Hôm 25/4/2019 chúng tôi đến thành phố Keelung, thành này còn được biết tên là Chilung Thành phố này nằm ở phía đông bắc của Đài Loan với dân số khoảng 387.000 người. Keelung là cảng vận chuyển chính của Đài Loan, nằm ngay phía bắc Đài Bắc, thuận tiện do là vị trí thị trấn vận chuyển: chợ cá, hải đảo, và cảnh biển.
Keelung hay Chilung, phát âm Jīlóng bằng tiếng Quan Thoại, ngày nay chủ yếu là cửa ngõ vào Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan vì chỉ cách đó nửa giờ lái xe hoặc khoảng 45 phút đi tàu.
Xem hình ảnh
Keelung có nhiều đền thờ và chùa và có một trong những ngôi đền Mazu lớn nhất Đài Loan, đó là Fo Guang Shan, và một tượng Quan Âm cao 24 mét trước ngôi chùa khác trên đỉnh đồi. Do vậy chúng tôi đã cất công đi thăm cả hai ngôi chùa này
Trên đường đi lên đỉnh núi, chúng tôi vượt qua nhiều bức tường của thành quách còn sót lại từ các đế chế trước đây xây dựng nới này như pháo đài phỏng thủ Keelung. Lên giữa chừng của công viên Zhong Zheng là một đền xây như kiếu chùa tam quan, trong đó có chứa các di tích lịch sử. Từ đó nhìn có thể nhìn xuống thành phố và cảng Keelung rất bao quát.
Đặc biệt trên đường lên núi chúng tôi có thăm tượng Đức Khổng Tử mầu nâu đọ rất lớn đặt trong lối lên Công viên.
Đi tiếp trong công viên và lên cao hơn sẽ gặp tượng Quan Âm cao 24 mét nhìn xuống thành phố. Trước khi vào khu này, bước ua cổng tam quan thấy 2 bên có nhiều tượng La Hán, và chính giữa là tượng Phật Di Lạc mạ vàng to lớn.
Leo tiếp lên trên sẽ thấy bên tay phải là tháp treo quả chuông đồng to lớn. Đi tiếp nữa sẽ thấy tượng Quan Âm và trước tượng là 2 con kỳ lân to mạ vàng. Sau tượng Quan Âm là một thiền viện.
Xuống khỏi công viên Zheng Sheng, chúng tôi đi thăm Chùa Fo Guang nằm ở trung tâm thành phố. Chùa rất vĩ đại, trang nghiêm, cao sang và mới mẻ. Bước qua tam môn có tượng Phật Di Lạc mầu xám, rồi bước lên trên là chính điện, trong đó có ngay chính giữa có 3 tượng Phật mầu trắng, hai bên tường chunng quanh là hai bức tranh tạc nhiều tượng như cuộc cuộc rước kiệu.
Vài dòng lịch sử về Keelung
Thành phố Keelung ban đầu được thành lập bởi thổ dân Đài Loan. Trước đây là một tiền đồn nhỏ của đế chế Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ 17 người Tây Ban Nha đến chiếm đóng. Từ đó thành phố đã phát triển thành trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ khi Tây Ban Nha, Hà Lan và nhà Thanh của Trung quốc cai trị ở Đài Loan.
Sau đó, từ năm 1895 đến 1945, thành phố (và tất cả Đài Loan) bị người Nhật chiếm đóng. Với sự xuất hiện của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, cảng Keelung được phát triển đặc biệt hơn nữa để thuận tiện cho giao thương với Nhật Bản vì Keelung nằm dọc theo bờ biển Đông Bắc của Đài Loan.
Vào cuối Thế chiến II, Đài Bắc đã được bàn giao cho Cộng hòa Trung Quốc, do Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) đứng đầu. Trong những thập kỷ kể từ đó, nó đã chứng kiến sự bùng nổ của sự tăng trưởng, nhưng các ngôi đền truyền thống và bảo tàng đẳng cấp thế giới vẫn nằm giữa những tòa nhà chọc trời. Thành phố hiện đại cũng có các nhà hàng hàng đầu, chợ thực phẩm và khu mua sắm cao cấp.
Đến năm 1984, cảng Keelung đã trở thành cảng container lớn thứ 7 trên thế giới. Di sản thương mại phong phú ở Keelung đã tạo ra nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Cảng Keelung là trung tâm công nghiệp đánh cá phía Bắc Đài Loan.
Là một trung tâm vận chuyển ven biển, Keelung cũng từng là trung tâm của một số pháo đài mà một các chính thể quyền lực đã sử dụng để bảo vệ thành phố. Các pháo đài gồm có: Pháo đài Gongzih Liao, Pháo đài Ershawan, Pháo đài Dawulun, Pháo đài Baimiwong và Pháo đài Shihciouling, tất cả được xây dựng trong thời nhà Thanh để bảo vệ Keelung và Đài Loan khỏi các cường quốc nước ngoài.
Khu vực trung tâm thành phố Keelung rất nhỏ và dễ dàng đi bộ. Ga tàu / bến xe buýt nằm ngay cạnh bến cảng và có thể dễ dàng đi đến từ khu vực trung tâm thành phố bao gồm Chợ Đêm Miaokou rất nổi danh nơi đây.
Keelung hay Chilung, phát âm Jīlóng bằng tiếng Quan Thoại, ngày nay chủ yếu là cửa ngõ vào Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan vì chỉ cách đó nửa giờ lái xe hoặc khoảng 45 phút đi tàu.
Xem hình ảnh
Keelung có nhiều đền thờ và chùa và có một trong những ngôi đền Mazu lớn nhất Đài Loan, đó là Fo Guang Shan, và một tượng Quan Âm cao 24 mét trước ngôi chùa khác trên đỉnh đồi. Do vậy chúng tôi đã cất công đi thăm cả hai ngôi chùa này
Trên đường đi lên đỉnh núi, chúng tôi vượt qua nhiều bức tường của thành quách còn sót lại từ các đế chế trước đây xây dựng nới này như pháo đài phỏng thủ Keelung. Lên giữa chừng của công viên Zhong Zheng là một đền xây như kiếu chùa tam quan, trong đó có chứa các di tích lịch sử. Từ đó nhìn có thể nhìn xuống thành phố và cảng Keelung rất bao quát.
Đặc biệt trên đường lên núi chúng tôi có thăm tượng Đức Khổng Tử mầu nâu đọ rất lớn đặt trong lối lên Công viên.
Đi tiếp trong công viên và lên cao hơn sẽ gặp tượng Quan Âm cao 24 mét nhìn xuống thành phố. Trước khi vào khu này, bước ua cổng tam quan thấy 2 bên có nhiều tượng La Hán, và chính giữa là tượng Phật Di Lạc mạ vàng to lớn.
Leo tiếp lên trên sẽ thấy bên tay phải là tháp treo quả chuông đồng to lớn. Đi tiếp nữa sẽ thấy tượng Quan Âm và trước tượng là 2 con kỳ lân to mạ vàng. Sau tượng Quan Âm là một thiền viện.
Xuống khỏi công viên Zheng Sheng, chúng tôi đi thăm Chùa Fo Guang nằm ở trung tâm thành phố. Chùa rất vĩ đại, trang nghiêm, cao sang và mới mẻ. Bước qua tam môn có tượng Phật Di Lạc mầu xám, rồi bước lên trên là chính điện, trong đó có ngay chính giữa có 3 tượng Phật mầu trắng, hai bên tường chunng quanh là hai bức tranh tạc nhiều tượng như cuộc cuộc rước kiệu.
Vài dòng lịch sử về Keelung
Thành phố Keelung ban đầu được thành lập bởi thổ dân Đài Loan. Trước đây là một tiền đồn nhỏ của đế chế Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ 17 người Tây Ban Nha đến chiếm đóng. Từ đó thành phố đã phát triển thành trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ khi Tây Ban Nha, Hà Lan và nhà Thanh của Trung quốc cai trị ở Đài Loan.
Sau đó, từ năm 1895 đến 1945, thành phố (và tất cả Đài Loan) bị người Nhật chiếm đóng. Với sự xuất hiện của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19, cảng Keelung được phát triển đặc biệt hơn nữa để thuận tiện cho giao thương với Nhật Bản vì Keelung nằm dọc theo bờ biển Đông Bắc của Đài Loan.
Vào cuối Thế chiến II, Đài Bắc đã được bàn giao cho Cộng hòa Trung Quốc, do Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) đứng đầu. Trong những thập kỷ kể từ đó, nó đã chứng kiến sự bùng nổ của sự tăng trưởng, nhưng các ngôi đền truyền thống và bảo tàng đẳng cấp thế giới vẫn nằm giữa những tòa nhà chọc trời. Thành phố hiện đại cũng có các nhà hàng hàng đầu, chợ thực phẩm và khu mua sắm cao cấp.
Đến năm 1984, cảng Keelung đã trở thành cảng container lớn thứ 7 trên thế giới. Di sản thương mại phong phú ở Keelung đã tạo ra nhiều di tích lịch sử và văn hóa. Cảng Keelung là trung tâm công nghiệp đánh cá phía Bắc Đài Loan.
Là một trung tâm vận chuyển ven biển, Keelung cũng từng là trung tâm của một số pháo đài mà một các chính thể quyền lực đã sử dụng để bảo vệ thành phố. Các pháo đài gồm có: Pháo đài Gongzih Liao, Pháo đài Ershawan, Pháo đài Dawulun, Pháo đài Baimiwong và Pháo đài Shihciouling, tất cả được xây dựng trong thời nhà Thanh để bảo vệ Keelung và Đài Loan khỏi các cường quốc nước ngoài.
Khu vực trung tâm thành phố Keelung rất nhỏ và dễ dàng đi bộ. Ga tàu / bến xe buýt nằm ngay cạnh bến cảng và có thể dễ dàng đi đến từ khu vực trung tâm thành phố bao gồm Chợ Đêm Miaokou rất nổi danh nơi đây.