5. Về vấn đề người ly dị và tái hôn
Khi ta suy nghĩ về ý nghĩa của các gia đình đối với tương lai Giáo Hội, thì con số gia tăng nhanh chóng các gia đình tan vỡ lại càng là một thảm trạng hơn nữa. Mọi người đều biết rằng: vấn đề người ly dị và tái hôn là một vấn đề phức tạp và gai góc. Nên không thể chỉ rút gọn nó vào việc cho những người này rước lễ mà thôi, vì nó đụng tới việc chăm sóc mục vụ đối với đời sống hôn nhân và gia đình trong tính toàn bộ của chúng. Việc chăm sóc này vốn bắt đầu với tuổi trẻ và việc chuẩn bị hôn nhân bằng một nền giáo lý thấu suốt về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Trách vụ này phải tiếp diễn bằng việc cùng đồng hành mục vụ với những người đã kết hôn và các gia đình. Việc chăm sóc này trở nên nhất thiết và tức khắc khi hôn nhân hay gia đình gặp khủng hoảng. Trong hoàn cảnh này, các thừa tác viên mục vụ phải làm những gì có thể để góp phần vào việc hàn gắn và hòa giải hôn nhân hay gia đình đang gặp khủng hoảng.
Nhưng mọi người đều biết rằng có những tình huống trong đó, mọi cố gắng hợp lý để cứu vãn hôn nhân đã tỏ ra vô hiệu. Người ta thán phục và hỗ trợ sự anh hùng của những người phối ngẫu bị bỏ rơi, vẫn tiếp tục ở một mình và một mình tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, nhiều người phối ngẫu bị bỏ rơi khác, vì lợi ích của con cái, đã phải lệ thuộc một cuộc chung sống mới và một cuộc hôn nhân dân sự, một cuộc hôn nhân mà họ không thể từ bỏ một lần nữa mà không bị mặc cảm tội lỗi mới. Trong các mối liên kết mới này, họ thường cảm nhận được hạnh phúc nhân bản - gần như một hồng phúc từ trời – sau các cảm nhận đắng cay trước đó. Trong những tình huống như thế, Giáo Hội có thể làm gì? Giáo Hội không thể đề xuất một giải pháp bên ngoài hay ngược với lời dạy của Chúa Giêsu. Tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân bí tích và việc không thể kết ước một cuộc hôn nhân bí tích thứ hai lúc sinh thời của người phối ngẫu kia là thành phần bó buộc trong truyền thống đức tin của Giáo Hội, một truyền thống mà ta không thể bãi bỏ hay gia giảm được bằng cách nại tới một cảm thức nhân từ (mercy) theo nghĩa phiến diện và rẻ tiền. Lòng trung thành của Thiên Chúa, xét cho cùng, là lòng trung thành của Người với chính Người và với tình yêu của Người. Vì Thiên Chúa trung thành, nên Người cũng nhân từ, và trong lòng nhân từ của Người, Người trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung (2Tm 2:13). Nhân từ và trung thành luôn đi đôi với nhau. Cho nên, không thể có tình huống nào của con người mà lại tuyệt đối vô vọng và tuyệt vọng cả. Bất kể con người nhân bản xuống thấp đến đâu, họ cũng không xuống sâu đến nỗi lòng nhân từ của Thiên Chúa không với tới được.
Thành thử, câu hỏi là Giáo Hội, trong thực hành mục vụ của mình đối với người ly dị và tái hôn dân sự, có thể tuân thủ ra sao sự cố kết bất khả phân giữa lòng trung thành và lòng nhân từ này? Đây là một câu hỏi tương đối mới có đây, xuất hiện lần đầu kể từ ngày Napoléon đưa ra đạo luật hôn nhân dân sự năm 1804 và sau đó, được nhiều quốc gia khác mô phỏng. Đối với tình thế mới này, phản ứng của Giáo Hội đã có những tiến bộ quan trọng. Bộ Giáo Luật năm 1917, điều 2356, vẫn coi những người ly dị và tái hôn dân sự là song hôn, một việc tiền kết (ipso facto) bị coi là bất xứng và tùy theo mức độ, còn có thể bị tuyệt thông hay bị đặt dưới sự cấm chế bản thân (personal interdict). Nhưng Bộ Giáo Luật 1983, điều 1093, không còn những hình phạt như thế nữa, các giới hạn cũng đã được nới lỏng. Trong khi ấy, tông huấn Familiaris consortio (số 84) và tông huấn Sacramentum caritatis (số 29), nói tới các Kitô hữu này một cách gần như âu yếm, nhắc nhở họ rằng họ vẫn thuộc về Giáo Hội và được mời gọi tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội. Đây là một cung giọng mới.
Ta cũng có tình thế tương tự tại công đồng mới nhất, khi công đồng này bàn tới đại kết và tự do tôn giáo. Rồi còn có các thông điệp và quyết định của Văn Phòng Thánh xem ra nhằm hạn chế những nẻo đường quá rộng. Tuy nhiên, dù không vi phạm truyền thống tín điều vốn có tính bắt buộc, công đồng đã mở nhiều cánh cửa. Do đó, ta có thể hỏi: há không thể có việc khai triển thêm liên quan tới vấn đề của chúng ta hay sao, một khai triển tuy không xâm phạm tới truyền thống đức tin có tính bắt buộc, nhưng đẩy mạnh và thâm hậu hóa các truyền thống mới có đây?
Câu trả lời chỉ có thể có tính dè dặt (nuanced). Vì các tình huống ở đây rất khác nhau và cần được phân biệt cẩn thận (FC 84). Chính vì thế, không thể có một giải pháp chung cho mọi trường hợp. Chỉ xin giới hạn vào hai trường hợp mà giải pháp đã được nhắc tới trong các văn kiện chính thức. Trong diễn trình này, chỉ xin đặt câu hỏi và ấn định ra phương hướng cho các giải đáp có thể có mà thôi. Thượng Hội Đồng sẽ phải đưa ra giải đáp dứt khoát.
Trường hợp thứ nhất, Familiaris consortio cho hay: một số người ly dị và tái hôn xác tín một cách chủ quan trong lương tâm của họ rằng cuộc hôn nhân đổ vỡ vô phương cứu chữa trước của họ chưa bao giờ thành sự cả (FC 84). Trên thực tế, nhiều vị mục tử xác tín rằng nhiều cuộc hôn nhân tuy được kết ước theo hình thức của Giáo Hội, nhưng vẫn không được kết ước một cách thành sự. Vì, là một bí tích của đức tin, nên hôn nhân tiền giả định phải có đức tin và việc ưng thuận các đặc tính chủ yếu của nó, tức tính đơn hôn và tính bất khả tiêu. Nhưng, trong tình huống hiện nay, liệu ta có thể giả thiết một cách không vẽ vời rằng các cặp đính hôn có cùng một niềm tin vào mầu nhiệm được bí tích chỉ về và họ thực sự hiểu được và khẳng định được các điều kiện giáo luật để cuộc hôn nhân của họ thành sự hay không? Há sự suy đoán thành hiệu (praesumptio juris) mà từ đó giáo luật tiến hành thường không phải là một hư cấu luật pháp (fictio juris) đó ư?
Vì hôn nhân, trong tư cách một bí tích, vốn có đặc tính công cộng, nên việc quyết định về tính thành sự của một cuộc hôn nhân không thể nào để mặc cho phán đoán chủ quan của các bên liên hệ. Tuy nhiên, người ta có thể hỏi liệu con đường luật pháp, một con đường trên thực tế vốn không phải là thiên luật (jure divino), nhưng đã được phát triển trong dòng lịch sử, có phải là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề, hay liệu có thể quan niệm được các thủ tục khác, có tính mục vụ và thiêng liêng hơn hay không? Nói cách khác, ta có được phép tưởng tượng điều này: giám mục có thể ủy thác nhiệm vụ này cho một linh mục có nhiều kinh nghiệm về thiêng liêng và mục vụ làm đại diện xá giải hay đại diện giám mục không? Độc lập đối với việc trả lời câu hỏi này, ta nên nhắc lại bài diễn văn của Đức Phanxicô đọc trước Tòa Thượng Thẩm Rôma ngày 24 tháng Giêng, 2014 trong đó ngài nhấn mạnh rằng các chiều kích luật pháp và mục vụ không đối nghịch nhau. Trái lại, hệ thống giáo luật vốn lấy đặc điểm mục vụ làm chủ yếu. Do đó, ta có thể hỏi: mục vụ có nghĩa gì? Chắc chắn không đơn thuần là dung thứ (indulgence), vốn hiểu sai cả chăm sóc mục vụ lẫn lòng nhân từ. Nhân từ không loại bỏ công lý; nhân từ không phải là ơn thánh rẻ tiền hay một loại hàng bán tống bán táng (clearance sale). Chăm sóc mục vụ và nhân từ không mâu thuẫn với công lý, nhưng có thể nói, là sự công chính cao hơn vì phía sau mọi kháng án luật lệ cá thể, không những chỉ là một vụ án có thể xem sét bằng lăng kính luật lệ tổng quát, mà còn là một con người nhân bản, một con người không những chỉ là một vụ án mà đúng hơn là một hữu thể có một phẩm giá bản vị độc đáo. Điều này khiến ta cần tới một nền giải thích vừa có tính luật pháp vừa có tính mục vụ và là một nền giải thích áp dụng luật lệ tổng quát một cách thận trọng và khôn ngoan, theo đức công bằng và phải lẽ (fairness), vào một tình huống cụ thể, đôi khi phức tạp. Hay như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói: một nền giải thích được linh hứng bởi tình yêu của Đấng Chăn Chiên Lành và là lối giải thích thấy phía sau mọi diễn trình là những con người đang chờ mong công lý. Do đó, liệu có nên có những quyết định về vui buồn hay thăng trầm của người ta tại phiên tòa thứ hai hay thứ ba chỉ dựa trên hồ sơ nghĩa là dựa trên giấy tờ, chứ không cần biết gì tới con người và tình huống của họ chăng?
Trường hợp thứ hai. Tìm giải pháp bằng cách nới rộng một cách rộng lượng diễn trình tuyên bố vô hiệu là điều lầm lẫn. Vì điều này sẽ gây ấn tượng tai hại là Giáo Hội đang hành xử một cách bất trung thực bằng cách chấp nhận ly dị trên thực tế. Ta cũng cần nghĩ tới các hoàn cảnh hôn nhân thành sự và hoàn hợp giữa những người đã chịu phép rửa nhưng rồi cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ một cách vô phương cứu chữa và một người trong số họ kết ước cuộc hôn nhân thứ hai ở tòa đời.
