Nhân chuyến viếng thăm mộ hai thánh Phêrô và Phaolô năm nay của hàng Giám Mục Úc, báo chí Công Giáo giới thiệu một vài khuôn mặt tiêu biểu của các ngài.
Giám mục Twitter
Trước nhất là Đức Cha Richard Umbers, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Sydney, người được Inés San Martín của Crux giới thiệu. Theo nữ ký giả này, một số Giám Mục Úc có tiếng là tích cực trên Twitter. Đức Cha Umbers là một trong số này.
Sau 2 tiếng đồng hồ yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxciô, ngài lên Twitter viết rằng đây là 1 “cuộc yết kiến tuyệt vời” và rất khích lệ. “Chúng tôi nói về đủ chuyện và Đức Thánh Cha đáp lời bằng 1 sự khôn ngoan mục vụ rất vĩ đại. Quả là một cuộc ‘incontro’ (gặp gỡ) đích thực và đồng hành với các Giám Mục Úc”.
Năm ngoái, Martín cho hay, khi ở Hoa Kỳ hướng dẫn 1 nhóm ngưòi Úc tham dự Diễn Hành Vì Sự Sống, Đức Cha Umbers đã tổ chức các buổi gặp gỡ với một số người ngài gặp trên các phương tiện truyền thông xã hội, một thứ rất gần với “việc hẹn hò trực tuyến” mà một giám mục Công Giáo từng trải nghiệm.
Đức Cha Umbers nói với Crux: “cô có thể kết nhiều bạn mới trên trực tuyến, nhưng rồi cô cũng có cơ hội nối dài điều đó qua cuộc sống ở bên ngoài máy vi tính. Người ở tổng giáo phận thực sự lo lắng, cứ nghĩ là tôi liều mình gặp 1 tên sát nhân hay gì gì đó, nhưng quả thực là lý thú”.
Đức Cha Umbers vào tháng Giêng tới sẽ có mặt ở Washington D.C. để dự Diễn Hành Vì Sự Sống hàng năm, 1 biến cố ngài hy vọng sẽ được phỏng theo tại Sydney trong 1 tương lai gần đây, tập chú vào việc bảo vệ sự sống từ lúc tượng thai.
Ngài nói: “tôi nghĩ chúng ta cần tập chú vào việc phá thai, dù có nhiều tranh luận về việc này... Tôi cho chúng ta cần tập chú nếu không..., rất có thể nó trở thành vô nghĩa”.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta chỉ loay hoay vào 1 vấn đề duy nhất. Chúng ta vẫn cần đề cập tới các vấn đề như di dân, nhân phẩm ... nhưng cần dành cho vấn đề phá thai một tập chú.
Về khía cạnh này, ngài ước mong không phải chỉ có người Công Giáo hay Thệ Phản tham gia mà cả những người thuộc các tín ngưỡng khác hoặc không có tín ngưỡng nào cả, vì vấn đề sự sống từ lúc tượng thai là “một sự kiện khoa học”.
Nói về buổi tĩnh tâm trước khi gặp Đức Thánh Cha, Đức Cha Umbers cho biết đây là 1 trải nghiệm tuyệt vời vì lúc ở nhà, bận bịu với công việc, chẳng ai lưu tâm đến ai, nay có dịp ngồi lại, dự linh thao của Thánh Inhã, giãi bầy tâm tình với nhau, những trĩu nặng tâm hồn được trút bỏ, thật tuyệt vời được “biết” nhau, chia sẻ và khích lệ nhau.
Đuợc hỏi khi gặp Đức Thánh Cha, Đức Cha sẽ nói gì, Đức Cha Umbers trả lời: nếu có dịp, ngài sẽ nói về các phương tiện truyền thông xã hội. Nghe thế, Crux hỏi về khả thể một phủ doãn tông toà tòng nhân lo về mạng xã hội này. Đức Cha trả lời điều đó đi quá xa. Nhưng cần khai triển các đặc sủng giúp các tu sĩ và giáo dân ngồi lại với nhau tìm cách phối trí loại tông đồ này.
Thực ra chữ đặc sủng có vẻ mơ hồ, nhưng theo Đức Cha Umbers, phải có một chú mục đặc biệt: những người này dành thì giờ để ở trên trực tuyến; dĩ nhiên, họ cần được huấn luyện và cũng cần nhiều thì giờ sống ngoài trực tuyến. Vì theo ngài, muốn hữu dụng trên trực tuyến, bạn phải ở những nơi khác nữa: trước Mình Thánh Chúa, đọc sách thiêng liêng, các sách hiện thời, để có thể đem tới 1 điều gì đó khác đi. Vấn đề là khi bạn có thể đọc liên mạng, nói liên mạng, nhưng lại chỉ có thể ợ ra những điều đã được đề ra ở những nơi khác.. Bạn cần phải đem đến 1 điều gì đó mới mẻ phát xuất từ chính cuộc sống của bạn trong cầu nguyện và đọc các sách thiêng liêng cổ điển.
Theo Đức Cha Umbers, ta không thể sống hoàn toàn trên trực tuyến. Chính vì thế ngài nghĩ tới những cuộc hội ngộ của các tay “Twitters”: kết bạn trên trực tuyến nhưng đưa họ vào đời thực.
Nói về việc đem Diễn Hành Vì Sự Sống áp dụng ở Sydney, Đức Cha Umbers cho hay: vì ở Úc có 1 nhà triết học xú danh tên là Peter Singer, người nổi tiếng từ lúc còn ở Princeton, chủ trương loại bỏ Thiên Chúa khỏi xã hội; hợp pháp hóa trợ tử, mọi sự đều phải theo chủ nghĩa thực dụng đều là sản phẩm của triết gia này. Chúng ta cần phản công thứ ý thức hệ này một cách mạnh mẽ, để mọi người nhìn thấy hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa nơi mỗi hữu thể nhân bản từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên.
Gặp gỡ cha chung
Trong khi đó, Zenit gặp vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane. Ngài cho biết các Giám Mục Úc đã nêu nhiều vấn đề với Đức Giáo Hoàng, những vấn đề được Giáo Hội Công Giáo Úc hết sức lưu tâm. Trong đó, có vấn đề tận diệt nạn lạm dụng tình dục trẻ em và phục vụ người Aboriginal và người thuộc quần đảo Torres Strait, các hy vọng đối với Công Đồng Toàn Thể và tìm ra các đường lối mới để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong xã hội Úc đang thay đổi.
Đức Cha cho hay Đức Thánh Cha rất thoải mái và thân tình nói chuyện và lắng nghe các Giám Mục Úc, “ở tuổi ngài, nghị lực của Đức Thánh Cha trong suốt cuộc đàm luận lâu giờ và phức tạp quả là điều kỳ diệu”.
Theo Zenit, Đức Cha Charles Gauci, được tấn phong mới đây nhất để coi sóc giáo phận Darwin, cho biết rất có ấn tượng về Đức Thánh Cha Phanxicô, vì nhân tính, lòng cảm thương, cảm thức hợp đoàn, lòng say mê làm việc với mọi người dân Chúa trong 1 Giáo Hội có tính đồng nghị và cam kết thực sự đối với Tin Mừng của ngài.
Inés San Martín của Crux, dịp này, cũng đã gặp Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, người từng dự “ad limina” 3 lần, thành thử, đủ tư cách để đánh giá sự hữu dụng của loại thăm viếng này và theo ngài chuyến thăm viếng năm nay hơn hẳn mấy chuyến trước. Nhất là về phía giáo triều, hết nạn “dạy đời” như trước, trái lại biết lắng nghe hơn, có tác phong đối xử “Người lớn với người lớn” hơn trước nhiều. Ngài khen ngợi Bộ Gia Đình, Giáo Dân và Sự Sống đã cung cấp thông tin về mỗi nhân viên của Bộ: họ là ai, họ làm gì, nên các Giám Mục khi có chuyện biết phải liên lạc với ai. Ngài mong mọi bộ sở khác cũng hành xử như thế.
Ngài cho biết “vào lúc này, sự việc đang khó khăn cho Giáo Hội ở Úc, nhưng [chuyến hội kiến với Đức Thánh Cha] đem lại cho chúng tôi nhiều khích lệ. Khi từ giã tôi nghĩ: Phêrô được truyền trờ thành tảng đá cho đức tin của chúng ta, cho Giáo Hội, và củng cố, khích lệ anh em và ngài quả đã làm thế cho chúng tôi”.
Ngài nói với Martín về tình hình hiện nay của Giáo Hội Úc, về việc cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục đã phân cách hàng giáo phẩm với hàng giáo dân ra sao nhưng về nhiều phương diện nó cũng đã kéo hai bên gần lại nhau hơn.
Theo Đức Tổng Giám Mục, Giáo Hội tại Úc đang trong thời kỳ hết sức thách thức. Có sự vỡ mộng ghê gớm, thất vọng, thậm chí giận dữ đối với Giáo Hội, cả trong hàng ngũ tín hữu, chứ đừng nói nơi quảng đại quần chúng, vì nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
Đức Tổng Giám Mục kể lại “tôi rời nhà xứ nhà thờ chính tòa bị chửi, bị nhổ nước miếng, bị gọi là tên ấu dâm và nhiều điều tồi tệ giống như thế. Có một dạo, tôi lo lắng khi phải ra ngoài, nhưng nói về nó quả có ích... Nếu các mục tử chúng tôi và giáo dân có thể nói với nhau về những việc này, chia sẽ đau buồn, giận hờn về những gì đã phạm sai lầm và cả về tình yêu của chúng ta đối với Chúa và cam kết chấm dứt nạn ấu dâm, tôi nghĩ, cuối cùng, chúng a sẽ sát lại gần nhau hơn”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết thêm: “Thời gian này cũng thách thức do phong trào tục hóa rất nhanh chóng hiện nay”. Ở mọi bình diện “chúng tôi thực sự đang rất khó khăn: có những đe dọa đối với tự do tôn giáo. Chúng tôi có trợ tử tại 1 trong các tiểu bang. Cũng có đe doạ cắt giảm tài trợ cho các trường Công Giáo...”
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, cũng có nhiều dấu hy vọng: như việc sau chuyến viếng thăm này, ngài sẽ trở về giáo phận để một lúc truyền chức linh mục cho 7 ứng sinh, nhiều nhất trong 20 năm nay.
Một hình ảnh thân thương được Đức Tổng Giám Mục ghi nhận nơi Đức Phanxicô là trong cuộc hội kiến, vì phòng không có máy lạnh, mà trời Rôma lại hết sức nóng, các Giám Mục đương nhiên khát nước. Chính Đức Thánh Cha đi tới chỗ để nước, rót đầy ly và đưa cho các cộng sự viên. “Một điều nhỏ thôi, nhưng ai trong chúng tôi củng lưu ý. Nó hết sức nhân bản, đó là điều những người quan tâm tới người khác thường làm một cách tự động, nhưng quả là đáng yêu được thấy Đức Giáo Hoàng làm điều đó. Tất cả chúng tôi khi ra về đều có ấn tượng”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng “được nghe Đức Giáo Hoàng nói một cách gần gũi, đích thân và thân ái, chỉ đơn giản nói tâm ý của ngài với tôi... Tôi ngồi ngay phía sau ngài suốt buổi yết kiến, nên tôi có thể thấy mọi cử chỉ của ngài, ngôn ngữ thân xác của ngài... tôi nghe ngài thật khác với trước cuộc viếng thăm ad limina, vì tôi cảm thấy biết ngài tốt hơn một chút và thực sự ngài ra sao. Nó cho tôi nhiều tin tưởng hơn và tôi biết rằng chính trong bản chất nền văn hóa bất bình, giận dữ của chúng ta hiện nay, người ta chỉ muốn đánh nhau, giận dữ nhau... Nhưng ngài không như thế, chúng ta cũng không nên như thế, nên thấy những điều tốt nhất nơi nhau và những lời lẽ của người khác”.
Công đồng toàn thể
Cũng theo Martín, Đức Tổng Giám Mục Melbourne, Commensoli, sau khi đề cập tới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, một trong những điều được các Giám Mục đàm đạo với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã nói tới công đồng toàn thể của Giáo Hội Úc vào năm tới.
Đức Tổng Giám Mục cho hay đây là hình thức hành động cao nhất của 1 Giáo Hội địa phương cấp quốc gia. Nó khác với một Thượng Hội Đồng. Công đồng toàn thể là một diễn trình lập pháp, dẫn tới không những các quyết định mà là các quyết định có tính trói buộc. Chúng phải được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Nó không phải là 1 Thượng Hội Đồng nhưng nó có tính Thượng Hội Đồng (synodal). Nó không chỉ bao gồm các Giám Mục và các vị được cử nhiệm theo giáo luật, nhưng “chúng tôi chọn một phương thức bao quát hơn”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích thêm: có tính Thượng Hội Đồng nghĩa là cùng nhau bước đi như một Giáo Hội: dân Chúa giáo dân; dân Chúa tu sĩ; dân Chúa giáo sĩ; và dân Chúa giám mục. Và trong việc cùng nhau bước đi này, Giáo Hội Úc vừa hoàn thành năm thứ nhất của diễn trình lắng nghe và đối thoại. Hơn 200,000 người đã tham gia diễn trình này. Mọi tư liệu được phân tích và xem xét. Từ đó, sáu chủ đề đặc thù đã được đúc kết. “Hiện nay, chúng tôi đang điều nghiên chúng, chuẩn bị các tài liệu, và rồi sẽ tổ chức 2 phiên họp, phiên thứ nhất sẽ diễn ra trong tháng 10 năm 2020”.
Điều thu lượm được trong phiên họp trên sẽ được đúc kết thành một loạt các tài liệu, một thứ lineamenta, tài liệu chuẩn bị, để trả lời câu hỏi chủ chốt này “Thiên Chúa mong đợi gì ở Giáo Hội tại Úc vào lúc này”. Rồi các Giám Mục sẽ phải đưa ra quyết định.
Công đồng toàn thể, theo một nghĩa nào đó, có thể là phiên bản quốc gia của công đồng chung.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Commensoli cho biết diễn trình hình thành ý niệm tổ chức công đồng toàn thể. Ý niệm này có từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008. Nhưng cần thời gian để chuẩn bị. Bắt đầu bằng năm ơn thánh, năm tĩnh tâm cầu nguyện, để tìm xem có thể thấy khuôn mặt Chúa Kitô ở đâu trong đời sống Giáo Hội. Sau năm ơn thánh này, Giáo Hội Úc lại tự hỏi “nay có phải là lúc tổ chức công đồng toàn thể hay chưa?”. Rồi diễn ra Ủy Ban Hoàng Gia điều tra việc giáo sĩ lạm dụng tình dục theo chiều kích định chế. Các Giám Mục nói sự sống Tin Mừng phải tiếp diễn và chúng ta cần biết Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta vào lúc này, căn cứ vào thực tại chúng ta đang phải đối đầu. Do đó, như một Hội Đồng Giám Mục, “chúng tôi đã kiến nghị tổ chức một công đồng toàn thể và Tòa Thánh đã chấp thuận”.
Dĩ nhiên, công đồng toàn thể không đụng đến vấn đề tín lý nhưng làm thế nào áp dụng tín lý vào hoàn cảnh cụ thể của Úc. Thí dụ, làm thế nào tiếp tục xây dựng đời sống Giáo Hội ở Úc cho người bản địa? Hay đâu là vai trò của giáo dân trong việc cai quản và quản lý đời sống Giáo Hội.
Theo Đức Tổng Giám Mục, giáo dân phải can dự nhiều hơn vào đời sống Giáo Hội. Ngài cho rằng thực tại ở Úc khác với thực tại ở Hoa Kỳ. Vì liên hệ của các Giám Mục với giáo dân ở Úc có khác. Kể từ thập niên 1990, Giáo Hội Úc đã có các chuyên viên giáo dân và có lúc họ đã hoàn toàn can dự vào việc điều tra khách quan các trường hợp lạm dụng tình dục.
Ở Melbourne chẳng hạn, đã có một ủy ban và một hội đồng duyệt xét độc lập để bồi thường từ năm 1996, và một bộ phận trợ giúp độc lập, trợ giúp về cả tâm lý nữa. Cả ba đều được hưởng một mức độ tự trị nào đó đối với tổng giáo phận và không có linh mục nào can dự vào.
Giám mục thổi kèn túi (bagpipe)
Martín cũng đã gặp Đức Cha Columba Macbeth-Green của giáo phận Wilcannia-Forbes, có diện tích bằng nước Pháp, nhưng giáo dân chỉ là 30,000 người.
Ngài có nhiều điều độc đáo, thuộc 1 dòng tu chỉ có 3 Giám Mục khắp thế giới, Dòng Thánh Phaolô. Ngài không có bằng cấp gì, chỉ là tuyên úy cho cảnh sát, chưa làm việc gì ở tòa Giám Mục. “Tôi cho rằng được làm Giám Mục chỉ vì mình là người địa phương!”.
Rất vui tính, hay pha trò, mà theo ngài là nhờ làm tuyên úy cảnh sát. Ngài có tiếng cười bể bụng "làm người chết sống lại" và không hề có thứ chính xác chính trị mà rất nhiều người ngày nay bám vào.
Ngài bảo “đời quá ngắn... vui đùa quả hết sức quan trọng. Các vấn đề của thế giới, các vấn đề của Giáo Hội, nhiều vô kể. Nhưng bạn không thể quên Niềm Vui Tin Mừng. Tin Mừng đâu có buồn bã!”.
Martín nhận xét mỗi lần ngài cười, nét cười kéo tận tới tai vị Giám Mục! Ngài bảo: “nếu có điều đáng cười, tại sao không cười. Nó đâu có nghĩa bạn bất cần, nó chỉ có nghĩa bạn có thể cười chính bạn và cười với người khác. Người là người, và ai cũng cần phải cười”.
Những nét trên hình như lạc điệu ở Vatican. Bởi thế vị Giám Mục này gần như ngọng lưỡi suốt trong thời gian ở đây với anh em Giám Mục của ngài. Nhưng chúng rất xứng hợp lúc ngài đi thăm một “trạm” như người ta vốn gọi các trang trại mênh mông tại quê nhà của ngài.
Ngài bảo “người ở đấy rất đơn sơ nhưng sâu sắc, gần với đất, với một cảm thức hài hước rất tốt.Và điều bạn cần làm ở đó là đi thăm người ta rất nhiều, đem các bí tích đến với họ, và sau đó, có thể giúp họ xén lông cừu, sửa hàng rào hay chỉ đơn giản cùng uống 1 chai bia”
Làm 1 Giám Mục “có mùi của chiên” như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nói là một thách thức ngài sẵn sàng đối đầu thẳng thừng, đôi lúc thực sự nắm cả sừng bò. Gần đây, trong khi khai mạc một biến cố từ thiện, ngài được mời làm người đầu tiên cỡi một con bò húc cơ khí. Ngài cỡi ngon lành, chứng cớ còn trên internet!
Trang Sách Mặt của ngài được ngài coi như một dụng cụ mục vụ, nhưng quả là một thứ mục vụ pha trộn, chứa đủ thứ: lời cầu nguyện có, thông báo ngày lễ có mà còn cả hình ảnh và video về chính ngài mà một Giám Mục bình thường dám cảm thấy bối rối: nhẩy múa với một nhóm trẻ em Ý “như thể không ai trông thấy”, cỡi con bò húc cơ khí hay khoe chiếc mũ cao bồi ngài từng diễn hành suốt thời gian ở Rôma mà theo ngài phần lớn các Giám Mục rất ước ao lúc trời lên cơn nóng!
Cảm thức hài hước của ngài cũng giúp ngài rất nhiều khi giao tiếp với người bản địa trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc với Người Bản Địa và Quần Đảo Torres Strait của Hội Đồng Giám Mục Úc.
Theo Đức Cha Macbeth-Green, phần lớn người ta sợ giao tiếp với người bản địa một cách hài hước vì tính chính xác chính trị, nhưng điều này chỉ làm họ trở thành “nghiêm khắc và thiếu giao tiếp”. Ngài nói với Crux: “họ sợ hài hước có thể xúc phạm. Nhưng tôn trọng đâu có nghĩa bạn không có óc hài hước! Trái lại, sự kiện bạn có thể chia sẻ 1 hài hước có nghĩa là bạn tôn trọng người ta, bạn tự hạ khí giới khỏi bản thân và để người ta biết bạn cũng chả khác gì họ”.
Suốt buổi gặp gỡ đại diện Crux, là những tiếng cười thật tươi của ngài. Ngài bảo “nếu cô không thấy điều gì mỗi ngày làm cho cô mỉm cười, dù đó chỉ là con bướm, một điều gì đó mang lại cho cô một niềm vui thực sự, thì hẳn cô đang có một vấn đề tâm linh rồi đó. Cô lọt vào cơn lốc buồn sầu ảm đạm và mọi người quanh cô rồi cũng bị cuốn hút vào đó”.
Tuy nhiên, điều trên vẫn không làm ngài khỏi đau cái đau do các tai tiếng lạm dụng gây nên. Ngài bảo khi vấn đề nổ ra, thái độ của ngài thay đổi hoàn toàn. Nét cười biến mất khỏi mắt ngài. Theo ngài, đáp ứng phải có ngay khi chứng cớ của nạn nhân đã rõ ràng “Cô phải ngậm miệng lại và lắng nghe, nói với họ, dành thì giờ cho họ.Nhưng phải chân thực khi làm thế. Cô phải làm thế vì cô muốn làm, chứ không phải vì phải làm hay quan tòa buộc cô phải làm”.
Ngài cho rằng vai trò tuyên úy cảnh sát giúp ngài nhiều hoàn cảnh trấn thương cần phải xử lý. Nhưng ngay trong những trường hợp như thế, óc hài hước vẫn cần. Nó là thứ then máy để đương đầu với nghịch cảnh.
Nói về giáo phận của ngài, ngài cho hay biết mọi linh mục trong giáo phận không khó khăn gì đối với ngài vì vỏn vẹn chỉ có 14 vị. Chính vì thế, ngài gặp nhiều thách thức: phải lái xe 9 tiếng rưỡi đồng hồ mới tới nhà thờ chính tòa, hay 4 giờ mới tới cử hành Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cho 15 người. Ban phép thêm sức hàm nghĩa phải lái xe nhiều giờ hay bay tới trên 1 máy bay 10 hành khách để ban phép thêm sức cho 3 trẻ em.
Hàng tuần, ngài tải lên một bài giảng 5 phút để tín hữu tải xuống và đọc trong cộng đoàn vào Chúa Nhật và sau đó một thừa tác viên cho rước lễ, một hình thức gần nhất với Thánh lễ mà phần lớn người trong giáo phận lãnh nhận...
Ngài có một Trường Trên Không, một chương trình giáo lý trên internet... Quả là một thách thức nhưng cũng có nhiều an ủi. Ngài bảo “ai cũng biết ông Giám Mục là ai. Khi trẻ em thấy tôi đến, chúng thường hỏi tôi có mang con Molly [con chó], chiếc kèn túi và chiếc vĩ cầm đến hay không”.
Giám mục Twitter
Trước nhất là Đức Cha Richard Umbers, Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Sydney, người được Inés San Martín của Crux giới thiệu. Theo nữ ký giả này, một số Giám Mục Úc có tiếng là tích cực trên Twitter. Đức Cha Umbers là một trong số này.
Sau 2 tiếng đồng hồ yết kiến Đức Giáo Hoàng Phanxciô, ngài lên Twitter viết rằng đây là 1 “cuộc yết kiến tuyệt vời” và rất khích lệ. “Chúng tôi nói về đủ chuyện và Đức Thánh Cha đáp lời bằng 1 sự khôn ngoan mục vụ rất vĩ đại. Quả là một cuộc ‘incontro’ (gặp gỡ) đích thực và đồng hành với các Giám Mục Úc”.
Năm ngoái, Martín cho hay, khi ở Hoa Kỳ hướng dẫn 1 nhóm ngưòi Úc tham dự Diễn Hành Vì Sự Sống, Đức Cha Umbers đã tổ chức các buổi gặp gỡ với một số người ngài gặp trên các phương tiện truyền thông xã hội, một thứ rất gần với “việc hẹn hò trực tuyến” mà một giám mục Công Giáo từng trải nghiệm.
Đức Cha Umbers nói với Crux: “cô có thể kết nhiều bạn mới trên trực tuyến, nhưng rồi cô cũng có cơ hội nối dài điều đó qua cuộc sống ở bên ngoài máy vi tính. Người ở tổng giáo phận thực sự lo lắng, cứ nghĩ là tôi liều mình gặp 1 tên sát nhân hay gì gì đó, nhưng quả thực là lý thú”.
Đức Cha Umbers vào tháng Giêng tới sẽ có mặt ở Washington D.C. để dự Diễn Hành Vì Sự Sống hàng năm, 1 biến cố ngài hy vọng sẽ được phỏng theo tại Sydney trong 1 tương lai gần đây, tập chú vào việc bảo vệ sự sống từ lúc tượng thai.
Ngài nói: “tôi nghĩ chúng ta cần tập chú vào việc phá thai, dù có nhiều tranh luận về việc này... Tôi cho chúng ta cần tập chú nếu không..., rất có thể nó trở thành vô nghĩa”.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta chỉ loay hoay vào 1 vấn đề duy nhất. Chúng ta vẫn cần đề cập tới các vấn đề như di dân, nhân phẩm ... nhưng cần dành cho vấn đề phá thai một tập chú.
Về khía cạnh này, ngài ước mong không phải chỉ có người Công Giáo hay Thệ Phản tham gia mà cả những người thuộc các tín ngưỡng khác hoặc không có tín ngưỡng nào cả, vì vấn đề sự sống từ lúc tượng thai là “một sự kiện khoa học”.
Nói về buổi tĩnh tâm trước khi gặp Đức Thánh Cha, Đức Cha Umbers cho biết đây là 1 trải nghiệm tuyệt vời vì lúc ở nhà, bận bịu với công việc, chẳng ai lưu tâm đến ai, nay có dịp ngồi lại, dự linh thao của Thánh Inhã, giãi bầy tâm tình với nhau, những trĩu nặng tâm hồn được trút bỏ, thật tuyệt vời được “biết” nhau, chia sẻ và khích lệ nhau.
Đuợc hỏi khi gặp Đức Thánh Cha, Đức Cha sẽ nói gì, Đức Cha Umbers trả lời: nếu có dịp, ngài sẽ nói về các phương tiện truyền thông xã hội. Nghe thế, Crux hỏi về khả thể một phủ doãn tông toà tòng nhân lo về mạng xã hội này. Đức Cha trả lời điều đó đi quá xa. Nhưng cần khai triển các đặc sủng giúp các tu sĩ và giáo dân ngồi lại với nhau tìm cách phối trí loại tông đồ này.
Thực ra chữ đặc sủng có vẻ mơ hồ, nhưng theo Đức Cha Umbers, phải có một chú mục đặc biệt: những người này dành thì giờ để ở trên trực tuyến; dĩ nhiên, họ cần được huấn luyện và cũng cần nhiều thì giờ sống ngoài trực tuyến. Vì theo ngài, muốn hữu dụng trên trực tuyến, bạn phải ở những nơi khác nữa: trước Mình Thánh Chúa, đọc sách thiêng liêng, các sách hiện thời, để có thể đem tới 1 điều gì đó khác đi. Vấn đề là khi bạn có thể đọc liên mạng, nói liên mạng, nhưng lại chỉ có thể ợ ra những điều đã được đề ra ở những nơi khác.. Bạn cần phải đem đến 1 điều gì đó mới mẻ phát xuất từ chính cuộc sống của bạn trong cầu nguyện và đọc các sách thiêng liêng cổ điển.
Theo Đức Cha Umbers, ta không thể sống hoàn toàn trên trực tuyến. Chính vì thế ngài nghĩ tới những cuộc hội ngộ của các tay “Twitters”: kết bạn trên trực tuyến nhưng đưa họ vào đời thực.
Nói về việc đem Diễn Hành Vì Sự Sống áp dụng ở Sydney, Đức Cha Umbers cho hay: vì ở Úc có 1 nhà triết học xú danh tên là Peter Singer, người nổi tiếng từ lúc còn ở Princeton, chủ trương loại bỏ Thiên Chúa khỏi xã hội; hợp pháp hóa trợ tử, mọi sự đều phải theo chủ nghĩa thực dụng đều là sản phẩm của triết gia này. Chúng ta cần phản công thứ ý thức hệ này một cách mạnh mẽ, để mọi người nhìn thấy hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa nơi mỗi hữu thể nhân bản từ lúc tượng thai cho tới lúc chết tự nhiên.
Gặp gỡ cha chung
Trong khi đó, Zenit gặp vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Úc, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge của Brisbane. Ngài cho biết các Giám Mục Úc đã nêu nhiều vấn đề với Đức Giáo Hoàng, những vấn đề được Giáo Hội Công Giáo Úc hết sức lưu tâm. Trong đó, có vấn đề tận diệt nạn lạm dụng tình dục trẻ em và phục vụ người Aboriginal và người thuộc quần đảo Torres Strait, các hy vọng đối với Công Đồng Toàn Thể và tìm ra các đường lối mới để làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô trong xã hội Úc đang thay đổi.
Đức Cha cho hay Đức Thánh Cha rất thoải mái và thân tình nói chuyện và lắng nghe các Giám Mục Úc, “ở tuổi ngài, nghị lực của Đức Thánh Cha trong suốt cuộc đàm luận lâu giờ và phức tạp quả là điều kỳ diệu”.
Theo Zenit, Đức Cha Charles Gauci, được tấn phong mới đây nhất để coi sóc giáo phận Darwin, cho biết rất có ấn tượng về Đức Thánh Cha Phanxicô, vì nhân tính, lòng cảm thương, cảm thức hợp đoàn, lòng say mê làm việc với mọi người dân Chúa trong 1 Giáo Hội có tính đồng nghị và cam kết thực sự đối với Tin Mừng của ngài.
Inés San Martín của Crux, dịp này, cũng đã gặp Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher của Sydney, người từng dự “ad limina” 3 lần, thành thử, đủ tư cách để đánh giá sự hữu dụng của loại thăm viếng này và theo ngài chuyến thăm viếng năm nay hơn hẳn mấy chuyến trước. Nhất là về phía giáo triều, hết nạn “dạy đời” như trước, trái lại biết lắng nghe hơn, có tác phong đối xử “Người lớn với người lớn” hơn trước nhiều. Ngài khen ngợi Bộ Gia Đình, Giáo Dân và Sự Sống đã cung cấp thông tin về mỗi nhân viên của Bộ: họ là ai, họ làm gì, nên các Giám Mục khi có chuyện biết phải liên lạc với ai. Ngài mong mọi bộ sở khác cũng hành xử như thế.
Ngài cho biết “vào lúc này, sự việc đang khó khăn cho Giáo Hội ở Úc, nhưng [chuyến hội kiến với Đức Thánh Cha] đem lại cho chúng tôi nhiều khích lệ. Khi từ giã tôi nghĩ: Phêrô được truyền trờ thành tảng đá cho đức tin của chúng ta, cho Giáo Hội, và củng cố, khích lệ anh em và ngài quả đã làm thế cho chúng tôi”.
Ngài nói với Martín về tình hình hiện nay của Giáo Hội Úc, về việc cuộc khủng hoảng giáo sĩ lạm dụng tình dục đã phân cách hàng giáo phẩm với hàng giáo dân ra sao nhưng về nhiều phương diện nó cũng đã kéo hai bên gần lại nhau hơn.
Theo Đức Tổng Giám Mục, Giáo Hội tại Úc đang trong thời kỳ hết sức thách thức. Có sự vỡ mộng ghê gớm, thất vọng, thậm chí giận dữ đối với Giáo Hội, cả trong hàng ngũ tín hữu, chứ đừng nói nơi quảng đại quần chúng, vì nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục”.
Đức Tổng Giám Mục kể lại “tôi rời nhà xứ nhà thờ chính tòa bị chửi, bị nhổ nước miếng, bị gọi là tên ấu dâm và nhiều điều tồi tệ giống như thế. Có một dạo, tôi lo lắng khi phải ra ngoài, nhưng nói về nó quả có ích... Nếu các mục tử chúng tôi và giáo dân có thể nói với nhau về những việc này, chia sẽ đau buồn, giận hờn về những gì đã phạm sai lầm và cả về tình yêu của chúng ta đối với Chúa và cam kết chấm dứt nạn ấu dâm, tôi nghĩ, cuối cùng, chúng a sẽ sát lại gần nhau hơn”.
Đức Tổng Giám Mục cho biết thêm: “Thời gian này cũng thách thức do phong trào tục hóa rất nhanh chóng hiện nay”. Ở mọi bình diện “chúng tôi thực sự đang rất khó khăn: có những đe dọa đối với tự do tôn giáo. Chúng tôi có trợ tử tại 1 trong các tiểu bang. Cũng có đe doạ cắt giảm tài trợ cho các trường Công Giáo...”
Tuy nhiên, theo Đức Tổng Giám Mục, cũng có nhiều dấu hy vọng: như việc sau chuyến viếng thăm này, ngài sẽ trở về giáo phận để một lúc truyền chức linh mục cho 7 ứng sinh, nhiều nhất trong 20 năm nay.
Một hình ảnh thân thương được Đức Tổng Giám Mục ghi nhận nơi Đức Phanxicô là trong cuộc hội kiến, vì phòng không có máy lạnh, mà trời Rôma lại hết sức nóng, các Giám Mục đương nhiên khát nước. Chính Đức Thánh Cha đi tới chỗ để nước, rót đầy ly và đưa cho các cộng sự viên. “Một điều nhỏ thôi, nhưng ai trong chúng tôi củng lưu ý. Nó hết sức nhân bản, đó là điều những người quan tâm tới người khác thường làm một cách tự động, nhưng quả là đáng yêu được thấy Đức Giáo Hoàng làm điều đó. Tất cả chúng tôi khi ra về đều có ấn tượng”.
Đức Tổng Giám Mục cho rằng “được nghe Đức Giáo Hoàng nói một cách gần gũi, đích thân và thân ái, chỉ đơn giản nói tâm ý của ngài với tôi... Tôi ngồi ngay phía sau ngài suốt buổi yết kiến, nên tôi có thể thấy mọi cử chỉ của ngài, ngôn ngữ thân xác của ngài... tôi nghe ngài thật khác với trước cuộc viếng thăm ad limina, vì tôi cảm thấy biết ngài tốt hơn một chút và thực sự ngài ra sao. Nó cho tôi nhiều tin tưởng hơn và tôi biết rằng chính trong bản chất nền văn hóa bất bình, giận dữ của chúng ta hiện nay, người ta chỉ muốn đánh nhau, giận dữ nhau... Nhưng ngài không như thế, chúng ta cũng không nên như thế, nên thấy những điều tốt nhất nơi nhau và những lời lẽ của người khác”.
Công đồng toàn thể
Cũng theo Martín, Đức Tổng Giám Mục Melbourne, Commensoli, sau khi đề cập tới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, một trong những điều được các Giám Mục đàm đạo với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã nói tới công đồng toàn thể của Giáo Hội Úc vào năm tới.
Đức Tổng Giám Mục cho hay đây là hình thức hành động cao nhất của 1 Giáo Hội địa phương cấp quốc gia. Nó khác với một Thượng Hội Đồng. Công đồng toàn thể là một diễn trình lập pháp, dẫn tới không những các quyết định mà là các quyết định có tính trói buộc. Chúng phải được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn. Nó không phải là 1 Thượng Hội Đồng nhưng nó có tính Thượng Hội Đồng (synodal). Nó không chỉ bao gồm các Giám Mục và các vị được cử nhiệm theo giáo luật, nhưng “chúng tôi chọn một phương thức bao quát hơn”.
Đức Tổng Giám Mục giải thích thêm: có tính Thượng Hội Đồng nghĩa là cùng nhau bước đi như một Giáo Hội: dân Chúa giáo dân; dân Chúa tu sĩ; dân Chúa giáo sĩ; và dân Chúa giám mục. Và trong việc cùng nhau bước đi này, Giáo Hội Úc vừa hoàn thành năm thứ nhất của diễn trình lắng nghe và đối thoại. Hơn 200,000 người đã tham gia diễn trình này. Mọi tư liệu được phân tích và xem xét. Từ đó, sáu chủ đề đặc thù đã được đúc kết. “Hiện nay, chúng tôi đang điều nghiên chúng, chuẩn bị các tài liệu, và rồi sẽ tổ chức 2 phiên họp, phiên thứ nhất sẽ diễn ra trong tháng 10 năm 2020”.
Điều thu lượm được trong phiên họp trên sẽ được đúc kết thành một loạt các tài liệu, một thứ lineamenta, tài liệu chuẩn bị, để trả lời câu hỏi chủ chốt này “Thiên Chúa mong đợi gì ở Giáo Hội tại Úc vào lúc này”. Rồi các Giám Mục sẽ phải đưa ra quyết định.
Công đồng toàn thể, theo một nghĩa nào đó, có thể là phiên bản quốc gia của công đồng chung.
Nhân dịp này, Đức Tổng Giám Mục Commensoli cho biết diễn trình hình thành ý niệm tổ chức công đồng toàn thể. Ý niệm này có từ Ngày Giới Trẻ Thế Giới năm 2008. Nhưng cần thời gian để chuẩn bị. Bắt đầu bằng năm ơn thánh, năm tĩnh tâm cầu nguyện, để tìm xem có thể thấy khuôn mặt Chúa Kitô ở đâu trong đời sống Giáo Hội. Sau năm ơn thánh này, Giáo Hội Úc lại tự hỏi “nay có phải là lúc tổ chức công đồng toàn thể hay chưa?”. Rồi diễn ra Ủy Ban Hoàng Gia điều tra việc giáo sĩ lạm dụng tình dục theo chiều kích định chế. Các Giám Mục nói sự sống Tin Mừng phải tiếp diễn và chúng ta cần biết Thiên Chúa muốn gì nơi chúng ta vào lúc này, căn cứ vào thực tại chúng ta đang phải đối đầu. Do đó, như một Hội Đồng Giám Mục, “chúng tôi đã kiến nghị tổ chức một công đồng toàn thể và Tòa Thánh đã chấp thuận”.
Dĩ nhiên, công đồng toàn thể không đụng đến vấn đề tín lý nhưng làm thế nào áp dụng tín lý vào hoàn cảnh cụ thể của Úc. Thí dụ, làm thế nào tiếp tục xây dựng đời sống Giáo Hội ở Úc cho người bản địa? Hay đâu là vai trò của giáo dân trong việc cai quản và quản lý đời sống Giáo Hội.
Theo Đức Tổng Giám Mục, giáo dân phải can dự nhiều hơn vào đời sống Giáo Hội. Ngài cho rằng thực tại ở Úc khác với thực tại ở Hoa Kỳ. Vì liên hệ của các Giám Mục với giáo dân ở Úc có khác. Kể từ thập niên 1990, Giáo Hội Úc đã có các chuyên viên giáo dân và có lúc họ đã hoàn toàn can dự vào việc điều tra khách quan các trường hợp lạm dụng tình dục.
Ở Melbourne chẳng hạn, đã có một ủy ban và một hội đồng duyệt xét độc lập để bồi thường từ năm 1996, và một bộ phận trợ giúp độc lập, trợ giúp về cả tâm lý nữa. Cả ba đều được hưởng một mức độ tự trị nào đó đối với tổng giáo phận và không có linh mục nào can dự vào.
Giám mục thổi kèn túi (bagpipe)
Martín cũng đã gặp Đức Cha Columba Macbeth-Green của giáo phận Wilcannia-Forbes, có diện tích bằng nước Pháp, nhưng giáo dân chỉ là 30,000 người.
Ngài có nhiều điều độc đáo, thuộc 1 dòng tu chỉ có 3 Giám Mục khắp thế giới, Dòng Thánh Phaolô. Ngài không có bằng cấp gì, chỉ là tuyên úy cho cảnh sát, chưa làm việc gì ở tòa Giám Mục. “Tôi cho rằng được làm Giám Mục chỉ vì mình là người địa phương!”.
Rất vui tính, hay pha trò, mà theo ngài là nhờ làm tuyên úy cảnh sát. Ngài có tiếng cười bể bụng "làm người chết sống lại" và không hề có thứ chính xác chính trị mà rất nhiều người ngày nay bám vào.
Ngài bảo “đời quá ngắn... vui đùa quả hết sức quan trọng. Các vấn đề của thế giới, các vấn đề của Giáo Hội, nhiều vô kể. Nhưng bạn không thể quên Niềm Vui Tin Mừng. Tin Mừng đâu có buồn bã!”.
Martín nhận xét mỗi lần ngài cười, nét cười kéo tận tới tai vị Giám Mục! Ngài bảo: “nếu có điều đáng cười, tại sao không cười. Nó đâu có nghĩa bạn bất cần, nó chỉ có nghĩa bạn có thể cười chính bạn và cười với người khác. Người là người, và ai cũng cần phải cười”.
Những nét trên hình như lạc điệu ở Vatican. Bởi thế vị Giám Mục này gần như ngọng lưỡi suốt trong thời gian ở đây với anh em Giám Mục của ngài. Nhưng chúng rất xứng hợp lúc ngài đi thăm một “trạm” như người ta vốn gọi các trang trại mênh mông tại quê nhà của ngài.
Ngài bảo “người ở đấy rất đơn sơ nhưng sâu sắc, gần với đất, với một cảm thức hài hước rất tốt.Và điều bạn cần làm ở đó là đi thăm người ta rất nhiều, đem các bí tích đến với họ, và sau đó, có thể giúp họ xén lông cừu, sửa hàng rào hay chỉ đơn giản cùng uống 1 chai bia”
Làm 1 Giám Mục “có mùi của chiên” như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường nói là một thách thức ngài sẵn sàng đối đầu thẳng thừng, đôi lúc thực sự nắm cả sừng bò. Gần đây, trong khi khai mạc một biến cố từ thiện, ngài được mời làm người đầu tiên cỡi một con bò húc cơ khí. Ngài cỡi ngon lành, chứng cớ còn trên internet!
Trang Sách Mặt của ngài được ngài coi như một dụng cụ mục vụ, nhưng quả là một thứ mục vụ pha trộn, chứa đủ thứ: lời cầu nguyện có, thông báo ngày lễ có mà còn cả hình ảnh và video về chính ngài mà một Giám Mục bình thường dám cảm thấy bối rối: nhẩy múa với một nhóm trẻ em Ý “như thể không ai trông thấy”, cỡi con bò húc cơ khí hay khoe chiếc mũ cao bồi ngài từng diễn hành suốt thời gian ở Rôma mà theo ngài phần lớn các Giám Mục rất ước ao lúc trời lên cơn nóng!
Cảm thức hài hước của ngài cũng giúp ngài rất nhiều khi giao tiếp với người bản địa trong tư cách chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc với Người Bản Địa và Quần Đảo Torres Strait của Hội Đồng Giám Mục Úc.
Theo Đức Cha Macbeth-Green, phần lớn người ta sợ giao tiếp với người bản địa một cách hài hước vì tính chính xác chính trị, nhưng điều này chỉ làm họ trở thành “nghiêm khắc và thiếu giao tiếp”. Ngài nói với Crux: “họ sợ hài hước có thể xúc phạm. Nhưng tôn trọng đâu có nghĩa bạn không có óc hài hước! Trái lại, sự kiện bạn có thể chia sẻ 1 hài hước có nghĩa là bạn tôn trọng người ta, bạn tự hạ khí giới khỏi bản thân và để người ta biết bạn cũng chả khác gì họ”.
Suốt buổi gặp gỡ đại diện Crux, là những tiếng cười thật tươi của ngài. Ngài bảo “nếu cô không thấy điều gì mỗi ngày làm cho cô mỉm cười, dù đó chỉ là con bướm, một điều gì đó mang lại cho cô một niềm vui thực sự, thì hẳn cô đang có một vấn đề tâm linh rồi đó. Cô lọt vào cơn lốc buồn sầu ảm đạm và mọi người quanh cô rồi cũng bị cuốn hút vào đó”.
Tuy nhiên, điều trên vẫn không làm ngài khỏi đau cái đau do các tai tiếng lạm dụng gây nên. Ngài bảo khi vấn đề nổ ra, thái độ của ngài thay đổi hoàn toàn. Nét cười biến mất khỏi mắt ngài. Theo ngài, đáp ứng phải có ngay khi chứng cớ của nạn nhân đã rõ ràng “Cô phải ngậm miệng lại và lắng nghe, nói với họ, dành thì giờ cho họ.Nhưng phải chân thực khi làm thế. Cô phải làm thế vì cô muốn làm, chứ không phải vì phải làm hay quan tòa buộc cô phải làm”.
Ngài cho rằng vai trò tuyên úy cảnh sát giúp ngài nhiều hoàn cảnh trấn thương cần phải xử lý. Nhưng ngay trong những trường hợp như thế, óc hài hước vẫn cần. Nó là thứ then máy để đương đầu với nghịch cảnh.
Nói về giáo phận của ngài, ngài cho hay biết mọi linh mục trong giáo phận không khó khăn gì đối với ngài vì vỏn vẹn chỉ có 14 vị. Chính vì thế, ngài gặp nhiều thách thức: phải lái xe 9 tiếng rưỡi đồng hồ mới tới nhà thờ chính tòa, hay 4 giờ mới tới cử hành Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống cho 15 người. Ban phép thêm sức hàm nghĩa phải lái xe nhiều giờ hay bay tới trên 1 máy bay 10 hành khách để ban phép thêm sức cho 3 trẻ em.
Hàng tuần, ngài tải lên một bài giảng 5 phút để tín hữu tải xuống và đọc trong cộng đoàn vào Chúa Nhật và sau đó một thừa tác viên cho rước lễ, một hình thức gần nhất với Thánh lễ mà phần lớn người trong giáo phận lãnh nhận...
Ngài có một Trường Trên Không, một chương trình giáo lý trên internet... Quả là một thách thức nhưng cũng có nhiều an ủi. Ngài bảo “ai cũng biết ông Giám Mục là ai. Khi trẻ em thấy tôi đến, chúng thường hỏi tôi có mang con Molly [con chó], chiếc kèn túi và chiếc vĩ cầm đến hay không”.