Canada đã vào xuân, cây đào trước nhà và cây mai sau nhà đã trổ bông. Thực ra thì cây đào mới có nụ, lá non còn e ấp chưa nhú. Tạo hóa thật toàn năng, các loài cây khác thì lá ra trước rồi hoa mới ra sau, riêng cây đào cây mai thì hoa ra trước, lá ra sau. Cây đào này một năm thu hút nhiều người. Khách bộ hành đi qua nhà tôi nhìn thấy hoa vừa đẹp vừa lạ thì ai cũng ngừng lại ngắm nghía. Nhiều người còn giơ máy ra chụp. Cây hoa đào nhà tôi có cái gốc Bắc Kỳ hay lắm. Chuyện như ni: Tôi có một cô em là kỹ sư canh nông rất giỏi, Cô cũng nhớ quê hương sinh quán ra riết như tôi. Cô nhờ người bạn về VN du lịch mang lén được cây đào nhỏ gốc ở HàNội sang cho cô. Cô là dân trồng cây có tài. Cây đào mọc ở đất mới, trời mới, không khí mới nên lớn như thổi. Sinh hoa kết trái rất lẹ. Năm đó cô cắt một cành đào nhiều hoa nhất đem vào trưng trong phòng khách. Bạn bè ai thấy cũng khen nức nở. Và cành đào được chăm sóc đã có rễ. Thế là cô tìm cách gửi lén sang Canada cho tôi. Canada là đất thiên đàng, cây đào cũng lớn như thổi. Mấy năm vừa qua đã nở hoa. Năm nay coi bộ sẽ đẹp lắm vì cành nào cũng chi chít những nụ hồng. Cây đào chịu được mùa đông băng tuyết, thiệt mừng quá. Nó đã ngủ suốt 4 tháng mùa đông, nay vừa thức giấc. Tôi thật sung sướng, sống ở quê người mà có hoa đào gốc Bắc Kỳ ở ngay trước nhà, có hoa mai gốc Nam Kỳ ở ngay sau nhà. Ông bồ chữ ODP nghe tôi diễn tả sự hạnh phúc như vậy bèn nói: Bác chưa nói hết niềm vui. Trong vườn sau nhà, bác còn cấy đưọc rau dấp cá, cây kinh giới, cây tiá tô, đều là những thứ rau thơm VN lưu niên, đều Việt Nam quá đỗi. Chị Ba Biên Hoà cũng lên tiếng phụ hoạ: Trong bếp nhà chúng ta ở Canada bây giờ còn có chai nước mắm Phú quốc, có lọ mắm tôm Nha Trang, trong phòng chúng ta còn có những kệ đầy sách báo tiếng Việt... Việc này cách đây 40 năm, chưa nhà VN nào có được như vậy. Thật là một phép lạ.
Nhân nói tới sách báo tiếng Việt, tôi xin khoe các cụ tin vui này: mấy tháng vừa qua tôi nhận được 3 cuốn sách mới do bạn bè cho. Tháng Ba thì tôi nhận được cuốn ‘Lang Thang Trên Đất Mỹ, tập 5’ của nhà văn TU DINH ở Colorado gửi tặng. Tôi đã nói sơ về cuốn này rồi, các cụ còn nhớ chứ ạ. Tôi thích sách của ông nhà văn này qúa. Nó vừa trí thức vừa tếu. Nó mang lại cho tôi bao nhiêu hiểu biết và tiếng cười. Tháng Tư thì tôi được cuốn ‘Ký’ của nhà văn nhà báo ĐINH QUANG ANH THÁI từ tòa soạn báo Người Việt ở Cali gửi tặng. Tôi mê ông Thái quá. Hằng ngày tôi đọc ông trên mạng, nghe ông nói trên đài đã thích quá sức, nay lại còn được cầm trên tay những bài ông viết trước đây, bài nào cũng đầy tin tức và các chuyện đa phần là vui và tếu, tôi thấy mình sung sướng hết mức. Ông là con người đã sống qua bao nhiêu thăng trầm vừa của mình vừa cuả đất nước, ông được gặp gỡ bao nhiêu nhân vật lịch sử như Hồ Hữu Tường, Nguyễn Chí Thiện, Đỗ Ngọc Yến..., ông được đi nhiều nơi mà bao nhiêu người hằng mơ ước nhưng không có cơ hội, như ông đi Nga, đi Đông Âu, không phải một lần mà nhiều lần. Ông tiếp xúc với nhiều người mới thoát CS, còn đang choáng váng. Có một cái nghề mà ông đã từng làm và tôi rất thích, đó là lái taxi ở Hạ Uy Di. Bác tài lái taxi là người thấy, nghe, biết và chứng kiến rất nhiều chuyện. Với cái vốn trí thức và cái máu tếu sẵn có, nếu ông viết riêng một cuốn ‘Ký Taxi’ thì sách sẽ hay vô cùng vì toàn là kinh nghiệm sống. Trong làng An Lạc của tôi, dân làng đã tranh nhau đọc cuốn Ký này. Mấy cô Huế thì ngoài việc khen các bài ký còn khen tác giả Đinh Quang Anh Thái đẹp trai và có bộ râu mép đẹp hơn râu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ... (sách trang 182}
Tôi hỏi ông H.O. thích điều gì nhất trong cuốn sách ‘KÝ’ này. Ông trả lời ngay: Tôi thích nhất lời tác giả đã kể về câu nói của một nhà văn gốc miền Bắc vừa mở mắt: ‘... Các anh Miền Nam mang tiếng là thua, nhưng còn hãnh diện là đã chiến đấu cho một lý tưởng đúng, chứ bọn tôi ở Miền Bắc tiếng là thắng mà khi bừng con mắt dậy, thấy cả đời mình bị chúng nó lừa. Bọn tôi đau hơn các anh chứ. Nói không được nói, viết thì chúng nó cấm. Thế thì sống thế mẹ nào được. Không tự do thì đếch làm gì được... (sách trang 169)
Mấy lời này làm tôi nhớ bài thơ của Phan Huy trên mạng. Chắc Phan Huy cũng là dân gốc Bắc Kỳ bị lừa, cùng một tâm trạng như ông nhà văn trên. Bài này khá dài, câu nào cũng hay thấm thía:
Bài thơ mang tên ‘Cảm tạ Miền Nam’
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
...
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ ngụy quyền
Áp bức đọa đầy đói ăn khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do.
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ dô,
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt...
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài Bác, Đảng ‘kính yêu’
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt
Mở miệng ra là ‘Nhờ ơn Bác Đảng’
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mác Lê Nin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu...
Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng ngày 30-4-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Mà ngược lại là ngày Miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ CS, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ, và tác giả không tiếc lời cảm tạ nhân dân Miền Nam. Ông đã kết bài thơ dài như thế này:
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.
Tác giả Phan Huy đã khóc, giống y như bà Dương Thu Hương đã khóc giữa Saigon tháng Tư, 1975.
Cứ viết về CSVN là tôi miên man không dứt. Xin tạm ngưng chuyện dân cả nước muốn hết CS, để nói tiếp về chuyện sách vở nha. Tôi xin kể tiếp chuyện nhận sách vào mùa xuân này: Cuốn một là cuốn Lang Thang Trên Đất Mỹ của Tu Dinh ở Colorado, cuốn 2 là cuốn KÝ của Nhà văn Nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở Nam Cali. Bây giờ xin nói tới cuốn thứ 3, người cho sách là một nhà giáo, nhà văn, một dịch giả nổi tiếng ở Toronto. Các cụ đã đoán ra ai chưa ? Thưa đó là GS Đỗ Khánh Hoan. Nói tới quý danh này thì ai cũng phải biết. Ông gốc là nhà giáo, giỏi lắm, trưởng ban Anh Văn của Đại Học Văn Khoa Saigon năm xưa cơ mà. Ông nổi tiếng ngay từ thời 1960. Ông là dịch giả cuốn’Lời Dâng’ của Tagore. Cuốn này đã được tái bản 15 lần. Thuở ấy, bạn tặng cuốn thơ này cho người yêu là tặng món quà đẹp nhất và trang nhã nhất. Có nhiều người cũng đã dịch tập thơ Tagore này, nhưng không ai dịch hay hơn dịch giả Đỗ Khánh Hoan. Sau cuốn Lời Dâng, dịch giả họ Đỗ đã dịch không biết bao nhiêu là sách, toàn những thứ kiệt tác quốc tế như Platon, Socrate, Aristote. Cuốn sách tôi vừa nhận được mang tên ‘ Aristote, Đạo Đức Luận Nicomaque, do Học Viện Công Dân bên Mỹ xuất bản. Sách dày 300 trang, bàn về các vấn đề văn hóa triết học thời xưa cách đây 2.400 năm. Xưa như vậy nhưng vẫn còn là vấn đề của ngày nay. Đọc các lời chú giải và giới thiệu của dịch giả ta mới thấy sự thông thái có chiều sâu của GS Đỗ Khánh Hoan. Ngoài các sách vừa kể, ông còn dịch một số tác phẩm của văn học Nhật Bản và Nam Mỹ. Tên các tác phẩm của họ Đỗ ghi đầy một trang sách. Phục ông qúa. Mà chưa hết đâu. Xong cuốn này, ông lại đang ra tay dịch thi tập trường thiên của Dante dài hơn 14,253 câu thơ. Các cu biết thi sĩ Dante người Ý này chứ. Mà cũng chưa hết. Ông còn hứa sẽ dịch 150 bài thơ Thánh Vịnh trong Kinh Thánh Cựu Ước. Ai cũng hồi hộp chờ mong được đọc lời của một học giả ngoài đạo Công Giáo.
Xin ngưng chuyện sách vở để trình các cụ chuyện sinh hoạt trong làng An Lạc của tôi. Trung tuần tháng Năm có lễ Tôn vinh Các Bà Mẹ, Mother’s Day, phe ta quen gọi là Ngày Hiền Mẫu. Chúng tôi đã mừng lễ này tại nhà Chị Ba. Vui qúa sức.
Theo truyền thống trong làng thì ngày lễ Hiền Mẫu mỗi năm, phe liền ông trong làng đứng ra nấu bếp thết phe liền bà. Việc này các nhà quân tử chúng tôi phó thác cho ông ODP làm đầu tầu.
Ngày lễ, trong khi chờ cơm trưa, cả làng trao đổi đủ các thứ tin. Cụ bà B.95 xin anh John là chủ nhà kể chuyện. Cụ bảo anh kể chuyện gì cũng được, miễn là chuyện vui. Chẳng hạn trong tiếng Anh có cái gì vui về các bà vợ không? Anh thưa ngay: Dạ có và nó dính tới tiếng Việt Nam. Trong tiếng Việt, vợ chồng gọi nhau là ‘mình’ như mình ơi mình à... Tiếng mình này nói lên hết ý nghĩa vợ chồng, hai người trở thành một thân xác, một thân mình. Đúng như lời Chúa phán trong Kinh Thánh: ‘ Cả hai trở nên một xương một thịt’. Có lẽ người Anh thấy tiếng ‘mình’ của tiếng VN hay quá nên trong tiếng Anh vợ chồng mới bắt chước mà gọi nhau là ‘my better half’. Tiếng VN còn đi một bước hay hơn nữa, là khi nói về vợ hay chồng mình thì người VN nói là ‘Nhà tôi’, nhà đây phải dịch là ‘ home’. Home khác với house. House chỉ cơ sở vật chất, còn home chỉ mái ấm, tổ ấm gia đình. ‘My home’ trong tiếng Anh là chỉ tổ ấm gia đình, và chỉ tổ ấm mà thôi, không mang nghĩa thứ hai là vợ tôi, chồng tôi. Mặt này tiếng Việt tài tình và sâu sắc hơn tiếng Anh. Cụ Chánh nghe xong bèn bảo nhỏ tôi: Lão chưa hề thấy ai khen vợ giỏi như cái anh John này.
