Trong bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc, Thánh Phaolô Đệ Lục đã chỉ rõ mục tiêu chính của Tổ chức quốc tế đó. Ngài nói: “Các bạn đang làm việc để hiệp nhất các dân tộc, để liên kết các quốc gia với nhau để mang họ lại với nhau. Các bạn là cầu nối giữa các dân tộc ... Đã quá đủ để nhắc nhớ rằng máu của hàng triệu người, cơ man những đau khổ chưa từng thấy, những vụ thảm sát vô dụng và những tàn tích đáng sợ đã cản trở hiệp ước kết hợp các bạn lại với nhau trong lời thề phải thay đổi tương lai của lịch sử thế giới: không bao giờ chiến tranh nữa! Không bao giờ chiến tranh nữa! Nhưng hòa bình, chính hòa bình phải hướng dẫn vận mệnh của các dân nước! [Và] như các bạn biết rõ, hòa bình không chỉ được xây dựng bằng các phương tiện chính trị và một sự cân bằng quyền lực và lợi ích. Nó phải được xây dựng bằng trí óc, bằng những ý tưởng, bằng những công việc của hòa bình.” [9]
Trong năm vừa qua, đã có một số dấu chỉ hòa bình đáng kể, bắt đầu từ thỏa thuận lịch sử giữa Ethiopia và Eritrea, chấm dứt hai mươi năm xung đột và khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Bên cạnh đó còn có thỏa thuận được ký bởi các nhà lãnh đạo Nam Sudan, cho phép tái lập sự chung sống dân sự và đổi mới hoạt động của các thể chế quốc gia, thể hiện một dấu chỉ hy vọng cho lục địa Phi châu, nơi vẫn giằng dai những căng thẳng nghiêm trọng và nghèo đói lan rộng. Tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình đang phát triển tại Cộng hòa Dân chủ Congo và tôi bày tỏ hy vọng rằng đất nước này có thể khôi phục sự hòa giải mà họ đã chờ đợi từ lâu và thực hiện một hành trình quyết định hướng đến phát triển, và như thế chấm dứt tình trạng bất an đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người, trong đó có nhiều trẻ em. Hướng đến mục tiêu này, việc tôn trọng kết quả của tiến trình bầu cử là yếu tố quyết định cho một nền hòa bình bền vững. Tôi cũng bày tỏ sự gần gũi với tất cả những người phải chịu đựng bạo lực của những kẻ cực đoan, đặc biệt là ở Mali, Niger và Nigeria, và những ai phải chịu những căng thẳng nội bộ liên tục ở Cameroon, nơi không hiếm khi gây ra cái chết ngay cả của các thường dân.
Nhìn chung, chúng ta nên lưu ý rằng Châu Phi, vượt lên trên những tình huống bi thảm như thế, vẫn cho thấy một tiềm năng tích cực to lớn, dựa trên nền văn hóa cổ truyền và tinh thần hiếu khách truyền thống của nó. Một ví dụ về tình liên đới thực tiễn giữa các quốc gia được nhìn thấy trong việc nhiều quốc gia mở cửa biên giới của họ để quảng đại tiếp nhận những người tị nạn và những người di tản. Một sự trân trọng cũng nên được thể hiện trước thực tế là ở nhiều quốc gia, chúng ta thấy gia tăng sự chung sống hòa bình giữa các tín hữu của các niềm tin khác nhau, cũng như sự thúc đẩy các sáng kiến chung của tình liên đới. Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách hội nhập và việc đẩy mạnh các tiến trình dân chủ đang chứng tỏ có hiệu quả ở nhiều khu vực trong trận chiến chống bần cùng và thúc đẩy công bằng xã hội. Do đó, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế càng trở nên cấp bách hơn trong việc nâng đỡ sự phát triển các cơ sở hạ tầng, thăng tiến các triển vọng cho các thế hệ tương lai và xóa dần các lĩnh vực bấp bênh nhất của xã hội.
Những dấu chỉ tích cực đang đến từ Bán đảo Triều Tiên. Tòa Thánh ủng hộ các cuộc đối thoại đang diễn ra và bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đối thoại này cũng có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong một thái độ xây dựng và do đó dẫn đến các giải pháp chung và lâu dài có khả năng bảo đảm tương lai phát triển và hợp tác cho toàn thể người dân Hàn Quốc và cho toàn bộ khu vực.
Tôi bày tỏ một hy vọng tương tự đối với Venezuela yêu dấu, rằng các phương tiện hòa bình được thực thi bởi các định chế có thể được tìm thấy ngõ hầu đem lại giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và kinh tế đang diễn ra, đó là những phương tiện có thể giúp đỡ tất cả những người đang chịu đựng những căng thẳng trong những năm gần đây và đem lại cho tất cả người dân Venezuela một chân trời hy vọng và hòa bình.
Tòa Thánh cũng bày tỏ hy vọng rằng cuộc đối thoại giữa người Do Thái và người Palestine sẽ được tái tục, để cuối cùng một thỏa thuận có thể đạt được, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cả hai dân tộc bằng cách bảo đảm sự chung sống của hai quốc gia và đạt đến một nền hòa bình đã được ao ước và chờ đợi quá lâu. Một cam kết thống nhất về phía cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng và cần thiết để đạt được mục tiêu này, cũng như để thúc đẩy hòa bình trong toàn khu vực, đặc biệt là ở Yemen và Iraq, đồng thời đảm bảo rằng tất cả trợ giúp nhân đạo cần thiết đến được với cho tất cả những ai đang cần.
[9] Phaolô Đệ Lục, Diễn từ trước Liên Hiệp Quốc (4/10/1965), 2
Trong năm vừa qua, đã có một số dấu chỉ hòa bình đáng kể, bắt đầu từ thỏa thuận lịch sử giữa Ethiopia và Eritrea, chấm dứt hai mươi năm xung đột và khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Bên cạnh đó còn có thỏa thuận được ký bởi các nhà lãnh đạo Nam Sudan, cho phép tái lập sự chung sống dân sự và đổi mới hoạt động của các thể chế quốc gia, thể hiện một dấu chỉ hy vọng cho lục địa Phi châu, nơi vẫn giằng dai những căng thẳng nghiêm trọng và nghèo đói lan rộng. Tôi đặc biệt quan tâm đến tình hình đang phát triển tại Cộng hòa Dân chủ Congo và tôi bày tỏ hy vọng rằng đất nước này có thể khôi phục sự hòa giải mà họ đã chờ đợi từ lâu và thực hiện một hành trình quyết định hướng đến phát triển, và như thế chấm dứt tình trạng bất an đang tiếp tục ảnh hưởng đến hàng triệu người, trong đó có nhiều trẻ em. Hướng đến mục tiêu này, việc tôn trọng kết quả của tiến trình bầu cử là yếu tố quyết định cho một nền hòa bình bền vững. Tôi cũng bày tỏ sự gần gũi với tất cả những người phải chịu đựng bạo lực của những kẻ cực đoan, đặc biệt là ở Mali, Niger và Nigeria, và những ai phải chịu những căng thẳng nội bộ liên tục ở Cameroon, nơi không hiếm khi gây ra cái chết ngay cả của các thường dân.
Nhìn chung, chúng ta nên lưu ý rằng Châu Phi, vượt lên trên những tình huống bi thảm như thế, vẫn cho thấy một tiềm năng tích cực to lớn, dựa trên nền văn hóa cổ truyền và tinh thần hiếu khách truyền thống của nó. Một ví dụ về tình liên đới thực tiễn giữa các quốc gia được nhìn thấy trong việc nhiều quốc gia mở cửa biên giới của họ để quảng đại tiếp nhận những người tị nạn và những người di tản. Một sự trân trọng cũng nên được thể hiện trước thực tế là ở nhiều quốc gia, chúng ta thấy gia tăng sự chung sống hòa bình giữa các tín hữu của các niềm tin khác nhau, cũng như sự thúc đẩy các sáng kiến chung của tình liên đới. Ngoài ra, việc thực hiện các chính sách hội nhập và việc đẩy mạnh các tiến trình dân chủ đang chứng tỏ có hiệu quả ở nhiều khu vực trong trận chiến chống bần cùng và thúc đẩy công bằng xã hội. Do đó, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế càng trở nên cấp bách hơn trong việc nâng đỡ sự phát triển các cơ sở hạ tầng, thăng tiến các triển vọng cho các thế hệ tương lai và xóa dần các lĩnh vực bấp bênh nhất của xã hội.
Những dấu chỉ tích cực đang đến từ Bán đảo Triều Tiên. Tòa Thánh ủng hộ các cuộc đối thoại đang diễn ra và bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đối thoại này cũng có thể giải quyết các vấn đề phức tạp hơn trong một thái độ xây dựng và do đó dẫn đến các giải pháp chung và lâu dài có khả năng bảo đảm tương lai phát triển và hợp tác cho toàn thể người dân Hàn Quốc và cho toàn bộ khu vực.
Tôi bày tỏ một hy vọng tương tự đối với Venezuela yêu dấu, rằng các phương tiện hòa bình được thực thi bởi các định chế có thể được tìm thấy ngõ hầu đem lại giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị, xã hội và kinh tế đang diễn ra, đó là những phương tiện có thể giúp đỡ tất cả những người đang chịu đựng những căng thẳng trong những năm gần đây và đem lại cho tất cả người dân Venezuela một chân trời hy vọng và hòa bình.
Tòa Thánh cũng bày tỏ hy vọng rằng cuộc đối thoại giữa người Do Thái và người Palestine sẽ được tái tục, để cuối cùng một thỏa thuận có thể đạt được, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của cả hai dân tộc bằng cách bảo đảm sự chung sống của hai quốc gia và đạt đến một nền hòa bình đã được ao ước và chờ đợi quá lâu. Một cam kết thống nhất về phía cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng và cần thiết để đạt được mục tiêu này, cũng như để thúc đẩy hòa bình trong toàn khu vực, đặc biệt là ở Yemen và Iraq, đồng thời đảm bảo rằng tất cả trợ giúp nhân đạo cần thiết đến được với cho tất cả những ai đang cần.
[9] Phaolô Đệ Lục, Diễn từ trước Liên Hiệp Quốc (4/10/1965), 2