Quan Điểm Mới Về Án Tử Hình
Báo The Mercury News ngày 2 tháng 8, 2018 đăng trên trang nhất tin Đức Giáo Hoàng Phanxico đã “điều chỉnh” lại giáo huấn của Giáo hội, khi tuyên bố án tử hình không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp (the death penalty wrong in all cases). Đây là một thay đổi dứt khoát trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo, có khả năng thách thức các chính trị gia, các thẩm phán và các quan chức theo Công Giáo từ trước đến nay đã lập luận rằng: Giáo hội không hoàn toàn phản đối án tử hình.
Trước đây quan điểm Giáo Hội Công Giáo chấp nhận án tử hình nếu đó là "cách duy nhất có thể thực hiện" để bảo vệ mạng sống con người (if it was “the only practice-able way” to defend lives.) Nhưng, ĐGH Phanxicô vừa qua đã dứt khoát cho rằng việc hành quyết không thể chấp nhận được vì đó là “một sự tấn công” vào nhân phẩm của con người. (attack on human dignity). Từ Vatican, ĐGH cũng kêu gọi mọi người Công Giáo hãy tích cực vận động để án tử hình được bãi bỏ trên toàn thế giới.
Thực ra án tử hình từ lâu đã luôn là một đề tài nóng bỏng với hai quan điểm ủng hộ và chống đối.
Quan Điểm Của Những Người Ủng Hộ Án Tử Hình thường cho rằng:
-Đối với một số tôi phạm khủng khiếp, chỉ có hình phạt xử tử mới tương xứng.
- Án tử hình nhằm ngăn cản kẻ sát nhân, không để giết ai thêm nữa, đồng thời sẽ làm chùn bước những kẻ xấu với dự mưu thực hiện tội ác.
- Án tử hình là một thông điệp tự nhiên có từ ngàn xưa, trong mọi nền văn hóa: Ai nhẫn tâm giết hại người vô tội sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống mình.
- Dựa vào những cuộc phỏng vấn thân nhân của những người bị sát hại, chỉ khi nào kẻ sát nhân bị xử tử nỗi đau buồn do mất mát của họ mới nguôi ngoai.
- Hình phạt tử hình tôn vinh nhân phẩm của con người, coi nguyên cáo như một phần tử có tự do và có trách nhiệm đối với những hành vi của mình. tốt cũng như xấu.
Những người ủng hộ luật tử hình còn dựa vào những quan điểm của những triết gia nổi tiếng như Immanuel Kant khi cho rằng: “Một xã hội không sẵn lòngchấm dứt cuộc sống của một người đã lấy đi sự sống của người khác, đơn giản là (một xã hội) vô đạo đức.” (A society that is not willing to demand a life of somebody who has taken somebody else's life is simply immoral.)
Hay những câu nói của những chính khách nặng ký như các Tổng Thống Mỹ.
- TT Trump ngày 11 tháng 5, 2016 lớn tiếng cho rằng: “Án tử hình phải áp dụng trở lại và phải được áp dụng trở lại mạnh mẽ… để hai kẻ giết hai cảnh sát ở Hattiesburg sẽ không giết ai được nữa.” (The death penalty. It should be brought back and it should be brought back strong... these two men convicted of killing two police officers in Hattiesburg will not do any more killing.)
- Tổng Thống Bill Clinton ngày 23 tháng 3, 2006 cũng cho rằng: “Tôi tin rằng có một số người làm điều tàn ác như vậy đáng phải chết.” (I believe there are some human beings who do such evil as to deserve to die.)
- TT George W. Bush tuyên bố một cách minh bạch: “Lý do tôi ủng hộ án tử hình vì nó tiết kiệm sinh mạng.” (The reason I support the death penalty is because it saves lives)- 23/6/2000.
Những Luận Cứ Chính Của Những Người Chống Án Tử Hình:
- Nếu vì mục đích răn đe, án tử hình tỏ ra không hiệu quả vì thực tế cho thấy kẻ sát nhân không hề sợ án tử hình hơn hình phạt chết rũ trong tù (life-without-parole).
- Cũng với lý do trên, một nguyên tắc căn bản của luật pháp được viện dẫn để đả phá án tử hình: Khi hình phạt ít nghiêm trọng hơn có thể đạt được mục đích tương tự, làm mất hiệu lực của hình phạt nặng. (When less severe punishment can adequately achieve the same purposes, invalidates the punishment.)
- Trong một xã hội văn minh, chúng ta không thể đối xử với kẻ tội phạm giống như những gì người này đã làm với nạn nhân của họ. Luật “mắt đền mắt” không nên tồn tại trong thế kỷ 21.
- Bác sĩ thường được dùng trong những vụ xữ tử, nhưng mục đích của một bác sĩ là cứu người chứ không phải để giết người.
- Án tử hình còn có khía cạnh rất vô nhân đạo khi bắt tội nhân phải sống “chờ chết” (death row) một thời gian dài, có khi hằng chục năm, trong trạng thái căng thẳng, vô vọng, luôn bị cô lập. Đây thực sự là hình thức tra tấn dã man, không xứng hợp với thế giới văn minh.
- Duy trì án tử hình chúng ta đã gián tiếp cổ võ cho một xã hội đầy ghen ghét, hận thù. Trong khi chúng ta đã quay lưng lại với con cháu chúng ta, từ chối không chữa trị những căn bệnh tâm thần của chúng, để mặc ma quỷ lôi kéo chúng vào vòng tội lỗi và khi chúng ta quay mặt lại chỉ là để xử tử chúng. Đây chắc chắn không phải là điều đáng hãnh diện.
- Nhiều ít gì cũng có những bất công và kỳ thị trong việc thi hành án tử hình, những người nghèo khổ và dân da mầu thường phải gánh chịu hậu quả của những bất công này. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp bị cáo bị kết tội oan chỉ vì không được bào chữa đến nơi đến chốn!
- Thực thi án tử hình quá tốn phí so với những hình phạt khác. Điển hình như tại California, kể từ khi án tử hình được tái áp dụng (11/1978), người dân tiểu bang này đã phải chi ra hơn 5 tỷ USD để giữ 747 tội nhân bị kết án tử. Tuy từ 1978 đến nay chỉ có 13 người bị đem ra xử, tính trung bình tốn 384 triệu USD cho mỗi lần xử tử!
- Án tử hình không cho tôi nhân một cơ hội thống hối, sửa bỏ lỗi lầm. Chúa Giêsu trước khi sinh thì còn tha tội cho một tên cướp bị đóng đinh chung. Đức Phật cũng từng khuyên “buông đao thành Phật”. Đức Đại Lạt Ma gần đây nói: “Dù ai tội lỗi đến đâu cũng có khả năng hoàn thiện, nhưng hình phạt xử tử đã cất đi cơ hội này.”
Xu Hướng Mới
Cùng quan điểm với Giáo Hội Công Giáo được Đức Giáo Hoàng đưa ra hồi đầu tháng 8, 2018, đại đa số quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ án tử hình (140 so với 53). Phần lớn các nước Âu châu và Mỹ châu (bao gồm Mễ và Canada) đã bãi bỏ án này. Những nước duy trì và áp dụng luật tử hình nhiều nhất không ai khác hơn Trung Hoa và các nước vùng Trung Đông. Tại Hoa Kỳ khuynh hướng hỗ trợ án tử hình cũng đã giảm xuống rõ rệt – Từ 75% (năm 2000) xuống còn 60% (năm 2017). (* Amnesty International 6/15/2018)
Quả thật án tử hình là biểu tượng thu nhỏ của những vết thương nhức nhối nhất trong xã hội chúng ta, đó là chủ nghĩa quân phiệt, nạn nghèo đói, và sự phân biệt chủng tộc. Hình phạt tử hình phải bị loại bỏ trong mọi trường hợp, không có bất cứ ngoại lệ nào. Vì như Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tuyên bố: “Hình phạt tử hình là sự phủ nhận tối hậu của nhân quyền." (The death penalty is the ultimate denial of human rights).
Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, sẽ không còn nước nào trên thế giới áp dụng luật tử hình.
Phạm Mạnh Tuấn
Báo The Mercury News ngày 2 tháng 8, 2018 đăng trên trang nhất tin Đức Giáo Hoàng Phanxico đã “điều chỉnh” lại giáo huấn của Giáo hội, khi tuyên bố án tử hình không thể chấp nhận được trong mọi trường hợp (the death penalty wrong in all cases). Đây là một thay đổi dứt khoát trong quan điểm của Giáo Hội Công Giáo, có khả năng thách thức các chính trị gia, các thẩm phán và các quan chức theo Công Giáo từ trước đến nay đã lập luận rằng: Giáo hội không hoàn toàn phản đối án tử hình.
Thực ra án tử hình từ lâu đã luôn là một đề tài nóng bỏng với hai quan điểm ủng hộ và chống đối.
Quan Điểm Của Những Người Ủng Hộ Án Tử Hình thường cho rằng:
-Đối với một số tôi phạm khủng khiếp, chỉ có hình phạt xử tử mới tương xứng.
- Án tử hình nhằm ngăn cản kẻ sát nhân, không để giết ai thêm nữa, đồng thời sẽ làm chùn bước những kẻ xấu với dự mưu thực hiện tội ác.
- Án tử hình là một thông điệp tự nhiên có từ ngàn xưa, trong mọi nền văn hóa: Ai nhẫn tâm giết hại người vô tội sẽ phải trả giá bằng chính mạng sống mình.
- Dựa vào những cuộc phỏng vấn thân nhân của những người bị sát hại, chỉ khi nào kẻ sát nhân bị xử tử nỗi đau buồn do mất mát của họ mới nguôi ngoai.
- Hình phạt tử hình tôn vinh nhân phẩm của con người, coi nguyên cáo như một phần tử có tự do và có trách nhiệm đối với những hành vi của mình. tốt cũng như xấu.
Những người ủng hộ luật tử hình còn dựa vào những quan điểm của những triết gia nổi tiếng như Immanuel Kant khi cho rằng: “Một xã hội không sẵn lòngchấm dứt cuộc sống của một người đã lấy đi sự sống của người khác, đơn giản là (một xã hội) vô đạo đức.” (A society that is not willing to demand a life of somebody who has taken somebody else's life is simply immoral.)
Hay những câu nói của những chính khách nặng ký như các Tổng Thống Mỹ.
- TT Trump ngày 11 tháng 5, 2016 lớn tiếng cho rằng: “Án tử hình phải áp dụng trở lại và phải được áp dụng trở lại mạnh mẽ… để hai kẻ giết hai cảnh sát ở Hattiesburg sẽ không giết ai được nữa.” (The death penalty. It should be brought back and it should be brought back strong... these two men convicted of killing two police officers in Hattiesburg will not do any more killing.)
- Tổng Thống Bill Clinton ngày 23 tháng 3, 2006 cũng cho rằng: “Tôi tin rằng có một số người làm điều tàn ác như vậy đáng phải chết.” (I believe there are some human beings who do such evil as to deserve to die.)
- TT George W. Bush tuyên bố một cách minh bạch: “Lý do tôi ủng hộ án tử hình vì nó tiết kiệm sinh mạng.” (The reason I support the death penalty is because it saves lives)- 23/6/2000.
Những Luận Cứ Chính Của Những Người Chống Án Tử Hình:
- Nếu vì mục đích răn đe, án tử hình tỏ ra không hiệu quả vì thực tế cho thấy kẻ sát nhân không hề sợ án tử hình hơn hình phạt chết rũ trong tù (life-without-parole).
- Cũng với lý do trên, một nguyên tắc căn bản của luật pháp được viện dẫn để đả phá án tử hình: Khi hình phạt ít nghiêm trọng hơn có thể đạt được mục đích tương tự, làm mất hiệu lực của hình phạt nặng. (When less severe punishment can adequately achieve the same purposes, invalidates the punishment.)
- Trong một xã hội văn minh, chúng ta không thể đối xử với kẻ tội phạm giống như những gì người này đã làm với nạn nhân của họ. Luật “mắt đền mắt” không nên tồn tại trong thế kỷ 21.
- Bác sĩ thường được dùng trong những vụ xữ tử, nhưng mục đích của một bác sĩ là cứu người chứ không phải để giết người.
- Án tử hình còn có khía cạnh rất vô nhân đạo khi bắt tội nhân phải sống “chờ chết” (death row) một thời gian dài, có khi hằng chục năm, trong trạng thái căng thẳng, vô vọng, luôn bị cô lập. Đây thực sự là hình thức tra tấn dã man, không xứng hợp với thế giới văn minh.
- Duy trì án tử hình chúng ta đã gián tiếp cổ võ cho một xã hội đầy ghen ghét, hận thù. Trong khi chúng ta đã quay lưng lại với con cháu chúng ta, từ chối không chữa trị những căn bệnh tâm thần của chúng, để mặc ma quỷ lôi kéo chúng vào vòng tội lỗi và khi chúng ta quay mặt lại chỉ là để xử tử chúng. Đây chắc chắn không phải là điều đáng hãnh diện.
- Nhiều ít gì cũng có những bất công và kỳ thị trong việc thi hành án tử hình, những người nghèo khổ và dân da mầu thường phải gánh chịu hậu quả của những bất công này. Thực tế đã chứng minh có nhiều trường hợp bị cáo bị kết tội oan chỉ vì không được bào chữa đến nơi đến chốn!
- Thực thi án tử hình quá tốn phí so với những hình phạt khác. Điển hình như tại California, kể từ khi án tử hình được tái áp dụng (11/1978), người dân tiểu bang này đã phải chi ra hơn 5 tỷ USD để giữ 747 tội nhân bị kết án tử. Tuy từ 1978 đến nay chỉ có 13 người bị đem ra xử, tính trung bình tốn 384 triệu USD cho mỗi lần xử tử!
- Án tử hình không cho tôi nhân một cơ hội thống hối, sửa bỏ lỗi lầm. Chúa Giêsu trước khi sinh thì còn tha tội cho một tên cướp bị đóng đinh chung. Đức Phật cũng từng khuyên “buông đao thành Phật”. Đức Đại Lạt Ma gần đây nói: “Dù ai tội lỗi đến đâu cũng có khả năng hoàn thiện, nhưng hình phạt xử tử đã cất đi cơ hội này.”
Xu Hướng Mới
Cùng quan điểm với Giáo Hội Công Giáo được Đức Giáo Hoàng đưa ra hồi đầu tháng 8, 2018, đại đa số quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ án tử hình (140 so với 53). Phần lớn các nước Âu châu và Mỹ châu (bao gồm Mễ và Canada) đã bãi bỏ án này. Những nước duy trì và áp dụng luật tử hình nhiều nhất không ai khác hơn Trung Hoa và các nước vùng Trung Đông. Tại Hoa Kỳ khuynh hướng hỗ trợ án tử hình cũng đã giảm xuống rõ rệt – Từ 75% (năm 2000) xuống còn 60% (năm 2017). (* Amnesty International 6/15/2018)
Quả thật án tử hình là biểu tượng thu nhỏ của những vết thương nhức nhối nhất trong xã hội chúng ta, đó là chủ nghĩa quân phiệt, nạn nghèo đói, và sự phân biệt chủng tộc. Hình phạt tử hình phải bị loại bỏ trong mọi trường hợp, không có bất cứ ngoại lệ nào. Vì như Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tuyên bố: “Hình phạt tử hình là sự phủ nhận tối hậu của nhân quyền." (The death penalty is the ultimate denial of human rights).
Chúng tôi tin rằng một ngày nào đó trong tương lai, sẽ không còn nước nào trên thế giới áp dụng luật tử hình.
Phạm Mạnh Tuấn