Ông ODP để anh John kể chuyện xong thì gọi anh vào làm phụ bếp, phe còn lại chúng tôi phụ trách dọn bàn. Ông ra lệnh hôm nay phải có xiên muỗm và dao. Các cụ đã đoán ra ông ODP làm món gì chưa ? Thưa là món bí tết. Mỗi thực khách một đĩa. Món bí tết phải ăn nóng mới ngon, cho nên bắt đầu bữa thì anh John lên lĩnh ý thực khách. Ai ăn tái, ai ăn chin. Ai tái vừa ai tái ít. Cứ thế, anh John bưng đĩa bí tết theo đúng sở thích lên cho từng người. Trên bàn có chai magi, chai nước mắm, có đĩa bánh mì, có đĩa cơm nóng, có đĩa cà chua rau sống. Mấy cô Huế thì thắc mắc sao có nhiều thứ thế này. Ông ODP giải thich: Xưa nay ăn món bí tết ta thường theo lối Tây là ăn với bánh mì và magi. Theo ông, ông không ăn theo lối tây mà ăn theo lối ta, tức là miếng thịt bò cho chút xiú nước mắm và ăn với cơm. Nghe lời ông, ai cũng thử kiểu này và trời ơi, món bí tết ngon chi lạ. Các cụ cứ thử mà coi. Ông ODP cười hà hà: mình phải Việt Nam hóa món Tây này chứ. Ta phải cám ơn ông Tây về món bò này. Trước khi Tây sang đây, Việt Nam mình chỉ ăn thịt trâu, đâu có biết đến thịt bò. Miếng thịt bí tết ông chọn rất ngon, mềm, tươi, ngọt lịm. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi làm sao mà ông rành về thịt bò như vậy. Ông lại cười hà hà: Nghề của tôi mà. Dân làng ai cũng thắc mắc: nghề của ông ở VN là nghề nhà binh cầm súng, đâu có nghề thịt bò. Ông nhìn mọi người trong làng với cái nhìn rất thân yêu rồi nói: Ở VN thì tôi cầm súng, còn sang tới Canada thì ban đầu tôi chọn cho tôi cái nghề cũng cầm súng, nhưng không phải bắn VC mà là bắn con bò. Hôm nay tôi xin kể hết chuyện này cho làng nghe nha.
Rằng tôi xin được cái job đầu tiên ở Canada là job giết bò trong một xưởng thịt bò rất lớn. Các con bò còn sống lần lượt được đưa tới một đường thang máy. Tôi đứng ở đầu thang, tay cầm một khẩu súng bắn bằng hơi. Khi con bò tiến đến đúng tầm tay thì tôi dí đầu súng hơi vào đầu nó. Đùng một cái, con bò lăn ra chết và rơi xuống một đầu dây chuyền khác để người ta mổ bụng và xẻ thịt. Cứ thế, hết con bò này đến con bò khác, mỗi con tiến đến trước mặt tôi, tôi bắn một phát, nó quay lơ và té xuống... Ban đầu thì tôi làm hăng say lắm nhưng sang tuần lễ thứ hai thì thấy tinh thần xuống, mình đang làm việc sát sinh, ác đức. Tụi bò cũng biết chúng đang trên đường bị giết, nhiều con khóc vì tôi thấy chúng chảy nước mắt. Tôi thấy tay bắt đầu run, đầu tôi choáng váng, và cuối cùng thì tôi xin nghỉ việc. Tôi không còn can đảm giết bò nữa. Ông chủ hãng thấy tôi làm việc nghiêm chỉnh, bèn nói: Anh xin nghỉ việc cầm súng, vậy anh có muốn làm việc cầm dao không ? Anh chỉ việc cắt thịt bò mà thôi. Tôi đồng ý và tôi được chuyển sang khâu xẻ thịt. Tại đây tôi mới biết tên các miếng thịt. Thịt ở vai gọi là chuck, thịt ở bắp đùi gọi là brisket, thịt ở sườn gọi là rib, thịt ở lưng gọi là loin.
Chị Ba Biên Hoà lên tiếng hỏi ngay: Thế miếng thịt ở con bò chỗ nào là ngon nhất ? Ông ODP đáp ngay: Ở mông con bò, vùng đùi của chân sau là ngon nhất, tên nó là ‘ eye of the round’. Hôm nay tôi đã mua miếng thịt này làm bí tết đãi cả làng. Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay cám ơn ông, vỗ mãi mới thôi. Chị Ba nói với Cụ B.95 và hai cô Huế: Kiến thức làm bếp của phe mình vất đi hết nếu so với cái biết của bác ODP. Xin bái phục Bác và cám ơn Bác đã cho ăn bí tết ‘eye of the round’ lần đầu với cơm và nước mắm tuyệt vời này.
TRÀ LŨ
Nhân nói tới sách báo tiếng Việt, tôi xin khoe các cụ tin vui này: mấy tháng vừa qua tôi nhận được 3 cuốn sách mới do bạn bè cho. Tháng Ba thì tôi nhận được cuốn ‘Lang Thang Trên Đất Mỹ, tập 5’ của nhà văn TU DINH ở Colorado gửi tặng. Tôi đã nói sơ về cuốn này rồi, các cụ còn nhớ chứ ạ. Tôi thích sách của ông nhà văn này qúa. Nó vừa trí thức vừa tếu. Nó mang lại cho tôi bao nhiêu hiểu biết và tiếng cười. Tháng Tư thì tôi được cuốn ‘Ký’ của nhà văn nhà báo ĐINH QUANG ANH THÁI từ tòa soạn báo Người Việt ở Cali gửi tặng. Tôi mê ông Thái quá. Hằng ngày tôi đọc ông trên mạng, nghe ông nói trên đài đã thích quá sức, nay lại còn được cầm trên tay những bài ông viết trước đây, bài nào cũng đầy tin tức và các chuyện đa phần là vui và tếu, tôi thấy mình sung sướng hết mức. Ông là con người đã sống qua bao nhiêu thăng trầm vừa của mình vừa cuả đất nước, ông được gặp gỡ bao nhiêu nhân vật lịch sử như Hồ Hữu Tường, Nguyễn Chí Thiện, Đỗ Ngọc Yến..., ông được đi nhiều nơi mà bao nhiêu người hằng mơ ước nhưng không có cơ hội, như ông đi Nga, đi Đông Âu, không phải một lần mà nhiều lần. Ông tiếp xúc với nhiều người mới thoát CS, còn đang choáng váng. Có một cái nghề mà ông đã từng làm và tôi rất thích, đó là lái taxi ở Hạ Uy Di. Bác tài lái taxi là người thấy, nghe, biết và chứng kiến rất nhiều chuyện. Với cái vốn trí thức và cái máu tếu sẵn có, nếu ông viết riêng một cuốn ‘Ký Taxi’ thì sách sẽ hay vô cùng vì toàn là kinh nghiệm sống. Trong làng An Lạc của tôi, dân làng đã tranh nhau đọc cuốn Ký này. Mấy cô Huế thì ngoài việc khen các bài ký còn khen tác giả Đinh Quang Anh Thái đẹp trai và có bộ râu mép đẹp hơn râu của Tướng Nguyễn Cao Kỳ... (sách trang 182}
Tôi hỏi ông H.O. thích điều gì nhất trong cuốn sách ‘KÝ’ này. Ông trả lời ngay: Tôi thích nhất lời tác giả đã kể về câu nói của một nhà văn gốc miền Bắc vừa mở mắt: ‘... Các anh Miền Nam mang tiếng là thua, nhưng còn hãnh diện là đã chiến đấu cho một lý tưởng đúng, chứ bọn tôi ở Miền Bắc tiếng là thắng mà khi bừng con mắt dậy, thấy cả đời mình bị chúng nó lừa. Bọn tôi đau hơn các anh chứ. Nói không được nói, viết thì chúng nó cấm. Thế thì sống thế mẹ nào được. Không tự do thì đếch làm gì được... (sách trang 169)
Mấy lời này làm tôi nhớ bài thơ của Phan Huy trên mạng. Chắc Phan Huy cũng là dân gốc Bắc Kỳ bị lừa, cùng một tâm trạng như ông nhà văn trên. Bài này khá dài, câu nào cũng hay thấm thía:
Bài thơ mang tên ‘Cảm tạ Miền Nam’
Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
...
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ ngụy quyền
Áp bức đọa đầy đói ăn khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ tự do.
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ dô,
Giận đảng giận đoàn bao năm phỉnh gạt...
Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài Bác, Đảng ‘kính yêu’
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt
Mở miệng ra là ‘Nhờ ơn Bác Đảng’
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mác Lê Nin
Tiến nhanh tiến mạnh lên thiên đường vô sản
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu...
Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng ngày 30-4-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản Miền Bắc giải phóng Miền Nam. Mà ngược lại là ngày Miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ CS, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ, và tác giả không tiếc lời cảm tạ nhân dân Miền Nam. Ông đã kết bài thơ dài như thế này:
Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với Miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước.
Tác giả Phan Huy đã khóc, giống y như bà Dương Thu Hương đã khóc giữa Saigon tháng Tư, 1975.
Cứ viết về CSVN là tôi miên man không dứt. Xin tạm ngưng chuyện dân cả nước muốn hết CS, để nói tiếp về chuyện sách vở nha. Tôi xin kể tiếp chuyện nhận sách vào mùa xuân này: Cuốn một là cuốn Lang Thang Trên Đất Mỹ của Tu Dinh ở Colorado, cuốn 2 là cuốn KÝ của Nhà văn Nhà báo Đinh Quang Anh Thái ở Nam Cali. Bây giờ xin nói tới cuốn thứ 3, người cho sách là một nhà giáo, nhà văn, một dịch giả nổi tiếng ở Toronto. Các cụ đã đoán ra ai chưa ? Thưa đó là GS Đỗ Khánh Hoan. Nói tới quý danh này thì ai cũng phải biết. Ông gốc là nhà giáo, giỏi lắm, trưởng ban Anh Văn của Đại Học Văn Khoa Saigon năm xưa cơ mà. Ông nổi tiếng ngay từ thời 1960. Ông là dịch giả cuốn’Lời Dâng’ của Tagore. Cuốn này đã được tái bản 15 lần. Thuở ấy, bạn tặng cuốn thơ này cho người yêu là tặng món quà đẹp nhất và trang nhã nhất. Có nhiều người cũng đã dịch tập thơ Tagore này, nhưng không ai dịch hay hơn dịch giả Đỗ Khánh Hoan. Sau cuốn Lời Dâng, dịch giả họ Đỗ đã dịch không biết bao nhiêu là sách, toàn những thứ kiệt tác quốc tế như Platon, Socrate, Aristote. Cuốn sách tôi vừa nhận được mang tên ‘ Aristote, Đạo Đức Luận Nicomaque, do Học Viện Công Dân bên Mỹ xuất bản. Sách dày 300 trang, bàn về các vấn đề văn hóa triết học thời xưa cách đây 2.400 năm. Xưa như vậy nhưng vẫn còn là vấn đề của ngày nay. Đọc các lời chú giải và giới thiệu của dịch giả ta mới thấy sự thông thái có chiều sâu của GS Đỗ Khánh Hoan. Ngoài các sách vừa kể, ông còn dịch một số tác phẩm của văn học Nhật Bản và Nam Mỹ. Tên các tác phẩm của họ Đỗ ghi đầy một trang sách. Phục ông qúa. Mà chưa hết đâu. Xong cuốn này, ông lại đang ra tay dịch thi tập trường thiên của Dante dài hơn 14,253 câu thơ. Các cu biết thi sĩ Dante người Ý này chứ. Mà cũng chưa hết. Ông còn hứa sẽ dịch 150 bài thơ Thánh Vịnh trong Kinh Thánh Cựu Ước. Ai cũng hồi hộp chờ mong được đọc lời của một học giả ngoài đạo Công Giáo.
Xin ngưng chuyện sách vở để trình các cụ chuyện sinh hoạt trong làng An Lạc của tôi. Trung tuần tháng Năm có lễ Tôn vinh Các Bà Mẹ, Mother’s Day, phe ta quen gọi là Ngày Hiền Mẫu. Chúng tôi đã mừng lễ này tại nhà Chị Ba. Vui qúa sức.
Theo truyền thống trong làng thì ngày lễ Hiền Mẫu mỗi năm, phe liền ông trong làng đứng ra nấu bếp thết phe liền bà. Việc này các nhà quân tử chúng tôi phó thác cho ông ODP làm đầu tầu.
Ngày lễ, trong khi chờ cơm trưa, cả làng trao đổi đủ các thứ tin. Cụ bà B.95 xin anh John là chủ nhà kể chuyện. Cụ bảo anh kể chuyện gì cũng được, miễn là chuyện vui. Chẳng hạn trong tiếng Anh có cái gì vui về các bà vợ không? Anh thưa ngay: Dạ có và nó dính tới tiếng Việt Nam. Trong tiếng Việt, vợ chồng gọi nhau là ‘mình’ như mình ơi mình à... Tiếng mình này nói lên hết ý nghĩa vợ chồng, hai người trở thành một thân xác, một thân mình. Đúng như lời Chúa phán trong Kinh Thánh: ‘ Cả hai trở nên một xương một thịt’. Có lẽ người Anh thấy tiếng ‘mình’ của tiếng VN hay quá nên trong tiếng Anh vợ chồng mới bắt chước mà gọi nhau là ‘my better half’. Tiếng VN còn đi một bước hay hơn nữa, là khi nói về vợ hay chồng mình thì người VN nói là ‘Nhà tôi’, nhà đây phải dịch là ‘ home’. Home khác với house. House chỉ cơ sở vật chất, còn home chỉ mái ấm, tổ ấm gia đình. ‘My home’ trong tiếng Anh là chỉ tổ ấm gia đình, và chỉ tổ ấm mà thôi, không mang nghĩa thứ hai là vợ tôi, chồng tôi. Mặt này tiếng Việt tài tình và sâu sắc hơn tiếng Anh. Cụ Chánh nghe xong bèn bảo nhỏ tôi: Lão chưa hề thấy ai khen vợ giỏi như cái anh John này.
Ông ODP để anh John kể chuyện xong thì gọi anh vào làm phụ bếp, phe còn lại chúng tôi phụ trách dọn bàn. Ông ra lệnh hôm nay phải có xiên muỗm và dao. Các cụ đã đoán ra ông ODP làm món gì chưa ? Thưa là món bí tết. Mỗi thực khách một đĩa. Món bí tết phải ăn nóng mới ngon, cho nên bắt đầu bữa thì anh John lên lĩnh ý thực khách. Ai ăn tái, ai ăn chin. Ai tái vừa ai tái ít. Cứ thế, anh John bưng đĩa bí tết theo đúng sở thích lên cho từng người. Trên bàn có chai magi, chai nước mắm, có đĩa bánh mì, có đĩa cơm nóng, có đĩa cà chua rau sống. Mấy cô Huế thì thắc mắc sao có nhiều thứ thế này. Ông ODP giải thich: Xưa nay ăn món bí tết ta thường theo lối Tây là ăn với bánh mì và magi. Theo ông, ông không ăn theo lối tây mà ăn theo lối ta, tức là miếng thịt bò cho chút xiú nước mắm và ăn với cơm. Nghe lời ông, ai cũng thử kiểu này và trời ơi, món bí tết ngon chi lạ. Các cụ cứ thử mà coi. Ông ODP cười hà hà: mình phải Việt Nam hóa món Tây này chứ. Ta phải cám ơn ông Tây về món bò này. Trước khi Tây sang đây, Việt Nam mình chỉ ăn thịt trâu, đâu có biết đến thịt bò. Miếng thịt bí tết ông chọn rất ngon, mềm, tươi, ngọt lịm. Chị Ba Biên Hòa lên tiếng hỏi làm sao mà ông rành về thịt bò như vậy. Ông lại cười hà hà: Nghề của tôi mà. Dân làng ai cũng thắc mắc: nghề của ông ở VN là nghề nhà binh cầm súng, đâu có nghề thịt bò. Ông nhìn mọi người trong làng với cái nhìn rất thân yêu rồi nói: Ở VN thì tôi cầm súng, còn sang tới Canada thì ban đầu tôi chọn cho tôi cái nghề cũng cầm súng, nhưng không phải bắn VC mà là bắn con bò. Hôm nay tôi xin kể hết chuyện này cho làng nghe nha.
Rằng tôi xin được cái job đầu tiên ở Canada là job giết bò trong một xưởng thịt bò rất lớn. Các con bò còn sống lần lượt được đưa tới một đường thang máy. Tôi đứng ở đầu thang, tay cầm một khẩu súng bắn bằng hơi. Khi con bò tiến đến đúng tầm tay thì tôi dí đầu súng hơi vào đầu nó. Đùng một cái, con bò lăn ra chết và rơi xuống một đầu dây chuyền khác để người ta mổ bụng và xẻ thịt. Cứ thế, hết con bò này đến con bò khác, mỗi con tiến đến trước mặt tôi, tôi bắn một phát, nó quay lơ và té xuống... Ban đầu thì tôi làm hăng say lắm nhưng sang tuần lễ thứ hai thì thấy tinh thần xuống, mình đang làm việc sát sinh, ác đức. Tụi bò cũng biết chúng đang trên đường bị giết, nhiều con khóc vì tôi thấy chúng chảy nước mắt. Tôi thấy tay bắt đầu run, đầu tôi choáng váng, và cuối cùng thì tôi xin nghỉ việc. Tôi không còn can đảm giết bò nữa. Ông chủ hãng thấy tôi làm việc nghiêm chỉnh, bèn nói: Anh xin nghỉ việc cầm súng, vậy anh có muốn làm việc cầm dao không ? Anh chỉ việc cắt thịt bò mà thôi. Tôi đồng ý và tôi được chuyển sang khâu xẻ thịt. Tại đây tôi mới biết tên các miếng thịt. Thịt ở vai gọi là chuck, thịt ở bắp đùi gọi là brisket, thịt ở sườn gọi là rib, thịt ở lưng gọi là loin.
Chị Ba Biên Hoà lên tiếng hỏi ngay: Thế miếng thịt ở con bò chỗ nào là ngon nhất ? Ông ODP đáp ngay: Ở mông con bò, vùng đùi của chân sau là ngon nhất, tên nó là ‘ eye of the round’. Hôm nay tôi đã mua miếng thịt này làm bí tết đãi cả làng. Nghe đến đây thì cả làng vỗ tay cám ơn ông, vỗ mãi mới thôi. Chị Ba nói với Cụ B.95 và hai cô Huế: Kiến thức làm bếp của phe mình vất đi hết nếu so với cái biết của bác ODP. Xin bái phục Bác và cám ơn Bác đã cho ăn bí tết ‘eye of the round’ lần đầu với cơm và nước mắm tuyệt vời này.
TRÀ LŨ