Đức Giêsu tự xưng mình là mục tử nhân lành. Ngài biết từng con chiên, yêu thương chăm sóc và sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đàn chiên.
Thật vậy, Đức Giêsu biết hết tất cả mọi người chúng ta. Ngài biết từng người trong chúng ta. Ngài biết người nào khỏe mạnh, người nào ốm đau, người nào tàn tật. Ngài như người mục tử đi tìm con chiên bị mất; con nào đi lạc, Ngài sẽ đưa về; con nào bị thương, Ngài sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ngài sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ngài sẽ canh chừng (x. Ed 34,16). Ngài yêu thương chăm sóc từng người trong chúng ta một cách tận tình (Is 40,11). Ngài luôn tạo điều kiện tốt đẹp cho mọi người như người muc tử chăn dắt đàn chiên trong đồng cỏ tốt tươi, màu mỡ (x. Ed 34,14). Cụ thể, Ngài nuôi chúng ta bằng Lời của Ngài, bằng các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể. Đặc biệt, Ngài đã hy sinh tính mạng của mình vì hạnh phúc của mỗi người chúng ta. Đó là tình yêu cao quý hơn mọi tình yêu. Đúng như lời Ngài khẳng định: “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Vì thế, những ai được sống dưới sự chăn dắt của vị mục tử Giêsu, thì luôn được vững dạ an tâm, không sợ nguy khốn (Tv 23,4), không sợ thiếu thốn gì (Tv 23,1).
Để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho con người, Đức Giêsu còn tuyển chọn một số người cộng tác trực tiếp vào sứ mạng mục tử của Ngài. Vì thế, trước khi về trời, Ngài đã chọn các Tông đồ và đặt Thánh Phêrô thay mặt Ngài tiếp tục vai trò đó. Vai trò mục tử đó được tiếp tục nơi các Tông đồ đoàn, các Đức Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô, các Đức Giám Mục, các linh mục cho đến tận thế. Nhưng số lượng giám mục, linh mục trong Giáo hội chưa bao giờ có thể đáp ứng đủ với nhu cầu của đoàn chiên. Cho nên, Đức Giêsu đã từng nói: “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, các con hãy xin Chúa sai thợ gặt đi gặt lúa về.” (Lc 10,2). Vâng lời Đức Giêsu, suốt 2000 năm qua, Giáo hội luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo các linh mục. Thông thường tại các Giáo phận hoặc liên Giáo phận đều có Đại chủng viện, nơi đào tạo các linh mục tương lai. Ngoài các đại chủng viện còn có các đào tạo các ứng sinh linh mục của các dòng tu. Giáo hội không những mời gọi giới trẻ dấn thân trong đời sống tu trì, làm linh mục. Giáo hội còn mời gọi các thành phần trợ giúp vật chất cũng như tinh thần cho các chủng viện, cho công cuộc đào tạo linh mục. Cụ thể, Giáo hội dùng Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh hằng năm để nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Đây là một sáng kiến đặc biệt của Giáo hội. Vậy, chúng ta phải làm gì để góp phần vào việc đào tạo linh mục? Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ các giám mục, linh mục đang trực tiếp coi sóc chúng ta?
Thứ nhất, chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào việc đào tạo linh mục:
- Vai trò của các bậc cha mẹ: Cần phải quan tâm giáo dục con cái về đời sống đức tin, nhân bản và tri thức; giúp con cái hiểu biết hơn về ơn gọi linh mục và tu sĩ; khi thấy con cái có ý hướng dâng mình cho Chúa trong ơn gọi linh mục và tu sĩ thì cần phải giúp đỡ và hướng dẫn con cái thực hiện ý hướng tốt lành đó.
- Vai trò của các thầy cô giáo lý viên: Không chỉ truyền đạt về kiến thức giáo lý mà còn giúp các em về mọi mặt để các em có thể trở thành những người trưởng thành quân bình về tri thức, nhân bản và đạo đức.
- Vai trò của cha xứ: Không chỉ hướng dẫn và giúp đỡ các em trong việc phân định ơn gọi mà còn giúp các em có đủ điều kiện để thực hiện ơn gọi của mình. Đặc biệt, đời sống độc thân dâng hiến của cha xứ luôn trở nên mẫu mực cho các em noi theo.
-Vai trò của mọi thành phần trong Giáo hội: Cần giúp đỡ các ứng sinh linh mục tương lai bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, bằng sự động viên khích lệ, bằng sự giúp đỡ về mặt vật chất...
Hầu hết các linh mục trưởng thành như hôm nay, ngoài ơn Chúa, sự nổ lực của bản thân thì đều có sự cộng tác trực tiếp hay gián tiếp của gia đình, thân nhân, ân nhân và các thành phần trong giáo xứ và Giáo hội.
Thứ hai, chúng ta cần cầu nguyện và cộng tác với các giám mục, linh mục:
Chúng ta không chỉ có trách nhiệm đối với các ứng sinh linh mục mà còn có trách nhiệm đối với chính các giám mục, các linh mục nhất là giám mục và các các linh mục đang trực tiếp phục vụ chúng ta. Chúng ta giúp đỡ bằng lời cầu nguyện, sự nâng đỡ, cộng tác với các ngài để các ngài chu toàn bổn phận mà Chúa và Giáo hội trao phó. Chúng ta cầu nguyện cho các mục tử bởi vì trong thực tế, tuy có nhiều mục tử giống mục tử Giêsu, nhưng vẫn có những mục tử giả, mục tử xấu, mục tử không tha thiết gì đến đàn chiên, “khi thấy sói đến liền bỏ chiên mà chạy: sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn”; vẫn có những mục tử sống vô trách nhiệm với đàn chiên : chẳng quan tâm khi chiên đi mất, không đi tìm khi chiên thất lạc, không chạy chữa khi chiên bị thương…(x. Dc 11,16a); vẫn có những mục tử bóc lột đàn chiên để hưởng thụ chứ không chịu chăn dắt đàn chiên: “Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, mà đàn chiên lại không lo chăn dắt” (Ed 34,3); vẫn có những mục tử độc ác, thống trị đàn chiên một cách tàn bạo và hà khắc (x. Ed 34,3); vẫn có những mục tử mà sự hiện diện của họ chỉ làm cho đàn chiên tan tác (x. Gr 23,2).
Trong bài huấn dụ có sự hiện diện của các linh mục và giáo dân, Đức Cha Anphôngsô, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Hưng Hóa mời gọi giáo dân cầu nguyện và cộng tác với các linh mục như sau:
- Hãy cầu nguyện cho các linh mục. Linh mục cần lời cầu nguyện lắm, vì sứ vụ và trách nhiệm của linh mục rất nặng nề. Nhiều khi anh chị em xin linh mục cầu nguyện cho mình, mà quên cầu nguyện cho linh mục.
- Hãy tôn kính linh mục vì là người thay mặt Chúa hướng dẫn giáo dân. Nhưng hãy tôn kính cách đúng mực, bình dị, thân tình, chứ đừng thần thánh hóa, khép nép, sợ hãi, tâng bốc. Linh mục là người của Chúa và của mọi người, chứ không phải của riêng ai.
- Hãy nâng đỡ tinh thần cho linh mục. Linh mục cũng cần sự nâng đỡ, nhất là trong những lúc gánh nặng của sứ vụ đè trên đôi vai và trong tâm hồn. Tôi xin anh chị em quan tâm nâng đỡ tinh thần, chứ không phải vật chất, cho các linh mục. Chỉ chú trọng nâng đỡ vật chất sẽ có thể làm thoái hóa linh mục.
- Hãy cộng tác cách chân thành, tích cực và hữu hiệu, để linh mục chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục chẳng thể làm được gì nếu không có giáo dân đồng tâm hiệp lực.
