Suy Niệm Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm B
Biến cố Biến hình của Đức Giêsu trên núi cao được Tin mừng Nhất lãm tường thuật lại và được đọc trong Chúa Nhật II Mùa Chay cả ba năm A,B,C. Chúa Nhật II Mùa Chay, năm B, Giáo hội cho chúng ta đọc Tin mừng theo thánh Marcô. Với những gì Thánh Marcô ghi lại, chúng ta có thể rút ra một số điểm suy niệm sau đây:
Thứ nhất, biến cố biến hình giúp cũng cố niềm tin nơi các Tông đồ: Thật vậy, biến cố biến hình xảy ra sau 6 ngày Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Trong 6 ngày đó, các Tông đồ sống trong cảnh sầu buồn vì các ông nghĩ rằng Đức Giêsu chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn đồng nghĩa với việc thất bại và như thế thì bao nhiêu ước mơ, hoài bảo của họ sẽ tan thành mây khói, chắc chắn các ông không khỏi thất vọng về Thầy. Sầu buồn, thất vọng vì trong tâm trí các ông còn mang tư tưởng trần tục, hy vọng theo Thầy để được làm ông nọ bà kia khi Thầy công thành danh toại. Cũng vì mang tư tưởng lệch lạc như thế nên trước đó Phêrô đã can ngăn Thầy bước vào cuộc khổ nạn và bị Đức Giêsu quở trách một cách nặng nề. Về phần Đức Giêsu, cho dù bị các môn đệ phản đối, Đức Giêsu vẫn giữ lập trường của mình, vì đó là sứ mạng của Ngài được Chúa Cha trao phó. Vì thế, để thuyết phục các ông, hôm nay Ngài đưa ba môn đệ thân tín lên núi cao và biến hình trước mặt các ông. Qua biến cố này, Ngài muốn nói với các tông đồ rằng: phải qua đau khổ mới tới vinh quang, qua khổ nạn mới bước vào phục sinh vinh hiển.
Thứ hai, biến cố biến hình mời gọi các tông đồ và chúng ta “phải vâng nghe Lời Người”: Trong cuộc sống hằng ngày, vâng lời là một đức tính nhân bản. Chúng ta được dạy phải vâng lời người trên như ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô…Trong đời sống đức tin, chúng ta được dạy phải vâng lời Thiên Chúa và những người thay mặt Ngài. Chúng ta cũng được mời gọi vâng lời Đức Giêsu. Bởi vì, Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài được Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ trần gian. Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Cha đã dạy chúng ta phải vâng nghe lời Đức Giêsu rằng: “Này là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe Lời Người.” (Mc 14,9). Lời của Đức Giêsu được thể trong toàn bộ cuốn Tin mừng. Vì thế, thực hành theo Tin mừng là chúng ta vâng nghe lời Đức Giêsu. Và đó cũng là cách chúng ta thể hiện lòng yên mến Đức Giêsu. Vì, chính Đức Giêsu đã dạy: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…”(x. Ga 14,21). Lời của Đức Giêsu được thể hiện qua Giáo huấn chính thức của Hội Thánh, qua Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục. Lời của Đức Giêsu được thể hiện qua những lời dạy bảo chính thức của các vị Bề trên, qua ông bà, cha mẹ, anh chị... Vậy chúng ta hãy biết vâng nghe Lời Người. Bài đọc I cho chúng ta tấm gương vâng lời của tổ phụ Abraham. Khi Thiên Chúa đòi ông sát tế Isaac, đứa con duy nhất của mình, để dâng kính Ngài. Mặc dầu, đây là một đòi hỏi phi lý theo cái nhìn của con người và rất mâu thuẫn với lời hứa của Thiên Chúa với ông, nhưng Abraham không hề thắc mắc hay phản đối, trái lại ông hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Điều đó, cho chúng ta thấy ông luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và vâng lời Người. Kết quả cho thấy: Isaac được cứu sống và ông Abraham được gọi là kẻ công chính. Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ cũng đã sống chết vì Lời của Đức Giêsu. Ước mong rằng, mỗi chúng ta cũng cần có tinh thần vâng phục như tổ phụ Abraham và như các Tông đồ xưa.
Thứ ba, biến cố biến hình đem lại niềm vui cho các Tông đồ: Sau khi chứng kiến cuộc biến hình của Đức Giêsu, ba môn đệ cảm thấy hạnh phúc. Bởi vì, biến cố biến hình diễn tả trong chốc lát hạnh phúc Thiên đàng. Vì thế, các môn đệ muốn được ở mãi với Ngài trên núi để tận hưởng hạnh phúc đó. Thánh Phêrô nói với Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia.”(Mc 9,5). Nhưng Đức Giêsu mời gọi các ông phải xuống núi, nghĩa là phải chu toàn nhiệm vụ được giao phó, phải trải qua đau khổ mới có thể được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trên Thiên đàng. Ước mong của các tông đồ cũng là ước mong của mỗi người chúng ta hôm nay. Vì thế, trong đời sống đức tin, mỗi người chúng ta phải cố gắng để được ở với Chúa. Được ở với Chúa khi chúng ta sống trong ơn nghĩa với Ngài. Được ở với Chúa khi chúng ta cầu nguyện sốt sắng. Được ở với Chúa khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Được ở với Chúa khi chúng ta đọc và suy gẫm Lời Chúa. Nếu chúng ta cảm nghiệm được niềm vui trong những lúc như thế tức là chúng ta đang nếm trước hạnh phúc Thiên đàng, giống như ba môn đệ cảm nghiệm hạnh phúc trên núi Tabor. Nhưng để được hưởng hạnh phúc trọn vẹn và vĩnh cửu trên Thiên đàng chúng ta cũng cần phải xuống núi, tức là phải chu toàn bổn phận của mình, phải trải qua đau khổ thì mới tới vinh quang.
Thứ tư, biến cố biến hình nhắc nhở mọi người chúng ta phải biến hình mỗi ngày: Lâu nay, các môn đệ chỉ thấy Đức Giêsu với con người bình thường như những người khác. Nhưng qua cuộc biến hình, các Tông đồ đã thấy dung nhan Thiên Chúa của Đức Giêsu. Ngài không chỉ là con người bình thường nhưng Ngài chính là Thiên Chúa. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta không còn là người “bình thường” nữa mà chúng ta được gọi là kitô hữu, trở nên con cái Thiên Chúa. Kitô hữu tức là có Chúa trong mình. Chúng ta có Chúa trong mình, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nên phải sống như Chúa đã sống. Để qua cuộc sống của chúng ta, mọi người sẽ nhìn thấy Chúa. Chúng ta phải nói được như Thánh Phaolô rằng: “Tôi sống nhưng không phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2, 20). Nếu lúc nào đó bản chất kitô hữu trong chúng ta bị biến dạng, hãy mạnh dạn biến đổi mình bằng sự sám hối và lãnh nhận bí tích Giao hòa để tiếp tục trở thành người kitô hữu đích thực.
Lạy Chúa Giêsu, xin cũng cố đức tin cho chúng con như xưa Chúa đã cũng cố đức tin cho các tông đồ để chúng con biết chấp nhận đau khổ trong cuộc sống, nhất là luôn biến đổi bản thân nên giống Đức Giêsu mỗi ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Biến cố Biến hình của Đức Giêsu trên núi cao được Tin mừng Nhất lãm tường thuật lại và được đọc trong Chúa Nhật II Mùa Chay cả ba năm A,B,C. Chúa Nhật II Mùa Chay, năm B, Giáo hội cho chúng ta đọc Tin mừng theo thánh Marcô. Với những gì Thánh Marcô ghi lại, chúng ta có thể rút ra một số điểm suy niệm sau đây:
Thứ nhất, biến cố biến hình giúp cũng cố niềm tin nơi các Tông đồ: Thật vậy, biến cố biến hình xảy ra sau 6 ngày Đức Giêsu loan báo về cuộc khổ nạn của Ngài. Trong 6 ngày đó, các Tông đồ sống trong cảnh sầu buồn vì các ông nghĩ rằng Đức Giêsu chấp nhận bước vào cuộc khổ nạn đồng nghĩa với việc thất bại và như thế thì bao nhiêu ước mơ, hoài bảo của họ sẽ tan thành mây khói, chắc chắn các ông không khỏi thất vọng về Thầy. Sầu buồn, thất vọng vì trong tâm trí các ông còn mang tư tưởng trần tục, hy vọng theo Thầy để được làm ông nọ bà kia khi Thầy công thành danh toại. Cũng vì mang tư tưởng lệch lạc như thế nên trước đó Phêrô đã can ngăn Thầy bước vào cuộc khổ nạn và bị Đức Giêsu quở trách một cách nặng nề. Về phần Đức Giêsu, cho dù bị các môn đệ phản đối, Đức Giêsu vẫn giữ lập trường của mình, vì đó là sứ mạng của Ngài được Chúa Cha trao phó. Vì thế, để thuyết phục các ông, hôm nay Ngài đưa ba môn đệ thân tín lên núi cao và biến hình trước mặt các ông. Qua biến cố này, Ngài muốn nói với các tông đồ rằng: phải qua đau khổ mới tới vinh quang, qua khổ nạn mới bước vào phục sinh vinh hiển.