Năm 1994, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cung cấp một chỉ dẫn khi tuyên bố, và được Đức Bênêđíctô XVI nhắc lại trong Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2012 tại Milan, rằng người ly dị và tái hôn nhất định không thể rước lễ theo bí tích, nhưng có thể rước lễ thiêng liêng. Nhiều người phải biết ơn đối với tuyên bố này. Nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề. Vì người chịu lễ thiêng liêng là người được nên một với Chúa Kitô. Như thế, họ đâu có mâu thuẫn với giới luật của Chúa Kitô? Nhưng nếu thế, thì tại sao họ lại không thể rước lễ theo bí tích được? Nếu ta loại các Kitô hữu ly dị và tái hôn có ý hướng tốt ra khỏi các bí tích và bảo họ tìm đến phương cách cứu rỗi ngoài bí tích (extrasacramental), chẳng hóa ra ta nghi vấn cơ cấu bí tích nền tảng của Giáo Hội? Như thế thì tại sao lại có Giáo Hội? Như thế, há ta đã không trả một giá quá cao hay sao? Một số người lý luận rằng chính sự kiện không tham dự vào việc rước lễ đã chứng minh tính thánh thiêng của bí tích. Nhưng câu hỏi ngược lại là: há việc đó không phải là một bóc lột đối với con người nhân bản hay sao, nếu ta biến họ thành dấu chỉ cho những người khác khi họ kêu xin giúp đỡ? Có phải ta đang để cho họ chết đói về phương diện bí tích để người khác được sống không?”
Giáo Hội sơ khai cho ta một gợi ý có thể chỉ đường cho ta ra khỏi thế lưỡng nan, một gợi ý mà Giáo Sư Joseph Ratzinger đã nhắc đến năm 1972 (18). Từ rất sớm, Giáo Hội đã trải nghiệm điều này: ngay việc bỏ đạo cũng có thể xẩy ra nơi Kitô hữu. Thời bách hại, có những Kitô hữu trở nên yếu đuối và bác bỏ phép rửa của mình. Với những người bỏ đạo (lapsi) này, Giáo Hội khai triển tập tục thống hối có tính giáo luật, coi nó như phép rửa thứ hai, không bằng nước mà bằng nước mắt thống hối. Sau cơn đắm tầu vì tội lỗi, một thứ phao cấp cứu, chứ không phải con tầu khác, nên có sẵn cho người đang bị đắm (19).
Cũng tương tự như thế, ta có sự cứng lòng nơi các Kitô hữu (Mt 19:8) và trường hợp ngoại tình với mối gian díu thứ hai, gần như hôn nhân. Phản ứng của các giáo phụ không thống nhất. Nhưng ở một số Giáo Hội địa phương riêng rẽ, có luật phong tục (customary law) theo đó, các Kitô hữu đang sống trong mối liên hệ thứ hai lúc người phối ngẫu trước vẫn còn sống, sau một thời kỳ thống hối, được phép, nhất định không phải là con tầu thứ hai, không phải là kết hôn lần thứ hai, mà là phao cứu vớt qua việc được rước lễ. Origen vốn tường trình phong tục này và coi nó “không vô lý”. Thánh Basilêô Cả và Thánh Grêgôriô thành Nazianzus cũng đề cập tới thực hành này. Ngay Thánh Augustinô, người vốn ngặt nghèo về vấn đề này, xem ra, ít nữa trong một đoạn văn, đã không loại bỏ mọi giải pháp mục vụ. Vì quan tâm mục vụ, “để tránh điều tệ hại hơn”, các giáo phụ trên sẵn sàng dung thứ một điều tự nó không thể nào chấp nhận được. Do đó, về phương diện mục vụ, quả có việc thực hành dung thứ, nhân từ và kiên nhẫn và có đủ lý do vững chãi để cho rằng thực hành này đã được Công Đồng Nixêa (325) xác nhận, chống lại chủ nghĩa khắt khe của phái Nôvatiô (20).
Như thường lệ, các nhà chuyên môn còn đang tranh luận về các chi tiết có tính lịch sử trong các vấn đề trên, nên Giáo Hội chưa chấp nhận chủ trương nào. Nhưng, độc lập đối với các vấn đề đặc thù luôn được tranh cãi, điều rõ ràng trong căn bản là Giáo Hội luôn tìm cách vượt lên trên cả chủ nghĩa khắt khe lẫn chủ nghĩa lỏng lẻo và trong diễn trình này, nại tới tới thẩm quyền của mình để tha hoặc buộc, từng được chính Chúa ủy thác (Mt 16:19; 18:18; Ga 20:23). Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng: tôi tin phép tha tội. Nghĩa là với những ai thống hối, tha thứ là điều khả hữu. Nếu tha thứ là điều khả hữu đối với kẻ giết người, thì nó cũng khả hữu đối với kẻ ngoại tình. Thống hối và phép giải tội là cách nối kết cả hai khía cạnh lại với nhau: nghĩa vụ đối với lời Chúa và nghĩa vụ đối với lượng nhân từ vô tận của Người. Hiểu như thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ơn thánh rẻ tiền, được thông ban mà không cần hồi tâm. Đàng khác, các bí tích không phải là phần thưởng dành cho tác phong tốt hay cho một thành phần ưu tú mà loại bỏ những kẻ cần đến chúng hơn hết (EG 47).
Câu hỏi đang thách thức ta là: phải chăng con đường vượt trên chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, con đường hồi tâm vốn phát xuất từ bí tích thương xót này, tức bí tích giải tội, cũng là con đường ta có thể theo trong vấn đề này? Chắc chắn không phải trong mọi trường hợp. Nhưng nếu người ly dị và tái hôn thực sự thống hối vì đã sai phạm trong cuộc hôn nhân đầu; nếu các cam kết của cuộc hôn nhân đầu đã được thanh thỏa và việc trở lại cuộc hôn nhân ấy nhất quyết không được đặt ra; nếu một trong hai người không thể cởi bỏ các cam kết giả thiết phải có trong cuộc hôn nhân dân sự thứ hai mà không cảm thấy mặc cảm tội lỗi mới; nếu một trong hai người cố gắng hết khả năng mình trong việc sống cuộc hôn nhân dân sự thứ hai cho phù hợp với đức tin và dưỡng dục con cái trong đức tin; nếu một trong hai người mong được lãnh nhận các bí tích làm nguồn sức mạnh cho tình huống của mình, thì liệu ta có phải từ khước hay có thể từ khước, không cho họ lãnh nhận bí tích giải tội và rước lễ, sau một thời gian tái định hướng không?
Con đường đang bàn sẽ không phải là một giải pháp tổng quát. Nó không phải là con đường rộng dành cho quảng đại quần chúng, mà con đường hẹp chỉ dành cho một số người ly dị và tái hôn trung thực tha thiết muốn lãnh nhận các bí tích. Há không phải đây là điều cần thiết hay sao để tránh một điều tệ hại hơn có thể xẩy ra? Vì khi con cái người ly dị và tái hôn không thấy cha mẹ lãnh nhận các bí tích bao giờ, thì chúng cũng sẽ không xưng tội và rước lễ nữa. Như thế, ta có thể chấp nhận như hậu quả việc ta sẽ đánh mất thế hệ kế tiếp, và có lẽ cả thế hệ tiếp theo đó không? Phải chăng triết lý thực hành mà ta ra công duy trì xưa nay hóa ra lại phản hữu dụng đến thế hay sao?
Về phần Giáo Hội, con đường trên giả thiết phải có discretio, sự biện phân thiêng liêng, sự thận trọng mục vụ, và đức khôn ngoan. Đối với Thánh Bênêđíctô, thánh phụ của đời sống đơn tu, discretio hay biện phân là mẹ của mọi nhân đức và là nhân đức nền tảng của vị viện phụ (21). Nghĩa là cũng đúng cho cả vị giám mục nữa. Sự biện phân này không hề là một thoả hiệp rẻ tiền giữa những cực đoan của chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, mà đúng hơn, cũng giống như mọi nhân đức khác, là con đường trung dung đầy trách nhiệm và là biện pháp đúng đắn (22). Tôi hy vọng rằng trên con đường của loại discretio, loại biện phân này, trong suốt diễn trình thượng hội đồng, ta sẽ tìm được câu trả lời có thể làm chứng cho lời Chúa một cách khả tín trong các hoàn cảnh khó khăn của con người như một sứ điệp tín trung, nhưng cũng là sứ điệp thương xót, sứ điệp sự sống và hân hoan.
Kết luận
Nói như trên rồi, tôi xin trở lại với chủ đề “Tin Mừng Gia Đình”. Có lẽ ta không nên giới hạn cuộc thảo luận này vào tình huống của người ly dị và tái hôn hay nhiều hoàn cảnh mục vụ khó khăn khác chưa được nhắc tới trong ngữ cảnh này. Ta nên bắt đầu một cách tích cực, để một lần nữa khám phá và tuyên xưng tin mừng gia đình trong vẻ đẹp toàn diện của nó. Chân lý luôn thuyết phục nhờ vẻ đẹp của nó. Bằng lời nói và việc làm, ta phải giúp bảo đảm để người ta tìm được hạnh phúc đời họ trong gia đình và qua đó chứng tỏ cho các gia đình khác niềm hạnh phúc này. Một lần nữa, ta phải hiểu gia đình như giáo hội tiểu gia và biến nó thành con đường quan trọng hàng đầu cho việc tân phúc âm hóa cũng như con đường hàng đầu cho việc canh tân Giáo Hội, một giáo hội đang lên đường với dân của mình.
Con người nhân bản luôn cảm thấy thoải mái trong gia đình hay ít nhất họ tìm cách thoải mái trong một gia đình. Nơi các gia đình, Giáo Hội gặp gỡ thực tại sự sống. Do đó, các gia đình là trường hợp điển hình (test case) của việc chăm sóc mục vụ và là trường hợp điển hình nghiêm chỉnh nhất của việc tân phúc âm hóa. Gia đình là tương lai. Cả đối với Giáo Hội, nó cũng là đường dẫn vào tương lai.
Kỳ sau: Các Phụ Chương
Khi ta suy nghĩ về ý nghĩa của các gia đình đối với tương lai Giáo Hội, thì con số gia tăng nhanh chóng các gia đình tan vỡ lại càng là một thảm trạng hơn nữa. Mọi người đều biết rằng: vấn đề người ly dị và tái hôn là một vấn đề phức tạp và gai góc. Nên không thể chỉ rút gọn nó vào việc cho những người này rước lễ mà thôi, vì nó đụng tới việc chăm sóc mục vụ đối với đời sống hôn nhân và gia đình trong tính toàn bộ của chúng. Việc chăm sóc này vốn bắt đầu với tuổi trẻ và việc chuẩn bị hôn nhân bằng một nền giáo lý thấu suốt về hôn nhân và cuộc sống gia đình. Trách vụ này phải tiếp diễn bằng việc cùng đồng hành mục vụ với những người đã kết hôn và các gia đình. Việc chăm sóc này trở nên nhất thiết và tức khắc khi hôn nhân hay gia đình gặp khủng hoảng. Trong hoàn cảnh này, các thừa tác viên mục vụ phải làm những gì có thể để góp phần vào việc hàn gắn và hòa giải hôn nhân hay gia đình đang gặp khủng hoảng.
Nhưng mọi người đều biết rằng có những tình huống trong đó, mọi cố gắng hợp lý để cứu vãn hôn nhân đã tỏ ra vô hiệu. Người ta thán phục và hỗ trợ sự anh hùng của những người phối ngẫu bị bỏ rơi, vẫn tiếp tục ở một mình và một mình tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, nhiều người phối ngẫu bị bỏ rơi khác, vì lợi ích của con cái, đã phải lệ thuộc một cuộc chung sống mới và một cuộc hôn nhân dân sự, một cuộc hôn nhân mà họ không thể từ bỏ một lần nữa mà không bị mặc cảm tội lỗi mới. Trong các mối liên kết mới này, họ thường cảm nhận được hạnh phúc nhân bản - gần như một hồng phúc từ trời – sau các cảm nhận đắng cay trước đó. Trong những tình huống như thế, Giáo Hội có thể làm gì? Giáo Hội không thể đề xuất một giải pháp bên ngoài hay ngược với lời dạy của Chúa Giêsu. Tính bất khả tiêu của một cuộc hôn nhân bí tích và việc không thể kết ước một cuộc hôn nhân bí tích thứ hai lúc sinh thời của người phối ngẫu kia là thành phần bó buộc trong truyền thống đức tin của Giáo Hội, một truyền thống mà ta không thể bãi bỏ hay gia giảm được bằng cách nại tới một cảm thức nhân từ (mercy) theo nghĩa phiến diện và rẻ tiền. Lòng trung thành của Thiên Chúa, xét cho cùng, là lòng trung thành của Người với chính Người và với tình yêu của Người. Vì Thiên Chúa trung thành, nên Người cũng nhân từ, và trong lòng nhân từ của Người, Người trung thành, ngay cả lúc chúng ta bất trung (2Tm 2:13). Nhân từ và trung thành luôn đi đôi với nhau. Cho nên, không thể có tình huống nào của con người mà lại tuyệt đối vô vọng và tuyệt vọng cả. Bất kể con người nhân bản xuống thấp đến đâu, họ cũng không xuống sâu đến nỗi lòng nhân từ của Thiên Chúa không với tới được.
Thành thử, câu hỏi là Giáo Hội, trong thực hành mục vụ của mình đối với người ly dị và tái hôn dân sự, có thể tuân thủ ra sao sự cố kết bất khả phân giữa lòng trung thành và lòng nhân từ này? Đây là một câu hỏi tương đối mới có đây, xuất hiện lần đầu kể từ ngày Napoléon đưa ra đạo luật hôn nhân dân sự năm 1804 và sau đó, được nhiều quốc gia khác mô phỏng. Đối với tình thế mới này, phản ứng của Giáo Hội đã có những tiến bộ quan trọng. Bộ Giáo Luật năm 1917, điều 2356, vẫn coi những người ly dị và tái hôn dân sự là song hôn, một việc tiền kết (ipso facto) bị coi là bất xứng và tùy theo mức độ, còn có thể bị tuyệt thông hay bị đặt dưới sự cấm chế bản thân (personal interdict). Nhưng Bộ Giáo Luật 1983, điều 1093, không còn những hình phạt như thế nữa, các giới hạn cũng đã được nới lỏng. Trong khi ấy, tông huấn Familiaris consortio (số 84) và tông huấn Sacramentum caritatis (số 29), nói tới các Kitô hữu này một cách gần như âu yếm, nhắc nhở họ rằng họ vẫn thuộc về Giáo Hội và được mời gọi tham dự vào sinh hoạt của Giáo Hội. Đây là một cung giọng mới.
Ta cũng có tình thế tương tự tại công đồng mới nhất, khi công đồng này bàn tới đại kết và tự do tôn giáo. Rồi còn có các thông điệp và quyết định của Văn Phòng Thánh xem ra nhằm hạn chế những nẻo đường quá rộng. Tuy nhiên, dù không vi phạm truyền thống tín điều vốn có tính bắt buộc, công đồng đã mở nhiều cánh cửa. Do đó, ta có thể hỏi: há không thể có việc khai triển thêm liên quan tới vấn đề của chúng ta hay sao, một khai triển tuy không xâm phạm tới truyền thống đức tin có tính bắt buộc, nhưng đẩy mạnh và thâm hậu hóa các truyền thống mới có đây?
Câu trả lời chỉ có thể có tính dè dặt (nuanced). Vì các tình huống ở đây rất khác nhau và cần được phân biệt cẩn thận (FC 84). Chính vì thế, không thể có một giải pháp chung cho mọi trường hợp. Chỉ xin giới hạn vào hai trường hợp mà giải pháp đã được nhắc tới trong các văn kiện chính thức. Trong diễn trình này, chỉ xin đặt câu hỏi và ấn định ra phương hướng cho các giải đáp có thể có mà thôi. Thượng Hội Đồng sẽ phải đưa ra giải đáp dứt khoát.
Trường hợp thứ nhất, Familiaris consortio cho hay: một số người ly dị và tái hôn xác tín một cách chủ quan trong lương tâm của họ rằng cuộc hôn nhân đổ vỡ vô phương cứu chữa trước của họ chưa bao giờ thành sự cả (FC 84). Trên thực tế, nhiều vị mục tử xác tín rằng nhiều cuộc hôn nhân tuy được kết ước theo hình thức của Giáo Hội, nhưng vẫn không được kết ước một cách thành sự. Vì, là một bí tích của đức tin, nên hôn nhân tiền giả định phải có đức tin và việc ưng thuận các đặc tính chủ yếu của nó, tức tính đơn hôn và tính bất khả tiêu. Nhưng, trong tình huống hiện nay, liệu ta có thể giả thiết một cách không vẽ vời rằng các cặp đính hôn có cùng một niềm tin vào mầu nhiệm được bí tích chỉ về và họ thực sự hiểu được và khẳng định được các điều kiện giáo luật để cuộc hôn nhân của họ thành sự hay không? Há sự suy đoán thành hiệu (praesumptio juris) mà từ đó giáo luật tiến hành thường không phải là một hư cấu luật pháp (fictio juris) đó ư?
Vì hôn nhân, trong tư cách một bí tích, vốn có đặc tính công cộng, nên việc quyết định về tính thành sự của một cuộc hôn nhân không thể nào để mặc cho phán đoán chủ quan của các bên liên hệ. Tuy nhiên, người ta có thể hỏi liệu con đường luật pháp, một con đường trên thực tế vốn không phải là thiên luật (jure divino), nhưng đã được phát triển trong dòng lịch sử, có phải là con đường duy nhất để giải quyết vấn đề, hay liệu có thể quan niệm được các thủ tục khác, có tính mục vụ và thiêng liêng hơn hay không? Nói cách khác, ta có được phép tưởng tượng điều này: giám mục có thể ủy thác nhiệm vụ này cho một linh mục có nhiều kinh nghiệm về thiêng liêng và mục vụ làm đại diện xá giải hay đại diện giám mục không? Độc lập đối với việc trả lời câu hỏi này, ta nên nhắc lại bài diễn văn của Đức Phanxicô đọc trước Tòa Thượng Thẩm Rôma ngày 24 tháng Giêng, 2014 trong đó ngài nhấn mạnh rằng các chiều kích luật pháp và mục vụ không đối nghịch nhau. Trái lại, hệ thống giáo luật vốn lấy đặc điểm mục vụ làm chủ yếu. Do đó, ta có thể hỏi: mục vụ có nghĩa gì? Chắc chắn không đơn thuần là dung thứ (indulgence), vốn hiểu sai cả chăm sóc mục vụ lẫn lòng nhân từ. Nhân từ không loại bỏ công lý; nhân từ không phải là ơn thánh rẻ tiền hay một loại hàng bán tống bán táng (clearance sale). Chăm sóc mục vụ và nhân từ không mâu thuẫn với công lý, nhưng có thể nói, là sự công chính cao hơn vì phía sau mọi kháng án luật lệ cá thể, không những chỉ là một vụ án có thể xem sét bằng lăng kính luật lệ tổng quát, mà còn là một con người nhân bản, một con người không những chỉ là một vụ án mà đúng hơn là một hữu thể có một phẩm giá bản vị độc đáo. Điều này khiến ta cần tới một nền giải thích vừa có tính luật pháp vừa có tính mục vụ và là một nền giải thích áp dụng luật lệ tổng quát một cách thận trọng và khôn ngoan, theo đức công bằng và phải lẽ (fairness), vào một tình huống cụ thể, đôi khi phức tạp. Hay như Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng nói: một nền giải thích được linh hứng bởi tình yêu của Đấng Chăn Chiên Lành và là lối giải thích thấy phía sau mọi diễn trình là những con người đang chờ mong công lý. Do đó, liệu có nên có những quyết định về vui buồn hay thăng trầm của người ta tại phiên tòa thứ hai hay thứ ba chỉ dựa trên hồ sơ nghĩa là dựa trên giấy tờ, chứ không cần biết gì tới con người và tình huống của họ chăng?
Trường hợp thứ hai. Tìm giải pháp bằng cách nới rộng một cách rộng lượng diễn trình tuyên bố vô hiệu là điều lầm lẫn. Vì điều này sẽ gây ấn tượng tai hại là Giáo Hội đang hành xử một cách bất trung thực bằng cách chấp nhận ly dị trên thực tế. Ta cũng cần nghĩ tới các hoàn cảnh hôn nhân thành sự và hoàn hợp giữa những người đã chịu phép rửa nhưng rồi cuộc hôn nhân của họ đổ vỡ một cách vô phương cứu chữa và một người trong số họ kết ước cuộc hôn nhân thứ hai ở tòa đời.
Năm 1994, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã cung cấp một chỉ dẫn khi tuyên bố, và được Đức Bênêđíctô XVI nhắc lại trong Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm 2012 tại Milan, rằng người ly dị và tái hôn nhất định không thể rước lễ theo bí tích, nhưng có thể rước lễ thiêng liêng. Nhiều người phải biết ơn đối với tuyên bố này. Nhưng nó cũng đặt ra nhiều vấn đề. Vì người chịu lễ thiêng liêng là người được nên một với Chúa Kitô. Như thế, họ đâu có mâu thuẫn với giới luật của Chúa Kitô? Nhưng nếu thế, thì tại sao họ lại không thể rước lễ theo bí tích được? Nếu ta loại các Kitô hữu ly dị và tái hôn có ý hướng tốt ra khỏi các bí tích và bảo họ tìm đến phương cách cứu rỗi ngoài bí tích (extrasacramental), chẳng hóa ra ta nghi vấn cơ cấu bí tích nền tảng của Giáo Hội? Như thế thì tại sao lại có Giáo Hội? Như thế, há ta đã không trả một giá quá cao hay sao? Một số người lý luận rằng chính sự kiện không tham dự vào việc rước lễ đã chứng minh tính thánh thiêng của bí tích. Nhưng câu hỏi ngược lại là: há việc đó không phải là một bóc lột đối với con người nhân bản hay sao, nếu ta biến họ thành dấu chỉ cho những người khác khi họ kêu xin giúp đỡ? Có phải ta đang để cho họ chết đói về phương diện bí tích để người khác được sống không?”
Giáo Hội sơ khai cho ta một gợi ý có thể chỉ đường cho ta ra khỏi thế lưỡng nan, một gợi ý mà Giáo Sư Joseph Ratzinger đã nhắc đến năm 1972 (18). Từ rất sớm, Giáo Hội đã trải nghiệm điều này: ngay việc bỏ đạo cũng có thể xẩy ra nơi Kitô hữu. Thời bách hại, có những Kitô hữu trở nên yếu đuối và bác bỏ phép rửa của mình. Với những người bỏ đạo (lapsi) này, Giáo Hội khai triển tập tục thống hối có tính giáo luật, coi nó như phép rửa thứ hai, không bằng nước mà bằng nước mắt thống hối. Sau cơn đắm tầu vì tội lỗi, một thứ phao cấp cứu, chứ không phải con tầu khác, nên có sẵn cho người đang bị đắm (19).
Cũng tương tự như thế, ta có sự cứng lòng nơi các Kitô hữu (Mt 19:8) và trường hợp ngoại tình với mối gian díu thứ hai, gần như hôn nhân. Phản ứng của các giáo phụ không thống nhất. Nhưng ở một số Giáo Hội địa phương riêng rẽ, có luật phong tục (customary law) theo đó, các Kitô hữu đang sống trong mối liên hệ thứ hai lúc người phối ngẫu trước vẫn còn sống, sau một thời kỳ thống hối, được phép, nhất định không phải là con tầu thứ hai, không phải là kết hôn lần thứ hai, mà là phao cứu vớt qua việc được rước lễ. Origen vốn tường trình phong tục này và coi nó “không vô lý”. Thánh Basilêô Cả và Thánh Grêgôriô thành Nazianzus cũng đề cập tới thực hành này. Ngay Thánh Augustinô, người vốn ngặt nghèo về vấn đề này, xem ra, ít nữa trong một đoạn văn, đã không loại bỏ mọi giải pháp mục vụ. Vì quan tâm mục vụ, “để tránh điều tệ hại hơn”, các giáo phụ trên sẵn sàng dung thứ một điều tự nó không thể nào chấp nhận được. Do đó, về phương diện mục vụ, quả có việc thực hành dung thứ, nhân từ và kiên nhẫn và có đủ lý do vững chãi để cho rằng thực hành này đã được Công Đồng Nixêa (325) xác nhận, chống lại chủ nghĩa khắt khe của phái Nôvatiô (20).
Như thường lệ, các nhà chuyên môn còn đang tranh luận về các chi tiết có tính lịch sử trong các vấn đề trên, nên Giáo Hội chưa chấp nhận chủ trương nào. Nhưng, độc lập đối với các vấn đề đặc thù luôn được tranh cãi, điều rõ ràng trong căn bản là Giáo Hội luôn tìm cách vượt lên trên cả chủ nghĩa khắt khe lẫn chủ nghĩa lỏng lẻo và trong diễn trình này, nại tới tới thẩm quyền của mình để tha hoặc buộc, từng được chính Chúa ủy thác (Mt 16:19; 18:18; Ga 20:23). Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng: tôi tin phép tha tội. Nghĩa là với những ai thống hối, tha thứ là điều khả hữu. Nếu tha thứ là điều khả hữu đối với kẻ giết người, thì nó cũng khả hữu đối với kẻ ngoại tình. Thống hối và phép giải tội là cách nối kết cả hai khía cạnh lại với nhau: nghĩa vụ đối với lời Chúa và nghĩa vụ đối với lượng nhân từ vô tận của Người. Hiểu như thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ơn thánh rẻ tiền, được thông ban mà không cần hồi tâm. Đàng khác, các bí tích không phải là phần thưởng dành cho tác phong tốt hay cho một thành phần ưu tú mà loại bỏ những kẻ cần đến chúng hơn hết (EG 47).
Câu hỏi đang thách thức ta là: phải chăng con đường vượt trên chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, con đường hồi tâm vốn phát xuất từ bí tích thương xót này, tức bí tích giải tội, cũng là con đường ta có thể theo trong vấn đề này? Chắc chắn không phải trong mọi trường hợp. Nhưng nếu người ly dị và tái hôn thực sự thống hối vì đã sai phạm trong cuộc hôn nhân đầu; nếu các cam kết của cuộc hôn nhân đầu đã được thanh thỏa và việc trở lại cuộc hôn nhân ấy nhất quyết không được đặt ra; nếu một trong hai người không thể cởi bỏ các cam kết giả thiết phải có trong cuộc hôn nhân dân sự thứ hai mà không cảm thấy mặc cảm tội lỗi mới; nếu một trong hai người cố gắng hết khả năng mình trong việc sống cuộc hôn nhân dân sự thứ hai cho phù hợp với đức tin và dưỡng dục con cái trong đức tin; nếu một trong hai người mong được lãnh nhận các bí tích làm nguồn sức mạnh cho tình huống của mình, thì liệu ta có phải từ khước hay có thể từ khước, không cho họ lãnh nhận bí tích giải tội và rước lễ, sau một thời gian tái định hướng không?
Con đường đang bàn sẽ không phải là một giải pháp tổng quát. Nó không phải là con đường rộng dành cho quảng đại quần chúng, mà con đường hẹp chỉ dành cho một số người ly dị và tái hôn trung thực tha thiết muốn lãnh nhận các bí tích. Há không phải đây là điều cần thiết hay sao để tránh một điều tệ hại hơn có thể xẩy ra? Vì khi con cái người ly dị và tái hôn không thấy cha mẹ lãnh nhận các bí tích bao giờ, thì chúng cũng sẽ không xưng tội và rước lễ nữa. Như thế, ta có thể chấp nhận như hậu quả việc ta sẽ đánh mất thế hệ kế tiếp, và có lẽ cả thế hệ tiếp theo đó không? Phải chăng triết lý thực hành mà ta ra công duy trì xưa nay hóa ra lại phản hữu dụng đến thế hay sao?
Về phần Giáo Hội, con đường trên giả thiết phải có discretio, sự biện phân thiêng liêng, sự thận trọng mục vụ, và đức khôn ngoan. Đối với Thánh Bênêđíctô, thánh phụ của đời sống đơn tu, discretio hay biện phân là mẹ của mọi nhân đức và là nhân đức nền tảng của vị viện phụ (21). Nghĩa là cũng đúng cho cả vị giám mục nữa. Sự biện phân này không hề là một thoả hiệp rẻ tiền giữa những cực đoan của chủ nghĩa khắt khe và chủ nghĩa lỏng lẻo, mà đúng hơn, cũng giống như mọi nhân đức khác, là con đường trung dung đầy trách nhiệm và là biện pháp đúng đắn (22). Tôi hy vọng rằng trên con đường của loại discretio, loại biện phân này, trong suốt diễn trình thượng hội đồng, ta sẽ tìm được câu trả lời có thể làm chứng cho lời Chúa một cách khả tín trong các hoàn cảnh khó khăn của con người như một sứ điệp tín trung, nhưng cũng là sứ điệp thương xót, sứ điệp sự sống và hân hoan.
Kết luận
Nói như trên rồi, tôi xin trở lại với chủ đề “Tin Mừng Gia Đình”. Có lẽ ta không nên giới hạn cuộc thảo luận này vào tình huống của người ly dị và tái hôn hay nhiều hoàn cảnh mục vụ khó khăn khác chưa được nhắc tới trong ngữ cảnh này. Ta nên bắt đầu một cách tích cực, để một lần nữa khám phá và tuyên xưng tin mừng gia đình trong vẻ đẹp toàn diện của nó. Chân lý luôn thuyết phục nhờ vẻ đẹp của nó. Bằng lời nói và việc làm, ta phải giúp bảo đảm để người ta tìm được hạnh phúc đời họ trong gia đình và qua đó chứng tỏ cho các gia đình khác niềm hạnh phúc này. Một lần nữa, ta phải hiểu gia đình như giáo hội tiểu gia và biến nó thành con đường quan trọng hàng đầu cho việc tân phúc âm hóa cũng như con đường hàng đầu cho việc canh tân Giáo Hội, một giáo hội đang lên đường với dân của mình.
Con người nhân bản luôn cảm thấy thoải mái trong gia đình hay ít nhất họ tìm cách thoải mái trong một gia đình. Nơi các gia đình, Giáo Hội gặp gỡ thực tại sự sống. Do đó, các gia đình là trường hợp điển hình (test case) của việc chăm sóc mục vụ và là trường hợp điển hình nghiêm chỉnh nhất của việc tân phúc âm hóa. Gia đình là tương lai. Cả đối với Giáo Hội, nó cũng là đường dẫn vào tương lai.
Kỳ sau: Các Phụ Chương