MỤC TỬ NHÂN LÀNH
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Khi viếng thăm Thánh Địa tại Palestine, chúng ta có thể chứng kiến được cảnh chăn chiên mà Kinh Thánh nói đến từ 2000 -3000 năm trước đây, đặc biệt hình ảnh người mục tử mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi phác hoạ chính mình và các người lãnh đạo tham dự vào sứ vụ mục tử Ngài.
Mỗi một ngày, sau khi chăn dắt đoàn chiên trên những cánh đồng cỏ khác nhau, những người mục tử Bedouin mang những đàn chiên của họ trở về nhà. Thường vào lúc hoàng hôn, các đàn chiên khác nhau cùng kéo về qui tụ ở một chỗ uống nước. Chúng trà trộn lẫn lộn với nhau tù 8 hay 9 đàn nhỏ trở thành một bầy chiên lớn. Mặc dù lẫn lộn chung với nhau nhưng những chủ chăn không hề lo sợ chiên bị lạc. Đến giờ ra về, mỗi chủ chiên thổi lên một tiếng gọi riêng biệt – một tiếng còi, tiếng tiêu, tiếng sáo, hay tù và – thì những con chiên trong đàn sẽ tự động rời khỏi đám đông theo đàn của mình mà về chuồng. Chúng tự biết chúng thuộc về đàn nào, chúng nghe tiếng gọi của người chủ chăn và đi theo… (Nguyễn Văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr. 171).
Những đăc điểm trên cho chúng ta biết tương quan giữa vị Mục tử và đoàn chiên, mà Chúa Giêsu chỉ rõ khi nhận mình là người mục tử đã nói :”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Ở đây, ba động từ được Đức Giêsu nhấn mạnh: nghe, biết và theo người chủ chiên – Mục tử.
• Nghe: “Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi” (Ga 10,27a), thái độ“nghe” là bước đầu và là nền tảng trong tương quan giữa hai người. Muốn hiểu sự quan hệ thân thiết thì phải “nghe” để trao đổi, đối thoại, hiểu nhau. Lắng nghe, đó là khởi sự của lòng tin và như là dấu chỉ của tình yêu, tình bạn cho nhau. Trong dòng lịch sử của Dân Chúa, các ngôn sứ không ngừng mời gọi Israel biết lắng nghe tiếng Thiên Chúa “Hỡi Israel, hãy nghe đây?” (Đnl 6,4; Am 3,1; Tv 29,3-9). Thánh Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu như Ngôi Lời, Lời Thiên Chúa mà Chúa Cha muốn ngỏ cùng thế gian. “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Nghe Chúa chính là để có một mối tương giao thân tình với Ngài, và nhất là để tin vào Ngài. Thánh Phaolô viết: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô”.
• Biết: “Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Ga 10,27b): “Biết” trong Kinh Thánh giải thích một cách sâu sắc là sự hiệp thông toàn diện thần trí tâm hồn giữa hai ngôi vị. Sự hiệp thông này xây dựng mối liên hệ sâu sắc và linh thiêng làm cuộc sống và tình yêu được nảy sinh. Trong Kinh Thánh Thiên Chúa biết Abraham (St 18,19), mối thăm tình này phát triển sâu sắc hơn: Thiên Chúa tuyển chọn và chăm sóc Abraham, Ông trở nên tổ phụ các người tin. Thiên Chúa biết dân Người “Trong các dân tộc trên hoàn cầu Ta chỉ biết duy một mình có ngươi thôi” (Am 3,2) và Dân Ngươi trở nên dân được tuyển chọn và dọn đường cho Con Thiên Chúa đến làm người giữa nhân loại. Trên hết mọi biểu tượng và ý nghĩa, với sự “biết” của Thiên Chúa qua Người Con tự hiến để cho nhân loại sống, như Ngài đã nói: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào... Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên” (Ga 10,10-11). Chính sự hiến dâng mạng sống của Người Mục Tử ban lại sự sống cho đoàn con – đoàn chiên. Ngài luôn bảo vệ chúng ta trước những cạm bẫy, nguy hiểm của thế gian. Ngài mạnh mẽ như người mục tử đầy sức mạnh, kiên cường một người du mục, luôn sẵn sàng chiến đấu, có khả năng bảo vệ đoàn vật mình khỏi thú dữ... gấu hay sư tử đến để cướp đoạt một con chiên khỏi đàn (x.1S 17, 34-35). Vì thế Ngài khẳng định: “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (Ga 10,28).
• Theo: “Chúng theo Tôi”, “theo” đó là một hành động diễn tả một thái độ tự do đáp trả dấn thân với người gọi. Như các môn đệ gặp gỡ Đức Kitô, nghe Ngài và khi Ngài gọi: “Hãy theo tôi” (Ga l, 42). Tin Mừng ghi nhận họ lập tức đáp trả lại: Bỏ mọi sự theo Thầy (x. Mt 4, 20; Mc 1,18.20…). Theo Đức Giêsu là gắn bó trọn với Ngài. Được Ngài bảo vệ, hơn nữa kết hợp mật thiết tình thầy trò, và qua Thầy gắn bó với Cha vì gắn bó với Thầy là gắn bó với Cha như Chúa Giêsu nói “Tôi và Cha là một” (Ga 10, 30).
Đức Giêsu đã áp dụng hình ảnh mục tử cho mình. Ngài tự xưng là chủ chăn được sai đến với các chiên lạc của Israel (x. Mt 15,24; Lc 19,19). Người mục tử đã được loan báo: “Ta sẽ cho chỗi dậy một mục tử duy nhất, Ngài sẽ chăn dắt chúng”(Ez 34,23).
Người mục tử nhân lành, săn sóc, chăm lo đàn chiên mà Ngôn sứ Isaia đưa ra hình ảnh: Ngài đưa đoàn chiên đi ăn, ẵm những chiên con trong lòng, đưa các chiên mẹ đến chỗ nghỉ ngơi (x. Is 40). “Chúa chăn nuôi tôi, Chúa chăn nuôi tôi, Chúa đưa tôi đi qua mọi nẻo đường… ”, bài ca được gợi hứng từ Thánh vịnh 22: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì....”
Chúa Kitô Mục Tử luôn chăm sóc chúng ta trải qua bao năm tháng luôn tràn đầy như Thánh vịnh đã nhấn mạnh: “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (Tv 22,6). Hôm qua, hôm nay và qua mọi thời, Thiên Chúa như người mục tử vẫn chăm sóc chúng ta, Ngài luôn vẫn cất tiếng gọi chiên, dẫn đưa trên đường chân lý như Thánh vịnh ca ngợi: “Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính…” (Tv 22,3)
Phần chúng ta, trong mọi giây phút của cuộc đời, chúng ta lắng nghe tiếng Mục Tử Giêsu giữa cuộc đời. Tiếng đó thì thầm trong lương tâm, trong Lời của Ngài vang vọng trong Thánh lễ mỗi ngày... trong Lời loan truyền chân lý của Giáo Hội khi thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa Giêsu đã uỷ thác (x. Mt 28,29)
Từ “nghe” dẫn tới “biết” người mục tử, tham dự vào cái “biết” của Ngài. Với cái “biết” linh thiêng này, chúng ta gắn bó trọn vẹn với Đức Kitô và cất bước theo Ngài trên khắp nẻo đường đời...
Ngày Chúa Nhật Chúa Chiên lành, chúng ra xin cho các vị tham dự vào sứ vụ mục từ là các linh mục, noi gương theo mục tử Giêsu tận tuỵ với đoàn chiên, để chiên được sống, sống dồi dào.
Chiêm ngắm hình ảnh người mục tử Giêsu, chúng ta cũng cầu nguyện cho nhiều bạn trẻ, nhất là nơi con em của chúng ta, biết nhìn vào gương người mục tử Giêsu. bước theo tiếng Chúa mời gọi và sống ơn Thiên Triệu trở nên linh mục tu sĩ để phuc vụ Dân Chúa.
Mục tử nhân lành Chúa ân ban
Chiên hiền nghe- biết -bước theo Ngài
Đến cỏ xanh tươi chiên no thoả
Bên dòng suối trong chiên nghỉ ngơi.
Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 16/04/2016
Cv 13,14.43-52; Kh 7,9.14b-17; Ga 10,27-30
Khi viếng thăm Thánh Địa tại Palestine, chúng ta có thể chứng kiến được cảnh chăn chiên mà Kinh Thánh nói đến từ 2000 -3000 năm trước đây, đặc biệt hình ảnh người mục tử mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi phác hoạ chính mình và các người lãnh đạo tham dự vào sứ vụ mục tử Ngài.
Mỗi một ngày, sau khi chăn dắt đoàn chiên trên những cánh đồng cỏ khác nhau, những người mục tử Bedouin mang những đàn chiên của họ trở về nhà. Thường vào lúc hoàng hôn, các đàn chiên khác nhau cùng kéo về qui tụ ở một chỗ uống nước. Chúng trà trộn lẫn lộn với nhau tù 8 hay 9 đàn nhỏ trở thành một bầy chiên lớn. Mặc dù lẫn lộn chung với nhau nhưng những chủ chăn không hề lo sợ chiên bị lạc. Đến giờ ra về, mỗi chủ chiên thổi lên một tiếng gọi riêng biệt – một tiếng còi, tiếng tiêu, tiếng sáo, hay tù và – thì những con chiên trong đàn sẽ tự động rời khỏi đám đông theo đàn của mình mà về chuồng. Chúng tự biết chúng thuộc về đàn nào, chúng nghe tiếng gọi của người chủ chăn và đi theo… (Nguyễn Văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr. 171).
Những đăc điểm trên cho chúng ta biết tương quan giữa vị Mục tử và đoàn chiên, mà Chúa Giêsu chỉ rõ khi nhận mình là người mục tử đã nói :”Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi, Tôi biết chúng và chúng theo Tôi”(Ga 10,27). Ở đây, ba động từ được Đức Giêsu nhấn mạnh: nghe, biết và theo người chủ chiên – Mục tử.
• Nghe: “Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi” (Ga 10,27a), thái độ“nghe” là bước đầu và là nền tảng trong tương quan giữa hai người. Muốn hiểu sự quan hệ thân thiết thì phải “nghe” để trao đổi, đối thoại, hiểu nhau. Lắng nghe, đó là khởi sự của lòng tin và như là dấu chỉ của tình yêu, tình bạn cho nhau. Trong dòng lịch sử của Dân Chúa, các ngôn sứ không ngừng mời gọi Israel biết lắng nghe tiếng Thiên Chúa “Hỡi Israel, hãy nghe đây?” (Đnl 6,4; Am 3,1; Tv 29,3-9). Thánh Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu như Ngôi Lời, Lời Thiên Chúa mà Chúa Cha muốn ngỏ cùng thế gian. “Đây là Con yêu dấu của Ta. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17,5). Nghe Chúa chính là để có một mối tương giao thân tình với Ngài, và nhất là để tin vào Ngài. Thánh Phaolô viết: “Có đức tin là nhờ nghe giảng, mà nghe giảng là nghe công bố lời Đức Kitô”.
• Biết: “Tôi biết chúng và chúng theo Tôi” (Ga 10,27b): “Biết” trong Kinh Thánh giải thích một cách sâu sắc là sự hiệp thông toàn diện thần trí tâm hồn giữa hai ngôi vị. Sự hiệp thông này xây dựng mối liên hệ sâu sắc và linh thiêng làm cuộc sống và tình yêu được nảy sinh. Trong Kinh Thánh Thiên Chúa biết Abraham (St 18,19), mối thăm tình này phát triển sâu sắc hơn: Thiên Chúa tuyển chọn và chăm sóc Abraham, Ông trở nên tổ phụ các người tin. Thiên Chúa biết dân Người “Trong các dân tộc trên hoàn cầu Ta chỉ biết duy một mình có ngươi thôi” (Am 3,2) và Dân Ngươi trở nên dân được tuyển chọn và dọn đường cho Con Thiên Chúa đến làm người giữa nhân loại. Trên hết mọi biểu tượng và ý nghĩa, với sự “biết” của Thiên Chúa qua Người Con tự hiến để cho nhân loại sống, như Ngài đã nói: “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào... Mục tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho chiên” (Ga 10,10-11). Chính sự hiến dâng mạng sống của Người Mục Tử ban lại sự sống cho đoàn con – đoàn chiên. Ngài luôn bảo vệ chúng ta trước những cạm bẫy, nguy hiểm của thế gian. Ngài mạnh mẽ như người mục tử đầy sức mạnh, kiên cường một người du mục, luôn sẵn sàng chiến đấu, có khả năng bảo vệ đoàn vật mình khỏi thú dữ... gấu hay sư tử đến để cướp đoạt một con chiên khỏi đàn (x.1S 17, 34-35). Vì thế Ngài khẳng định: “Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi” (Ga 10,28).
