Linh mục Edward W. Schmidt, Dòng tên, viết trên tờ America ngày 20 tháng 9, cho hay dọc theo con phố chính chạy qua trung tâm thủ đô Vilnius của Lithuania là những hàng rào an ninh bằng sắt; quốc kỳ mầu vàng, xanh và đỏ phất phới trên các cây đèn cùng với cờ vàng trắng của Vatican. Quảng trường nhà thờ chính tòa đầy những bục bệ cùng màn ảnh khổng lồ. Các bảng chỉ dẫn được dán khắp các phố phường thủ đô cho biết lúc nào và nơi nào có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng. Ngài đang đến thành phố và thành phố sẵn sàng nghinh đón ngài.
Đức Phanxicô sẽ thăm ba nước Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia - để đánh dấu bách chu niên nền độc lập, thoát khỏi chế độ Nga Hoàng. Mặc dù là những lân bang gần gũi và thường được nhắc chung với nhau, nhưng họ có lịch sử khá khác biệt. Họ có các nét chung với nhau như không ngừng bị đe dọa hay bị thống trị thực sự bởi các lân bang mạnh hơn; một ước nguyện mãnh liệt và sẵn sàng chiến đấu cho nền độc lập của mình; và nhất là “cuộc cách mạng ca hát” của thập niên 1980, khi âm nhạc trở thành vũ khí giành độc lập, đặc biệt theo Lối Baltic, tức chuỗi dây chuyền gồm hai triệu người trải dài giữa Tallinn và Vilnius vào ngày 23 tháng 8 năm 1989.
Nhưng họ có nhiều khác biệt thật sự. Về phương diện chính trị, Lithuania, trong nhiều thế kỷ, đã liên kết với lân bang Ba Lan. Latvia thì thường chịu ảnh hưởng của Thụy Điển và Đức ở phía tây, bên kia biển Baltic và Nga về phía đông. Estonia thì chịu ảnh hưởng Nga về phía đông và Thụy Điển ở phía tây, nhưng cũng cảm thấy mình liên kết với Phần Lan, ở phía bắc quá bên kia Vịnh Phần Lan và thực sự có thể nhìn thấy nước này từ một tháp nhà thờ ở Tallinn vào một ngày đẹp trời.
Về phương diện tôn giáo, ba nước vùng Baltic cũng rất khác nhau, phản ánh lịch sử độc đáo của họ. Trong tổng số dân 3.2 triệu người của Lithuania, 2.6 triệu, hay 80 phần trăm, là người Công Giáo. Ở Latvia, tỷ lệ này là 21 phần trăm của 2 triệu người. Ở Estonia, nó chỉ là một nửa phần trăm của 1.3 triệu người.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm ngoái trên tờ The Guardian đã cho thấy một sự mất mát về tôn giáo ở châu Âu. Nó cho thấy Cộng hòa Séc là quốc gia ít tôn giáo nhất nơi những người từ 16 đến 29 tuổi; Estonia, Thụy Điển và Hòa Lan không ở phía sau bao xa. Quốc gia tôn giáo nhất nơi nhóm tuổi này là Ba Lan, tiếp theo là Lithuania.
Hành trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phù hợp với những khác biệt này. Ngài bay đến Vilnius vào thứ bảy, 22 tháng 9, lúc 11:30 sáng, và dành cả ngày ở đây để gặp gỡ các giới chức chính phủ và các nhóm khác nhau. Vào Chúa Nhật, ngài được đưa bằng xe tới Kaunas, thành phố thứ hai của Lithuania, và trở về Vilnius lúc 4 giờ chiều để cầu nguyện và thực hiện các cuộc thăm viếng khác. Hôm thứ Hai, Ngài bay tới Riga, thủ đô của Latvia, để gặp gỡ và cầu nguyện và vào buổi chiều, thăm đền thờ ở Aglona, nơi ngài cử hành Thánh lễ, rồi trở về Vilnius nghỉ đêm.
Hôm thứ ba, sau một buổi lễ tiễn đưa ở Vilnius, ngài bay tới Tallinn, Estonia, để gặp gỡ các giới chức chính phủ; ngài đến thăm một tu viện để ăn trưa, đến nhà thờ chính tòa và sau đó cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Tự do. Sau buổi lễ tiễn đưa, ngài bay về Rôma.
Các con số không phải là toàn bộ câu chuyện. Giáo hội mà Đức Phanxicô sẽ thấy ở Lithuania vẫn còn rất mạnh mẽ, ngay trong giới trẻ. Linh mục Algimantas Gudaitis, Dòng Tên, dạy học và làm linh hướng cho trường trung học Dòng Tên ở Vilnius, có nói chuyện với America về một "nhóm nhỏ gồm các người trẻ trong các nhóm cầu nguyện tôn giáo" và lưu ý rằng "người trẻ rất tích cực". Ngài nói rằng, thách đố là giúp người trẻ tìm được vị trí của họ trong giáo hội.
Cha Gudaitis, Dòng Tên, cũng lưu ý việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm ở đây là một vấn đề lớn. Đã có một chút chống đối từ những người không đi nhà thờ (“tại sao tiền thuế euro của chúng ta lại dùng để hỗ trợ cho chuyến thăm này?”), nhưng phần lớn, phản ứng rất tích cực. Nó có khác với sự nhiệt tình khi Thánh Gioan Phaolô II đến thăm vào năm 1993, vì ngài là nhân tố quan trọng trong việc kết liễu Liên Bang Xôviết và nền thống trị cộng sản ở Đông Âu. Nhưng sự nhiệt tình vẫn còn khá lớn đối với Đức Phanxicô. Cha Gudaitis lưu ý rằng Đức Phanxicô sẽ không gặp các giám mục trong tư cách nhóm nhưng sẽ gặp gỡ các trẻ mồ côi và cha mẹ nuôi và với các tù nhân.
Cha Antanas Saulaitis, S.J., cũng thấy việc dân chúng "rất phấn khởi đối với Đức Giáo Hoàng". Có thể có một số phản đối ngài, nhưng phe đối lập không có tổ chức giống như ở những nơi khác. Ngay sau khi kết liễu thời đại Xô viết, rất khó nói về "đức tin và công lý", vì "công lý" được coi như chỉ về chủ nghĩa cộng sản, nhưng điều đó nay không còn nữa. Sự thúc đẩy công lý của Đức Phanxicô được coi là chấp nhận được.
Cha Saulaitis, người sinh ra ở Lithuania nhưng gia đình di cư sang Đức và sang Hoa Kỳ sau Thế chiến II, cũng thấy nhiều thách đố đối với Giáo Hội. Việc thế tục hóa đang diễn ra ở đây. Nhiều người ở lớp tuổi 50 không có một kinh nghiệm nào về Giáo Hội lúc còn trẻ; việc làm của bố mẹ họ lệ thuộc việc không đi nhà thờ. Thành thử lớp tuổi bà của bạn cũng thấy không còn đạo đức như trước đây. Mô hình giáo hội bị coi là cũ kỹ, việc nối vòng tay với tín hữu đang suy yếu.
Nhưng việc đó vẫn đang diễn ra. Cha Saulaitis kể về một phụ nữ dấn thân, dẫn đầu một nhóm gồm 15 người trẻ học hỏi Lời Chúa. Cha Gudaitis, người từng làm việc tại một trung tâm linh đạo của Dòng Tên ở Riga, Latvia, thì cho biết ở Riga, mặc dù con số ít hơn, vẫn còn những người trẻ rất tích cực trong linh đạo. Nhiều giáo xứ đang thu hút người trẻ đã trưởng thành.
Chờ mong cả thúc đẩy tâm linh lẫn thúc đẩy xã hội nơi Đức Phanxicô
Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục của Riga, Zbigņevs Stankevičs, nói với Zenit tại Hội Nghị Toàn Thể của Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu ở Poznan, Ba Lan, cho hay: Latvia không hẳn là một quốc gia nhỏ, nó còn lớn hơn cả Bỉ nhưng dân số thì quả ít, nhất là hiện nay, sau khi gần một phần ba dân số ra ngoại quốc trong 25 năm qua để kiếm việc làm, phúc lợi và 1 đời sống đáng sống hơn.
25 năm có ý nhắc đến thập niên 1990, lúc tự do là khát vọng chính và người ta hy vọng với nó là phúc lợi, thịnh vượng, dư thừa. Nhưng nay, người dân thấy rõ tự do “bên ngoài” mà thôi không đủ. Thời Xô Viết, không có tự do, ai cũng phải làm việc nhưng được một điều là có số lương tối thiểu để sống. Nay, người dân phải tự lo lấy mọi chuyện. Một số người thiếu khả năng thích ứng. Bởi thế, theo Đức Tổng Giám Mục Stankevičs, sứ điệp liên đới với người nghèo của Đức Phanxicô là điều quan trọng.
Ngài nói rằng người dân Latvia trông mong nơi Đức Phanxicô không những thúc đẩy thiêng liêng mà cả thúc đẩy xã hội nữa. “Vì chúng tôi vẫn còn cần một cuộc thanh lọc khỏi não trạng hậu Xô Viết: chống tham nhũng, nghèo đói, văn hóa vứt bỏ, vì những người bị vứt bỏ cũng hiện diện ở Latvia. Chính sách áp bức của Xô Viết để lại nhiều vết thương sâu hoắm cả theo nghĩa trách nhiệm và tự qúy trọng bản thân lẫn theo nghĩa đưa ra sáng kiến. Điều nữa: vẫn còn sự pha trộn của chủ nghĩa duy vật lý thuyết và thực hành, hiện đang gây nhiều tai hại".
Về phương diện đại kết, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cho hay người Công Giáo Latvia chiếm khoảng 1 phần năm dân số, người Luthêrô đông nhất, chiếm khoảng 30%, người Chính Thống ngang ngửa người Công Giáo. Việc hợp tác giữa các giáo hội rất tốt do sự kiện Hiến Pháp coi các giá trị Kitô Giáo cũng như các giá trị quốc gia và nhân bản phổ quát như là nền tảng của quốc gia. Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà. Luật pháp cấm việc tuyên truyền vô luân tại các trường học. Cùng với người Baptists, người Công Giáo đã chặn đứng mưu toan phê chuẩn Công Ước Istanbul muốn áp đặt ý thức hệ phái tính qua học đường và các phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục Stankevičs hy vọng Đức Phanxicô sẽ khuyến khích Latvia duy trì chiều hướng này.
Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cũng hy vọng với sứ điệp hoà giải cố hữu của ngài, Đức Phanxicô sẽ giúp giải tỏa các căng thẳng ngấm ngầm hiện hữu tại Latvia gây ra bởi hiện tượng tại Riga, “người Nga đông hơn người Latvia”, chính thị trưởng cũng là một người Nga.
Nói về phản ứng báo chí đối với chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cho rằng phần lớn họ chỉ lưu ý tới những phương diện bề ngoài như phí tổn của chuyến viếng thăm chẳng hạn. Nhưng ngài nghĩ phản ứng này sẽ được vượt qua. Một phần vì chủ đích chuyến viếng thăm là để đánh dấu đệ nhất bách chu niên nền độc lập của xứ sở, một biến cố hết sức có ý nghĩa đối với mọi người dân Latvia và chính phủ của họ. Nhưng trên hết, họ cầu mong một cuộc tái sinh tâm linh, điều mà chỉ có Đức Phanxicô mới có thể khởi động.
Đức Phanxicô sẽ thăm ba nước Baltic - Lithuania, Latvia và Estonia - để đánh dấu bách chu niên nền độc lập, thoát khỏi chế độ Nga Hoàng. Mặc dù là những lân bang gần gũi và thường được nhắc chung với nhau, nhưng họ có lịch sử khá khác biệt. Họ có các nét chung với nhau như không ngừng bị đe dọa hay bị thống trị thực sự bởi các lân bang mạnh hơn; một ước nguyện mãnh liệt và sẵn sàng chiến đấu cho nền độc lập của mình; và nhất là “cuộc cách mạng ca hát” của thập niên 1980, khi âm nhạc trở thành vũ khí giành độc lập, đặc biệt theo Lối Baltic, tức chuỗi dây chuyền gồm hai triệu người trải dài giữa Tallinn và Vilnius vào ngày 23 tháng 8 năm 1989.
Nhưng họ có nhiều khác biệt thật sự. Về phương diện chính trị, Lithuania, trong nhiều thế kỷ, đã liên kết với lân bang Ba Lan. Latvia thì thường chịu ảnh hưởng của Thụy Điển và Đức ở phía tây, bên kia biển Baltic và Nga về phía đông. Estonia thì chịu ảnh hưởng Nga về phía đông và Thụy Điển ở phía tây, nhưng cũng cảm thấy mình liên kết với Phần Lan, ở phía bắc quá bên kia Vịnh Phần Lan và thực sự có thể nhìn thấy nước này từ một tháp nhà thờ ở Tallinn vào một ngày đẹp trời.
Về phương diện tôn giáo, ba nước vùng Baltic cũng rất khác nhau, phản ánh lịch sử độc đáo của họ. Trong tổng số dân 3.2 triệu người của Lithuania, 2.6 triệu, hay 80 phần trăm, là người Công Giáo. Ở Latvia, tỷ lệ này là 21 phần trăm của 2 triệu người. Ở Estonia, nó chỉ là một nửa phần trăm của 1.3 triệu người.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 3 năm ngoái trên tờ The Guardian đã cho thấy một sự mất mát về tôn giáo ở châu Âu. Nó cho thấy Cộng hòa Séc là quốc gia ít tôn giáo nhất nơi những người từ 16 đến 29 tuổi; Estonia, Thụy Điển và Hòa Lan không ở phía sau bao xa. Quốc gia tôn giáo nhất nơi nhóm tuổi này là Ba Lan, tiếp theo là Lithuania.
Hành trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô phù hợp với những khác biệt này. Ngài bay đến Vilnius vào thứ bảy, 22 tháng 9, lúc 11:30 sáng, và dành cả ngày ở đây để gặp gỡ các giới chức chính phủ và các nhóm khác nhau. Vào Chúa Nhật, ngài được đưa bằng xe tới Kaunas, thành phố thứ hai của Lithuania, và trở về Vilnius lúc 4 giờ chiều để cầu nguyện và thực hiện các cuộc thăm viếng khác. Hôm thứ Hai, Ngài bay tới Riga, thủ đô của Latvia, để gặp gỡ và cầu nguyện và vào buổi chiều, thăm đền thờ ở Aglona, nơi ngài cử hành Thánh lễ, rồi trở về Vilnius nghỉ đêm.
Hôm thứ ba, sau một buổi lễ tiễn đưa ở Vilnius, ngài bay tới Tallinn, Estonia, để gặp gỡ các giới chức chính phủ; ngài đến thăm một tu viện để ăn trưa, đến nhà thờ chính tòa và sau đó cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Tự do. Sau buổi lễ tiễn đưa, ngài bay về Rôma.
Các con số không phải là toàn bộ câu chuyện. Giáo hội mà Đức Phanxicô sẽ thấy ở Lithuania vẫn còn rất mạnh mẽ, ngay trong giới trẻ. Linh mục Algimantas Gudaitis, Dòng Tên, dạy học và làm linh hướng cho trường trung học Dòng Tên ở Vilnius, có nói chuyện với America về một "nhóm nhỏ gồm các người trẻ trong các nhóm cầu nguyện tôn giáo" và lưu ý rằng "người trẻ rất tích cực". Ngài nói rằng, thách đố là giúp người trẻ tìm được vị trí của họ trong giáo hội.
Cha Gudaitis, Dòng Tên, cũng lưu ý việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm ở đây là một vấn đề lớn. Đã có một chút chống đối từ những người không đi nhà thờ (“tại sao tiền thuế euro của chúng ta lại dùng để hỗ trợ cho chuyến thăm này?”), nhưng phần lớn, phản ứng rất tích cực. Nó có khác với sự nhiệt tình khi Thánh Gioan Phaolô II đến thăm vào năm 1993, vì ngài là nhân tố quan trọng trong việc kết liễu Liên Bang Xôviết và nền thống trị cộng sản ở Đông Âu. Nhưng sự nhiệt tình vẫn còn khá lớn đối với Đức Phanxicô. Cha Gudaitis lưu ý rằng Đức Phanxicô sẽ không gặp các giám mục trong tư cách nhóm nhưng sẽ gặp gỡ các trẻ mồ côi và cha mẹ nuôi và với các tù nhân.
Cha Antanas Saulaitis, S.J., cũng thấy việc dân chúng "rất phấn khởi đối với Đức Giáo Hoàng". Có thể có một số phản đối ngài, nhưng phe đối lập không có tổ chức giống như ở những nơi khác. Ngay sau khi kết liễu thời đại Xô viết, rất khó nói về "đức tin và công lý", vì "công lý" được coi như chỉ về chủ nghĩa cộng sản, nhưng điều đó nay không còn nữa. Sự thúc đẩy công lý của Đức Phanxicô được coi là chấp nhận được.
Cha Saulaitis, người sinh ra ở Lithuania nhưng gia đình di cư sang Đức và sang Hoa Kỳ sau Thế chiến II, cũng thấy nhiều thách đố đối với Giáo Hội. Việc thế tục hóa đang diễn ra ở đây. Nhiều người ở lớp tuổi 50 không có một kinh nghiệm nào về Giáo Hội lúc còn trẻ; việc làm của bố mẹ họ lệ thuộc việc không đi nhà thờ. Thành thử lớp tuổi bà của bạn cũng thấy không còn đạo đức như trước đây. Mô hình giáo hội bị coi là cũ kỹ, việc nối vòng tay với tín hữu đang suy yếu.
Nhưng việc đó vẫn đang diễn ra. Cha Saulaitis kể về một phụ nữ dấn thân, dẫn đầu một nhóm gồm 15 người trẻ học hỏi Lời Chúa. Cha Gudaitis, người từng làm việc tại một trung tâm linh đạo của Dòng Tên ở Riga, Latvia, thì cho biết ở Riga, mặc dù con số ít hơn, vẫn còn những người trẻ rất tích cực trong linh đạo. Nhiều giáo xứ đang thu hút người trẻ đã trưởng thành.
Chờ mong cả thúc đẩy tâm linh lẫn thúc đẩy xã hội nơi Đức Phanxicô
Trong khi ấy, Đức Tổng Giám Mục của Riga, Zbigņevs Stankevičs, nói với Zenit tại Hội Nghị Toàn Thể của Các Hội Đồng Giám Mục Âu Châu ở Poznan, Ba Lan, cho hay: Latvia không hẳn là một quốc gia nhỏ, nó còn lớn hơn cả Bỉ nhưng dân số thì quả ít, nhất là hiện nay, sau khi gần một phần ba dân số ra ngoại quốc trong 25 năm qua để kiếm việc làm, phúc lợi và 1 đời sống đáng sống hơn.
25 năm có ý nhắc đến thập niên 1990, lúc tự do là khát vọng chính và người ta hy vọng với nó là phúc lợi, thịnh vượng, dư thừa. Nhưng nay, người dân thấy rõ tự do “bên ngoài” mà thôi không đủ. Thời Xô Viết, không có tự do, ai cũng phải làm việc nhưng được một điều là có số lương tối thiểu để sống. Nay, người dân phải tự lo lấy mọi chuyện. Một số người thiếu khả năng thích ứng. Bởi thế, theo Đức Tổng Giám Mục Stankevičs, sứ điệp liên đới với người nghèo của Đức Phanxicô là điều quan trọng.
Ngài nói rằng người dân Latvia trông mong nơi Đức Phanxicô không những thúc đẩy thiêng liêng mà cả thúc đẩy xã hội nữa. “Vì chúng tôi vẫn còn cần một cuộc thanh lọc khỏi não trạng hậu Xô Viết: chống tham nhũng, nghèo đói, văn hóa vứt bỏ, vì những người bị vứt bỏ cũng hiện diện ở Latvia. Chính sách áp bức của Xô Viết để lại nhiều vết thương sâu hoắm cả theo nghĩa trách nhiệm và tự qúy trọng bản thân lẫn theo nghĩa đưa ra sáng kiến. Điều nữa: vẫn còn sự pha trộn của chủ nghĩa duy vật lý thuyết và thực hành, hiện đang gây nhiều tai hại".
Về phương diện đại kết, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cho hay người Công Giáo Latvia chiếm khoảng 1 phần năm dân số, người Luthêrô đông nhất, chiếm khoảng 30%, người Chính Thống ngang ngửa người Công Giáo. Việc hợp tác giữa các giáo hội rất tốt do sự kiện Hiến Pháp coi các giá trị Kitô Giáo cũng như các giá trị quốc gia và nhân bản phổ quát như là nền tảng của quốc gia. Hiến pháp định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa 1 người đàn ông và 1 người đàn bà. Luật pháp cấm việc tuyên truyền vô luân tại các trường học. Cùng với người Baptists, người Công Giáo đã chặn đứng mưu toan phê chuẩn Công Ước Istanbul muốn áp đặt ý thức hệ phái tính qua học đường và các phương tiện truyền thông. Đức Tổng Giám Mục Stankevičs hy vọng Đức Phanxicô sẽ khuyến khích Latvia duy trì chiều hướng này.
Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cũng hy vọng với sứ điệp hoà giải cố hữu của ngài, Đức Phanxicô sẽ giúp giải tỏa các căng thẳng ngấm ngầm hiện hữu tại Latvia gây ra bởi hiện tượng tại Riga, “người Nga đông hơn người Latvia”, chính thị trưởng cũng là một người Nga.
Nói về phản ứng báo chí đối với chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục Stankevičs cho rằng phần lớn họ chỉ lưu ý tới những phương diện bề ngoài như phí tổn của chuyến viếng thăm chẳng hạn. Nhưng ngài nghĩ phản ứng này sẽ được vượt qua. Một phần vì chủ đích chuyến viếng thăm là để đánh dấu đệ nhất bách chu niên nền độc lập của xứ sở, một biến cố hết sức có ý nghĩa đối với mọi người dân Latvia và chính phủ của họ. Nhưng trên hết, họ cầu mong một cuộc tái sinh tâm linh, điều mà chỉ có Đức Phanxicô mới có thể khởi động.