Thứ hai, biến cố biến hình mời gọi các tông đồ và chúng ta “phải vâng nghe Lời Người”: Trong cuộc sống hằng ngày, vâng lời là một đức tính nhân bản. Chúng ta được dạy phải vâng lời người trên như ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô…Trong đời sống đức tin, chúng ta được dạy phải vâng lời Thiên Chúa và những người thay mặt Ngài. Chúng ta cũng được mời gọi vâng lời Đức Giêsu. Bởi vì, Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài được Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ trần gian. Qua bài Tin mừng hôm nay, Chúa Cha đã dạy chúng ta phải vâng nghe lời Đức Giêsu rằng: “Này là con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe Lời Người.” (Mc 14,9). Lời của Đức Giêsu được thể trong toàn bộ cuốn Tin mừng. Vì thế, thực hành theo Tin mừng là chúng ta vâng nghe lời Đức Giêsu. Và đó cũng là cách chúng ta thể hiện lòng yên mến Đức Giêsu. Vì, chính Đức Giêsu đã dạy: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ Lời Thầy…”(x. Ga 14,21). Lời của Đức Giêsu được thể hiện qua Giáo huấn chính thức của Hội Thánh, qua Đức Giáo Hoàng, các Đức Giám Mục. Lời của Đức Giêsu được thể hiện qua những lời dạy bảo chính thức của các vị Bề trên, qua ông bà, cha mẹ, anh chị... Vậy chúng ta hãy biết vâng nghe Lời Người. Bài đọc I cho chúng ta tấm gương vâng lời của tổ phụ Abraham. Khi Thiên Chúa đòi ông sát tế Isaac, đứa con duy nhất của mình, để dâng kính Ngài. Mặc dầu, đây là một đòi hỏi phi lý theo cái nhìn của con người và rất mâu thuẫn với lời hứa của Thiên Chúa với ông, nhưng Abraham không hề thắc mắc hay phản đối, trái lại ông hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Điều đó, cho chúng ta thấy ông luôn tin tưởng vào Thiên Chúa và vâng lời Người. Kết quả cho thấy: Isaac được cứu sống và ông Abraham được gọi là kẻ công chính. Sau khi Đức Giêsu về trời, các Tông đồ cũng đã sống chết vì Lời của Đức Giêsu. Ước mong rằng, mỗi chúng ta cũng cần có tinh thần vâng phục như tổ phụ Abraham và như các Tông đồ xưa.
Thứ ba, biến cố biến hình đem lại niềm vui cho các Tông đồ: Sau khi chứng kiến cuộc biến hình của Đức Giêsu, ba môn đệ cảm thấy hạnh phúc. Bởi vì, biến cố biến hình diễn tả trong chốc lát hạnh phúc Thiên đàng. Vì thế, các môn đệ muốn được ở mãi với Ngài trên núi để tận hưởng hạnh phúc đó. Thánh Phêrô nói với Đức Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia.”(Mc 9,5). Nhưng Đức Giêsu mời gọi các ông phải xuống núi, nghĩa là phải chu toàn nhiệm vụ được giao phó, phải trải qua đau khổ mới có thể được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trên Thiên đàng. Ước mong của các tông đồ cũng là ước mong của mỗi người chúng ta hôm nay. Vì thế, trong đời sống đức tin, mỗi người chúng ta phải cố gắng để được ở với Chúa. Được ở với Chúa khi chúng ta sống trong ơn nghĩa với Ngài. Được ở với Chúa khi chúng ta cầu nguyện sốt sắng. Được ở với Chúa khi chúng ta lãnh nhận Bí tích Thánh Thể. Được ở với Chúa khi chúng ta đọc và suy gẫm Lời Chúa. Nếu chúng ta cảm nghiệm được niềm vui trong những lúc như thế tức là chúng ta đang nếm trước hạnh phúc Thiên đàng, giống như ba môn đệ cảm nghiệm hạnh phúc trên núi Tabor. Nhưng để được hưởng hạnh phúc trọn vẹn và vĩnh cửu trên Thiên đàng chúng ta cũng cần phải xuống núi, tức là phải chu toàn bổn phận của mình, phải trải qua đau khổ thì mới tới vinh quang.
Thứ tư, biến cố biến hình nhắc nhở mọi người chúng ta phải biến hình mỗi ngày: Lâu nay, các môn đệ chỉ thấy Đức Giêsu với con người bình thường như những người khác. Nhưng qua cuộc biến hình, các Tông đồ đã thấy dung nhan Thiên Chúa của Đức Giêsu. Ngài không chỉ là con người bình thường nhưng Ngài chính là Thiên Chúa. Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta không còn là người “bình thường” nữa mà chúng ta được gọi là kitô hữu, trở nên con cái Thiên Chúa. Kitô hữu tức là có Chúa trong mình. Chúng ta có Chúa trong mình, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nên phải sống như Chúa đã sống. Để qua cuộc sống của chúng ta, mọi người sẽ nhìn thấy Chúa. Chúng ta phải nói được như Thánh Phaolô rằng: “Tôi sống nhưng không phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2, 20). Nếu lúc nào đó bản chất kitô hữu trong chúng ta bị biến dạng, hãy mạnh dạn biến đổi mình bằng sự sám hối và lãnh nhận bí tích Giao hòa để tiếp tục trở thành người kitô hữu đích thực.
Lạy Chúa Giêsu, xin cũng cố đức tin cho chúng con như xưa Chúa đã cũng cố đức tin cho các tông đồ để chúng con biết chấp nhận đau khổ trong cuộc sống, nhất là luôn biến đổi bản thân nên giống Đức Giêsu mỗi ngày. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành