân phẩm của mình, miễn sao có tiền. Nhưng sau khi có tiền, họ chủ trương hưởng thụ vì họ lý luận: “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời...,” “chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì theo sau…” Cuộc đời chỉ dừng lại trong chân trời trần tục, đối với họ, Thiên Chúa không hiện hữu, không có ngày mai, không có đời sau...
Đức Giêsu cảnh báo rằng ngày Con Người đến trong bất ngờ: vào ngày nào, giờ nào không một ai biết. “Lúc Con Người đến” chính là ngày tận thế, ngày Chúa quang lâm, và cũng chính là giờ chết của mỗi người. Ngày ấy chắc chắn phải đến, nhưng nó lại đến một cách bất ngờ. Bất ngờ như trận lụt hồng thủy thời ông Nôê. Bất ngờ như hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người được đem đi, một người bị để lại. Không ai biết được mình sẽ ra đi lúc nào. Không ai biết được tương lai của mình ra sao. Không ai biết được ngày tận thế. Bí mật đó chỉ Thiên Chúa Cha nắm giữ. Tất cả đều xảy ra bất ngờ!
2- Tỉnh thức và sẵn sàng
Bởi thế, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến.”
Vậy tỉnh thức là gì? Tỉnh thức trước hết là thái độ sống nhạy bén trước những cám dỗ của ma quỷ, trước những nguy cơ tội lỗi và trước những lối sống bất chính. Như Thánh Phaolô trong bài đọc II nhắc nhở: “Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối... hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14).
Tích cực hơn, tỉnh thức là khả năng biết nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa qua những dấu chỉ và những biến cố cuộc sống hằng ngày. Tỉnh thức cũng là một cách thế sống, cách nhìn và đối diện với các dấu chỉ đó bằng cặp mắt đức tin và hành xử cũng như chọn lựa theo nhãn quan đức tin. Đó là một đời sống mới trong Đức Kitô.
Người tỉnh thức là người luôn sẵn sàng, không có gì là đột ngột hay bất ngờ, kể cả cái chết. Như thánh Maria Alacoque trước khi chết đã trả lời cho câu hỏi của các Sơ khác: “Chị có cần chuẩn bị gì nữa không?” Maria trả lời: “Tôi đã sẵn sàng rồi.”
Chúa muốn chúng ta luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ Chúa đến, như 5 cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn cháy trong tay chờ chàng rể đến. Nếu chúng ta luôn sẵn sàng và tỉnh thức đón Chúa đến với lòng khao khát, yêu mến, thì giờ đó không còn là nỗi lo kinh hoàng như lụt hồng thủy, như một tai nạn, nhưng lại là giờ phút tương phùng, giờ giao duyên của hai trái tim gặp gỡ.
Thiên Chúa đến với chúng ta nhiều lần và qua nhiều cách thế khác nhau. Nhưng đến thơi gian viên mãn, Người đến với chúng ta qua Người Con, là Ngôi Lời nhập thể làm người, trong thân phận khó nghèo và khiêm tốn. Người sẽ đến lần nữa trong vinh quang và quyền năng vào ngày quang lâm. Nhưng Người đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, mà mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, hiệp lễ, chúng ta được kết hợp nên một với Người. Sự gặp gỡ đó là khởi đầu và chuẩn bị cho sự gặp gỡ sau này trong ngày cánh chung.
3- Cám dỗ về sự trì hoãn
Người ta kể dụ ngôn về ba con quỷ học việc. Chúng nói với tướng quỷ Satan về những kế hoạch cám dỗ loài người. Con quỷ thứ nhất nói: “Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thiên Chúa.” Satan đáp: “Điều đó không lừa dối được nhiều người vì họ đã biết là Thiên Chúa hiện hữu.” Con quỷ thứ hai nói: “Tôi sẽ bảo họ là không có thiên đàng, hỏa ngục.” Satan trả lời: “Mi sẽ không lừa được ai bằng cách đó đâu, bởi vì, bây giờ người ta biết rất rõ rằng có thiên đàng và hỏa ngục, thiên đàng dành cho người lành, hỏa ngục dành cho người dữ.” Con quỷ thứ ba nói: “Tôi sẽ bảo với loài người đừng vội vã làm gì, cứ từ từ hoán cải vì còn nhiều thời gian.” Satan đáp: “Đi đi, mày sẽ thành công bằng cách đó.”
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy rằng: Ảo tưởng nguy hiểm nhất trong đời người là cho rằng mình còn nhiều thời giờ, còn ngày mai, từ đó cứ trì hoãn và ở lì trong tội mà không hoán cải. Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp chúng ta biết nắm bắt cơ hội để thay đổi đời sống mình phù hợp với Tin Mừng ngay tại đây và lúc này. Đó là sống tốt giây phút hiện tại với tất cả những gì Chúa ban.
Cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống sống tỉnh thức và sẵn sàng để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng xứng đáng để đi đón Người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Is 2,1-5; Rm 13,11-14; Mt 24,37-44
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta bắt đầu phụng vụ năm A của chu kỳ ba năm, với Chúa Nhật I Mùa Vọng. Mùa Vọng hướng chúng ta tới hai mục đích: Một đàng, chuẩn bị mừng Con Chúa giáng trần lần thứ nhất trong thân xác mọn hèn con người; đàng khác, giúp chúng ta biết trông chờ Chúa đến lần thứ hai trong vinh quang qua việc tập sống tỉnh thức để đón Chúa đến trong mỗi ngày sống của mình.
1- Cuộc đời ai học hết chữ ngờ
Cuộc sống con người luôn có những điều bất ngờ xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Những cơn sóng thần xảy ra ở Nhật Bản làm cho nhiều người không kịp trở tay. Những tai nạn giao thông xảy ra trên đường. Những cái chết bất đắc kỳ tử của người thân… Ở đời không ai học hết chữ ngờ!
Vào thời ông Nôê, trong khi không ai để ý chuyện gì sắp xảy ra, cuộc sống vẫn cứ tiếp tục với những dấu hiệu bình an: “Thiên hạ vẫn ăn uống, dựng vợ gả chồng,” chạy theo những điều phù phiếm, nhưng lãng quên Thiên Chúa. Chỉ có ông Nôê là người tỉnh thức và sẵn sàng. Vâng lệnh Chúa, ông Nôê đóng một chiếc tàu rất lớn. Đang khi đóng tàu, dân chúng chế giễu ông là người lẩm cẩm. Sau khi hoàn tất, ông và gia đình cùng với súc vật vào tàu, lúc đó, trời bắt đầu sấm chớp, đổ mưa như trút ngày đêm. Lụt hồng thủy dâng lên bất chợt. Tất cả đều bị cuốn trôi trong nước lũ. Chỉ còn lại gia đình ông Nôê được cứu sống. Lúc đó, không ai học được chữ ngờ!
Thời đại chúng ta hôm nay cũng thế, xã hội Việt Nam phát xuất từ một đất nước nghèo, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đã đẻ ra một lối sống mới, chỉ biết cúi mặt cúi mày kiếm tiền và khi đã có tiền, thì hì hục hưởng thụ. Theo đó, nhiều người chủ trương phải kiếm tiền bằng mọi giá, bất chấp đạo lý, tình người, lừa đảo, gian dối và kể cả bán rẻ nhân phẩm của mình, miễn sao có tiền. Nhưng sau khi có tiền, họ chủ trương hưởng thụ vì họ lý luận: “Em ơi có bao nhiêu, sáu mươi năm cuộc đời...,” “chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc nó thì theo sau…” Cuộc đời chỉ dừng lại trong chân trời trần tục, đối với họ, Thiên Chúa không hiện hữu, không có ngày mai, không có đời sau...
Đức Giêsu cảnh báo rằng ngày Con Người đến trong bất ngờ: vào ngày nào, giờ nào không một ai biết. “Lúc Con Người đến” chính là ngày tận thế, ngày Chúa quang lâm, và cũng chính là giờ chết của mỗi người. Ngày ấy chắc chắn phải đến, nhưng nó lại đến một cách bất ngờ. Bất ngờ như trận lụt hồng thủy thời ông Nôê. Bất ngờ như hai người đàn ông đang làm ruộng, hai người đàn bà đang xay bột, thì một người được đem đi, một người bị để lại. Không ai biết được mình sẽ ra đi lúc nào. Không ai biết được tương lai của mình ra sao. Không ai biết được ngày tận thế. Bí mật đó chỉ Thiên Chúa Cha nắm giữ. Tất cả đều xảy ra bất ngờ!
2- Tỉnh thức và sẵn sàng
Bởi thế, Chúa Giêsu lặp đi lặp lại: “Anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ thì Con Người sẽ đến.”
Vậy tỉnh thức là gì? Tỉnh thức trước hết là thái độ sống nhạy bén trước những cám dỗ của ma quỷ, trước những nguy cơ tội lỗi và trước những lối sống bất chính. Như Thánh Phaolô trong bài đọc II nhắc nhở: “Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối... hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14).
Tích cực hơn, tỉnh thức là khả năng biết nhận ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa qua những dấu chỉ và những biến cố cuộc sống hằng ngày. Tỉnh thức cũng là một cách thế sống, cách nhìn và đối diện với các dấu chỉ đó bằng cặp mắt đức tin và hành xử cũng như chọn lựa theo nhãn quan đức tin. Đó là một đời sống mới trong Đức Kitô.
Người tỉnh thức là người luôn sẵn sàng, không có gì là đột ngột hay bất ngờ, kể cả cái chết. Như thánh Maria Alacoque trước khi chết đã trả lời cho câu hỏi của các Sơ khác: “Chị có cần chuẩn bị gì nữa không?” Maria trả lời: “Tôi đã sẵn sàng rồi.”
Chúa muốn chúng ta luôn tỉnh thức và sẵn sàng chờ Chúa đến, như 5 cô trinh nữ khôn ngoan cầm đèn cháy trong tay chờ chàng rể đến. Nếu chúng ta luôn sẵn sàng và tỉnh thức đón Chúa đến với lòng khao khát, yêu mến, thì giờ đó không còn là nỗi lo kinh hoàng như lụt hồng thủy, như một tai nạn, nhưng lại là giờ phút tương phùng, giờ giao duyên của hai trái tim gặp gỡ.
Thiên Chúa đến với chúng ta nhiều lần và qua nhiều cách thế khác nhau. Nhưng đến thơi gian viên mãn, Người đến với chúng ta qua Người Con, là Ngôi Lời nhập thể làm người, trong thân phận khó nghèo và khiêm tốn. Người sẽ đến lần nữa trong vinh quang và quyền năng vào ngày quang lâm. Nhưng Người đến với chúng ta mỗi ngày qua bí tích Thánh Thể, mà mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, hiệp lễ, chúng ta được kết hợp nên một với Người. Sự gặp gỡ đó là khởi đầu và chuẩn bị cho sự gặp gỡ sau này trong ngày cánh chung.
3- Cám dỗ về sự trì hoãn
Người ta kể dụ ngôn về ba con quỷ học việc. Chúng nói với tướng quỷ Satan về những kế hoạch cám dỗ loài người. Con quỷ thứ nhất nói: “Tôi sẽ bảo với loài người là không có Thiên Chúa.” Satan đáp: “Điều đó không lừa dối được nhiều người vì họ đã biết là Thiên Chúa hiện hữu.” Con quỷ thứ hai nói: “Tôi sẽ bảo họ là không có thiên đàng, hỏa ngục.” Satan trả lời: “Mi sẽ không lừa được ai bằng cách đó đâu, bởi vì, bây giờ người ta biết rất rõ rằng có thiên đàng và hỏa ngục, thiên đàng dành cho người lành, hỏa ngục dành cho người dữ.” Con quỷ thứ ba nói: “Tôi sẽ bảo với loài người đừng vội vã làm gì, cứ từ từ hoán cải vì còn nhiều thời gian.” Satan đáp: “Đi đi, mày sẽ thành công bằng cách đó.”
Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy rằng: Ảo tưởng nguy hiểm nhất trong đời người là cho rằng mình còn nhiều thời giờ, còn ngày mai, từ đó cứ trì hoãn và ở lì trong tội mà không hoán cải. Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp chúng ta biết nắm bắt cơ hội để thay đổi đời sống mình phù hợp với Tin Mừng ngay tại đây và lúc này. Đó là sống tốt giây phút hiện tại với tất cả những gì Chúa ban.
Cầu xin Chúa cho chúng ta biết sống sống tỉnh thức và sẵn sàng để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng xứng đáng để đi đón Người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/