Lạy Chúa Giêsu mục tử nhân lành, xin ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử như lòng Chúa mong muốn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Thật vậy, Đức Giêsu biết hết tất cả mọi người chúng ta. Ngài biết từng người trong chúng ta. Ngài biết người nào khỏe mạnh, người nào ốm đau, người nào tàn tật. Ngài như người mục tử đi tìm con chiên bị mất; con nào đi lạc, Ngài sẽ đưa về; con nào bị thương, Ngài sẽ băng bó; con nào bệnh tật, Ngài sẽ làm cho mạnh; con nào béo mập, con nào khoẻ mạnh, Ngài sẽ canh chừng (x. Ed 34,16). Ngài yêu thương chăm sóc từng người trong chúng ta một cách tận tình (Is 40,11). Ngài luôn tạo điều kiện tốt đẹp cho mọi người như người muc tử chăn dắt đàn chiên trong đồng cỏ tốt tươi, màu mỡ (x. Ed 34,14). Cụ thể, Ngài nuôi chúng ta bằng Lời của Ngài, bằng các Bí tích nhất là Bí tích Thánh Thể. Đặc biệt, Ngài đã hy sinh tính mạng của mình vì hạnh phúc của mỗi người chúng ta. Đó là tình yêu cao quý hơn mọi tình yêu. Đúng như lời Ngài khẳng định: “không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Vì thế, những ai được sống dưới sự chăn dắt của vị mục tử Giêsu, thì luôn được vững dạ an tâm, không sợ nguy khốn (Tv 23,4), không sợ thiếu thốn gì (Tv 23,1).
Để mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho con người, Đức Giêsu còn tuyển chọn một số người cộng tác trực tiếp vào sứ mạng mục tử của Ngài. Vì thế, trước khi về trời, Ngài đã chọn các Tông đồ và đặt Thánh Phêrô thay mặt Ngài tiếp tục vai trò đó. Vai trò mục tử đó được tiếp tục nơi các Tông đồ đoàn, các Đức Giáo Hoàng kế vị thánh Phêrô, các Đức Giám Mục, các linh mục cho đến tận thế. Nhưng số lượng giám mục, linh mục trong Giáo hội chưa bao giờ có thể đáp ứng đủ với nhu cầu của đoàn chiên. Cho nên, Đức Giêsu đã từng nói: “lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, các con hãy xin Chúa sai thợ gặt đi gặt lúa về.” (Lc 10,2). Vâng lời Đức Giêsu, suốt 2000 năm qua, Giáo hội luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo các linh mục. Thông thường tại các Giáo phận hoặc liên Giáo phận đều có Đại chủng viện, nơi đào tạo các linh mục tương lai. Ngoài các đại chủng viện còn có các đào tạo các ứng sinh linh mục của các dòng tu. Giáo hội không những mời gọi giới trẻ dấn thân trong đời sống tu trì, làm linh mục. Giáo hội còn mời gọi các thành phần trợ giúp vật chất cũng như tinh thần cho các chủng viện, cho công cuộc đào tạo linh mục. Cụ thể, Giáo hội dùng Chúa Nhật IV Mùa Phục Sinh hằng năm để nhắc nhở mọi thành phần dân Chúa cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Đây là một sáng kiến đặc biệt của Giáo hội. Vậy, chúng ta phải làm gì để góp phần vào việc đào tạo linh mục? Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ các giám mục, linh mục đang trực tiếp coi sóc chúng ta?
Thứ nhất, chúng ta cần phải làm gì để góp phần vào việc đào tạo linh mục:
- Vai trò của các bậc cha mẹ: Cần phải quan tâm giáo dục con cái về đời sống đức tin, nhân bản và tri thức; giúp con cái hiểu biết hơn về ơn gọi linh mục và tu sĩ; khi thấy con cái có ý hướng dâng mình cho Chúa trong ơn gọi linh mục và tu sĩ thì cần phải giúp đỡ và hướng dẫn con cái thực hiện ý hướng tốt lành đó.
- Vai trò của các thầy cô giáo lý viên: Không chỉ truyền đạt về kiến thức giáo lý mà còn giúp các em về mọi mặt để các em có thể trở thành những người trưởng thành quân bình về tri thức, nhân bản và đạo đức.
- Vai trò của cha xứ: Không chỉ hướng dẫn và giúp đỡ các em trong việc phân định ơn gọi mà còn giúp các em có đủ điều kiện để thực hiện ơn gọi của mình. Đặc biệt, đời sống độc thân dâng hiến của cha xứ luôn trở nên mẫu mực cho các em noi theo.
-Vai trò của mọi thành phần trong Giáo hội: Cần giúp đỡ các ứng sinh linh mục tương lai bằng lời cầu nguyện, bằng gương sáng, bằng sự động viên khích lệ, bằng sự giúp đỡ về mặt vật chất...
Hầu hết các linh mục trưởng thành như hôm nay, ngoài ơn Chúa, sự nổ lực của bản thân thì đều có sự cộng tác trực tiếp hay gián tiếp của gia đình, thân nhân, ân nhân và các thành phần trong giáo xứ và Giáo hội.
Thứ hai, chúng ta cần cầu nguyện và cộng tác với các giám mục, linh mục:
Chúng ta không chỉ có trách nhiệm đối với các ứng sinh linh mục mà còn có trách nhiệm đối với chính các giám mục, các linh mục nhất là giám mục và các các linh mục đang trực tiếp phục vụ chúng ta. Chúng ta giúp đỡ bằng lời cầu nguyện, sự nâng đỡ, cộng tác với các ngài để các ngài chu toàn bổn phận mà Chúa và Giáo hội trao phó. Chúng ta cầu nguyện cho các mục tử bởi vì trong thực tế, tuy có nhiều mục tử giống mục tử Giêsu, nhưng vẫn có những mục tử giả, mục tử xấu, mục tử không tha thiết gì đến đàn chiên, “khi thấy sói đến liền bỏ chiên mà chạy: sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn”; vẫn có những mục tử sống vô trách nhiệm với đàn chiên : chẳng quan tâm khi chiên đi mất, không đi tìm khi chiên thất lạc, không chạy chữa khi chiên bị thương…(x. Dc 11,16a); vẫn có những mục tử bóc lột đàn chiên để hưởng thụ chứ không chịu chăn dắt đàn chiên: “Sữa các ngươi uống, len các ngươi mặc, chiên béo tốt thì các ngươi giết, mà đàn chiên lại không lo chăn dắt” (Ed 34,3); vẫn có những mục tử độc ác, thống trị đàn chiên một cách tàn bạo và hà khắc (x. Ed 34,3); vẫn có những mục tử mà sự hiện diện của họ chỉ làm cho đàn chiên tan tác (x. Gr 23,2).
Trong bài huấn dụ có sự hiện diện của các linh mục và giáo dân, Đức Cha Anphôngsô, Giám Mục Phụ Tá Giáo phận Hưng Hóa mời gọi giáo dân cầu nguyện và cộng tác với các linh mục như sau:
- Hãy cầu nguyện cho các linh mục. Linh mục cần lời cầu nguyện lắm, vì sứ vụ và trách nhiệm của linh mục rất nặng nề. Nhiều khi anh chị em xin linh mục cầu nguyện cho mình, mà quên cầu nguyện cho linh mục.
- Hãy tôn kính linh mục vì là người thay mặt Chúa hướng dẫn giáo dân. Nhưng hãy tôn kính cách đúng mực, bình dị, thân tình, chứ đừng thần thánh hóa, khép nép, sợ hãi, tâng bốc. Linh mục là người của Chúa và của mọi người, chứ không phải của riêng ai.
- Hãy nâng đỡ tinh thần cho linh mục. Linh mục cũng cần sự nâng đỡ, nhất là trong những lúc gánh nặng của sứ vụ đè trên đôi vai và trong tâm hồn. Tôi xin anh chị em quan tâm nâng đỡ tinh thần, chứ không phải vật chất, cho các linh mục. Chỉ chú trọng nâng đỡ vật chất sẽ có thể làm thoái hóa linh mục.
- Hãy cộng tác cách chân thành, tích cực và hữu hiệu, để linh mục chu toàn sứ vụ của mình. Linh mục chẳng thể làm được gì nếu không có giáo dân đồng tâm hiệp lực.
Lạy Chúa Giêsu mục tử nhân lành, xin ban cho Giáo hội có thêm nhiều mục tử như lòng Chúa mong muốn. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành