LTS. Đầu năm nay, toàn thể Giáo hội Công Giáo Việt Nam, sau khi được phép của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, đã long trọng ban bố và cử hành Năm Thánh Truyền Giáo tại Việt Nam. Đây là thời điểm thuận lợi và cần thiết để mọi người Công Giáo Việt Nam học hỏi quan niệm của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về tương quan giữa Tin Mừng Chúa Kitô và những giá trị văn hóa dân tộc, bao gồm các tôn giáo, tín ngưỡng, tư tưởng và phong tục tập quán cố hữu của người Việt Nam ta.
Chúng tôi tin chắc rằng, nếu càng nhiều người Công Giáo Việt Nam thấm nhuần được tư tưởng của các vị chủ chăn nêu trên thì việc làm chứng, việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cho anh em đồng bào mình sẽ càng được êm ái tốt đẹp hơn, hữu hiệu hơn, và nếu anh em mình chưa tin theo như mình thì cũng không ghét bỏ, thù oán gì mình. Trong đại gia đình dân tộc, mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau, không khước từ, loại bỏ nhau.
Trong tinh thần này, cơ quan thông tấn xã VietCatholic thấy cần thiết phải phổ biến rộng rãi quan niệm của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nên hôm nay cho đăng tải bài tham luận của Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa đã được trình bày trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu để mọi người có tài liệu tham chiếu trong khi thi hành công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô.
Phát biểu của Ðức Cha Nguyễn Văn Hòa:
Kitô Học, Giáo Hội Học và Truyền Giáo Học
Phần Nhập Ðề
Chúng tôi xin chào mừng Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu với tâm tình vui mừng và hy vọng. Chúng tôi nghĩ rằng thời gian họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục nầy là một cao điểm để suy tư, không những về những công việc cụ thể của chúng ta để rao giảng Phúc Âm, nhưng còn là và nhất là về nhiều vấn đề thần học, giáo hội học và truyền giáo học mà công việc rao giảng tin mừng đặt ra cho chúng ta. Chúng tôi muốn dùng dịp may nầy để gợi lên nơi đây vài vấn đề mà chúng tôi cho là căn bản. Chúng tôi hy vọng là cùng với những suy tư của anh em, những vấn đề đó sẽ được soi sáng. Chúng ta sinh sống trong một Á Châu mà đa số dân chúng thuộc về những truyền thống văn hóa và tôn giáo không Kitô. Những truyền thống nầy có mặt ở Á Châu từ nhiều thế kỷ truớc Chúa Kitô. Sự kiện nầy thôi thúc chúng ta đặt ra nhiều vấn đề trong những lãnh vực khác nhau.
Phần I: Những vấn đề Kitô Học
1. Những tập sách cổ điển của chúng ta về Kitô học trình bày một cách chủ yếu Chúa Kitô từ quan điểm hữu thể học. Ðiểm giải thích chính hệ tại ở việc chỉ cho thấy trường hợp đặc biệt về một Ngôi Vị Thần Linh sống trong hai bản tính. Sự gặp gỡ với Á Châu không Kitô mời gọi chúng ta nhìn về Chúa Kitô dưới những tương quan khác nữa, nhất là từ quan điểm vũ trụ và lịch sử. Phải chăng, một Á Châu nầy tuy chưa biết Chúa Kitô, nhưng đã sống duới ảnh hưởng cứu rỗi của Chúa rồi, hay sao? Và chịu ảnh hưởng bằng cách nào đây? Chúng tôi nghĩ rằng trong Kitô học, chúng ta phải suy tư nhiều hơn về sự hiện diện và chổ đứng của Ngôi Lời Thiên Chúa (không phải chỉ suy tư về Ngôi Lời Nhập Thể trong Chúa Giêsu Kitô, nhưng còn suy tư về Ngôi Lời Tiền Hữu, trước lúc nhập thể), trong đời sống, trong những nền văn hóa và những tôn giáo của các dân tộc, suy tư về Ngôi Lời Thiên Chúa như là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Một Kitô học như thế, có lẽ cho phép chúng ta dễ dàng nhìn những tín đồ của các tôn giáo khác thật sự như là những anh chị em chúng ta, không phải chỉ bởi vì những anh chị em nầy đều do cùng một Ðấng Tạo Hóa như chúng ta, nhưng còn bởi vì những anh chị em nầy, theo một nghĩa nào đó, đã là người Kitô rồi, sống dưới tác động của Chúa Kitô, Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa.
2. Chúng ta sống bên cạnh những tôn giáo lớn. Theo tâm thức chung của người bình dân, tất cả mọi tôn giáo đều có giá trị như nhau, bởi vì bất cứ tôn giáo nào cũng đều dạy chúng ta làm điều tốt và xa tránh điều xấu, để đạt đến hạnh phúc vĩnh cữu. Tất cả những vị sáng lập tôn giáo là những vị thầy của đời sống luân lý. Thật là khó cho chúng ta một bên trình bày Kitô giáo như là một tôn giáo được mạc khải, được xây dựng một cách thiết yếu trên đức tin vào tình thương của Thiên Chúa chớ không dựa trên nếp sống luân lý của con người, và đàng khác chứng minh rằng Chúa Giêsu Kitô mang đến cho con người một sự mạc khải trọn vẹn cuối cùng về Thiên Chúa.
3. Chúng ta, những người Kitô, chúng ta quả quyết, cùng với thánh Phaolô, rằng chỉ có một Ðấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người; đó chính là một người, Chúa Kitô Giêsu (1 Tim 2,5). Tuy nhiên, chúng ta nghĩ rằng vai trò duy nhất nầy của Chúa Kitô không loại bỏ sự cộng tác của những con nguời khác trong chương trình cứu rỗi mà Thiên Chúa thực hiện trong dòng lịch sử. Nếu vị vua ngoại giáo Cyrus được gọi là "đấng thiên sai của Chúa", nghĩa là Ðấng mà Chúa đưa tay phải ra nắm lấy (Is 45,1), thì chúng ta sẽ nói như thế nào về những vị sáng lập các tôn giáo lớn của Á Châu? Xem ra cho chúng tôi rằng một cái nhìn chỉ quy về Chúa Kitô mà thôi, đặc điểm của đức tin truyền thống của chúng ta, là không có khả thể để giúp ta trân trọng sự đóng góp tích cực của các vị sáng lập các tôn gíao vào đời sống thiêng liêng của nhân loại, và không cổ võ cho bầu khí đối thoại giữa các tôn giáo.
Phần II: Những vấn đề Giáo Hội Học
Công Ðồng Vaticano II đã quả quyết rằng: Những ai, không vì lỗi của họ, không biết đến Phúc Âm của Chúa Kitô, nhưng đi tìm Thiên Chúa với tâm hồn thành thật và cố gắng, dưới tác động của Ân Thánh Chúa ban, (cố gắng) hành động để chu toàn thánh ý ngài theo như lương tâm họ mạc khải cho biết và ra lệnh, (những người đó) có thể đạt đến ơn cứu rỗi đời đời" (hiến chế về Hội Thánh, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16). Ðây là câu quả quyết quan trọng; nó mời gọi chúng ta nhìn Giáo Hội không phải theo những dấu chỉ hữu hình bên ngoài, nhưng đúng hơn theo chiều kích của mầu nhiệm, nghĩa là Giáo Hội trước hết là dân của những kẻ được cứu chuộc, một dân vượt ra khỏi những ranh giới của Giáo Hội hữu hình. Cách thức nhìn Giáo Hội như vậy có thể cho phép chúng ta nhìn thấy một mối giây liên kết sâu xa giữa cộng đoàn công giáo chúng ta và những tín đồ của các tôn giáo khác.
Công Ðồng Vaticanô II đã trình bày Giáo Hội một cách chủ yếu theo chiều kích của mầu nhiệm (xem hiến chế về Giáo Hội, Ánh Sáng Muôn Dân, chương 1). Nhưng xem ra chiều kích nầy chưa được khai triển trong suy tư thần học tiếp sau Công Ðồng.
Phần III: Những vấn đề truyền giáo học
1. Công việc rao giảng Phúc Âm tại Á Châu xem ra đặc biệt khó khăn, bởi vì những dân tộc Á Châu đã có từ trước một nền văn hóa cao và một tôn giáo có truyền thống nhiều thế kỷ, trước khi các nhà truyền giáo đến rao giảng. Trong hoàn cảnh nầy, chúng ta không thể thực hiện dễ dàng việc chiêu dụ để lôi kéo dân chúng gia nhập vào giáo hội công giáo chúng ta. Có nhiều lý do ngăn cản họ. Một lý do chính là họ cảm thấy mình bị ràng buộc trong lương tâm phải sống trung thành với tôn giáo của họ. Những người nam thì cảm thấy điều bó buộc nầy hơn các người nữ, bởi vì họ là những kẻ phải duy trì việc tôn kính của gia đình đối với tổ tiên. Họ quan niệm vai trò nầy như là một bổn phận quan trọng của lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ. Ðối với tín đồ của vài tôn giáo (chẳng hạn như Hồi giáo, và trong hình thức ít khắc khe hơn, đạo tôn kính tổ tiên), thì việc trở thành người công giáo có nghĩa là một sự phản bội đối với gia đình và cả đối với đất nước của họ nữa.
Trong một khung cảnh như thế, xem ra chúng ta cần phải có những ý tưởng rõ ràng về Ðức Tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Kitô, nơi con người lịch sử Giêsu và cần có những ý tưởng rõ ràng về sự thuộc về Giáo Hội là như thế nào.
2. Những vấn đề về việc hội nhập văn hóa. Bởi vì việc rao giảng hiển nhiên công khai (explicite) về Chúa Giêsu Kitô không phải là điều lúc nào cũng hợp lúc, và cả là điều không được phép trong vài môi trường, nên chúng ta cần phải suy nghĩ về vài phương pháp như việc đối thoại giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau, hoặc sự cộng tác trong những hoạt động từ thiện bác ái, vân vân. Nhưng việc đối thoại và việc làm chung trong lãnh vực từ thiện bác ái có thể được xem như là việc rao giảng Phúc âm rồi, hay không? Hay đó mới chỉ là những sinh hoạt tiền-rao giảng phúc âm? Thử hỏi chúng ta còn có thể làm gì hơn nữa hay không? Làm sao giải thích một cách trung thành cho người Á Châu những dữ kiện của Mạc Khải, những công thức Kitô diễn tả Ðức Tin, những công thức cho tới nay đã được diễn tả trong những hình thức Âu Châu, phù hợp tâm thức và truyền thống văn hóa của người Âu Châu? Ðó là những vấn đề được đặt ra trong thần học, trong phụng vụ và cả trong nghệ thuật thánh nữa. Chúng ta cần phải giải đáp những vấn đề nầy, ngõ hầu Kitô giáo không bị xem như là một sản phẩm văn hóa nhập cảng từ Tây Phương.
Bài phát biểu của chúng tôi hệ tại ở việc đặt ra những câu hỏi hơn là đưa ra những câu trả lời. Chúng tôi mong ước có một sự cộng tác càng ngày càng chặt chẽ hơn và tích cực hơn giữa các thành phần khác nhau của Giáo Hội, đặc biệt là giữa những vị chủ chăn và những thần học gia, để giúp nhau trong suy tư và trong việc làm cụ thể của công cuộc rao giảng phúc âm cho đại lục Á Châu rộng mêng mong.
Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.
Chúng tôi tin chắc rằng, nếu càng nhiều người Công Giáo Việt Nam thấm nhuần được tư tưởng của các vị chủ chăn nêu trên thì việc làm chứng, việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô cho anh em đồng bào mình sẽ càng được êm ái tốt đẹp hơn, hữu hiệu hơn, và nếu anh em mình chưa tin theo như mình thì cũng không ghét bỏ, thù oán gì mình. Trong đại gia đình dân tộc, mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau, không khước từ, loại bỏ nhau.
Trong tinh thần này, cơ quan thông tấn xã VietCatholic thấy cần thiết phải phổ biến rộng rãi quan niệm của Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam nên hôm nay cho đăng tải bài tham luận của Ðức Giám Mục Nguyễn Văn Hòa đã được trình bày trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu để mọi người có tài liệu tham chiếu trong khi thi hành công việc rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô.
Phát biểu của Ðức Cha Nguyễn Văn Hòa:
Kitô Học, Giáo Hội Học và Truyền Giáo Học
Phần Nhập Ðề
Chúng tôi xin chào mừng Thượng Hội Ðồng Giám Mục Á Châu với tâm tình vui mừng và hy vọng. Chúng tôi nghĩ rằng thời gian họp Thượng Hội Ðồng Giám Mục nầy là một cao điểm để suy tư, không những về những công việc cụ thể của chúng ta để rao giảng Phúc Âm, nhưng còn là và nhất là về nhiều vấn đề thần học, giáo hội học và truyền giáo học mà công việc rao giảng tin mừng đặt ra cho chúng ta. Chúng tôi muốn dùng dịp may nầy để gợi lên nơi đây vài vấn đề mà chúng tôi cho là căn bản. Chúng tôi hy vọng là cùng với những suy tư của anh em, những vấn đề đó sẽ được soi sáng. Chúng ta sinh sống trong một Á Châu mà đa số dân chúng thuộc về những truyền thống văn hóa và tôn giáo không Kitô. Những truyền thống nầy có mặt ở Á Châu từ nhiều thế kỷ truớc Chúa Kitô. Sự kiện nầy thôi thúc chúng ta đặt ra nhiều vấn đề trong những lãnh vực khác nhau.
Phần I: Những vấn đề Kitô Học
1. Những tập sách cổ điển của chúng ta về Kitô học trình bày một cách chủ yếu Chúa Kitô từ quan điểm hữu thể học. Ðiểm giải thích chính hệ tại ở việc chỉ cho thấy trường hợp đặc biệt về một Ngôi Vị Thần Linh sống trong hai bản tính. Sự gặp gỡ với Á Châu không Kitô mời gọi chúng ta nhìn về Chúa Kitô dưới những tương quan khác nữa, nhất là từ quan điểm vũ trụ và lịch sử. Phải chăng, một Á Châu nầy tuy chưa biết Chúa Kitô, nhưng đã sống duới ảnh hưởng cứu rỗi của Chúa rồi, hay sao? Và chịu ảnh hưởng bằng cách nào đây? Chúng tôi nghĩ rằng trong Kitô học, chúng ta phải suy tư nhiều hơn về sự hiện diện và chổ đứng của Ngôi Lời Thiên Chúa (không phải chỉ suy tư về Ngôi Lời Nhập Thể trong Chúa Giêsu Kitô, nhưng còn suy tư về Ngôi Lời Tiền Hữu, trước lúc nhập thể), trong đời sống, trong những nền văn hóa và những tôn giáo của các dân tộc, suy tư về Ngôi Lời Thiên Chúa như là Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Một Kitô học như thế, có lẽ cho phép chúng ta dễ dàng nhìn những tín đồ của các tôn giáo khác thật sự như là những anh chị em chúng ta, không phải chỉ bởi vì những anh chị em nầy đều do cùng một Ðấng Tạo Hóa như chúng ta, nhưng còn bởi vì những anh chị em nầy, theo một nghĩa nào đó, đã là người Kitô rồi, sống dưới tác động của Chúa Kitô, Sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa.
2. Chúng ta sống bên cạnh những tôn giáo lớn. Theo tâm thức chung của người bình dân, tất cả mọi tôn giáo đều có giá trị như nhau, bởi vì bất cứ tôn giáo nào cũng đều dạy chúng ta làm điều tốt và xa tránh điều xấu, để đạt đến hạnh phúc vĩnh cữu. Tất cả những vị sáng lập tôn giáo là những vị thầy của đời sống luân lý. Thật là khó cho chúng ta một bên trình bày Kitô giáo như là một tôn giáo được mạc khải, được xây dựng một cách thiết yếu trên đức tin vào tình thương của Thiên Chúa chớ không dựa trên nếp sống luân lý của con người, và đàng khác chứng minh rằng Chúa Giêsu Kitô mang đến cho con người một sự mạc khải trọn vẹn cuối cùng về Thiên Chúa.
3. Chúng ta, những người Kitô, chúng ta quả quyết, cùng với thánh Phaolô, rằng chỉ có một Ðấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người; đó chính là một người, Chúa Kitô Giêsu (1 Tim 2,5). Tuy nhiên, chúng ta nghĩ rằng vai trò duy nhất nầy của Chúa Kitô không loại bỏ sự cộng tác của những con nguời khác trong chương trình cứu rỗi mà Thiên Chúa thực hiện trong dòng lịch sử. Nếu vị vua ngoại giáo Cyrus được gọi là "đấng thiên sai của Chúa", nghĩa là Ðấng mà Chúa đưa tay phải ra nắm lấy (Is 45,1), thì chúng ta sẽ nói như thế nào về những vị sáng lập các tôn giáo lớn của Á Châu? Xem ra cho chúng tôi rằng một cái nhìn chỉ quy về Chúa Kitô mà thôi, đặc điểm của đức tin truyền thống của chúng ta, là không có khả thể để giúp ta trân trọng sự đóng góp tích cực của các vị sáng lập các tôn gíao vào đời sống thiêng liêng của nhân loại, và không cổ võ cho bầu khí đối thoại giữa các tôn giáo.
Phần II: Những vấn đề Giáo Hội Học
Công Ðồng Vaticano II đã quả quyết rằng: Những ai, không vì lỗi của họ, không biết đến Phúc Âm của Chúa Kitô, nhưng đi tìm Thiên Chúa với tâm hồn thành thật và cố gắng, dưới tác động của Ân Thánh Chúa ban, (cố gắng) hành động để chu toàn thánh ý ngài theo như lương tâm họ mạc khải cho biết và ra lệnh, (những người đó) có thể đạt đến ơn cứu rỗi đời đời" (hiến chế về Hội Thánh, Ánh Sáng Muôn Dân, số 16). Ðây là câu quả quyết quan trọng; nó mời gọi chúng ta nhìn Giáo Hội không phải theo những dấu chỉ hữu hình bên ngoài, nhưng đúng hơn theo chiều kích của mầu nhiệm, nghĩa là Giáo Hội trước hết là dân của những kẻ được cứu chuộc, một dân vượt ra khỏi những ranh giới của Giáo Hội hữu hình. Cách thức nhìn Giáo Hội như vậy có thể cho phép chúng ta nhìn thấy một mối giây liên kết sâu xa giữa cộng đoàn công giáo chúng ta và những tín đồ của các tôn giáo khác.
Công Ðồng Vaticanô II đã trình bày Giáo Hội một cách chủ yếu theo chiều kích của mầu nhiệm (xem hiến chế về Giáo Hội, Ánh Sáng Muôn Dân, chương 1). Nhưng xem ra chiều kích nầy chưa được khai triển trong suy tư thần học tiếp sau Công Ðồng.
Phần III: Những vấn đề truyền giáo học
1. Công việc rao giảng Phúc Âm tại Á Châu xem ra đặc biệt khó khăn, bởi vì những dân tộc Á Châu đã có từ trước một nền văn hóa cao và một tôn giáo có truyền thống nhiều thế kỷ, trước khi các nhà truyền giáo đến rao giảng. Trong hoàn cảnh nầy, chúng ta không thể thực hiện dễ dàng việc chiêu dụ để lôi kéo dân chúng gia nhập vào giáo hội công giáo chúng ta. Có nhiều lý do ngăn cản họ. Một lý do chính là họ cảm thấy mình bị ràng buộc trong lương tâm phải sống trung thành với tôn giáo của họ. Những người nam thì cảm thấy điều bó buộc nầy hơn các người nữ, bởi vì họ là những kẻ phải duy trì việc tôn kính của gia đình đối với tổ tiên. Họ quan niệm vai trò nầy như là một bổn phận quan trọng của lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ. Ðối với tín đồ của vài tôn giáo (chẳng hạn như Hồi giáo, và trong hình thức ít khắc khe hơn, đạo tôn kính tổ tiên), thì việc trở thành người công giáo có nghĩa là một sự phản bội đối với gia đình và cả đối với đất nước của họ nữa.
Trong một khung cảnh như thế, xem ra chúng ta cần phải có những ý tưởng rõ ràng về Ðức Tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Kitô, nơi con người lịch sử Giêsu và cần có những ý tưởng rõ ràng về sự thuộc về Giáo Hội là như thế nào.
2. Những vấn đề về việc hội nhập văn hóa. Bởi vì việc rao giảng hiển nhiên công khai (explicite) về Chúa Giêsu Kitô không phải là điều lúc nào cũng hợp lúc, và cả là điều không được phép trong vài môi trường, nên chúng ta cần phải suy nghĩ về vài phương pháp như việc đối thoại giữa các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau, hoặc sự cộng tác trong những hoạt động từ thiện bác ái, vân vân. Nhưng việc đối thoại và việc làm chung trong lãnh vực từ thiện bác ái có thể được xem như là việc rao giảng Phúc âm rồi, hay không? Hay đó mới chỉ là những sinh hoạt tiền-rao giảng phúc âm? Thử hỏi chúng ta còn có thể làm gì hơn nữa hay không? Làm sao giải thích một cách trung thành cho người Á Châu những dữ kiện của Mạc Khải, những công thức Kitô diễn tả Ðức Tin, những công thức cho tới nay đã được diễn tả trong những hình thức Âu Châu, phù hợp tâm thức và truyền thống văn hóa của người Âu Châu? Ðó là những vấn đề được đặt ra trong thần học, trong phụng vụ và cả trong nghệ thuật thánh nữa. Chúng ta cần phải giải đáp những vấn đề nầy, ngõ hầu Kitô giáo không bị xem như là một sản phẩm văn hóa nhập cảng từ Tây Phương.
Bài phát biểu của chúng tôi hệ tại ở việc đặt ra những câu hỏi hơn là đưa ra những câu trả lời. Chúng tôi mong ước có một sự cộng tác càng ngày càng chặt chẽ hơn và tích cực hơn giữa các thành phần khác nhau của Giáo Hội, đặc biệt là giữa những vị chủ chăn và những thần học gia, để giúp nhau trong suy tư và trong việc làm cụ thể của công cuộc rao giảng phúc âm cho đại lục Á Châu rộng mêng mong.
Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.