• Theo: “Chúng theo Tôi”, “theo” đó là một hành động diễn tả một thái độ tự do đáp trả dấn thân với người gọi. Như các môn đệ gặp gỡ Đức Kitô, nghe Ngài và khi Ngài gọi: “Hãy theo tôi” (Ga l, 42). Tin Mừng ghi nhận họ lập tức đáp trả lại: Bỏ mọi sự theo Thầy (x. Mt 4, 20; Mc 1,18.20…). Theo Đức Giêsu là gắn bó trọn với Ngài. Được Ngài bảo vệ, hơn nữa kết hợp mật thiết tình thầy trò, và qua Thầy gắn bó với Cha vì gắn bó với Thầy là gắn bó với Cha như Chúa Giêsu nói “Tôi và Cha là một” (Ga 10, 30).
Đức Giêsu đã áp dụng hình ảnh mục tử cho mình. Ngài tự xưng là chủ chăn được sai đến với các chiên lạc của Israel (x. Mt 15,24; Lc 19,19). Người mục tử đã được loan báo: “Ta sẽ cho chỗi dậy một mục tử duy nhất, Ngài sẽ chăn dắt chúng”(Ez 34,23).
Người mục tử nhân lành, săn sóc, chăm lo đàn chiên mà Ngôn sứ Isaia đưa ra hình ảnh: Ngài đưa đoàn chiên đi ăn, ẵm những chiên con trong lòng, đưa các chiên mẹ đến chỗ nghỉ ngơi (x. Is 40). “Chúa chăn nuôi tôi, Chúa chăn nuôi tôi, Chúa đưa tôi đi qua mọi nẻo đường… ”, bài ca được gợi hứng từ Thánh vịnh 22: “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì....”
Chúa Kitô Mục Tử luôn chăm sóc chúng ta trải qua bao năm tháng luôn tràn đầy như Thánh vịnh đã nhấn mạnh: “Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (Tv 22,6). Hôm qua, hôm nay và qua mọi thời, Thiên Chúa như người mục tử vẫn chăm sóc chúng ta, Ngài luôn vẫn cất tiếng gọi chiên, dẫn đưa trên đường chân lý như Thánh vịnh ca ngợi: “Người dẫn tôi trên đường ngay nẻo chính…” (Tv 22,3)
Phần chúng ta, trong mọi giây phút của cuộc đời, chúng ta lắng nghe tiếng Mục Tử Giêsu giữa cuộc đời. Tiếng đó thì thầm trong lương tâm, trong Lời của Ngài vang vọng trong Thánh lễ mỗi ngày... trong Lời loan truyền chân lý của Giáo Hội khi thực thi sứ mạng loan báo Tin mừng mà Chúa Giêsu đã uỷ thác (x. Mt 28,29)
Từ “nghe” dẫn tới “biết” người mục tử, tham dự vào cái “biết” của Ngài. Với cái “biết” linh thiêng này, chúng ta gắn bó trọn vẹn với Đức Kitô và cất bước theo Ngài trên khắp nẻo đường đời...
Ngày Chúa Nhật Chúa Chiên lành, chúng ra xin cho các vị tham dự vào sứ vụ mục từ là các linh mục, noi gương theo mục tử Giêsu tận tuỵ với đoàn chiên, để chiên được sống, sống dồi dào.
Chiêm ngắm hình ảnh người mục tử Giêsu, chúng ta cũng cầu nguyện cho nhiều bạn trẻ, nhất là nơi con em của chúng ta, biết nhìn vào gương người mục tử Giêsu. bước theo tiếng Chúa mời gọi và sống ơn Thiên Triệu trở nên linh mục tu sĩ để phuc vụ Dân Chúa.
Mục tử nhân lành Chúa ân ban
Chiên hiền nghe- biết -bước theo Ngài
Đến cỏ xanh tươi chiên no thoả
Bên dòng suối trong chiên nghỉ ngơi.
Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 16/04/2016