CN 16C : Ngồi lâu trong đầu
Một cha sở miền quê có bà bếp tên là Matta. Mỗi lần bà nghe bài Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, bà lại lẩm bẩm : “Phải rồi, Maria đúng, Matta sai. Nhưng ai đã lau nhà, nấu ăn, rửa chén ? Ai đã đi chợ, giặt giũ, quét sân ? Nếu tôi không làm, ai làm đây? Nếu tôi chỉ việc ngồi, nghĩ, bàn những điều thiêng liêng rồi vào nhà thờ cầu nguyện riêng thì cứ đến giờ ăn mà đói meo !” Ý nghĩ của bà Matta nào đó lại không phải là ý nghĩ của nhiều người trong chúng ta sao ? Phải giải thích thế nào cho bà Matta đó, khi bà nghe đoạn Lời Chúa hôm nay ?
A- Những giải thích trước đây (dựa theo truyền thống):
1. Con lo lắng nhiều quá. Chỉ cần một mà thôi.
Chúa trách Matta lo phục vụ nhiều quá. Chúa chỉ cần… đơn giản và thanh đạm, phù hợp với thói quen và lời chúc phúc “nghèo khó” của Ngài. Tóm lại, đơn giản thôi, đừng bày vẽ gì nhiều. Cũng trong chiều hướng này, có bản dịch đã chuyển ngữ cách nói của Chúa như sau: Con lo nhiều món quá, chỉ cần một món là đủ. Cơm canh là đủ. Vậy thì mình con làm được rồi. Đâu cần gọi thêm Maria.
2. Tượng trưng cho hai đời sống
Nhưng chắc chắn bài học của Chúa đâu chỉ giản đơn như vậy. Vì sau khi phê phán Matta, Chúa Giêsu còn nêu Maria như mẫu gương phải theo : “Cô ta chọn phần tốt nhất”. Bởi thế Origène (185-245) đã giải thích như sau (và lời giải thích này ảnh hưởng trên truyền thống tu đức của Tây Phương đến bây giờ) : Matta tượng trưng cho đời hoạt động. Maria tượng trưng cho đời chiêm niệm. Mầu nhiệm Tình yêu không còn trong đời sống hoạt động nữa, nếu lời dạy và huấn đức không đưa tới việc chiêm niệm … Đối với Origène, hai chị em tượng trưng cho hai thái độ mà một môn đệ trọn lành không thể tách rời. Nhưng hoạt động phải hướng về chiêm niệm, cầu nguyện. Chúng ta sẽ phải trở lại với lời giải thích của Origène.
3. Thánh Augustino giải thích bằng cách ví von : Matta và Maria đón Chúa trong nhà mình, nhà như là Giáo hội. Matta là Giáo hội chiến đấu. Maria là Giáo hội khải hoàn. Giống hệt như Augustinô giải thích về Phêrô và Gioan tông đồ.
B- Giải thích cho hôm nay
Lời giải thích của Origène vẫn còn giá trị. Tức là :
1. Hoạt động, phục vụ vẫn có giá trị.
-Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng hiểu như vậy. Nếu bài đọc I trong các Chúa Nhật Thường Niên thường dùng để giải thích cho Bài Tin Mừng, thì Bài đọc I hôm nay Giáo hội cho đọc sách Sáng Thế thuật chuyện Abraham đón tiếp khách: mời khách vào nhà, lấy bột làm bánh, bắt dê làm thịt, đứng hầu quạt khách. Một thái độ phục vụ chẳng khác gì Matta. Nếu xem chỉ chiêm niệm là giá trị thì Bài Đọc I phải là bài Elia lên núi Khoreb gặp Chúa chứ ! Rồi không phải chỉ Abraham, chính Chúa Giêsu cũng nêu gương phục vụ: Ngài hoá bánh ra nhiều, chữa lành bệnh tật, dẹp yên bão tố, xua trừ ma quỉ…, tất cả đều là phục vụ, chứ đâu phải suốt ngày lên núi cầu nguyện một mình. Vì thế phục vụ vẫn có giá trị của nó.
-Một cha xứ kia ghi nhận trên Tờ Thông Tin : Mỗi xứ đạo chỉ cần một Matta thôi sao ? Phải thay đổi điều này. Cần 100 Matta. Phải xắn tay áo lên và hãy sẵn sàng. Nhờ có những Matta mà ngân sách của họ đạo ổn định, nhà thờ nhà xứ được sửa sang, sạch sẽ…, trẻ em bò trên nền nhà vẫn không dơ bẩn. Bạn không nhớ ơn những Matta cho đến khi Matta biến mất, và nhà thờ chỉ còn lại những Maria đọc kinh. Bấy giờ các Maria sẽ bắt đầu rối lên đi tìm chìa khoá, chổi quét, khăn lau, tắt đèn, tắt quạt. Phải. Những Matta là những người năng nổ của xứ Đạo. Họ giữ cho xứ Đạo sinh hoạt sống động mỗi ngày.
Nhưng Matta cũng phải có lúc là Maria : đó là lúc cầu nguyện, lúc nghỉ ngơi.
2. Nhưng trên phục vụ, phải là cầu nguyện: cầu nguyện trên hết.
-Một sĩ quan Pháp trong trận giao tranh trên đất Phi Châu, bị bắt làm tù binh. Mỗi lần nhìn viên sĩ quan Pháp này, người cai Ả Rập luôn mắng chửi thô lỗ : “Đồ con chó !” Một hôm, chịu không nổi, viên sĩ quan cãi lại: Tại sao gọi tôi là đồ chó ? Tôi là tù nhân của ông. Đúng, nhưng tôi cũng là người như ông vậy.
–Mày, mày mà là con người ư ? Mày là tù nhân của tao từ sáu tháng nay thế mà tao chưa thấy mày cầu nguyện bao giờ. Làm sao tao gọi mày là người được. Mày chỉ là một con chó.
Đúng thế, viên sĩ quan tù binh này thức dậy, ăn, hùng hục làm, đầu cúi xuống, không ngước nhìn trời, sao không giống con chó được ?
Cầu nguyện là trên hết. Chính vì thế trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu nói: Maria đã chọn phần tốt nhất, không ai cướp lấy được.
3. Vậy chúng ta xử lý ra sao
Phục vụ thì tốt. Ngồi bên Chúa và nghe lời Ngài thì tốt hơn. Nhưng giải thích của chúng ta không phải là chọn cái này, bỏ cái kia, mà là chọn cả hai. Cả phục vụ, cả nguyện cầu, và cho việc cầu nguyện chỉ huy.
Thực tế cuộc sống của chúng ta rất bận rộn. Ta không có thời giờ đâu để ngồi lâu dưới chân Chúa, thì hãy để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Không ngồi lâu dưới chân Chúa được thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình bằng các cách sau đây:
-Lặp đi lặp lại những lời nguyện tắt, như : “Lạy Cha” “Lạy Chúa xin thương xót con” “Giêsu, con yêu mến Chúa” v.v…
-Khởi đầu một ngày mới hãy dâng lên Chúa trọn cả ngày: lời Kinh Dâng Mình vẫn đọc “mọi sự con nài xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay” là một khởi đầu tốt. Ý hướng đầu ngày là ý hướng chỉ huy (chỉ huy là không làm gì hết mà làm hết mọi sự). Rồi trong ngày những tiếng nói âm thanh, những bóng dáng của Chúa đi qua lại nhắc ta nhớ tới Chúa. Những tiếng nói âm thanh, như tiếng chuông, tiếng còi cứu thương, tiếng kêu “Chúa ơi” của ai đó…. Những bóng dáng như tháp chuông, thánh giá ai đó mang trên ngực, trên vành tai. Những khi ăn khi uống ta làm dấu… nhất nhất đều nhắc ta nhớ đến Chúa. Như thế không phải là để Chúa ngồi lâu trong đầu mình sao ? Thánh Phaolô thì nói : Dù khi anh em ăn, dù khi anh em ngủ, khi anh làm việc, hãy làm vì danh Chúa Giêsu (x. Cl 3,17).
Các vị thánh là những người bận rộn; với các ngài cái búa, cái cưa, cái mai, cái xẻng, cây chổi, giẻ lau... cũng được dâng hiến như chén thánh trên bàn thờ. Thánh Bênêdictô ra luật cho các thầy dòng phụ trách các dụng cụ lao động phải gìn giữ cẩn thận các dụng cụ đó như các bình thánh trên bàn thờ. Tại sao vậy ? Vì các dụng cụ đó là những dụng cụ để các môn sinh của người tôn vinh Thiên Chúa. Điều chính yếu trong đời sống thiêng liêng là có tinh thần phục vụ Chúa “mọi nơi và mọi lúc” như chúng ta cầu xin trong lời nhập để của kinh tiền tụng.
Xin Chúa giúp chúng con nhớ đến Chúa khi làm việc phục vụ, hoặc tệ lắm thì thức dậy dâng ngay cả ngày cho Chúa, để khi không ngồi lâu dưới chân Chúa được, thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Một cha sở miền quê có bà bếp tên là Matta. Mỗi lần bà nghe bài Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe, bà lại lẩm bẩm : “Phải rồi, Maria đúng, Matta sai. Nhưng ai đã lau nhà, nấu ăn, rửa chén ? Ai đã đi chợ, giặt giũ, quét sân ? Nếu tôi không làm, ai làm đây? Nếu tôi chỉ việc ngồi, nghĩ, bàn những điều thiêng liêng rồi vào nhà thờ cầu nguyện riêng thì cứ đến giờ ăn mà đói meo !” Ý nghĩ của bà Matta nào đó lại không phải là ý nghĩ của nhiều người trong chúng ta sao ? Phải giải thích thế nào cho bà Matta đó, khi bà nghe đoạn Lời Chúa hôm nay ?
A- Những giải thích trước đây (dựa theo truyền thống):
1. Con lo lắng nhiều quá. Chỉ cần một mà thôi.
Chúa trách Matta lo phục vụ nhiều quá. Chúa chỉ cần… đơn giản và thanh đạm, phù hợp với thói quen và lời chúc phúc “nghèo khó” của Ngài. Tóm lại, đơn giản thôi, đừng bày vẽ gì nhiều. Cũng trong chiều hướng này, có bản dịch đã chuyển ngữ cách nói của Chúa như sau: Con lo nhiều món quá, chỉ cần một món là đủ. Cơm canh là đủ. Vậy thì mình con làm được rồi. Đâu cần gọi thêm Maria.
2. Tượng trưng cho hai đời sống
Nhưng chắc chắn bài học của Chúa đâu chỉ giản đơn như vậy. Vì sau khi phê phán Matta, Chúa Giêsu còn nêu Maria như mẫu gương phải theo : “Cô ta chọn phần tốt nhất”. Bởi thế Origène (185-245) đã giải thích như sau (và lời giải thích này ảnh hưởng trên truyền thống tu đức của Tây Phương đến bây giờ) : Matta tượng trưng cho đời hoạt động. Maria tượng trưng cho đời chiêm niệm. Mầu nhiệm Tình yêu không còn trong đời sống hoạt động nữa, nếu lời dạy và huấn đức không đưa tới việc chiêm niệm … Đối với Origène, hai chị em tượng trưng cho hai thái độ mà một môn đệ trọn lành không thể tách rời. Nhưng hoạt động phải hướng về chiêm niệm, cầu nguyện. Chúng ta sẽ phải trở lại với lời giải thích của Origène.
3. Thánh Augustino giải thích bằng cách ví von : Matta và Maria đón Chúa trong nhà mình, nhà như là Giáo hội. Matta là Giáo hội chiến đấu. Maria là Giáo hội khải hoàn. Giống hệt như Augustinô giải thích về Phêrô và Gioan tông đồ.
B- Giải thích cho hôm nay
Lời giải thích của Origène vẫn còn giá trị. Tức là :
1. Hoạt động, phục vụ vẫn có giá trị.
-Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng hiểu như vậy. Nếu bài đọc I trong các Chúa Nhật Thường Niên thường dùng để giải thích cho Bài Tin Mừng, thì Bài đọc I hôm nay Giáo hội cho đọc sách Sáng Thế thuật chuyện Abraham đón tiếp khách: mời khách vào nhà, lấy bột làm bánh, bắt dê làm thịt, đứng hầu quạt khách. Một thái độ phục vụ chẳng khác gì Matta. Nếu xem chỉ chiêm niệm là giá trị thì Bài Đọc I phải là bài Elia lên núi Khoreb gặp Chúa chứ ! Rồi không phải chỉ Abraham, chính Chúa Giêsu cũng nêu gương phục vụ: Ngài hoá bánh ra nhiều, chữa lành bệnh tật, dẹp yên bão tố, xua trừ ma quỉ…, tất cả đều là phục vụ, chứ đâu phải suốt ngày lên núi cầu nguyện một mình. Vì thế phục vụ vẫn có giá trị của nó.
-Một cha xứ kia ghi nhận trên Tờ Thông Tin : Mỗi xứ đạo chỉ cần một Matta thôi sao ? Phải thay đổi điều này. Cần 100 Matta. Phải xắn tay áo lên và hãy sẵn sàng. Nhờ có những Matta mà ngân sách của họ đạo ổn định, nhà thờ nhà xứ được sửa sang, sạch sẽ…, trẻ em bò trên nền nhà vẫn không dơ bẩn. Bạn không nhớ ơn những Matta cho đến khi Matta biến mất, và nhà thờ chỉ còn lại những Maria đọc kinh. Bấy giờ các Maria sẽ bắt đầu rối lên đi tìm chìa khoá, chổi quét, khăn lau, tắt đèn, tắt quạt. Phải. Những Matta là những người năng nổ của xứ Đạo. Họ giữ cho xứ Đạo sinh hoạt sống động mỗi ngày.
Nhưng Matta cũng phải có lúc là Maria : đó là lúc cầu nguyện, lúc nghỉ ngơi.
2. Nhưng trên phục vụ, phải là cầu nguyện: cầu nguyện trên hết.
-Một sĩ quan Pháp trong trận giao tranh trên đất Phi Châu, bị bắt làm tù binh. Mỗi lần nhìn viên sĩ quan Pháp này, người cai Ả Rập luôn mắng chửi thô lỗ : “Đồ con chó !” Một hôm, chịu không nổi, viên sĩ quan cãi lại: Tại sao gọi tôi là đồ chó ? Tôi là tù nhân của ông. Đúng, nhưng tôi cũng là người như ông vậy.
–Mày, mày mà là con người ư ? Mày là tù nhân của tao từ sáu tháng nay thế mà tao chưa thấy mày cầu nguyện bao giờ. Làm sao tao gọi mày là người được. Mày chỉ là một con chó.
Đúng thế, viên sĩ quan tù binh này thức dậy, ăn, hùng hục làm, đầu cúi xuống, không ngước nhìn trời, sao không giống con chó được ?
Cầu nguyện là trên hết. Chính vì thế trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu nói: Maria đã chọn phần tốt nhất, không ai cướp lấy được.
3. Vậy chúng ta xử lý ra sao
Phục vụ thì tốt. Ngồi bên Chúa và nghe lời Ngài thì tốt hơn. Nhưng giải thích của chúng ta không phải là chọn cái này, bỏ cái kia, mà là chọn cả hai. Cả phục vụ, cả nguyện cầu, và cho việc cầu nguyện chỉ huy.
Thực tế cuộc sống của chúng ta rất bận rộn. Ta không có thời giờ đâu để ngồi lâu dưới chân Chúa, thì hãy để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Không ngồi lâu dưới chân Chúa được thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình bằng các cách sau đây:
-Lặp đi lặp lại những lời nguyện tắt, như : “Lạy Cha” “Lạy Chúa xin thương xót con” “Giêsu, con yêu mến Chúa” v.v…
-Khởi đầu một ngày mới hãy dâng lên Chúa trọn cả ngày: lời Kinh Dâng Mình vẫn đọc “mọi sự con nài xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu trong ngày hôm nay” là một khởi đầu tốt. Ý hướng đầu ngày là ý hướng chỉ huy (chỉ huy là không làm gì hết mà làm hết mọi sự). Rồi trong ngày những tiếng nói âm thanh, những bóng dáng của Chúa đi qua lại nhắc ta nhớ tới Chúa. Những tiếng nói âm thanh, như tiếng chuông, tiếng còi cứu thương, tiếng kêu “Chúa ơi” của ai đó…. Những bóng dáng như tháp chuông, thánh giá ai đó mang trên ngực, trên vành tai. Những khi ăn khi uống ta làm dấu… nhất nhất đều nhắc ta nhớ đến Chúa. Như thế không phải là để Chúa ngồi lâu trong đầu mình sao ? Thánh Phaolô thì nói : Dù khi anh em ăn, dù khi anh em ngủ, khi anh làm việc, hãy làm vì danh Chúa Giêsu (x. Cl 3,17).
Các vị thánh là những người bận rộn; với các ngài cái búa, cái cưa, cái mai, cái xẻng, cây chổi, giẻ lau... cũng được dâng hiến như chén thánh trên bàn thờ. Thánh Bênêdictô ra luật cho các thầy dòng phụ trách các dụng cụ lao động phải gìn giữ cẩn thận các dụng cụ đó như các bình thánh trên bàn thờ. Tại sao vậy ? Vì các dụng cụ đó là những dụng cụ để các môn sinh của người tôn vinh Thiên Chúa. Điều chính yếu trong đời sống thiêng liêng là có tinh thần phục vụ Chúa “mọi nơi và mọi lúc” như chúng ta cầu xin trong lời nhập để của kinh tiền tụng.
Xin Chúa giúp chúng con nhớ đến Chúa khi làm việc phục vụ, hoặc tệ lắm thì thức dậy dâng ngay cả ngày cho Chúa, để khi không ngồi lâu dưới chân Chúa được, thì để Chúa ngồi lâu trong đầu mình. Amen
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm